Số ra ngày 01/01/2019: Sinh Hoạt & Đổi Mới |
thơ | |||||
Hai Muoi Nam Hoa But | |||||
HAI MƯƠI NĂM HỌA BÚT: NHỮNG BÔNG HƯỚNG DƯƠNG California 2020 MỤC LỤC PHẦN A Vài hàng cho HAI MƯƠI NĂM HỌA BÚT: NHỮNG BÔNG HƯỚNG DƯƠNG 7 Đọc Huyền Ca Diễm Ảnh 16 Góp Ý Với Đỗ Quyên Về Thi tập “Huyền Ca Diễm Ảnh” 25 Vài Cảm Nghĩ Về Quê Hương Vĩnh Cửu...Tình Yêu 29 Dương Huệ Anh, Người Thơ Muôn Thủa Của Tình Yêu 31 Từ Huyền Ca Diễm Ảnh... 35 Đọc Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu Của Dương Huệ Anh 38 Ý kiến của nhà thơ Trình Xuyên về thi tập “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu” 42 Thư Của Một Lão Thi Hữu Tại Quê Nhà 45 Ngàn Trùng Tâm Sự Gửi Mây Bay 55 Dương Huệ Anh, nhà thơ ấy đàn bà hay đàn ông, trẻ hay già? 63 Thư góp ý – Đào Hữu Dương 71 Thư Góp Ý - Hà Trung Yên 73 Thư Của Luật Sư Phạm Nam Sách 75 Đọc Thơ Dương Huệ Anh 77 Thư của nữ sĩ Tuệ Nga 82 Đỗ Quyên Đọc “Đường Nào Có Hoa Đào” 83 Trúc Lâm Điểm Thơ “Đường Nào Có Hoa Đào” 89 Dương Huệ Anh, Nhà Thơ Tại Thung Lũng Hoa Vàng 95 Văn Bút & Thi Phẩm “Đường Nào Có Hoa Đào” 98 Dương Huệ Anh: Nửa Thế Kỷ Yêu Thơ 101 Ý kiến Nhà thơ Trần Ngân Tiêu Về Dương Huệ Anh 106 Đôi Lời Của Nhà Văn Ái Khanh Gừi Tác Giả DHA 107 Ý kiến của nữ sĩ Tâm Huyền 108 Thêm Ý Kiến Của Nv Đoàn Văn (Vi Khuê) 110 Ý Kiến Thi Sĩ Trần Vấn Lệ Về Thơ Dương Huệ Anh 113 Thêm Ý kiến Về Tha Hương 18 Năm Sầu Có Ai 123 Ý Kiến Của Nữ Sĩ Phạm Lệ Oanh Về Thơ DHA 129 NV Diệu Tần Đọc “Tha Hương Mười Tám Năm, Sầu Có Ai?” 131 Dương Huệ Anh, Dòng Thơ Trẻ Mãi Không Già 142 Ý Kiến Nhà Văn Nhật Thịnh Về Dương Huệ Anh 149 Ý kiến Nhà thơ An Như Ý Về Thơ Dương Huệ Anh 151 Thơ Tặng Của NT, Họa Sĩ Lưu Hy Lạc 152 Ý Kiến Nt Mậu Binh (Hà Huyền Chi) 153 Ý kiến của Nhà thơ Hạ Đỏ Chung Bích Phượng 160 Lại Đọc Thơ Dương Huệ Anh 162 Thơ Dương Huệ Anh – Tổng Tập I 177 Thơ Đề Ở Huệ Anh Đường 179 Ý Kiến Nt Vân Nương (Lê Ngọc Chấn) 188 Trần Ngân Tiêu Giới Thiệu Thơ Dương Huệ Anh 191 Nhà Văn Phạm Xuân Đài Góp Ý Về Thơ Dương Huệ Anh - Tổng Tập 1 200 Diệu Tần Với “Những Cánh Thư Hồng” 202 Vài Cảm Nghĩ Về Dương Huệ Anh- Một Nhà Thơ -Nhà Văn-Một Lương Y-Như-Từ-Mẫu 207 Ý Kiến Nhà Văn Hà Thúc Sinh Về Thơ Văn Dha 213 Thư Của Nt Hà Thượng Nhân 215 Nửa Đời Nhìn Lại 216 Hồ Trường An Đọc Thơ Dương Huệ Anh 2003 222 Thơ Trích Dẫn - Ít Bài Trong Thi Tập TNKMĐHTV - 2003 228 Thư Của Nhà Văn Trọng Lễ Về Tác Phẩm Dha 237 Thư Của Một Độc Giả Từ Sàigòn 241 Nhà Thơ Thế Kỷ Dương Huệ Anh 245 Cảm Nghĩ Về Thi Phẩm “Thiên Niên Kỷ Mới, Độc Hành, Ta Vui!” 247 Vài Ý Kiến, Nhận Xét Về Dòng Thơ Dương Huệ Anh 252 Nguyễn Ái Lữ Và Vài Dòng Tâm Sự 259 Bên Sân Ga 263 NT Vũ Gia Sắc Và Dương Huệ Anh 274 50 Năm Thơ Và Người Thơ 283 Một Chút Tình THƠ 287 Du Tử Lê Và Dương Huệ Anh 293 Dương Huệ Anh, Người Một Đời Dâng Hiến Cho THƠ 295 Câu Chuyện Văn Học - Đỗ Bình 297 Dương Huệ Anh: Chân Dung Và Giá Trị Truyện Kiều” - Vài Cảm Tác Mới . 310 Giới Thiệu Tác Giả 50 Năm Thơ Và Người Thơ 314 Dương Huệ Anh Với Chinh Nguyên 317 About Duong Hue Anh’ S Poetry 323 Thư Của NT Võ Thạnh Văn 326 PHẦN B 328 Tình Sĩ Tử 329 Thơ & Những Kỷ Niệm Thơ 330 Thủ Bút Của Thi /Họa Sĩ Nguyễn Trinh 333 Thủ Bút của Giáo Sư Nguyễn Huy Đương 335 Đôi Dòng Gửi Bạn 336 Thư Nhà Văn Thế Uyên 338 Bút đề thi hữu 339 Đọc “Đường Nào Có Hoa Đào?” 339 Hoàng Anh Tuấn Gởi Bạn Dương Huệ Anh 342 Giáo sư Xuân Tước- Colorado USA 343 Thơ Tặng của NT Chu Toàn Chung 344 Thơ Tặng Của Nữ Sĩ Tuệ Nga 345 Thơ Tặng Của Thi Sĩ Trần Tú Uyên 346 Ta Trong Muôn Một 347 Hồi Âm Dương Huệ Anh 348 Thơ tặng của thi sĩ Trình Xuyên 349 Thơ Mừng Của NT Trường Giang 352 Buổi Ra Mắt Thơ Dương Huệ Anh 354 Thư Của NT Sương Mai 356 Đáp Tạ - Trần Hoài Thư 357 Phụ Lục 359 Dương Huệ Anh - Sơ Lươc Tiểu Sử & Hoạt Động 373 Hình ảnh Lưu Niệm…………………………………376 VÀI HÀNG CHO “HAI MƯƠI NĂM HỌA BÚT: NHỮNG BÔNG HƯỚNG DƯƠNG” Gần một năm trước, - thiếu chừng vài ngày !- vào dịp ra mắt tuyển tập “50 Năm Thơ & Người Thơ” ở địa phương, một số thân hữu đùa hỏi :”Thế nào ông còn định tiếp tục sáng tác nữa hay không ?”, vì theo niên kỷ thì thấy soạn giả đã quá tuổi cổ lai hi lâu rồi. Câu trả lời thành thực là: Cũng tùy (theo sức khỏe) thôi! Kể từ ngày tập tành theo bước các đàn anh trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy… cóp, dán (copy, paste) những câu, những chữ làm thành vần điệu …để khoe với bạn khác phái, cũng đã hơn nửa thế kỷ. Thơ soạn giả làm ra có lẽ cũng khá nhiều, riêng thời gian từ thập niên 1990 đến nay đã được vài ngàn bài, có một số nghe tạm được, nhưng tựu chung vẫn nghĩ là mình nói chưa đúng những điều muốn nói, viết chưa đủ những lời cần viết. Ấy chỉ vỉ chuyện Đời bao la quá, phức tạp quá, quả là vô thủy vô chung! Nghĩ sâu thì có phải là bởi vũ trụ, nhân sinh …luôn luôn biến động, vô thường , theo luật Nhân Quả tương liên, tương tác ?! Hồi tưởng lại, những ngôi sao trong làng Thơ thập niên 1939 - 1940 là: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn mạc Tử, Chế lan Viên…rồi là Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng… Bên cạnh, là những Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần huyền Trân, J. Leiba, Lưu Trọng Lư, Bích Khê …Câu chuyện TTKH sau này mới được làm nóng lại, chứ thời gian ấy chưa ai lưu ý mấy đến những vần thơ của tác giả “Hoa Ti Gôn”… Số người làm thơ những năm thập niên 1940-50 chỉ tính hàng trăm, chứ không đông đảo - hàng chục ngàn như hiện thời. Tập Thi nhân Việt Nam của hai ông Hoài Thanh, Hoài Chân ấn hành năm 1941, chọn lựa không chặt chẽ lắm mà cũng chỉ gom được hơn 40 nhà thơ của 3 miền Trung, Nam. Bắc. So với hiện thời, số người làm thơ có thể lên đến hàng vạn, báo nào, tạp chí, đặc san nào cũng có một số bài thơ mới…hiện tượng này đáng mừng hay chăng, là tùy quan điểm, nhận xét của từng bạn đọc; người viết không tiện nêu ra ý kiến riêng. Mới đầu, người viết lấy cảm hứng từ những mối tình trong trắng, hồn nhiên của tuổi học trò: từ cô TháiThủy họ Bùi (sau là ca sĩ Tuyết Mai, đài Phát thanh Việt Nam -Hànội), qua Nam Hải (Tây Thi) (con một đại thương gia ở cảng Hải Phòng ) …sau nữa đến những nàng thôn nữ bạn, học trò còn đôi tám …Dù ở đâu hay thời điểm nào, rung cảm chính trong thơ soạn giả cũng bắt nguồn từ những hình ảnh người nữ thuộc mọi giai tầng, khởi đi từ tâm, dựa vào triết lý Đại Bi của Phât giáo. Bên cạnh nó là những trăn trở, góp ý thực tiễn tìm một giải pháp diệt khổ: chấp nhận hiện hữu, biến khổ thành vui… Từ đôi mươi, trong thời kháng Pháp, cũng như khi trưởng thành, đi làm để mưu sinh, soạn giả đã gặp nhiều mối duyên kỳ ngộ, - nhưng đa số dang dở - và hầu như tất cả đã được ghi lại trong tập Thơ Xanh (1955) và Huyền Ca, Diễm Anh 1, 2 (1991). .. Rất tiếc, đa số những sáng tác trong loạn ly, khói lửa đã bị thất lạc, tiêu hủy qua nhiều cuộc di cư, tị nạn, lưu vong, chính biến …Có vài tác giả thắc mắc về sự vắng mặt của soạn giả trên văn đàn suốt thời gian dài, - từ 1955 đến 1991 - như Cao My Nhân, Hà Huyền Chi… Lý do đơn giản của “vấn đề” là, trong suốt thời gian ấy, soạn giả đã phải vận dụng “nội lực” và tinh thần, liên tục, kiên trì phấn đấu để sinh tồn, xây dựng hạnh phúc cho một gia đình đông con nhỏ, và luôn gặp những biến thiên trọng đại, bất ngờ. Kể từ thập niên 1990, tương đối rảnh rỗi, sau khi bày nhỏ, nói chung, đã an cư lạc nghiệp, soạn giả mới nghĩ đến việc sắp xếp lại và in ấn những sáng tác trong mấy chục năm qua: năm 1992, phổ biến thi tập “Quê Hương, Vĩnh Cửu Tình Yêu” , năm 1993 trình làng 2 tập “ Đường Nào Có Hoa Đào” và “Tha Hương, Mười Tám Năm, Sầu Có Ai?”… Đây cũng là thời gian soạn giả, cùng vài văn, thi hữu - đứng ra vận động thành lập Thi Đàn Lạc Việt, và sau đó là Hội Trao Đổi Văn Học Nghệ Thuật, ở nơi tha hương tạm trú để tập hợp những nhà văn, thơ yêu mến và muốn góp phần nhỏ mọn bảo tồn văn hóa nước nhà. Hơn 10 năm hoạt động, cơ sở đã tổ chức được hai cuộc Thi Thơ Liên Xứ, có gần 150 nhà thơ tham dự trong những năm 1994 và 1996. Mặt khác, cơ sở đã ấn hành được 5 Tuyển tập Một Phía Trời Thơ 1,2,3,4,5 ; 2 tuyển tập Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu; 3 Tuyển tập Thơ Văn Xuân Thu 1,2,3 (chưa kể mấy số tam nguyêt san Xuân Thu), với nội dung thuần túy văn nghệ. Năm 1997, cơ sở bắt đầu chuyển hướng, đi vào phần vụ nghiên cứu, biên khảo, xuất bản: tổ chức nhiều buổi nói chuyện, trao đổi về thơ văn, như Ca Dao Việt Nam, Viết truyện ngắn, Ngâm Thơ, Mệnh Số học, Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương, Thiền, Nhạc …và năm 2000 tổ chức Ngày Kỷ niệm Thi hào Nguyễn Du đầu tiên ở nước ngoài, khá thành công. Giữa năm 1997, soạn giả cho ra mắt Tổng tập I, Thơ Dương Huệ Anh, gồm 6 thi tập: Thương Cả Trăm Hoa; Gót Ngọc Quan Âm; Thơ Xanh (tái bản); Thơ Hồng; Ba Mươi Năm Trước; Hai Mươi Năm Lưu Vong. Với số trang gần 500, và gần 300 bài thơ, tác phẩm đã được nhiều văn, thi hữu đánh giá đặc biệt, có nhà văn coi đó như một hiện tượng trong Làng Thơ Việt hải ngoại. (xin đọc bài của Lê Nhật Thăng). Cuối năm 1998, soạn giả cũng có dịp giới thiệu rộng rãi CD Những Khúc Buồn Vui, gồm 10 ca khúc, phổ từ thơ của Thúy Vũ và Dương Huệ Anh trong giới văn nghệ sĩ ở địa phương. Năm 1999 châm dứt với buổi Ra Mắt tập Truyện Dài “Những Cánh Thư Hồng 1,2” của Dương Huệ Anh và Tần Ngọc, kết quả thành công rất đáng kể về tài chính. Kỷ niệm sẽ còn nhớ mãi là “Ngày Tưởng niệm Nguyễn Du” đã thâu hút số người tham dự kỷ lục ở đia phương, có lẽ vì đây là lần đầu tiên được tổ chức ở nước ngoài. Đồng thời, một số bài thơ của chúng tôi (như Viên Viên, Bạn Một Đêm…) đã được hân hạnh giới thiệu trong 2 tác phẩm Từ Điển Thi Ca Quốc Tế của giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Đình Tuyến, cựu Chánh Văn Phòng Bộ Quốc Phòng VNCH trước 1975 và Tuyển tập Thơ Tình Việt Nam và Thế Giới của Nhà Xuẩt Bản Khai Trí (Saigòn).Soạn giả cũng may mắn được cố giáo sư, thi văn, nhạc, họa si Lê Cao Phan tuyển lựa và chuyển dịch qua Anh Pháp ngữ 50 bài thơ đủ thể loại (đã in ấn trong lần xuất bản năm 2008) ở Saigòn. Nói cho đúng, hoạt động văn hóa ở hải ngoại khó đạt được những thành quả mong đợi, vì thiếu nhiều điều kiện thuận lợi: địa lý quá rộng, thiếu phương tiện, tài chính, nhân sự …lại không có sự bảo trợ, nâng đỡ của cơ quan công quyền (hay tư nhân - các foundations). Cho nên, dù cố gắng đến đâu, tinh thần cao đến mấy, cũng có lúc cảm thấy mệt mỏi …và nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi và tìm cơ hội thư dãn, sau hơn 10 năm co duỗi, ngược xuôi để tồn tại. Cái được an ủi là trong thời gian thử thách ấy, người viết đã liên tục sáng tác được một số lượng khả quan, đến nay còn hơn 2500 bài thơ và vài soạn phẩm đang chờ/mong phổ biến, chưa kể những ấn phẩm chào đời từ năm 2001, như Tản mạn Thơ Việt Hải Ngoại; Thiên Niên Kỷ Mới; Tìm Hiểu Phật Giáo; Những Vần Thơ Đạo; Dịch & Bói Dịch; 50 Năm Thơ & Người Thơ; CD “Ba Mươi Năm, Ngàn Kỷ Niệm”; DVD “Mười Hai Bến Nước” … Ở tuổi cổ lai hi, soạn giả tìm vui trong việc sưu khảo, nghiên cứu những vấn đề thiết thực, cốt tủy của nhân sinh như y học, đạo giáo, tâm linh …nhưng vẫn không quên trau dồi những kiến thúc khoa học, kỹ thuât mới…bởi nghĩ rằng nhờ chúng, mới có thể trải rộng, tiến sâu trong mọi lĩnh vực. Trong thời gian qua, một số văn, thi, thân hữu ...có lòng yêu mến, đã bỏ thì giờ, ra công viết những hàng chỉ dẫn xây dựng, khuyến khích soạn giả …cũng mong có dịp tỏ lòng tri ơn quí vị; may lại được nữ sĩ/họa sĩ Hoàng Hương Trang góp ý nên tập hợp những lời thanh nghị ấy lại thành tập để dễ bảo quản, lưu giữ …làm kỷ niệm. Hoàng cô cô còn có nhã ý viết mấy hàng giới thiệu một cách khéo léo, vô tư …khiến soạn giả vô cùng cảm động … Dĩ nhiên đây không phải là một tác phẩm biên khảo, và cũng không là một tác phẩm văn chương. Thực chất nó chỉ là một tập hợp những ý kiến, nhận xét của những nhà văn, nhà thơ, thân hữu… và một số bài thơ - không hẳn là tiêu biểu -, được một thi hữu giáo sư đích thân tuyển dịch qua Anh, Pháp ngữ; nói tóm, có thể coi như những kỷ niệm quí báu đối với (và của) tác giả trong quá trình sáng tác thơ văn hơn nửa thế kỷ vừa qua. Bề trong là như thế, nhưng dù sao vẫn là nói về mình, cho mình, quả thật là khó, dễ gây ngộ nhận, vì xưa nay đã có câu “Cái tôi là cái đáng ghét!” của một nhà văn cổ điển nổi tiếng bên trời Tây. Chưa kể là bao giờ cũng có những cây bút khó tính, thiếu khoan dung… sẵn sàng ra tay (có khi chỉ vì mâu thuẫn cá nhân, hay vì lập trường, quan điểm khác nhau…) Song thấy nhiều bạn bắt chước thói quen của người nước ngoài, hàng năm viết lại thành tích, cùng nhưng sự việc xẩy ra trong gia đình một năm, trong thiệp mừng Năm Mới, soạn giả nghĩ (cái) tục này cũng có lợi ích, miễn là người viết không có chủ ý đề cao mình; viết để người khác hiểu mình cũng có một tác dụng xây dựng, ít nhất là trong việc giao hảo bạn bè. Về hình thức, trong phần đầu * của tuyển tập, chúng tôi xin in một số bài thơ được giáo sư Lê Cao Phan, - cũng là thi, nhạc, họa sĩ - lựa chọn, chuyển dịch qua Anh/Pháp ngữ để làm tư liệu sưu khảo sau này. Về phần hai, - những góp ý, nhận xét của các văn thi, thân hữu-, sẽ giữ nguyên văn (hay trích những đoạn chính yếu) bài của người viết. Phần cuối tuyển tập, nếu có điều kiện, xin được in lại hình ảnh của liệt quí hữu, đối tác có liên hệ, và một số hình ảnh riêng của soạn giả, cho thêm phần tươi mát, thân tình. Cuối cùng , soạn giả xin một lần nữa, chân thành cảm tạ quí bạn, thi, văn hữu, nhà giáo, nhà báo… đã đóng góp ý kiến và công sức để thực hiện tuyển tập này cũng như của cơ sở; lại xin quí vị và độc giả khoan thứ cho những thiếu sót, lỗi lầm có thể có, và vui lòng chỉ điểm, vì đây chỉ là cố gắng của một (vài) cá nhân. Sau đây là danh tính những thân hữu…liên hệ còn lưu trữ được, trong đó có một số vị đã quá vãng – xin xem qua đoạn “Thơ Tương Niệm”- : Giáo sư Nguyễn Đình Tuyến, Lê Cao Phan, Ông Chủ Nhiệm Nhà Xuất bản Khai Trí - Quí VNS Nguyễn Trinh - Nguyễn Huy Đương - Nguyễn Đức Hiếu - Đỗ Quyên -Thái Bình Dương - Hà Thượng Nhân -Thượng Quân - Trùng Quang - Thu Vân - Trình Xuyên - Trần Tử Lăng - Nguyễn Bá Trạc – Trần Trung T Thuần -Hoàng N.Thúy -Thái Yên - Đào Hữu Dương - Hà Trung Yên -LS Phạm Nam Sách - Tuệ Nga - Thế Uyên - Kỳ Sơn - Đỗ Quyên - Trúc Lâm - Đoàn Văn - Hoàng Anh Tuấn - Phạm Q. Trình - Xuân Tước - Chu Toàn Chung - Hồ Công Tâm - Tuệ Nga - Trần Tú Uyên… Ai Khanh -Tâm Huyền - Đoàn Văn - Trần Vấn Lệ - Trình Xuyên - Trường Giang - Lê Nhật Thăng - Phạm Lệ Oanh - Diệu Tần - Nguyễn Thanh Giản - Nhật Thịnh - An Như Ý - Lưu Hy Lạc - Mậu Binh (HHC) - Hạ Đỏ - Diệu Tần - Diệu Tần - Sương Mai - Lê Nhật Thăng - Cao Mỵ Nhân - Vân Nương - Tràn Ngân Tiêu - Phạm Xuân Đài - Diệu Tần - Song Linh - Hà Thúc Sinh - Hà Thượng Nhân - Diệu Tần - Hồ Trường An - Trần Tuấn Kiệt -Trọng Lễ -TQT - Cao Mỵ Nhân - Lưu Thái Dzo - Nguyễn Ai Lữ - TyNa Bùi Tuyết Nga - Vũ Gia Sắc - Diệu Tần - Ngô Đức Diễm - Chinh Nguyên -Đỗ Bình - Du Tử Lê - Hoàng Hương Trang ... Kathy Trần - Ban Chủ Trương các Tạp chí, Tập san …Thế Kỷ 21, Làng Văn, Dân Ta, Dân Chủ Mới, Việt Nam, Thời Báo, CaliToday Soạn giả DHA South Bay, Hè 2008 *Trong ấn bản mới, phần “50 Bài Thơ Tuyển Dịch” nay đươc tách riêng, theo ý của Nhà Xuất Bản. Sự trình bày nội dung cũng thay đổi… Xin quí bạn cảm thông. “ Soạn giả DHA. South Bay Tháng 9/2. ĐỌC HUYỀN CA DIỄM ẢNH Đỗ Quyên Nếu Xuân Diệu có bài “Phải Nói” có đoạn: “Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ? Anh tham lam, anh đòi hỏi quá nhiều Anh biết rồi, em đã nói em yêu; Sao vẫn muốn nhắc một lời đã cũ?” thì Dương Huệ Anh đã nhắc lại kỷ niệm tình yêu của mình qua tác phẩm “Huyền Ca Diễm Ảnh”. A - Hình thức. Màu của bìa là màu xanh dương, màu của tình cảm nhẹ nhàng, phơi phới như mây trời, màu của phóng khoáng đượm nét thủy chung, đa cảm. Qua ảnh bìa trước, hẳn là tác giả chịu ảnh hưởng của các tác phẩm trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn thời tiền chiến 1939-45. Bìa sau ghi địa chỉ nhà xuất bản; tập thơ dày 96 trang. B – Nội dung. Tác phẩm HCDA được chia làm 2 phần. Phần I : có 5 bài lục bát và 15 bài thơ mới (thơ tự do). Phần II gồm 11 bài lục bát và 26 bài tự do. Tổng cộng thi phẩm có 57 bài thơ. Dù không định nghĩa tình yêu là gì nhưng khi gặp một người con gái dễ thương, hình ảnh đó đã in vào lòng thi nhân, và để khi đặt bút xuông, mới biêt rằng mình đã yêu tự thủa ban đầu mới gặp ở lứa tuổi 12: ...Thủa ấy, mười haì, tuổi học trò, Hồn nhiên vui sống những ngày thơ Sớm chiều hai buổi chăm lo học, Trường cũ bên sông, nước lặng lờ... Nhưng...một chiều kia bỗng gặp người, Xa từ vô định đến bên tôi. Mảnh mai trong áo dài đơn bạc, Xa cách, trên môi vắng nụ cười “ (Rồi Một Ngày Kia) Thi nhân đã biết yêu từ sớm lắm, nhưng cuôc đời tình ái của ông cứ hợp rồi tan, tan rồi lại hợp: “Nhưng...một chiều kia...bỗng vắng người, Gió thu buông nhẹ, lá thu rơi. Về đâu – Không biết, e dè hỏi Để lãng quên theo lốc bụi đời! Bỗng một chiều Xuân...gặp lại người Ba năm xa vắng, lạnh lùng trôi Ba năm cách biệt – bao thay đổi Vóc dáng, suy tư lẫn nụ cười! Người ở đây rồi – người ở đâu? Vô tư, bình thản khiến tôi sầu! Thương người – tôi dám bao giờ nói? Để hận muôn đời nuốt khổ đau! Hay là:, ngại ngùng không dám nói lên chữ yêu. Mặc dù là “Gặp em trong nắng hoa chiều, Mồ hôi thấm áo, gió đèo thoáng khô. Hoa đồng, cỏ nội đơn sơ, Gặp nhau...một buổi...đã mơ...áo hồng” Những dấu chấm chấm đó là sự e dè không dám nói lên chữ yêu. Mặc dù là yêu thật, nhưng phải đợi cho đúng lúc, đúng chỗ mới nói lên được. Thế mà thi nhân cũng vẫn còn thất bại: “ Đôi má hồng em bỗng nhợt xanh, Khi nghe tôi thú chuyện tâm tình Lắc đầu, em bảo” còn non dại” Em khó là người yêu của anh!” Tuy nói vậy nhưng cô nàng” Bên trong thì đã, bên ngoài còn e” (Nguyễn Du) vậy mà thi nhân không biết, để: “ Thôi nhé từ nay anh với em Đôi đường, đôi ngả, rẽ đôi tim Em về đồng ruộng, anh : phường phố, Trọn kiếp, ghi đây vạn nỗi niềm!” Và cuối cùng, khi hiểu được nàng thì tình ta đã lỡ làng: “ Bốn mắt nhìn nhau...biết nói gì? Ôi buồn vĩnh biệt, khổ sinh ly. Em: hoa có chủ, tình đang độ, Lạc khúc, đàn tôi thiếu diệu kỳ,” Hay là: “Si dại, tình tôi quá vụng về, Chim vàng, cánh ngọc để bay đi. Huyền cầm từ đấy không người họa, Gió bụi thời gian phủ bốn bề” (Đàn Không Người Họa) Chuyện tình của thi nhân là hợp tan, tan hợp, bởi có như vậy vần thơ mới lai láng. Lúc tình cảm của mình chớm nở rồi héo tàn thì quê hương lâm vào cuộc chiến. Tác giả tạm gác chuyện tình ra đi làm phận sự của kẻ nam nhi: “ Ngày ấy ra đi diệt giặc thù Xóm làng máu đổ mấy chiều thu Thái Bình, Nam Định...chân mòn mỏi, Hà Nội, Hà Đông...lửa mịt mù” (Phố Cũ) Lên đường nhưng tác giả luôn mang theo trong tim là hành trang kỷ niệm của cuộc tình: “ Bỗng một ngày kia ghé cổng trường Gặp người viễn phố hận tha phương Bên lan, bên huệ, bên hồng cúc, Cỏ nội hoa đồng thoáng dịu hương. Rồi một ngày nào...gặp lại em Quán hàng nhỏ bé, chợ làng bên. ... Làng xưa, phố cũ, chiều hoang vắng, Bướm trắng bay tìm...mây trắng bay. (Phố Cũ) Ngoài tình yêu riêng tư, thi nhân còn dành cho dân tộc nơi xóm làng mình một tình cảm chân thành thông cảm cuộc đời cùng khổ: “Miền Bắc, quê tôi vốn chẳng giàu, Ruộng vườn không đủ đỡ đần nhau Sưu cao, thuế nặng, đời gian khổ Áo vải, quần thâm, nón bạc màu... ..... Mấy độ thiên tai đến phũ phàng Xóm làng héo hắt, ruộng đồng hoang Bỏ nhà, ôi đám dân cùng ấy, Kẻ Chợ, mưu sinh kiếm mọi đường” (Miền Bắc, Quê Tôi) I-Nhận Xét. Thi tập Huyền Ca Diễm Ảnh là một sưu tập những cánh hoa tình cảm suốt cuộc đời của tác giả, từ thủa 12, 13, 14 đến 30 rồi đến 60. Cả đời mình là một chuỗi tình cảm trải dài bao la. Người ta nói “ Tình chỉ đẹp khi còn dang dở” là đúng. Thi nhân chịu ảnh hưởng của Triết lý nhà Phật, từ Mê (ham mê sân si) đến giai đoạn Giác (ngộ) trong bánh xe luân hồi: sinh,bệnh, lão, tử. “ Lạy Phật, con từ thủa ấu thơ Đã buồn- tiền kiếp lệ hoen mờ... Đời ôi một chữ”Không” huyền diệu, Bé nhỏ con thuyền lạc bến mơ. ..... Mai về...sống giữa Huyền Không động Hoà tiếng chim ca, điệu nhạc lòng” (Đời Khổ Riêng Lòng) Ngoài Đức Phật, thi nhân còn cầu khấn với Trời: “ Lạy Chúa ban ơn, Chúa hộ phù Cho người con nhỏ lạnh hồn thu Bơ vơ, trên bước đường luân lạc Thoát khỏi cô đơn lẫn hận thù” (Đất Khách Cùng Vui) Và cuối cuộc đời của mỗi nhân sinh: “ Mai rồi...chợt tỉnh cơn mê, Thân này cát bụi....trở về hư không.” (Gặp Nhau Giây Lát) Vậy có muộn màng lắm không. Khi còn trai trẻ, môi son lại cứ e dè nhút nhát! 1- PHÊ BÌNH Nhìn toàn thi tập, về thơ lục bát, thi nhân cũng bị ảnh hưởng một phần âm nhạc thơ trong ca dao, khi láy lại: “Không bao giờ nữa đường xa, Không bao giờ nữa, người ta quên rồi” (Dấu Xưa) Về thơ tự do, thi sĩ sử dụng thơ khổ 4 câu, 7 chữ. Gieo vần cuối câu 1,2 và 4. Ngắt nhịp 4/3, thỉnh thoảng cũng có nhịp 2/3/2 có thay đổi tiết tấu của lời thơ. Thi tập đa số ngắt nhịp 4/3, nên bài thơ trầm buồn, có lẽ là do sự chọn lựa của tác giả để phù hợp với tâm sự của mình. Gieo vần vững vàng 1-2 và 4. Ngoại trừ một khổ của bài “ Em: mùa Xuân mới” trang 23-24. Khổ chót của bài, thi nhân kết hợp cả hai lối gieo vần. Lối 1: 1-2 và 4, lối 2: 3 và 4: “Một nụ cười...anh vẫn đợi mong, Để hương trinh quyện cánh hoa lòng. Em: mùa Xuân mới, mùa hi vọng, Đôi mắt em còn mãi trắng trong” A- Điển tích: Thi sĩ dùng nhiều điển tích của Trung Hoa như: Tây Thi, Đường Minh Hoàng, Lã Phụng Tiên, Gò Mã, và Dương Phi vv... B-Kỹ thuật. Cần sửa những chữ sau: C- Gợi ý: Cho bài” Xa một lần xa mãi”, trang 13, khổ thứ 10, có câu ngược. Nguyên văn:” Đôi má hồng...em bỗng nhợt xanh”, xin được viết lại :” Đôi má em hồng...bỗng nhợt xanh”. Nhìn chung, tập thơ rất đặc sắc, tả người và những chuyện tình dài, được cô đọng trong các vần thơ. Lời thơ buồn man mác, đưa ta về với kỷ niệm ấu thơ, đọc thơ Dương Huệ Anh, ta có thể nhắm mắt để thả hồn về sống với kỷ niệm mà không ít thì nhiều, cuộc đời chúng ta đều có và trải qua. Ai lại không có chuyện yêu người, yêu thầm kín nhưng không dám nói ra? Hãy đọc thơ Dương Huệ Anh để thấy thủa thiếu thời, lúc mới biết yêu, cái dại của mình tương tự như cái dại của thi nhân, để cuối cùng phải thở dài than trách. Phải có vậy thì lời thơ mới toát lên được những uẩn khúc tự đáy lòng mà bấy lâu thường e ấp. Và thật sự dù thời gian đã hơn nửa thế kỷ, ấy vậy mà thi nhân vẫn còn luyến lưu những hình dáng yêu kiều đã nhẹ bước qua lòng mình, dù là khoảng khắc cũng đủ làm cho tâm hồn thi nhân vốn đa sầu đa cảm phải dùng lời thơ như khúc hát ân tình gửi về người tri kỷ. Và có lẽ tâm sự ấy biết tỏ cùng ai, ta phải mượn ca dao Việt Nam: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ, Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai” Để cùng cảm thông được nỗi niềm nhung nhớ và lòng thuy chung của thi nhân qua tác phẩm “Huyền Ca Diễm Ảnh”. Đỗ Quyên Cali, thượng tuần tháng 7, 1991. (Trích Thời Báo San Jose) GÓP Ý VỚI ĐỖ QUYÊN VỀ THI TẬP “HUYỀN CA DIỄM ẢNH” Thái Bình Dương Xin thú thật tôi là một người rất ít đọc thơ từ ngày đến Mỹ, lý do vì bộn bề công việc mưu sinh như các bạn khác. Nói như thế không có nghĩa là tôi không thích, không yêu thơ vì thiếu thời tôi cũng từng làm thơ và đọc rất nhiều thơ nhất là các thi phẩm của các nhà thơ tiền chiến nổi danh như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Trần Huyền Trân, Tản Đà... Vì một sự tình cờ, tôi được tham dự buổi ra mắt thi tập “Huyền Ca Diễm Ảnh” của nhà thơ Dương Huệ Anh tại quán cà phê Les Amis , San Jose. Và sau đó cũng là một sự ngẫu nhiên, tôi được một người bạn vong niên cho coi mấy bài tường thuật về buổi họp mặt và phê bình tập thơ này của các báo Thời Báo và Người Việt Tự Do (nhất là bài nhận xét tinh vi của Đỗ Quyên trên Thời Báo 6-7-1991). Tự nhiên tôi thấy hứng muốn góp vài ý kiến với các tác giả bài báo nói trên. Phải thành thật nói rằng những ý kiến của các bạn Đỗ Quyên và Việt Tiến LVS là xác đáng, nhưng tôi nghĩ vẫn chưa đủ để khám phá được hết những ẩn ý trong những bài thơ của tác giả. Trong lời giới thiệu tác phẩm, nhà thơ Ngô Đức Diễm đã gần như lột trần những thâm ý của tác giả (HCDA) qua những nhận xét rất thâm trầm …Theo thiển ý, Dương HuệAnh đã gần như thất bại trong yêu đương, vì thế mới có nhiều mối tình “nhỏ” để có hứng làm thơ. Cuối cùng, quá chán nản, ông đã tìm an ủi trong Đạo nhưng có lẽ ông chưa đạt được mục đích theo ý muốn. Một điểm đáng lưu ý là trong buổi Ra Mắt Sách, chúng tôi thấy vắng mặt những người thân trong gia đình của nhà thơ – điều ta có thể nghĩ đây là thiếu sự phối hợp (hay hòa hợp) trong vấn đề tình cảm của tác giả. Về phương diện khác, ta phải nói là thơ Dương Huệ Anh rất vững vàng (về kỹ thuật), gần như không có khuyết điểm. Lời thơ nhẹ nhàng, giàu nhịp điệu, đọc lên như có nhạc ở trong thơ. Cách gieo vần, chia đoạn rất cân đối, cũng như cách dùng chữ rất súc tích, bóng bẩy...thỉnh thoảng mới tìm được một “hạt sạn” trong suốt 57 bài thơ. Đúng như Đỗ Quyên nhận xét, mỗi bài thơ là một mối tình của tác giả, tôi thấy ít người làm được như thế. Đọc những bài như: Rồi Một Ngày Kia, Áo Xanh, Áo Tím, Hương Quê, Xa Một Lần Xa Mãi, Phố Cũ, Mây Tường Thủy...ta thấy rõ tâm tư của tác giả trong từng trường hợp. Nói chung, thơ của tác giả được xếp vào loại hay, vì nếu không thì những tên tuổi như Ngô Đức Diễm, Hoàng Anh Tuấn, Đào Văn Bình...đã không mất thì giờ (đến dự), nhất là vào dịp cuối tháng 6/91, người ta đếm được có khoảng 6.7 cuộc hội/họp lớn bé, chưa kể hiếu hỉ. Có người nói với tôi hai “ ngâm sĩ” Hữu Huân, Ngẫu Hồ rất phục tài tác giả nên đã tình nguyện đến giúp và hết lời ca tụng...Ngẫu Hồ nói:” Thơ quá hay. Không đến nghe thật uổng”. Hữu Huân thành thực :” từ khi đi ngâm thơ, chưa thấy thơ nào hay như lần này!”. Và khi lên ngâm lần thơ thứ hai, anh nói:”thơ hay quá nên tình nguyện ngâm lần nữa… Điểm nữa cần lưu ý là ngoài tình yêu nam nữ như đã nói trong thơ, tác giả tỏ ra là một nhà thơ rất thương người (theo nghĩa chúng sinh của nhà Phật-) điểm đó cắt nghĩa lý do lúc sau này tác giả đi vào Đạo. Ta hãy đọc bài “Đường Về Quá Khứ”: “ Thương người thuần thảo, duyên trần lỡ, Nét ngọc bâng khuâng hướng Phật đài...” ...Nhưng tác giả là một người có cái Tâm rộng rãi nên ông không hẳn chỉ dựa vào đạo Phật, trái lại cũng tin ở Chúa Trời (Gia Tô giáo) Xin xem những bài “Đất Khách Cùng Vui”, “Xa Gần, Gần Xa”. Những bài thơ sau này chứng tỏ tác giả chịu ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng Phật giáo.... Tuy nhiên bài mà tôi thích nhất lại là bài thơ ở gần cuối thi tập “Hành Vân Lưu Thủy”. Trong bài này dường như tác giả muốn chứng minh nguyên nhân của Tình Yêu, cái lý do đã làm khổ thi nhân gần suốt một đời người... Yêu là khổ! Tác giả cũng biết thế, nhưng vẫn sẵn sàng chịu khổ đau để được yêu. Âu đó cũng là nghiệp dĩ của con người ở cõi thế gian này. Nghĩ vậy, ta cũng không nỡ trách tác giả đã cho ra mắt tập “Huyền Ca Diễm Ảnh” với đề tài ca tụng tình yêu cá nhân (đa số) trong lúc mà toàn dân Việt Nam còn đang phấn đấu quyết liệt cho tương lai của mình./. ThBD 7/7/1991 VÀI CẢM NGHĨ VỀ QUÊ HƯƠNG VĨNH CỬU...TÌNH YÊU Ở đây, thơ in ra không phải để bán. Ấy thế mà số lượng thơ được in ra ngày một nhiều. Cuộc sống nếu thiếu thơ, thiếu nhạc, thiếu họa, thiếu hoa tươi và nhan sắc, cuộc sống có còn ý nghĩa gì nữa không? Thơ không là cơm áo cũng như tình yêu không nuôi sống nổi người. Mỗi người Việt Nam ít nhiều là một thi sĩ. Điều đó có đáng làm cho chúng ta hãnh diện lắm không? Chẳng hiết! Nhưng thơ truớc hết la tình yêu: Yêu mình, yêu người, yêu cuộc sống. Thơ là hoà bình đích thực. Thơ Dương Huệ Anh chỉ nói về tình yêu. Không đắm say như Xuân Diệu, không mơ màng như Lưu Trọng Lư, không chán chường như Vũ Hoàng Chương, không trẻ trung tươi mát như Nguyên Sa. Đó là một thứ tình yêu phẳng lặng, hiền lành, có nhìn trước, ngó sau. Nếu Dương Huệ Anh đôi khi có than van, đau đón thì lời than van, nỗi đau đớn kia cũng ví như ngọn gió mát thổi nhẹ trên mặt hồ. Tâm hồn Dương Huệ Anh là như vậy. Thơ Dương Huệ Anh là như vậy. Thơ Dương Huệ Anh dễ thương như tâm hồn anh. GIỮA MỘT Xà HỘI GIÀNH GIẬT NHƯ Xà HỘI Hoa Kỳ có một con người bình thản giữ được mình, là mình, lại chẳng đáng quý hay sao? Dương Huệ Anh là thi sĩ của số đông những người Việt Nam chân chất. Chúng ta sẽ đọc thơ anh vào những lúc nhàn rỗi, thư thái và chúng ta sẽ vui mừng bắt gặp lại mình, vào ít nhiều trường hợp. Hà Thượng Nhân San Jose 04-04-1992 DƯƠNG HUỆ ANH, NGƯỜI THƠ MUÔN THỦA CỦA TÌNH YÊU Có một sự trùng hợp kỳ lạ, khi chủ trương xuất bản tạp chí thơ Về Nguồn, cùng trong một tháng, một tuần, tôi khám phá thấy hai tác giả thơ rất xứng đáng là thi sĩ (hay nhà thơ), nếu muốn nói như thế, vì qua hai thi phẩm của họ vừa xuất bản và ra mắt vào năm 1991, Hoa Bút Trình Xuyên và Huyền Ca Diễm Ảnh, khi đọc những bài thơ của họ không bị “khổ độc” tức là không bị khổ sở vì phải đọc những bài thơ sai luật, sai âm vận mà ý tứ lại ngô nghê, tầm thường, xáo rỗng. Thi sĩ Trình Xuyên có vẻ chuyên về thơ luật, đặc biệt là thơ Đường, và trước tác về đủ loại đề tài trong khi Dương Huệ Anh, qua tác phẩm Huyền Ca Diễm Ảnh, hầu như chỉ thấy viết về đề tài Tình Yêu, nói đúng ra là tình yêu trai gái, mà khi đọc, người đọc không thấy tẻ, không thấy nhạt, không thấy trơ trẽn, xáo thô, ngây ngô, ngớ ngẩn. Ngày ra mắt thơ của tác giả, năm ngoái, những người lên diễn đàn hầu như đều rất vui lòng được giới thiệu thơ của ông và những người ngâm thơ cũng đều rất vui lòng vì được ngâm những bài thơ có âm thanh tiết tấu tự nhiên, tình ý chan hòa và có người cứ muốn ngâm hết bài thơ này đến bài thơ khác của tác giả. Nói như vậy, không phải để quá khen Dương Huệ Anh, vì thơ hay tự nó đã nói lên giá trị của nó, mà chỉ muốn nhấn mạnh đến một vấn đề là những người làm thơ muốn được độc giả chấp nhận, dung nạp, truớc nhất thơ của họ phải hay và đừng làm khổ người đọc với những âm thanh tiết tấu nghịch thường. Người ta cũng cần phân biệt những tác phẩm thơ nổi danh vì chính nó là thơ, chứ không phải qua một lăng kính (nhạc), để biến dạng thành nhạc. Một bài thơ mà sau khi phổ nhạc được nổi danh thì đó là công lao của người nhạc sĩ, nhưng một bài thơ hay, nổi danh trước khi phổ nhạc, mới đích thị là một bài thơ hay. Hình như Vũ Hoàng Chương chưa có một bài thơ nào được phổ nhạc, nhưng ai cũng phải nhận họ Vũ là một thi tài của miền Nam, của nền Thi Ca Nhân Bản, Dân Tộc. Một bài thơ phải là một bài thơ, khi người ta đọc, người ta phải nhận chân ra giá trị đích thực của nó, và người ngâm phải nhận ra được đó là một bài thơ hay và tự nguyện ngâm lên chứ không phải vận động người này, người kia ngâm dùm. Ngâm sĩ - hình như không có chữ nào chính xác hơn - là người (phải) biết chọn lựa lấy những bài thơ hay để ngâm. Ngâm sĩ có trình độ phải là người chọn những bài thơ không có câu trên ngược nghĩa, phản nghĩa với câu dưới và nhất là không được sai luật để làm khổ người nghe và làm khổ cả mình. Ngâm sĩ cần phải biết lên bổng xuống trầm, lúc ào ạt, lúc nhẹ nhàng, thơ mộng...tùy theo tình tiết ý thơ, đoạn thơ... Thơ của Dương Huệ Anh là một trong những trường hợp đó. Và một đặc điểm khác cũng cũng làm cho thơ của Dương Huệ Anh lúc nào cũng là thơ của thời đại được, tức là thơ của muôn thủa, của muôn người vì tác giả viết về tình yêu. Đề tài tình yêu vẫn là đề tài muôn thủa của nhân loại, của trai gái và thơ không có tuổi, thơ không già. Và trong tác phẩm Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu này, tình yêu vẫn chiếm ngôi vị độc tôn nhưng có khác một điều là tình yêu ở đây đã bay bổng, vượt lên cao để hòa cùng tình yêu non nước, không gian, đời, đạo, thiên đàng, quê cũ, làng xưa, là Tết, là Rằm tháng Bẩy là tình bạn, là tình nhân loại, nghĩa đồng bào...Do đó trong tác phẩm này, tình đã thăng hoa thành lý tường, thành nghĩa vụ mà nhà thơ có nhiệm vụ phổ biến, rao truyền. Và người thơ, như người anh hùng Phạm Thái ngày nào, xa xưa lắm, đã: Gửi hồn trong mắt hồ thu ngọc, Trọn giấc xuân hồng, mộng gối tay. Và người thơ đa tình, khi gặp giai nhân, dù nơi xứ người, tưởng như đã gặp được một vị anh thư tài sắc một thời, nên đã bừng lên niềm hi vọng, tin yêu: Thương nhớ Huyền Trân mấy kiếp rồi, Ngàn sau lưu luyến mãi không thôi... Hôm nay, ngược lối vô tiền sử, Tưởng gặp Huyền Trân tại xứ người... Nhưng: Huyền Trân này chẳng phải Huyền Trân... Mà chỉ là: Ngày xưa Huyền Ngọc, nay Huyền Diệu, Vì thực ra đó chỉ là người thơ đã mơ về một người ngọc nào đó, ở đâu đây: Thoáng...ánh xuân hồng, mơ Bích Vân... Đứng trước tình yêu tuyệt vời như thế, như thơ, như mơ, nhà thơ càng cảm thấy đẹp nên càng phải diễn tả thành lời để truyền đạt chân lý muôn đời ấy, và nhà thơ tự thấy có bổn phận viết ra để mọi người cùng cảm được, cùng thưởng thức được. Đó là nguyên do để tác phẩm Quê Hương Vĩnh Cửu...Tình Yêu được tác giả cho xuất bản và ra mắt chúng ta. Và đó cũng là chủ đích của kẻ viết bài này để giới thiệu đến quí vị thế giới “thơ” rất thơ của Dương Huệ Anh và xin mời quí vị hãy bước vào thế giới tình yêu với Dương Huệ Anh để tìm thấy một rừng hương sắc khác. Thượng quân Lê Văn Sắc (Ngày Cinco de Mayor 1-5-1992) TỪ HUYỀN CA DIỄM ẢNH... Trùng Quang Giữa năm 1991, cuốn Huyền Ca Diễm Ảnh của thi sĩ Dương Huệ Anh ra mắt tại đây. HCDA 1 có 20 bài thơ, HCDA 2, 37 bài, hầu hết viết theo thể tứ tuyệt và lục bát. Những bài thơ hiền hòa, thanh thoát, nhẹ nhàng ấy đã nói lên cái diễm ảnh trong lành của tình cảm. Yêu nước, yêu nhà, yêu tình đồng đội, yêu mái tranh khói tỏa, hàng tre vươn cao, bầu trời nắng đẹp, mây bay, trăng sáng...với một bóng hồng. Bóng hồng kiều diễm, ảo huyền đó giúp cho thi sĩ tạo bao vần thơ đẹp trong Huyền Ca Diễm Ảnh suốt từ thủa niên thiếu cho đến ngày nay. Tiếp đến năm nay 1992, tác giả xuất bản tiếp thi tập Quê Hương Vĩnh Cửu, Tình yêu với 43 bài thơ diêu luyện đầy tình cảm chân thành, nhuần nhị, và cũng tương tự như tập trước, thơ diễm tình chiếm đa số. Tình là nguồn sống đẹp của loài người, mà thi nhân là khách giàu tình cảm nên chú ý mọi sự rồi chọn câu, lọc chữ thành thơ, mà đề tài đã khai thác nhiều nhất, được phổ thông nhất là đề tài tình yêu. Trong khoảng năm 1930 – 40, thi đàn Việt Nam đã có bao nhiêu bài thơ trữ tình gây sôi động trong giới yêu thơ với bao nhiêu hình ảnh đẹp tuyệt vời của giai nhân dã được đi vào thi sử. Với “Người ấy” trong Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TTKH: ...Người ấy thường hay vuốt tóc tôi... Với “Chàng, Nàng” trong Lỡ Bước Sang Ngang của Nguyễn Bính: ...Tim ai mang một chữ Nàng, Mà trong hồn chị chữ Chàng khắc theo... Với Vũ Hoàng Chương thì: ...Tố của Hoàng ơi, Tố của anh! ...v...vv... Và tất cả những bài thơ trữ tình ấy đều là những mối tình ngang trái nên nhà thơ bi quan Hồ Dzếnh đã có câu: Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở, Đời mất vui khi đã vẹn câu thề... …Trở lại với thơ Dương Huệ Anh, tình thơ của ông bền bỉ, man mác, không quá đắm đuối, sâu cay nhưng thực chân thành, thuần nhất, kể từ thủa còn ngây thơ trong tuổi học trò cho đến khi mái tóc đổi màu: ...Gặp nhau từ thủa dại khờ, Xa nhau từ thủa lá mơ...xanh mềm. Đời tôi bẩy nổi ba chìm, Về chiều, gối mộng đi tìm...dấu xưa! (Dấu Xưa) Vào thời tranh chiến, khi mái trường quê nhà đã bị tàn lụi theo khói lửa, con đường thơ mộng ngày xưa cũng chẳng còn, khiến tình thơ thời son trẻ phân ly, từ đó nhớ nhung trải khắp phương trời! ...Khói lửa một ngày rẽ gió mây, Người xuôi phương ấy, kẻ phương này. Làng xưa, phố cũ, chiều hoang vắng, Bướm trắng bay tìm...mây trắng bay. (Phố Cũ) ...Sông Thương, nước chẩy mấy dòng, Lục đầu...đôi ngả...cho lòng xót xa. (Hương quê) Rồi mấy chục năm sau, khi cuộc sống đã chuyển sang một giai đoạn khác, nhưng nhà thơ vẫn chan chứa cảm hoài như thủa xa xưa: ...Ta vẫn còn yêu, vẫn khổ đau, Ngày xanh, như mộng dẫu phai màu. Tình yêu vĩnh cửu cùng nhân loại, Xuân nở trong lòng, mặc biển dâu, (Xuân Nào Vĩnh Cửu) Trong thi đàn hải ngoại giờ đây tiếng huyền ca của Dương Huệ Anh đang tiếp nối dặt dìu, cao thấp....Mà phải chăng cũng giống như các thi nhân (ngày) xưa, cái “Bông Hồng Muôn Thủa” của nhà thơ Dương Huệ Anh cũng chỉ là một diễm ảnh tượng trưng để lấy tứ diễn tả tấm tình yêu bao la của thi nhân đối với tất cảnh vật, tình tiết trên thế gian nhiều khổ lụy này? Trùng Quang cẩn để. Viết tại San Jose 13 May 1992 ĐỌC QUÊ HƯƠNG VĨNH CỬU TÌNH YÊU CỦA DƯƠNG HUỆ ANH Thu Vân Có ai xa quê nhà mà không luyến nhớ, có ai về quê hương mà không phải ngậm ngùi bơ vơ. Quê hương đó với bao kỷ niệm êm đềm đã một thời đi vào tâm tư để lại lòng người niềm lưu luyến nhớ thương. Đó là chủ đề tập thơ “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu” của thi sĩ Dương Huệ Anh gửi đến chúng ta hôm nay. Thi phẩm được chuyền tay trao tặng vào tháng bảy, tháng bảy năm ngoái ta gặp “Huyền Ca Diễm Ảnh”, tháng bảy nầy chúng ta có được “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu”. Chắc hẳn tháng bảy phải là thời gian thi sĩ có nhiều kỷ niệm thương nhớ “Tháng bảy, mưa ngâu, lệ ngập trời Sầu dâng bốn bể, lạnh ngàn khơi Mưa đừng mưa nữa lòng thêm khổ Để trái tim băng ấm mặt trời” (Tháng bảy mưa ngâu, tr. 35) Thi nhân phải là người rất đa sầu đa cảm. Thuở nhỏ ông đã biết yêu, biết thương, trải dài trong cuộc sống là những mối tình, lúc thương, lúc giận, lúc nhớ, để khi trưởng thành thi nhân có một tình cảm trải rộng bao la “Trở gối, vai gầy lạnh quá em Mưa còn lâu nhỉ, gió từ đêm Vào thu rồi đấy, mùa thương nhớ Lạc lõng phương trời, một cánh chim…“ (Bao giờ hết khổ đau, tr. 32) “Nụ cười héo hắt môi sầu Da xanh, má hóp, qua cầu... nhớ ai Chân đi bước nặng cảm hoài Thương người... cơ khổ trần ai... đọa đày. (Xiêng Mai, tr. 47) “Thương bạn sa trường đền nợ nước Thương người vô tội, đạn bom rơi Thương dân cùng đói, chờ mong thuốc Thương kẻ quyền uy chết dập vùi” (Vô thường, tr. 59) Bên cạnh tình yêu nam nữ, yêu tha nhân, thi sĩ còn yêu quê hương đất nước… Sống ở phương trời xa xăm “Bỏ nước lênh đênh đến xứ người Mười lăm năm... thiếu một ngày thôi! Thấy gì mới lạ, hơn ta nhỉ? Học được gì thêm, những chuyện đời?” (Mười lăm năm... tr. 56) Thi sĩ đã sống 15 năm xa quê hương, ông đã biết lợi dụng phong trào du lịch, đánh bạo về thăm lại làng xưa với bao kỷ niệm, dù là thời gian ngắn ngủi (hai tuần), ông kể lại cảnh miền Bắc: “Lâu nay lưu lạc sông hồ Xuyên qua lục địa đến bờ đại dương Trở về thăm lại cố hương Dừng chân Bản Cốc, nhẹ vương nỗi sầu” (Bản Cốc 1990, tr. 60) “Quê mẹ ơi! Ngày đêm nhớ thương Xa ngàn dặm biển, mấy trùng dương Hôm nay, trở gót về thăm lại Xóm cũ làng xưa, cảnh phố phường ... Đất tổ đây rồi... đất tổ ơi! Rừng người chen chúc đợi chờ tôi... Bao nhiêu khuôn mặt thân thương cũ Xa lạ, nhìn nhau mãi nghẹn lời ... Xứ sở còn nghèo, thích tự do Trẻ già ngơ ngác, vẻ buồn lo Gái trai vật lộn, tranh giành sống Héo hắt môi khô, mắt thẫn thờ“ (Thăm lại làng xưa, tr. 68) Dưới mắt thi sĩ, khi một lần về lại quê hương, ông viết: “Trở lại thăm quê một buổi chiều Mưa buồn trên đất nước thân yêu Em tôi áo vải, nón phai màu Quê hương mười sáu năm mòn mỏi Kỷ niệm xưa…còn ... nấm cỏ khâu!!” (Quê hương mòn mỏi, tr. 76-77) Đọc thơ Dương Huệ Anh, chúng ta không khỏi bùi ngùi xúc động, nhớ đến người yêu xưa, bên ngôi làng nhỏ, trên những nẻo đường của quê hương đất nước, nhớ đến thân thuộc đang mỏi mòn trong chờ đơi. Lời thơ trầm buồn, thi sĩ đã gửi đến độc giả tình cảm chân thành cho con người và cho quê hương đang trong nghèo khó. Dương Huệ Anh một lần nữa, với “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu” xuất hiện như một món quà, một bông hoa nở rộ cho dòng thi ca Việt Nam hải ngoại thêm nhiều hương sắc. Trung tuần tháng 7 năm 1992 Thu Vân Ý KIẾN CỦA NHÀ THƠ TRÌNH XUYÊN VỀ THI TẬP “QUÊ HƯƠNG VĨNH CỬU TÌNH YÊU” Sau khi báo Thời Báo, ngày 21 tháng 7, 1992 đăng bài tường thuật “Buổi ra mắt thi phẩm Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu thành công”, có một vài bạn đọc gọi điện thoại đến tác giả Dương Huệ Anh phàn nàn về đoạn nhận xét của thi sĩ lão thành Trình Xuyên về tác phẩm nầy, không được viết đầy đủ, khiến có thể gây ngộ nhận về mỹ ý của nhà thơ tiền bối đối với người bạn trẻ của mình. Để giúp độc giả Thời Báo có một nhận xét đầy đủ về đoạn văn nầy, chúng tôi xin phép được trình bày trung thực ý kiến của nhà thơ Trình Xuyên, theo băng video thâu hình buổi ra mắt ấy. Khi được mời lên diễn đàn, thi sĩ Trình Xuyên, mặc dầu đã trên 80 tuổi, vẫn tỏ ra rất mạnh khỏe và sáng suốt. Sau khi cảm ơn ban tổ chức và tác giả, ông nói vài lời khiêm nhường, xin thứ những sơ sót trong khi phát biểu, vì ông đã ứng khẩu nói. Khởi đầu, ông nói vì tình bạn mà phát biểu thêm vì tất cả những gì “hay, đẹp, tốt... đã được các văn thi hữu và mọi người nói, viết cả rồi, trong tập thơ cũng như trong buổi họp mặt nầy”. Ông chỉ xin có ý kiến về vấn đề chữ tình trong thơ và văn chương. Đại ý, ông nói tình cảm là một vấn đề cần thiết trong đời sống con người, không có nó thì đời sống sẽ nhạt nhẽo. Trong sự đấu tranh, có nhiều phương diện, tùy khả năng mọi người, mà tham gia, chứ không thể chú trọng về mặt nầy mà bỏ mặt kia. Trong thi ca, nhất là Đường thi, có rất nhiều bài hay, mà phần lớn cũng đề cập tới tình cảm, như Tỳ Bà Hành, Trường Hận Ca... đó là điều mà trước đó một nhà thơ nổi tiếng (Hà Thượng Nhân) đã đề cập tới... Riêng về tác giả, ông nói: “Ông Dương Huệ Anh là nhà thơ nổi tiếng ở đây, nếu tôi khen thì có vẻ như về bè với nhau... nhưng tôi chỉ muốn nói tới những cái hay của tác giả Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu... mà chưa ai bàn tới, như tại sao thơ (DHA) hay, lý do nào, ở nhưng điểm nào? Mà ông DHA đã được số lớn các văn thi hữu mến mộ và tán thưởng.” Theo thi sĩ Trình Xuyên, thơ Dương Huệ Anh hay, rung động người đọc là vì tác giả đã áp dụng hoàn hảo kỹ thuật thơ cổ, mà phần lớn là Đường thi. a/ Về thể thơ Đường (thơ luật), tác giả đã bố cục rất chặt chẽ, phá ra phá, thừa ra thừa, rất phân minh. Phần chuyển tiếp cũng rất khéo léo. Bài nào vần cũng ôm, nghĩa là không lạc vận hay bị khổ độc, nên đọc thấy nhẹ nhàng, truyền cảm... Điểm ba là trong thơ nhiều bài tình cảm rất hàm súc (hàm tình) không nói ra rõ ràng, nhưng người đọc sẽ cảm nhận một cách kín đáo. Đó là điểm làm tăng giá trị của thi phẩm. Đây là lối mà thơ cổ ngày trước hay dùng mà được truyền tụng lâu. b/ Về thể lục bát, thơ (Dương Huệ Anh) cũng rất hay. Không bao giờ tác giả dùng 2 vần giống nhau (cước vận cũng như yêu vận). Câu văn cũng rất hoàn mỹ. Đây là một điểm son của tác giả. Thi sĩ có đưa ra làm thí dụ để chứng minh những nhận xét nói trên: bài Hương Cảng, phần trên nói về sự xa hoa, hào nhoáng... của địa phương nầy, nhưng đến những câu cuối, tác giả Dương Huệ Anh đã hạ 2 câu: “Bao nhiêu trẻ nhỏ đi hoang Thiếu chi kẻ bán hoa tàn... cuối năm.” Ở đây, tác giả cũng đã áp dụng lối hàm tình để gây cảm xúc bất ngờ cho người đọc, làm dư âm bài thơ dội xa. c/ Về thơ tứ tuyệt, thơ cũng hoàn chỉnh, đúng theo Đường luật. Lời thơ chải chuốt, dễ nghe, cảm xúc. Đến đây, thi sĩ Trình Xuyên nhắc qua về mấy giai đoạn làm thơ, giai đoạn đầu, các tác giả thường tỏ ra khí khái (nói đến mình nhiều). Qua giai đoạn 2, lời thơ sẽ trở nên cầu kỳ, khó hiểu (mục đích để lòe thiên hạ), nhưng ít người đọc hiểu được. Vào giai đoạn 3, thì lời thơ sẽ tự nhiên (như nói) mà vẫn truyền cảm, đó là khi nhà thơ đã nắm vững kỹ thuật và qua một thời kỳ khổ luyện. Thi sĩ khen nhà thơ Dương Huệ Anh “mặc dầu tuổi chưa nhiều lắm, mà có thể đã đi vào “ngôn thi” được rồi! Đó cũng là lý do nhiều bạn đến với tác giả Dương Huệ Anh vì thơ ông đọc dễ hiểu nhẹ nhàng... ai cũng mến thương”. Thái Yên 30-7-92. THƯ CỦA MỘT LÃO THI HỮU TẠI QUÊ NHÀ Thi hữu Dương Huệ Anh thân mến, Thật là bất ngờ, tôi nhận được hai tập thơ "Huyền Ca Diễm Ảnh" và "Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu" cùng bản thảo thi tập "Đường Nào Có Hoa Đào?" do bạn gửi tặng và muốn tôi góp ý kiến. Xin thành thật cám ơn thi hữu còn nhớ người bạn vong niên ở quê nhà, sau mấy chục năm xa cách, tưởng chừng như không bao giờ còn có cơ hội nói chuyện với nhau, dù chỉ qua giấy trắng mực đen. Tuy nhiên, tôi rất nghĩ ngợi khi bạn muốn tôi góp ý kiến về những đứa con tinh thần của bạn đã, đang hay sắp ra đời. Lý do là từ nhiều năm, tôi đã gác bút, vì hoàn cảnh khó khăn của đất nước và riêng phần mình cũng gặp rất nhiều chuyện đau lòng. Thêm nữa, là đã có nhiều thi, văn sĩ tên tuổi, cũng như các chức viên, các bậc lão thành như Hà Thượng Nhân, Trùng Quang... ít nhiều, cũng đã mượn giấy thay lời, góp ý kiến với tác giả; những nhận xét của kẻ ngu phu nầy, sợ sẽ thừa, và làm nhàm tai quí vị ấy, cũng như các bạn yêu thơ. Song le, sau khi nghĩ lại, tôi thấy cần phải viết, vì đây là công việc chung, có ảnh hưởng đến nền văn học nói riêng, và công việc bảo tồn và phát triển văn hóa nói chung. Vậy, tôi xin được theo gót các vị ấy góp với bạn một vài ý kiến, có thể là nông cạn, nhưng hết sức chân thành, mong được thông cảm. 1. Trước hết, tôi không ngạc nhiên khi thấy đa số, nếu không muốn nói là toàn thể các vị thức giả đã phát biểu về thi phẩm, đều ngỏ ý khen ngợi và cảm phục bạn qua những bài điểm sách, thư riêng, nhận xét, giới thiệu... Lý do giản dị là tôi đã biết rõ bạn từ lâu, hơn nửa thế kỷ nay. 2. Điều tôi thắc mắc là không thấy đa số các vị ấy, nói rõ những ưu và khuyết điểm của thơ bạn, nếu có, chẳng hạn thơ hay ở điểm nào, khuyết điểm ở đâu... Theo chỗ tôi hiểu, các lời nhận định chỉ có tính cách chung, gần như "chiếu lệ", nếu không muốn nói là "lờ mờ", như thế sẽ không giúp ích gì cho tác giả và người đọc, khi cần học hỏi thêm. Lý do nào? Cố ý hay vô tình? Cũng đều là một thiếu sót. 3. Để bổ khuyết, tôi xin có những nhận xét và cảm nghĩ sau đây: A. Cách đây mấy chục năm, ngay từ ngày thuộc Pháp, khoảng 40/41, rồi toàn dân kháng Pháp... tôi đã thấy bạn – cũng như tôi - làm thơ. Rồi đến khi di cư vào Nam (hồi 55-75), tôi cũng được đọc nhiều thơ của bạn, dù thời gian nầy, bạn đã là công chức, rất bận rộn trong công việc hành chánh. Song le, tôi thấy trong các thi tập gửi cho tôi, không có những bài ấy, những bài tôi rất thích thú khi đọc. Chẳng hạn như các vần sau đây: “... Phật tổ trang nghiêm ngự giữa tòa Trùng trùng mấy lớp ngọc liên hoa” hay là “...Hai đứa dìu nhau trong bóng đêm Rộn ràng, nghe tiếng đập đôi tim” nhưng tôi nhớ nhất là 2 câu trong bài “Bờ Biển Vũng Tàu“ “...Bể biếc, sóng vàng xô cát trắng Tang thương, má đỏ, lệ hồng rơi...” Sở dĩ tôi nhớ hai câu nầy, vì tôi đã được nghe bạn nói chuyện là lão thi sĩ Đông Xuyên đã chê nó, không phải vì nó dở, nhưng là vì nó chứng tỏ tâm hồn tác giả quá yếu đuối. B. Về phương diện văn chương, nói chung, thơ của bạn vẫn hay, và truyền cảm như ngày nào, cách đây 3, 4 chục năm. Bài thơ mà tôi cho là gợi cảm nhất là bài bạn để ở trang đầu, theo thể lục bát: "Dấu Xưa". Tôi nghĩ, nếu người được tặng thơ mà đọc đến nó chắc phải nhớ ơn người tặng mình, vì nó chứng minh lòng chung thủy của tác giả, đối với người yêu của mình, dù đã trải qua một thời gian khá dài... cả hàng mấy chục năm, vẫn giữ được những kỷ niệm khó quên thủa còn là học trò: “.. Lớp chiều, hai ngã chia đôi, Trường thì tấp nập, mình tôi ngỡ ngàng. Lần đầu tiên thấy bẽ bàng, Lần đầu tiên, nhặt lá vàng, đề thơ..." Lúc đầu, đọc những vần nầy, người ta sẽ chưa có cảm nghĩ sâu xa, nhưng khi đọc qua những bài kế tiếp, như "Rồi Một Ngày Kia", "Áo Xanh, Áo Tím...” người ta mới thấy cái chua chát, ngậm ngùi trong câu thơ. Nếu ta hiểu hoàn cảnh trớ trêu của tác giả, mới thấy thương hại kẻ si tình, vì đó là cảnh “tiếu tự văn nhân lạc đệ thì” ghi lại nỗi niềm tác giả khi “thi rớt”, trong lúc giai nhân lại “bảng hổ đề danh”. Thật éo le. Một cô cháu của tôi, khi đọc xong tập "Huyền Ca Diễm Ảnh" đã khóc vì quá thương "người thơ" gặp quá nhiều lận đận trong tình trường, qua những vần thơ êm đềm và tha thiết của tác giả, trước những mối tình tan vỡ. Thơ bạn hay và truyền cảm, nhưng ở những điểm nào? Vâng, theo tôi nghĩ, ở chỗ không lúng túng trong khuôn khổ, niêm luật thơ, dù lục bát hay thất ngôn, tác giả đã thoải mái diễn tả cảm nghĩ của mình một cách tự nhiên, trước những biến thiên của cuộc đời, sự đổi thay của vũ trụ, bên lề xã hội, qua cuộc chiến tranh dài 30 năm, và sự bất lực của thế lực tôn giáo. Lời thơ hoa mỹ, bóng bẩy, không cầu kỳ... có thể sánh ngang những vần thơ đắc ý nhất của các thi sĩ hữu danh, từ tiền chiến. Âm điệu nhịp nhàng, du dương, lôi cuốn, không kém các bản nhạc trữ tình... trong suốt 140 bài thơ, chỉ có một vài gượng ép, và sơ sót, còn bài nào cũng hay, chứng tỏ tác giả rất đều tay, bản lãnh vững vàng... Chỉ tiếc, không có một số lớn bài tôi đã được đọc trước đây, có lẽ, dù tác giả không nói rõ, đã bị thất lạc qua những cuộc biến thiên trong những thời gian qua. Đọc những bài thơ về thời kỳ kháng Pháp, tôi lại nhớ đến những ngày tản cư, chạy giặc... ở những vùng núi như Hòa Bình, có lẽ ở đây bạn đã gặp mối tình thoáng qua như đã ghi trong bài "Đi Bốn Phương Trời Chẳng Gặp Phương"… Khi đã an cư, lạc nghiệp, dù đã phải ngược xuôi, vất vả nhiều lần, nguồn thơ của bạn vẫn lai láng, như bất tận, bất cứ gặp cảnh ngộ nào, bạn cũng có hứng để ghi lại cảm nghĩ bằng thơ. Từ ngày ở miền Bắc, cho đến khi di cư vào Nam, trải qua đúng 20 năm, bạn đã sáng tác rất nhiều, qua những mối tình trong sáng và lãng mạn, rất đẹp và rất nên thơ. Bài nào đọc tôi cũng thấy thích thú, từ "Đàn Không Người Họa", qua "Em Mùa Xuân Mới", đến "Duyên Phượng", "Thu Sầu"... cho mãi đến bài "Mười Sáu Năm Qua..." tôi mới thấy hình như hồn thơ đã đổi chiều. Lúc nầy tác giả hình như, đã đau khổ quá nhiều, nên có vẻ chán chường, đi tìm một hướng khác, thay cho tình yêu cá nhân, để lấy thi hứng sáng tác. Những bài thơ “Miền Bắc Quê Tôi” nói lên tâm sự của tác giả đối với quê hương và gia đình, nhưng khuynh hướng rõ rệt nhất của tác giả là hướng về tâm linh, dựa vào tôn giáo, đúng ra là Phật giáo, để tìm quên và vui trong nhưng ngày cuối của cuộc đời, tiêu biểu là những bài như “Bờ Giác, Trở Về”, “Thức Tỉnh”, “Hư Ảo”, “Hành Vân Lưu Thủy”, “Yên Hà Tự Tại”. Đến đây, người ta nghĩ tác giả đã dừng lại, và không còn sáng tác nữa, nhưng tôi đã ngạc nhiên khi thấy nguồn thơ lại dào dạt sau đó, và rồi ào ạt... thể hiện trong những thi tập sau. Có thể nói, bạn đã hồi sinh, sau một thời gian tạm nghỉ... để lấy sức. Và tôi thấy bạn đã lấy lại phong độ, tiếp tục con đường sáng tác một cách mạnh mẽ hơn, và vững chắc hơn, chứng cớ là thi phẩm "Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu" và "Đường Nào Có Hoa Đào?" tiếp theo, trong một thời gian ngắn. Đồng thời, tư tưởng của bạn dường như cũng đổi khác, bạn trở nên phóng dật hơn, như đứng trên một vị trí "rộng rãi" hơn, bạn ghi lại những cảm nghĩ về cuộc sống, những đau khổ của kiếp người, những hư hỏng của xã hội, những tấm lòng của con người, và sự bất lực của thế lực thần quyền. Người ta có thể thấy những chứng tích trong các bài thơ rải rác trong hai thi tập sau nầy qua những bài thơ như “Vô Thường”, “Xiêng Mai”, “Hương Cảng”, “Bản Cốc”, “Bạn Một Đêm”, “Quan Âm, Đức Mẹ”,”Xuân Nào Vĩnh Cửu”, “Thực Tướng”... và còn nhiều nữa, những bài trong thi tập sắp in. 18 tháng, 3 tập thơ, tôi tưởng nếu không phải là người có hồn thơ, nếu không phải là người sống rất thực với lòng mình, nếu không cảm xúc mãnh liệt với hoàn cảnh, bạn sẽ khó có thể hoàn tất được những công trình rất có giá trị cho nền văn học nước nhà. C. Về chi tiết, tôi phải nói, thơ bạn không giống một dòng thơ nào từ tiền chiến đến nay. Thơ bạn không có cái đắm đuối, nôn nóng, cuồng nhiệt của tuổi trẻ như trong thơ Xuân Diệu, cái u hoài, man mác trong thơ Huy Cận, cái say mê, trang trọng như thơ Vũ Hoàng Chương, cái lãng mạn, phiêu hốt như thơ Đinh Hùng. Không thể đem so sánh thơ bạn với thơ Lưu Trọng Lư, vì thiếu cái tự do, phóng túng, cũng không thể để gần thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê... thơ bạn phảng phát hương thơ J. Leiba và Thế Lữ... nhưng trong thơ bạn có nhiều điểm mà hai thi nhân nầy thiếu vắng, thơ bạn có tính cách đa dạng, phạm vi của thơ sâu rộng hơn, và lời thơ, điệu thơ có vẻ trầm tĩnh và hài hòa hơn. Vẫn đam mê, đau khổ, buồn thương, chán nản... nhưng lúc nào cũng ở trong mực thước, không quá đáng, hay nói cho dễ hiểu không cực đoan, có thể nói là trung đạo. Thơ có vẻ hiền hòa, chứ không chân chất hoàn toàn như nhà thơ Hà Thượng Nhân nhận định, vì lời thơ nhiều chỗ rất hoa mỹ, và lãng mạn, như những câu dưới đây: "...Thương lắm, đôi môi ướt mộng quỳnh, Xuân chào, thu đón bước thư sinh Hai hàng ngọc mở như mời mọc Trao nụ hôn yêu, hứa hẹn tình...” và: "...Thương quá, ôi thân vóc ngọc ngà Thơm mùi trinh bạch, nét kiều hoa Bên nhau, quên hết, tình man dại Trăng gió hồng hoang, mộng diễm hà..." hoặc như: "...Lời em dịu ngọt đêm trăng mật, Thơm nụ hôn đầu, ngưng trái tim..." rồi: "...E thẹn khi hôn... quá vụng về Dời nhau, e ấp... bước chân đi Khi yêu... còn cứ e dè mãi Bẽn lẽn, nghê thường bỏ vũ y..." Lúc đầu, tôi không hiểu ý tác giả định nói gì, nhưng sau khi ngẫm nghĩ, tôi đã hiểu rõ và rất cảm phục lối dùng chữ... kín đáo của bạn. Tóm lại, thơ bạn không thuần phác như người ta tưởng, trái lại rất hàm tình, tình cảm được gói gửi rất kín đáo trong những lời thơ mỹ lệ và âm điệu du dương, rất gợi cảm. Có điều, nó phản ảnh đúng cá tính của bạn, qua bao nhiêu biến cố "lịch sử", vẫn giữ vững bản sắc, và ngày càng như có vẻ thăng hoa, tiến bộ thêm. Tôi vẫn nghĩ bạn là một người đã trưởng thành trong tranh đấu, trải qua bao đau thương, buồn khổ... nhưng vẫn thầm lặng đi cạnh cuộc đời, như một triết nhân có tâm hồn thi nhân. Thật vậy, từ ngày thuộc Pháp, rồi kháng chiến, chiến tranh, lưu vong, bao nhiêu người đã làm thơ, cũng như bạn, nhưng tôi thấy trong thơ bạn không có giọng cay đắng, hận thù như thơ những người đồng thời với bạn. Có phải là do quan niệm sống "chấp nhận tất cả" của bạn đã giúp bạn giữ được một thái độ hòa đồng với cuộc sống, như triết lý "lục hòa" của Phật giáo vẫn thường nêu cao. “...Vọng ngã, mê tâm, đời khổ não Tham sân, tình lụy, gốc thương đau Trở về Nguồn sáng, mong tìm đạo Rũ sạch tâm tư, dứt nghiệp sầu”. hay: “...Cát bụi, trở về cát bụi thôi Thương... không hận nước... một chiều xuôi Về Nam, về Bắc, đường trăm ngả, Hư ảo, cùng đau khổ cuộc đời” hoặc: “...Không tiếc, không thương, chẳng ngậm ngùi Đời như thế đó, trộn buồn vui” hay là: “...Bừng tỉnh, đêm nao giữa ngả đường Chân trời dịu sáng ánh từ quang” D. Càng nghĩ, tôi càng cảm phục bạn. Với một gánh nặng gia đình, từ ngày còn trẻ, không được ai phụ giúp, ngay cả những người thân, vì hoàn cảnh chia cắt quê hương, bạn đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đã đi từ con số không, không những đứng vững trước bão tố, mà còn tiến bộ đến địa vị ngày nay. Trong cuộc sống vật chất ở xứ người, bạn đã không bị lôi kéo vào guồng máy, và bị nó đè bẹp, hay nghiền nát, mà trái lại, vẫn gần như an nhiên tự tại, tranh đấu không ngừng để nuôi đàn con nhỏ dại, cho đến lúc chúng thành tài hay nên người. Không những thế, bạn còn đủ nghị lực, tâm hồn... để làm thơ, yêu thơ, như cách đây nửa thế kỷ, mà bạn đã ghi trong tập thơ “Huyền Ca Diễm Ảnh“ “...Từ tuổi mười ba, đã biết buồn Xa trường, một buổi nhớ hoàng hôn.” Đáng phục hơn nữa, là một thời gian ngắn nữa đây, bạn lại sẽ cho ra mắt thi tập “Đường Nào Có Hoa Đào?”, đa số là những bài thơ mới, với những vần điệu truyền cảm như thủa nào, đó là điểm làm tôi mến mộ bạn hơn. Chắc hẳn bạn phải có một hồn thơ “đặc biệt”, và “cảm xúc đặc biệt”, trong một môi trường cũng đặc biệt lắm mới hoàn tất nổi công trình nói trên. E. Hồi tưởng lại, khoảng năm 1942, giữa lúc cuộc thế chiến II đang lan tràn đến gần xứ sở, tôi gặp lại bạn, lúc đó về quê lánh nạn. Hàng ngày anh em tụ họp nhau tập làm thơ. Lúc đó là thời của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương... ai cũng nghĩ đó chỉ là chuyện vui chơi. Thoáng... đã nửa thế kỷ qua, bạn bè ly tán, kẻ mất người còn, tôi đã gác bút từ lâu, riêng bạn vẫn còn tiếp tục trên đàn thơ, đó là điểm đáng mừng. Nhưng tôi còn mừng hơn nữa vì thấy bạn còn đủ sức lực và tinh thần theo đuổi “nghiệp dĩ”, mà xem ra còn có vẻ phát triển, tiến bộ hơn thủa thiếu thời. Ước mong bạn sẽ tiếp tục con đường đã vạch, để góp một phần muôn một trong cuộc xây dựng nền văn hóa nước nhà, làm vẻ vang cho dòng họ ở Sơn Nam. Dù sao, những nhận xét trên nầy chỉ có tính cách riêng, xin bạn thứ lỗi nếu có chi lầm lỗi. Chúc bạn và gia đình vạn sự như ý. Hà Nội, ngày 15-9-1992, năm Nhâm Dần Trần Tử Lăng NGÀN TRÙNG TÂM SỰ GỬI MÂY BAY Nguyễn Bá Trạc Có một lần nhà thơ tìm đến tôi chơi, tuổi tác chênh lệch mà chẳng nề hà. Vừa dăm ba phút sơ kiến, đã say sưa kêu gọi phải lập hội thơ. (Thi sĩ toàn thế giới đoàn kết lại!). Nhưng ở Mỹ làm gì cũng cần phải có tiền (có tiền mua tiên cũng được). Phải tìm cách kiếm ngân khoản. Để làm gì? Để in thơ cho các thi sĩ nghèo. Thơ là ở chỗ đó. Tôi vừa lễ độ dạ thưa với người thơ tuổi ngoại lục tuần (có lẽ trên tôi một giáp), vừa kín đáo liếc nhìn: nhà thơ mặc một cái áo vét rất chững. Một cái quần rất hợp. Chân đi giày Tây cũng láng, đương nhiên phải có mang bít tất. Nhưng nhìn kỹ, trong hai cái ống quần Tây nó lòi ra hai cái ống quần ngủ. Thơ chính là ở chỗ đó. Tôi có thưa là mấy năm nay mải mê sông hồ, thích tìm vui trên các chân trời xa lạ, nên thận có hơi yếu. Hai ngày sau, nhà thơ cũng là một nhà tinh thông y lý, khệ nệ mang đến cho một chai rượu thuốc. Dễ có đến 10 lít. Nhấm thử, ngoài vị sâm nhung quế phụ, còn có vị mằn mặn. Như... nước mắt quê hương. Đó cũng là thơ. Anh Dương Huệ Anh! Có lần anh lại đến căn nhà chúng tôi mới thuê, anh chẳng nề hà mà xuống cái hầm chật chội mỗi bề 2 thước, nơi tôi ngồi dịch sách để bàn về thơ. Anh hỏi thế nào là một bài thơ hay? Thú thực hôm ấy tôi tìm cách thoái thác bằng cách bảo: ôi dào, anh ạ, tùy người, tùy lúc, tùy nơi, tùy thời, tùy chốn. Đàn bà Tàu ngày xưa gót sen lãng đãng mới là đẹp. Ngày nay lỡ dại có bà già Tàu nào bó chân mở giày cho xem... thì nhìn cái bàn chân dị dạng ấy, ôi thôi hẳn là kinh sợ! Những người đẹp thời phục hưng, ngày nay hẳn phải ăn uống kiêng khem lắm cho bớt mập. Năm xưa quần ống loe, năm nay quần ống bó, biết nói thế nào cho xuể hở anh? Vâng, có lẽ vậy. Gần đây có ông Nguyễn Hưng Quốc suốt ngày bàn về thơ. Ông Đỗ Quý Toàn trước làm thơ, nay cũng chỉ bàn. Tôi thấy ông thi sĩ Xuân Diệu còn viết cả một cuốn sách dày 286 trang, chữ nhỏ như con kiến để bàn về “Công việc làm thơ”.. Tôi đâm ra ngại ngùng. Chưa dám đọc. Bởi vì giá ông ấy ấy cứ phất phơ thở dài mà bảo “Ta là con nai bị chiều đánh lưới, không biết đi đâu đứng sầu bóng tối”. Giá mà ông ấy vẫn bảo “ta là con chim đến từ núi lạ, ngửa cổ hát chơi”. Thì tôi thích biết bao nhiêu. * Anh cũng thế, anh Dương Huệ Anh. Tôi thích những lúc anh thật thà xốc xếch ngửa cổ hát chơi, khi lên cao ủ mộng xanh giời. Chả phải mệt nhọc gì. Chả lo vần điệu niêm luật thế nào. Và thơ là tình cảm cộng với trí tuệ, dẫn đi bằng âm nhạc, trong sự giản dị và chân thật của tâm hồn. Người ta bảo gì thì anh vẫn ừ à mà cười.. người ta bảo sao anh không tranh đấu, anh bảo tranh đấu chớ. Trong tập “Đường Nào Có Hoa Đào?” đầy những hạc nội mây ngàn, trăng soi muôn dặm, đầy những câu hỏi từ đâu, đến đâu, anh lững thững một mình đi tranh đấu để kiếm hoa đào. Hoa đào mà cũng khó kiếm thế a? Ở những chợ Mỹ vườn Nhật nầy đâu thiếu gì, có phải là hoa ấy không? Trong tập nầy, tôi thích nhất bài “Súng đạn như thơ”. Bài thơ được viết nhẩn nha theo thể vấn đáp như sau: “Em hỏi: “Sao anh ghép mộng hoài Làm thơ tình mãi? Chẳng như ai Mài gươm tranh đấu... vì dân tộc Lấp biển, còn mong chuyện vá trời”. Đó là câu hỏi. Hỏi vì anh cứ say sưa làm thơ tình ái lẩm cẩm mãi? Sao anh không đi tranh đấu vân vân. Em hỏi, thì anh trả lời: “Tranh đấu, em ơi, cũng lắm đường Làm sao gạt bỏ hết tình thương Gia đình, tổ quốc và tôn giáo Đời sống con người quá vất vương Ta nói thương yêu v́ muốn họ Quên đi nếp sống nặng hờn đau Họ cũng yêu đời như chúng ta Giàu sang bần tiện trẻ hay già Đông tây trai gái mơ gì khác Hơn một tình yêu một mái nhà. Và thú vị thay khi nghe nhà thơ nói “Súng đạn như thơ... phá mở đường”.. Chúng ta có khác gì nhau đâu? Ta sẽ yêu thương dệt mộng hoài Làm thơ tình mãi, khác chi ai Mài gươm tranh đấu vì dân tộc Lắp hận thù, tô điểm cuộc đời... Thế đấy, thơ tình mà cũng là gươm, là súng.. Nó là gươm là súng, nhưng nó không tiêu diệt ai. Nó chỉ dũng mãnh bắn, phá, cắt, chặt, những mê chấp để xây dựng lại cuộc đời. Và trong cuộc đời nầy, ông thi sĩ đã ngoài sáu chục rồi, nhưng ông yêu ai, ông cứ bảo là yêu. Riêng một tập “Huyền Ca Diễm Ảnh” yêu bao nhiêu, đếm ra không hết. Chẳng phải chỉ yêu các giai nhân thôi nhé. Ông làm thơ tặng “hiền nội”. Ông làm thơ khóc nữ tài tử Tàu Lâm Đại. Ông yêu mèo, yêu chó, yêu chim “Chim cũng như người. Tập Đường Nào Có Hoa Đào?” Ông yêu mặt trời, mặt trăng. Ông yêu chị Hằng. Ông yêu sông Thương, sông Nhị. Ông yêu quê hương đất nước. Ông yêu thơ. Ông yêu chân lý. Ông yêu cả Chúa lẫn Phật. Trong tập thơ mới “Tha Hương 18 Năm Sầu Có Ai?” ông kể chuyện trong lúc đi xe buýt, ông yêu cả một bà đầm đang ngủ. Trên đường Dallas, ElPaso Xe chạy êm ru. Sương khói mờ Trời mát. Lạnh như Đà Lạt ấy Dễ dàng giấc ngủ dẫn vào mơ Mỹ nhân da trắng, tóc vàng nâu Ngồn ngộn bàn tay ngọc gối đầu Chăn đắp nằm dài băng ghế ngủ Co chân – ái ngại, khách ngồi sau. Thú vị thật. Khách ngồi sau là một nhà thơ Việt Nam tuổi ngoại lục tuần. Khách là người di cư tỵ nạn, có lẽ hơi nghèo, không tiền đi máy bay cho nó khỏe, nên mới phải co chân đi xe buýt. Khách liếc nhìn bà đầm ngủ co quắp trên cái ghế chật chội, khách đâm ra tội nghiệp: Ghế ngắn, nằm co sao thoải mái Tay xòe lên mắt, ngửa đôi môi Mỹ nhân ngồi dậy, chân co duỗi Đầu dựa thành xe, muốn ngủ vùi Thương hại nàng ghê, dù nhắm mắt Vẫn còn nghe tiếng nói lao xao Cõi nầy chật hẹp người khe khắt Ngủ được yên sao một phút nào. Cảnh tượng nầy có khác chi cảnh tượng cụ Cao Bá Quát lần đầu tiên được đi tàu thủy sang Tân Gia Ba, chợt nhìn thấy ông Tây bà Đầm hôn nhau mà tức cảnh sanh tình, rồi lại ngâm nga thơ phú nghĩ về quê hương đất nước, về cõi nhân sinh chật hẹp, về lòng người khe khắt. Nhưng nhà thơ thì lòng phải rộng. Cho nên nhìn thấy những ngón tay tròn trịa, sóng vàng từng lọn phủ chân mây (tức là mái tóc dập dờn trông như từng đợt sóng vàng phủ khắp trời mây thì nhà thơ thích lắm. Nhà thơ tưởng ra cả một bầu trời La Mã, Ai Cập xa xưa, mà bảo: Ngọt ngào là mũi Cleopatre Bắt gặp em nhìn ta muốn say... Hoan hô thi sĩ. Thi sĩ đã yêu rồi. Nhưng thi sĩ, nào chỉ có yêu thôi. Lòng ông cũng quằn quại xót xa cho những nỗi khổ ở đời. Đau thương nào, tấm lòng hiền hậu như trời mây hoa cỏ kia của ông cũng xót xa. Ông xót xa từ đám người đói Phi Châu, ở tận xa lắc xa lơ ở tận bên kia biên giới Ôi những thân hình da bọc xương Nằm phơi cát nóng gục bên đường... Ông xót xa cho cả bà vợ phi công Mỹ Morrison đã chết ở Việt Nam. Ông khóc cho mối tình tan vỡ của nàng công chúa Diana với chàng thái tử nước Anh xa vời vợi. Ông xót cho những người mệnh bạc như Nguyễn Du thương xót Thúy Kiều. Ông xót cho cả cái lá cờ : Cờ xanh, cờ trắng hay cờ đỏ Cũng máu đào, xương đại chúng thôi….. Tham ô độc đoán chuyện muôn đời Ông xót xa hết. Xót cho người và cũng xót cho mình: Trông ai lưu lạc phương trời Có gì hõn nhỉ? Lũ người xa quê Gần như bán mướn làm thuê Bơm xăng, quét chợ, cu li cũng ừ....... Tóc xanh ơi, sớm bạc màu Tha hương mười tám năm sầu có ai? Mười tám năm đất người bơm xăng quét chợ, bán mướn, làm thuê để đến đêm cuối năm ngồi mà ngậm ngùi: Đêm nay, ờ nhỉ là đêm Cuối năm đất khách dậy thêm nỗi sầu Tóc thưa bạc trụi mái đầu Ưu tư tím nhạt một màu thời gian. Vậy cái màu thời gian ấy nó cứ nhạt dần, nhạt dần. Nó trôi đi, trôi đi mãi không về. Và thơ của ông không còn chỉ là những nỗi ngậm ngùi của riêng ông nữa. Cũng không chỉ còn là những kỷ niệm diễm ảnh xa xưa của riêng ông. Trong tập thơ mới, thơ ông bắt đầu là thơ của con người. Của tất cả yêu thương, đau đớn, xót xa. Của phản ứng lại đau thương để trí tuệ tìm ra câu trả lời Bon chen còn lắm kẻ Thù hận vẫn dâng cao Ta không ưa máu lệ Ta chỉ yêu hoa đào. Hoa đào là cái hoa gì mà thi sĩ lại yêu? Nó không đỏ sậm như màu máu. Nó không nhợt nhạt như màu vàng. Nó là màu của trẻ thơ. Nó là tình yêu. Nó là thông điệp của chúa Ki tô, của người bị ném đá, bị đóng đinh, bị lăng nhục, bị hành hạ trên Thập tự giá mà vẫn cúi xuống mở lòng yêu thương nhân loại. Nó là thông điệp của đức Phật đại hùng, đại lực, đại từ bi. Nó là dòng nước sông Hằng chảy từ Tây Tạng, chảy qua Ấn Độ, mang hết tro than của những xác người để bón lại cho cây cối được tốt tươi. Nhưng người ta vẫn hỏi tình yêu có giải quyết được gì không? Có chắc không? Chắc là có. Chắc là không. Có có không không hay là không không có có. Cái gì vơi là đầy. Cái gì đầy lại vơi. Vâng, thưa anh, nếu nhân loại vẫn có có không không thì có gì khác lạ? Vì thế, cũng như anh đã viết đó: ...Cũng một ngày... như mọi ngày... Chim vẫn kêu và xe vẫn chạy Mặt trời mới mọc mây còn bay Cũng một ngày thôi như mọi ngày Ngàn trùng tâm sự gởi mây bay Thả hồn về chốn vô ưu với Suối hát hoa đàn mộng gối tay. Vì thế cho nên mới cứ bảo Thơ là Mộng và Mộng vẫn là Thơ. Tôi xin chấm hết chuyện Thơ, Mộng ở đây. Nguyễn Bá Trạc San Jose, 6 tháng 7, 1993 DƯƠNG HUỆ ANH, NHÀ THƠ ẤY ĐÀN BÀ HAY ĐÀN ÔNG, TRẺ HAY GIÀ? TTT Trước đây, hơn sáu tháng, hồi đó là cuối năm 1991, tôi có tình cờ được đọc một tập thơ nhỏ nhắn, xinh xắn và dễ thương. Nhan đề của tập thơ ấy: “Huyền Ca Diễm Ảnh”, tác giả là Dương Huệ Anh. Tên nhà xuất bản vừa dài vừa ngộ: Trung Tâm Nghiên Cứu Học Thuật và Đông Y. Năm xuất bản: 1991. Tập thơ, không có vẻ gì là một tập thơ được in tại Mỹ. Tôi lật từng trang một để xem tập thơ được in ở đâu, hoàn toàn không một dấu vết nào để tôi biết được nguồn gốc của nó. Tôi thật tình không đoán được tác giả là đàn ông hay đàn bà, trẻ hay già. Cái tên Dương Huệ Anh như tên... một nữ sĩ. Nhưng ở trang 94, tôi thấy ghi tiểu sử “rất mơ hồ” như sau: Sơ lược tiểu sử tác giả: - Sinh tại Hải Phòng (Bắc Việt Nam) - Nguyên quán Nam Định - Xu hướng văn học từ nhỏ - Cộng tác với nhật báo Tin Mới, Đông Pháp và các tuần báo tại miền Bắc - Dạy học tại một số tư thục tại Hà Nội, Hải Phòng - Trước tác một số tác phẩm như Tâm Lý Phụ Nữ Việt Nam Qua Phong Dao, Thơ Xanh .. - Tốt nghiệp Trường Chuyên Nghiệp Hành Chính và tham gia ngành công chức - Di chuyển từ miền Bắc vào Nam năm 1955 - Lưu lạc qua Mỹ năm 1975 - Tiếp tục sáng tác và biên khảo. - Chủ trương Trung Tâm Nghiên Cứu Học Thuật và Đông Y. - Hiện hoạt động trong ngành địa ốc, bảo hiểm, thuế vụ. - Dự định xuất bản các tác phẩm: Tìm hiểu về Đông y, Mệnh số học, Phật học, Dịch học... Thú thật, trong đời đọc sách của tôi, chưa bao giờ như lúc tôi cầm tập thơ “Huyền Ca Diễm Ảnh” trên tay, tôi ngẩn ngơ. Tôi tưởng mình ở một thế giới nào đó, mọi lý lịch đều bị xóa bỏ, cái hình nắng rọi không có bóng, cái bóng gì đó, thấy kia, không phải cái hình Dương Huệ Anh! Tôi gọi lên, thảng thốt, như người mộng du. Trong tiểu sử sơ lược của tác giả càng làm cho tôi thêm bối rối: đàn ông hay đàn bà? Đàn ông chắc hơn vì có tham gia kháng Pháp, có làm công chức, đang hoạt động trong ngành địa ốc, bảo hiểm, thuế vụ... chỉ có hai điều tôi xác định được tác giả: thứ nhất là tác giả không còn trẻ nữa, thứ hai là tác giả đang ở Mỹ, vì câu “lưu lạc qua Mỹ năm 1975. Tôi vẫn chưa thể nói Dương Huệ Anh là đàn ông hay đàn bà. Đàn bà cũng tham gia kháng chiến chớ! Đàn bà cũng khối người làm công chức đó! Đàn bà thiếu chi người đang hoạt động trong ngành địa ốc, bảo hiểm, thuế vụ ở Mỹ nầy! Đàn bà cũng có người là bác sĩ tây y, cũng có người là bác sĩ đông y...Ôi! tôi muốn điên cái đầu! Tập thơ chưa đọc chữ nào, lật hoài, cốt tìm cái “hình thức” trước, tìm không thấy nó, bừng bực làm sao ấy... Rồi lại giận mình, sao lại lẩn thẩn làm vậy, thấy thõ không chịu đọc, cứ đi tìm người chi cho mệt! Giận mình, rồi trách mình, rồi tha thứ cho mình... để đi vào cái “nội dung” của tập “Huyền Ca Diễm Ảnh.” Hồi đó, tức cách nay hơn sáu tháng, tôi đọc “Huyền Ca Diễm Ảnh”, thấy nó hay, bây giờ nhân nói về tác giả Dương Huệ Anh, nhà thơ ấy đàn ông hay đàn bà, trẻ hay già, tôi giở lại, đọc lại, thấy vẫn là thơ hay... Một nhận xét đơn sơ và tôi nghĩ rằng rất đúng đối với tác phẩm của Dương Huệ Anh. Nhưng có một tin mừng – tôi phải nói thêm, nhà thơ Dương Huệ Anh vừa cho ra đời một thi tập thứ hai: “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu”. Không như lần trước, lần nầy tôi được tác giả đích thân đi tìm gặp và trao tặng. Bạn hãy nghĩ: một người già đem gan ruột mình làm quà cho một người trẻ, trẻ bằng tuổi con cháu, “Tình” biết bao nhiêu! Nghĩa là... tôi xin nói trắng ra rằng tôi đã gặp được tác giả “Huyền Ca Diễm Ảnh” bằng xương bằng thịt. Một ông già phương phi mà đạo mạo. Một con người không kiểu cách, không cao ngạo. Rất hiền. Rất đẹp. Và cũng rất thơ... như cái tên: Dương Huệ Anh! Tôi viết thì tôi gọi Dương Huệ Anh bằng ông, nhưng khi nói chuyện với nhau, tôi gọi bằng bác và tôi xưng cháu. Tôi có nói với ông, tôi người miền Nam, người miền Nam kính lão thì gọi là ông, bà chứ không dám gọi những bằng cụ, sợ lắm. Cụ. Nếu viết rồi chấm, thấy nó kỳ hết sức. Thường những ông già trong Nam, hồi xưa, đều là những người hay chữ, truyền đạt lại những hiểu biết của mình cho con cháu hay học trò, người nhỏ tuổi và cha mẹ của chúng cho các ông ấy là bậc thầy và gọi một cách tôn kính là “ông”, như ông Đồ Nguyễn Đình Chiểu. Không ai dám gọi là cụ Đồ Chiểu cả. Vả lại, người Nam hay bị cái mặc cảm là tiếng Việt hay nói lái, mà nói lái kỳ chết, mắc cỡ lắm, xấu hổ lắm! Cũng vì cái tật nói lái mà hồi làm Tổng Thống “độc cử”, ông Thiệu mắng các nhà trí thức là “đồ trí thức chồn lùi”, nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh phải nhắc khéo bằng tiếng Tây là “renard arrière”. Nghe tôi nói, ông Dương Huệ Anh không giận trái lại... còn cho tôi nói như thế là “sáng tạo”. Thời đại chúng ta hiện nay là thời mới, chúng ta cứ nệ cổ quá, e lạc hậu đi mất! Tôi tào lao hơi nhiều, chẳng qua là mong chuốc cho bạn đọc một trận cười. Đờì sống là một “trò đời”. Người làm thơ, hơn ai hết, đóng tốt vai trò đó... vượt cả những anh hề trên sân khấu. Nhớ lại Nguyễn Công Trứ, lúc bảy mươi ba rồi nằm bên cô ca nhi nhí, nàng hỏi chàng bao nhiêu tuổi, chàng đáp gọn ơ “Ngủ thập niên tiền, ngã nhị thập tam” (năm mươi năm trước, anh mới có hai mươi ba tuổi!) Ôi là là! Trẻ như chàng gà trống tơ! Tôi dài dòng, cốt ý giới thiệu với bạn đọc một nhà thơ năm nay gần “thất thập cổ lai hi” mà vẫn trẻ như trai hồi ba mươi vậy. Đúng vậy, ông Dương Huệ Anh hiện còn rất trẻ. Theo sự “dò tìm” qua các bài viết của bằng hữu, có in trong tập “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu”, tôi biết tên tuổi của nhà thơ qua bài thơ “Giận Đời, Chiều Đời” có mấy câu nầy: “...Bấm đốt, băm tư tuổi chẵn rồi Nằm dài lo nghĩ vẩn vơ chơi...” Hơn sáu tháng trước, tôi muốn “tầm phào” về tập thơ “Huyền Ca Diễm Ảnh”, nhưng vì thiếu mấy “yếu tố con người tác giả”, tôi đành gác lại, không hẹn ngày mai nào... Bây giờ, có thêm tập thơ thứ hai, thấy rõ “dung nhan”, biết được “tuổi tác” tác giả, tôi nghĩ rằng mình không nên chần chờ làm chi nữa. Đời sống kéo dài có bao lâu, tôi năm mươi rồi, gặp thơ hay, gặp người thơ đẹp, không nói, đợi mai chiều trối trăng có ai nghe? Bạn ạ, thơ của Dương Huệ Anh xứng đáng với niềm mong đợi của bạn lắm nhé. Dương Huệ Anh hình như có sở trường về thơ tình – tình tự rất dễ thương, tình tứ rất trong sáng và đặc biệt tình ý rất nhu hòa. Đây, tôi xin dẫn ra vài câu trong tập “Huyền Ca Diễm Ảnh”: “...Em phải nguồn hy vọng cuối cùng Của lòng tôi nguyện, mỗi chiều đông? Em nghèo, tôi hiểu và tôi nữa Nào có gì hơn một tấm lòng! (Em của anh rồi...) Gặp nhau phượng nở cuối mùa Thềm hoang cúi đợi, mưa đùa gió bay Bềnh bồng, suối tóc vờn mây Trinh ngần. Ôi! Những bàn tay thon ngà Hồ trầm còn lặng thu ba Đôi bờ, sao vẫn cách xa nghìn trùng Không duyên, tiếc đã tương phùng Không quen, đến phút cuối cùng... không quên. (Gặp nhau, phượng nở) Ngày xưa còn nhỏ tôi mê bướm Bướm mãi theo hoa, chẳng đoái hoài Vườn Thượng, trăm hoa cười nắng sớm Yêu kiều, tôi nhớ một mình mai... (Nhớ một mình mai) Và đây, tôi xin dẫn ra vài câu trong tập “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu”: Ta khách sông hồ, em viễn phương Có chi lưu luyến để sầu vương Không hò không hẹn, không chờ đợi Bạn một đêm mà cũng nhớ thương (Bạn một đêm) Tóc xanh nói chuyện yêu đương Bạc đầu, ta vẫn hoài thương... một người! Quê hương cách mấy trùng khơi Cố nhân xa vạn sông trời biển mây (Ngẫu hứng) Đó, tôi xin “trình” với bạn những câu thơ “mềm nhũn” của Dương Huệ Anh. Bạn có thể thấy những câu mang một “tâm tưởng” như thế bàng bạc trong năm mươi bảy bài của tập “Huyền Ca Diễm Ảnh” và bốn mươi bốn bài của tập “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu”. Trong vòng hai năm 1991, 1992, Dương Huệ Anh cho ra đời hai tác phẩm rất diễm tình vì nó mang đầy đủ tính chất thơ diễm lệ. Có nhiều bài làm cách nay năm, mười năm. Đa số là các bài mới làm trong hai ba năm nay. Điều “ngộ” là những bài làm hồi ba mươi tuổi hơn lại... già hơn những bài lúc tuổi ngoài sáu mươi. Với Dương Huệ Anh, thơ tình là đáng kể và đáng nói, đáng nên làm. Ông bảo rằng Nguyễn Công Trứ từng đặt vấn đề về tình yêu rất chí lý: “Cái tình là cái chi chi Mà nó giục được người thiên cổ dậy.” Thế mới thấy chữ tình hệ trọng là phần nào đối với đời sống của con người! Thơ là một con thuyền chuyên chở nhân sinh quan. Thơ cũng là văn. Tình Yêu là Lẽ Đạo của con người. Văn dĩ tải đạo, đúng thay! Câu hỏi tôi đặt ra. Dương Huệ Anh, nhà thơ ấy đàn bà hay đàn ông, già hay trẻ? Tôi đã tìm hiểu con người và tấm lòng Dương Huệ Anh thấy qua đôi lần tiếp cận trong đời và trong thơ, xin trả lời cho bạn biết: - Dương Huệ Anh, nhà thơ ấy đàn ông. - Dương Huệ Anh, nhà thơ ấy đã già. Nhưng bạn ơi, ai cấm chúng ta mường tượng, trong vòng tay một người đàn ông không cần thiết tuổi, có hình ảnh một người đàn bà khả ái... đó là Nàng Thơ! Và tới đây, câu hỏi nào có đặt ra nữa là của bạn... về một nhà thơ, về những cuốn thơ của người ấy. (TTT : Trần Trung Thuần) THƯ GÓP Ý – ĐÀO HỮU DƯƠNG San Diego, ngày 7-5-1993 Kính gửi thi hữu Dương Huệ Anh, Tôi xin cảm tạ thi hữu đã có nhã ý gửi tặng ba tập thơ: Huyền Ca Diễm Ảnh, Quê Hương Tình Yêu và Đường Nào Có Hoa Đào. Tuy chưa đọc hết, nhưng cũng bị lôi cuốn thưởng thức một số bài, nhất là những bài làm theo thể Đường luật, là sở thích của những người cao tuổi như tôi, đã thấm nhuần nhiều về lối Đương thi. Đường thi có niêm luật nghiêm túc, nên tự nó đã có âm điệu như những bản nhạc vậy. Cho nên ta nói “ngâm thơ”, tức đọc lên réo rắt như một bản ca vậy. Về thể thơ Đường nầy phải công bằng mà nói, tác giả đã đạt được tới mức độ cao, khiến đọc lên thấy “sướng lỗ tai” như các cụ xưa thường nói. Vậy khen là các bài thơ Đường của tác giả đã rất điêu luyện và thành công cũng không phải là khen quá đáng. Sơ lược về tổng quát, thơ nói về quê hương và tình yêu, hai đề tài rất hấp dẫn và hợp thời, để cùng nhau nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, tình tự đồng bào, rồi còn vươn cao lên tình thương nhân loại, lại có những bài hướng thượng về nhân sinh quan huyền diệu, như câu thơ điển hình của tác giả “sinh tử nguyên lai vẫn ảo huyền“ Gọi là có vài hàng cảm nghiệm khi mới đọc sơ lược các bài thơ có “chiều sâu” với nhiều âm điệu thánh thót. Kính bút Đào Hữu Dương San Diego, 27-5-93 Kính gửi thi hữu Dương Huệ Anh Tôi đã trang tiếp bản thảo thi tập mới của thi hữu: “Tha hương 18 Năm Sầu Có Ai?”. Trước hết tôi thán phục thi tài của tác giả đã sáng tác rất nhanh, liên tiếp nhiều thi tập giá trị ra đời trong thời gian ngắn. Từ những thi tập ôn lại những năm tháng xa xưa với nhiều kỷ niệm nhẹ nhàng, nhưng sâu sắc, nay độc giả lại được đọc những vần thơ điêu luyện ghi những cảnh ngộ và suy tư đa dạng của tác giả từ ngày tỵ nạn xa quê, nơi “đất khách vất vơ hồn tỵ nạn”. Tôi xin phép được ghi vội vài cảm nghĩ về tác phẩm mới của thi hữu. Kính xin thi hữu niệm tình thông cảm cho. Kính thư Đào Hữu Dương THƯ GÓP Ý - HÀ TRUNG YÊN Sa vân thành, 13/ 3/1993 Kính gửi “anh” Dương Huệ Anh Thưa anh Tôi mới đọc lướt qua ba thi tập và điều cảm nhận đầu tiên là dẫu kỹ thuật dựng thơ điêu luyện, dung dị, ý thơ chững chạc, khoan hòa, nhưng vượt lên tất cả, tôi xác nhận hồn thơ của tác giả rất trẻ. Không phải anh viết về tình yêu nam nữ (hoặc mượn tình cảm ấy để tượng trưng gởi cho Nàng Thơ) mà tôi nghĩ anh tươi trẻ - hoặc tệ hơn, cố làm ra vẻ trẻ trung - đúng ra toàn bộ các thi phẩm đều toát ra một hương vị thanh xuân, biểu hiện một tấm lòng trong suốt, phản ảnh một trái tim thiết tha yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống muôn hình vẻ, lồng lộng một tâm tình xa khơi óng ánh nụ cười. Tuy thế, chất hiện thực xã hội và khát vọng vì một ngày mai của dân tộc cũng không thiếu vắng trong từng tác phẩm. Do đó, anh thật giàu có cả về phẩm lẫn lượng. Tôi cũng quen khá thân thiết với vài người làm thơ, bên ấy đã đề cập trong những trang cuối của “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu” và “Đường Nào Có Hoa Đào?”. Đó là Chu Tấn, tất nhiên. Và Trình Xuyên, Trần Vấn Lệ... Xin cảm ơn một thi sĩ có tài, đã chiếu con mắt xanh về tôi. Đây là một ân nghĩa mà cũng là một giao cảm đáng quý. Tôi sẽ lần lượt giới thiệu ba đứa con tinh thần nầy trên nguyệt san Rạng Đông (Atlanta), nguyệt san Việt Nam (Orlando) do tôi phụ trách bài vở và phổ biến trên các báo khác khắp nơi mà tôi cộng tác. Quên, một điều muốn nói thêm là: nếu Dương Huệ Anh đã viết được những bài thơ Đường luật “hay và đúng” như thế thì thành công trong những thể loại thơ khác, cũng chẳng lấy làm lạ. Tôi nghĩ, sau nầy anh tuyển lại những bài “đạt” nhất theo chủ quan và kỷ niệm của anh, in thành một tập, tạm gọi là Thơ Dương Huệ Anh ghi rõ niên hiệu sáng tác, chắc chắn sẽ gây chú ý nhiều hơn. 50 năm sáng tạo! Một quá trình thật dài nhưng không bao giờ đủ cho một nghệ sĩ! Tôi nghĩ, trong tâm hồn anh vẫn bừng bừng một ngọn lửa, dạt dào những lượn sóng và ngòi viết của anh vẫn thẳng băng, rao rực như thời Thơ Mới của thập niên 30, 40. Quê ba tôi ở Bình Lục, Phủ Lý, không xa nguyên quán của anh bao nhiêu. Nầy, Hải Phòng của anh cũng là nõi sản xuất ra nhiều danh tài lắm ðấy. Nhìn qua tiểu sử, thấy anh làm đủ thứ nghề, hình như là một “típ” thân lập thân, một con dao pha của cuộc thế nhiều biến thiên... Xin chúc anh cùng gia đình luôn luôn mạnh khỏe và thành công. Trân trọng và thân ái. Hà Trung Yên THƯ CỦA LUẬT SƯ PHẠM NAM SÁCH Kính gửi anh Dương Huệ Anh San Jose, California Thưa anh, Tôi bận việc quá. Vội vã, lúc nào cũng thấy mình vội vã. Nên chi nhận được một lúc ba tập thơ của anh thì niềm vui bỗng trở về, trong trắng, hồn nhiên, thanh thoát... tôi đọc thơ anh với tất cả tâm hồn. Mộng ước ban xưa lại trở về trong tôi. Tình cảm, tình yêu, tình thương, đam mê hay siêu thoát, mộng hay thực, vui hay buồn, nôn nao hay bực bội... tất cả đã một thời muốn ngủ yên trong tôi, nay bỗng bùng dậy, vì những câu thơ trác tuyệt của anh, vì dòng suối thi ca tươi mát, vì những thanh âm của thi nhạc, những thứ nầy cuốn trọn mất tư tưởng mình tronggiây phút ngồi một mình đối diện với những câu thơ của anh. Thế đó, tôi sẽ viết gì để cảm ơn anh? Như thuở mới về thành, năm 1954, từ hậu phương. Tuổi đôi mươi cho mình nhiều hứa hẹn đến thế! Trong khi chờ đợi lên Hà Nội dọn thi tú tài, tôi lang thanh khắp đường phố Nam Định, dừng bước hàng ngày bên phòng thông tin, cạnh nhà thờ lớn, đường Cửa Đông. Tôi đã bắt gặp những vần thơ. Tôi đã được sống lại cái thuở hoa niên, “trán cao hoài vọng tóc buông dài” khi đọc những câu thơ của anh, “bướm trắng mây chiều say mắt biếc, Thần phong một sớm lạc hoang sơn”. Trang lứa chúng ta làm gì có cái may mắn nhìn “bướm trắng” để mà “say mắt biếc”. Ngày tôi vừa 18 tuổi thì ngọn thần phong đã thổi đến. Tôi không lạc hoang sơn nhưng lạc giữa thị thành Hà Nội. Những ngày Hà Nội là những ngày của “Bến Nước Ngũ Hồ”. Thơ lại quấn lấy tôi. Mộng lãng du chắp nối ngày thơ ấu lởn vởn mãi. Anh Huệ Anh ạ, thơ có phải là “dây oan nghiệp chướng” không nhỉ? Ba tập thơ của anh chắp lại là ba mảnh đời của tôi đấy. Tôi bắt gặp lại những chữ, những câu, ngôn ngữ của thi ca chất ngất, chuyên chở những hình ảnh xưa, tình cảm cũ, âm thanh theo nhạc điệu vọng về “... Vũ trụ từ đâu chuyển tử sinh, Núi sông trời đất cũng vươn mình”. Tiếng thơ anh đã đồng vọng trong tâm hồn tôi. Không, tôi không mơ làm lãnh tụ, nhưng tôi mê thơ anh, từ đấy... Từ lâu tôi muốn tìm đến cái “nhân bản” của thơ vì tôi nghĩ rằng thơ sẽ phải vượt lên những cái rất thông thường ở cuộc đời nầy để đạt tới vị trí và chất liệu cao siêu hơn, thơ của loài người, bình dị mà vẫn trang trọng, thực tiễn mà vẫn thanh thoát. Vì thế tôi vẫn thích Đỗ Phũ hơn Lý Thái Bạch, nếu nói về Đường thi. Tôi không ngờ lại viết thơ dài gửi đến anh. Khi gài giấy vào máy chữ, tôi nghĩ chỉ ít hàng cảm ơn anh. Nào ngờ cái âm vang của thơ anh cứ ám ảnh làm cho tôi càng viết lại càng muốn viết. Thơ anh gần tôi, muốn dứt không xong. San Diego, đầu tháng 6 năm 1993 Phạm Nam Sách ĐỌC THƠ DƯƠNG HUỆ ANH Mười tám năm sầu quả có dài “Tha Hương Mười Tám Năm, Sầu Có Ai?”, dấu chấm hỏi đi theo sau câu 'bát' nầy cũng là dấu chấm hỏi đặt ra trong đầu óc tôi gần một tháng nay, từ ngày nhận được bản thảo tập thơ của Dương Huệ Anh. Hình như tôi có gặp tác giả. Chẳng ai nói tên mình. Người thơ họ Dương, có lẽ chính là anh, tôi cũng không ngờ, với tuổi tác chừng ấy, thơ anh chập chùng nhạc điệu và phôi pha tình ý. Vì thơ của anh đến từ cuộc đời, trong hơi thở, qua những khổ đau tục lụy, cái ưu tư phiền não của con người. Nhà thơ từ lâu đã là kẻ độc hành, kẻ độc hành hay là “chú lái buôn khờ dại” như Xuân Diệu tự ví mình. Mà Thanh Tâm Tuyền chẳng từng kêu lớn rằng “tôi không còn cô độc”. Dương Huệ Anh hơn một lần vẫn cô độc “ta vẫn là ta... kẻ độc hành, Thời gian vô tận, kiếp mong manh”. Thơ của anh vận chuyển tấm lòng nhân thế ẩn kín dưới hình hài xương mai một nắm. Thế gian vẫn năng trĩu phiền muộn, nước mắt chúng sinh đầy cả ngũ đại dương, nước mắt nhà thơ chẳng lúc nào ngưng chảy. Dương Huệ Anh động mối từ tâm cả với những nạn nhân đói, khổ ở tận Phi Châu “Ôi những thân hình da bọc xương, Nằm phơi cát nóng ở bên đường....” Tình cảm nầy tôi đánh giá đúng chăng? 47 bài thơ của Dương Huệ Anh là 47 cảnh sống, 47 tình huống, 47 tâm trạng. Có cái gì ray rứt khôn nguôi trong tâm hồn nhà thơ. Như Huy Cận hỏi thầm những pho tượng ở chùa Trăm Gian, Huệ Anh tự vấn: “...Chúa có còn không?Chúa ở đâu? Bao năm cầu nguyện tái tê sầu...” Cái thân cô quạnh của con người tỵ nạn là thế. Bởi lẽ “… Có gì hơn nhỉ lũ người xa quê, Gần như bán mướn làm thuê, Bơm xăng, quét chợ, cu li cũng ừ !” Sầu muộn quá chăng, tôi nghĩ có lẽ. Tôi gặp nhiều câu thơ Huệ Anh viết mang nỗi thổn thức lê thê trách móc. Đi vào thể lục bát, thể thơ của những nỗi buồn, thơ Huệ Anh là những than thân trách phận. Thật thế, ngay cả lúc gặp lại cố nhân “.. xa nhau mười bốn năm rồi, Thành Tô gặp lại nghe trời vào thu..”. Lại mùa thu, mùa của biệt ly chớ đâu mùa của hội ngộ. Cho nên bài “Thành Tô” kết thúc bằng xa nhau dù ở hai câu đầu nhà thơ mới gặp lại cố nhân “..Ôm nhau khóc giữa Thành Tô, Lần nầy xa nữa bao giờ gặp nhau?”. Tôi tìm thấy quá nhiều tan vỡ trong ý thơ Dương Huệ Anh. Bạch Cư Dị ngày xưa còn cho người kỹ nữ khi trở về già có chỗ cột con thuyền, Dương Huệ Anh thì không. Nhà thơ của chúng ta cứ đi mãi trong cuộc đời, chẳng biết “...ngày nào đến bến, dù mưa nắng, Ta sẽ qua sông vẫn một mình...” Quả có cái bế tắc trong ý thơ Dương Huệ Anh. Bế tắc kéo dài trong suốt 18 năm “...sầu có ai?” để thấy cuộc đời “thiên hà kia cũng biển dâu, Đời vô nghĩa có gì đâu, khóc cười?” Thời tiền chiến, thơ của chúng ta đã bế tắc. Hoài Thanh gọi là “chút bâng khuâng khó hiểu”. Tôi thấy cái bế tắc, cái bâng khuâng trong thơ Dương Huệ Anh cũng dễ hiểu thôi. Cuộc sống tỵ nạn, ở vào tuổi tác thi sĩ, buồn tẻ và máy móc đến độ. Xin đọc bài “Phóng Bút” để cảm cái buồn tẻ đó. Đọc hết 47 bài thơ của Dương Huệ Anh, tôi tự hỏi, phẩm chất thơ ông nằm ở chỗ nào? Ý thơ chăng? Thì cũng vậy vậy. Ý thơ lấy ngay trong cuộc sống ở đất tạm dung. Cuộc sống ấy không đẹp, vo tròn trong cơm áo, ý thơ tất cũng không đẹp. Chúng ta đừng vội thất vọng. Phẩm chất thơ Huệ Anh nằm ở chỗ nầy. Nhà thơ đã làm đẹp những ý không đẹp. Cảnh chen chúc xe cộ trên xa lộ hiện ra trong thơ Dương Huệ Anh như những dòng sông. Và giữa những dòng sông đó nhà thơ vẫn thấy có “.. đôi tay ngọc trắng ngần, Đôi môi hồng, má đỏ tình xuân..” cái sợ động đất toát ra trong câu “... sợ lắm, môi em cũng lạnh lùng...”. Khổ cho nhà thơ nhưng cũng đẹp làm sao cặp môi định mệnh, cặp môi của em khi thần chết lảng vảng đâu đây. Cũng thế lúc tác giả nhìn người đàn bà Tây phương vì mệt mỏi mà ngủ thiếp trên xe buýt con đường Dallas-El Paso “... đã đẹp, đẹp thêm trong giấc ngủ...” Phải rồi, ý thơ mượn của thế giới tạm dung qua lòng người tỵ nạn thì khó đẹp. Nó thường như “sáng đưa con cháu mình đi học, Trở về cuốc đất, làm vườn...”, thế nhưng khi ý nước trở về thì ý thơ bỗng trùng điệp “...nghe còn thương chuyện hợp hoan, Người còn đau nỗi ly tan nước nhà...”. Nhà thơ trở về mình, nghe dậy nỗi niềm quan tái “...Vong quốc mới thương người diệt chủng”. Lòng quê vời vợi, Dương Huệ Anh ngậm ngùi “.... Anh hùng thêm nhớ khách non Lam”.. những lúc như thế, thơ Dương Huệ Anh đột nhiên mặc tầm vóc hiên ngang của kẻ hào kiệt “... Nửa kiếp anh mơ chuyện diệt Tần, Ngàn năm mong dựng lại mùa xuân...”, còn khúc anh hùng ca nào hay hơn? Tôi không thất vọng về thơ Dương Huệ Anh. Hoài Thanh viết trong bài “Một Đôi Điều Tâm Sự Trên Câu Chuyện Bình Thơ” rằng: “...Thơ hay cũng như trà ngon. Có quen mới phân biệt được đúng những hương vị khác nhau. Làm thơ là một cách phát biểu ý kiến. Bình thơ cũng là một cách phát biểu ý kiến. Không phải chỉ là phát biểu về thơ, mà trước hết là phát biểu về những vấn đề tư tưởng, tình cảm đang đặt ra trong cuộc sống. (Xem: Hoài Thanh Tuyển Tập, Tập 2, nxb Văn Học, Hà Nội 1982, tr. 208-209). Dương Huệ Anh đã phát biểu khá đầy đủ tư tưởng và tình cảm của ông qua 47 bài thơ trong tập “Tha Hương 18 Năm Sầu Có Ai?”. Từ thi tứ đến thi phong, từ ngôn ngữ đến nhạc điệu, thơ Dương Huệ Anh là tiếng lòng của chính chúng ta. Thi sĩ đi vào đại chúng bằng nghệ thuật âm thanh, đầy hơi thơ và giọng thơ. Tôi mời quý bạn đọc thơ Dương Huệ Anh, có những viên ngọc bích của thi ca trong đó. Hãy chịu khó lượm nhặt và giữ lại. Làm thơ nó vận vào người, như Thúy Kiều “khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Cả đời Kiều là bạc mệnh. Có phải thi ca chỉ gieo thêm dây oan nghiệp chướng. “Người quá tài ba, nhiều khổ lụy, Chuyện lòng phiền muộn mãi chưa thôi...”, Dương Huệ Anh còn phiền muộn. Đó là tất cả kiếp nhân sinh nầy, “Số kiếp phải rồi, đây số kiếp, Dứt đi không nỡ, nuốt vào đau, Thân nầy hẳn gởi cung thê thiếp, Xấu tốt buồn vui, cũng bạc đầu”. Một lần nữa, Dương Huệ Anh rất chân thật với lòng mình, quý ở chỗ đó, nhưng đáng phiền trách cũng ở chỗ đó. Sầu muộn 18 năm quả có dài, tiếng thơ của thi sĩ không được quyền sầu muộn nữa. Quê mẹ đang “...dài năm tháng cả mùa đông...” thì nhà thơ phải có bổn phận mang mùa xuân tới, dù chỉ mang trong những điệu vần. Tôi đồng ý với một nhà phê bình thơ tiền chiến rằng “vấn đề không ở chỗ vui hay buồn mà ở chỗ vui hay buồn đều phải gắn với một lý tưởng lớn”. Tôi không tìm thấy, dù chỉ phảng phất, cái lý tưởng lớn của nhà thơ Dương Huệ Anh ở đây. Đó hẳn là điều đáng tiếc. Với tài chắp nối ngôn ngữ của ông, với tâm hồn dễ dàng rung động trước cái đẹp mà ông từng gặp, tôi nghĩ Dương Huệ Anh sẽ là nhà thơ lớn của quốc dân với điều kiện ông gắn bó lòng mình trong một lý tưởng lớn. Tháng sáu năm Quý dậu Phạm Nam Sách THƯ CỦA NỮ SĨ TUỆ NGA Oakland, ngày 29 tháng 3 năm 1993 Kính anh Huệ Anh Được anh cho tập “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu”, tập thơ chan chứa tình người, nhẹ nhàng đạo vị, TN rất thích những đoạn lục bát trang 40: Quên đi thế sự điên đầu Nỗi buồn bất lực, nỗi đau vô thường Về dây, bạn với sen vàng Trăng vô sở trụ, Niết Bàn đâu xa! Và bài Thực Tướng thật là đạt Thực Tướng, cuộc đời không sướng, khổ Buồn vui, trăm nỗi,.. ở lòng ta Chân nguyên bừng sáng, ưu đàm nở Thiền đạo vào thơ dưới nguyệt tà... Câu Thiền đạo vào thơ, quả là thoát, xin cảm ơn. Tuệ Nga ĐỖ QUYÊN ĐỌC “ĐƯỜNG NÀO CÓ HOA ĐÀO” Mỗi độ xuân về thường có hoa đào nở rộ, dọc theo đường phố hay trong khuôn viên nơi cư trú. Người ta thường lấy hình ảnh hoa đào để nói đến mùa xuân như ta thấy thi sĩ Vũ Đình Liên với bài thơ “Ông Đồ” có đoạn: “Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua...” để ông già ngồi viết câu đối hay cặp liễn trong dịp xuân về. Ở đây, tâm trạng của thi sĩ Dương Huệ Anh có khác. Trong bài Ông Đồ ta nhận thấy có tác giả Vũ Đình Liên cũng trong “phố đông người” để nhìn cảnh vật, có người và có cảnh. Trái lại thi sĩ Dương Huệ Anh một mình cô đơn phải tự hỏi “Đường nào có hoa đào?” dù là mùa xuân đang tới. Cái cảm xúc của kẻ biệt xứ mang tâm hồn thi nhân, đa sầu, đa cảm đã dùng chính tâm tình hoài hương của mình và cũng là của chung người Việt khắp nơi làm tựa cho thi phẩm của mình. “Đường nào có hoa đào” là tâm trạng của người tha hương viễn xứ, xuân về mà cảnh vật chung quanh thiếu hẳn hoa đào! Tác giả cùng một cảnh ngộ, cô đơn lữ thứ: “Cô đơn một kiếp tử sinh Nằm trong bụng mẹ, riêng mình xót xa Cô đơn ta vẫn cô đơn Lớn lên năm tháng, nỗi buồn bao la... Từ vô thủy đến tiền thân Cô đơn, ta đến cõi trần... ta đi”. (Cô đơn, tr. 27-28) Tâm trạng hoài hương len lén trở về trong tâm tư thi nhân, từ hồi tấm bé đến khi trưởng thành, màu hoa đào và mùa xuân êm ả là những kỷ niệm khó quên. Tác giả đã kể lại: “Ngày xưa ta còn nhỏ Đã biết yêu hoa đào Những cánh hoa màu đỏ Thanh tú đẹp làm sao! Mùa xuân nào cũng có Bàn thờ đặt trên cao Hoa nở đầy trong lọ Xứ Giang Tây đời nào? Tống, Thanh, Minh gì đó Lớn lên vẫn yêu đào Yêu đôi môi mọng đỏ Yêu giọng nói thanh tao. Của người đẹp năm nào... Của lòng ta bỏ ngỏ Đợi mối tình hoa đào Đợi cánh thư màu đỏ Mùa xuân cũng xanh xao Trăm hoa tàn nắng gió Bướm lưu lạc phương nào Đời có ai ruồng bỏ Kẻ mê thơ hoa đào. “Khứ niên kim nhật thử môn trung Nhân diện, đào hoa tương ánh hồng Nhân diện, bất tri hà xứ khứ? Đào hoa, niên cựu tiếu đông phong”. (Đường nào có hoa đào, tr. 23-24) Từ lúc biết yêu hoa đào, rồi như có một sự trùng hợp với tên người yêu “Hồng” với tình cảm dạt dào, thi nhân đã nhân cách hóa đưa màu hoa lên làm người tình và một lòng chung thủy: “Ngày ta còn tuổi trẻ Em ở tận phương nào? Ngày em còn nhỏ bé Hay nghe thơ “hoa đào!” Ngày em mộng trăng sao Ta không còn tuổi trẻ... Gặp nhau dưới nắng đào Đất nước còn binh đao Yêu nhau dù tận thế Cách biệt thời gian ta chẳng kể Thơ tình hoa bướm đẹp xôn xao Em yêu, gọi mãi tên hồng lệ Diễm ảo tình thơ biếc mộng đào”. (Gọi mãi tên Hồng, tr. 74) Bên cạnh tình yêu trung thành của tác giả, thi nhân còn muốn chia xẻ với những cuộc tình tan vỡ ở xứ cờ hoa bằng nhận xét của mình: “Em đổi thay rồi, cả áo xiêm Ngày xưa, suối tóc mướt xanh mềm Lời em dịu ngọt đêm trăng mật Thơm nụ hôn đầu, ngưng trái tim... Em đã thay xiêm, đổi áo rồi Không còn mắt biếc mộng xa xôi Hai quầng tím đỏ, son môi bạc Xe đẹp, nhà sang, hưởng thụ đời... Sống vội yêu cuồng, hết mộng mơ Niu-uê (New wave) nhạc trẻ, vũ đèn mờ Bao nhiêu tội lỗi, từ đây nhỉ? Hai chữ “chung tình”, chuyện ngủ mơ”. (Thay xiêm đổi áo, tr. 33-34) Đối với bạn bè, khi hay tin bạn mất, thi nhân đã phóng bút với tình cảm chan hòa: “Lại một tin buồn... đêm cuối năm Bạn không dồng kỷ, vẫn đồng tâm Trở về cõi Phật, hay Thiên giới Dòng lệ khô, ta chỉ khóc thầm. Thầm khóc thôi, thơ đã cạn nguồn Mây chiều, nắng nhạt buổi hoàng hôn Sông trời, thêm một vì sao rụng Đời chắc không vui cũng chẳng buồn. (Lại một tin buồn, tr. 48) Tác giả phải là người có một quả tim thương người và yêu cảnh vật. Ngay từ nhỏ, ông đã yêu thơ và thả hồn vào hòa nhịp với thi ca, mang lời thơ vào cuộc đời của mình để giãi bày tâm sự. Ta hãy nghe: “Yêu thơ, tư thuở mười ba Làm thơ, từ buổi hằng nga gọi hồn... Thơ ta không oán, không hờn Thơ ta, em đọc có buồn... lắm không? Lòng ta trăm rạch, ngàn sông Trăng soi tịnh thủy, biển đông hướng về” (Yêu thơ... làm thơ, tr. 90) Để tóm tắt về thơ ca của mình, tác giả viết: “Thơ ta? Nào có gì đâu Tình yêu! Nhân hoại! Khổ đau! Cuộc đời! Bao nhiêu ý, bấy nhiêu lời Không sao trả hết tình người bốn phương... Tóc xanh nói chuyện yêu đương Bạc đầu ta vẫn hòai thương... một người Quê hương, cách mấy trùng khơi Cố nhân xa vạn sông trời biển mây Trăng còn đó, nước còn đây Ta còn mơ...vẫn còn say nhạc lòng Đời còn có nghĩa gì không? Không tình yêu, thiếu môi hồng... Tiểu Siêu Quỳnh Như, Phạm Thái bồng phiêu Quê hương vĩnh cửu tình yêu ngát nồng”. (Quê hương vĩnh cửu tình yêu, tr. 66) Với lời thơ trầm buồn êm ả, thi sĩ Dương Huệ Anh lại gởi đến chúng ta tình cảm chân thành yêu người, yêu đời, yêu cảnh vật qua những vần thơ gợi nhớ; nhớ những buổi xuân về có hoa đào nở rộ ngát hương, nhớ người tình với bóng dáng yêu kiều diễm lệ. Nhớ kỷ niệm êm đềm trên mảnh đất quê hương yêu dấu xa xôi. Còn nữa, thi sĩ dù lang thang mỏi bước nơi xứ người, nhưng tâm tình luôn hướng về bên ấy xa xăm. Quê hương Việt Nam với biết bao ân t́nh để mong tìm lại được những đóa hoa đào với cảnh cũ tình xưa. Đỗ Quyên. TRÚC LÂM ĐIỂM THƠ “ĐƯỜNG NÀO CÓ HOA ĐÀO” Ở Thung Lũng Hoa Vàng, độc giả được biết nhà thơ Dương Huệ Anh qua hai thi phẩm “Huyền Ca Diễm Ảnh” và “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu” được trình làng trong năm 1991 và 1992. Bút hiệu của tác giả đã gây một vài ngộ nhận, người ta không rõ nhà thơ ấy là đàn ông hay đàn bà, trẻ hay già? Mãi sau, mới rõ là nhà thơ nam mà tuổi đời đã hơi cao, còn trong tuổi hồi xuân (retour d'âge). Thực tế, ngoài đời, tác giả hoạt động trong ngành địa ốc, bảo hiểm, thuế vụ và còn để tâm nghiên cứu học thuật về Đông y. Bề ngoài, trông ông như là một học giả với đôi mắt kính dầy cộm độ cao, hơn là một nhà thơ. Tôi biết ông lúc nào cũng vui vẻ, yêu đời, bận rộn hơn là nhàn nhã, ông còn tráng kiện, phương phi, còn lái xe Toyota Camry trắng tinh nhanh nhẹn như một thanh niên. Hình thức. Tập thơ khổ 13.5” x 21”, dầy 120 trang do Phương Đông xuất bản năm 1993, in tại Người Việt Tự Do ấn quán, San Jose; tập thơ in rất trang nhã trên giấy trắng dầy. Nội dung. Tập thơ có hai phần: 1.Phần 1. “Trước khi vô đề” của tác giả thay lời tựa. có: - Thư của Trần Tử Lăng, một thân hữu từ quê nhà viết bên kia bờ đại dương cảm tác về hai tập thơ “Huyền Ca Diễm Ảnh” và “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu”. - Bài thơ nhận định của thi sĩ Hà Thượng Nhân về sự mê thơ từ thuở nhỏ đến lúc tuổi già - Ý kiến của nhà thơ lão thành Trình Xuyên về tập thơ “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu” qua sự nhận xét của Thái Yên. - Điểm thơ “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu” của Thu Vân. - Bài ghi nhanh lễ ra mắt tập thơ “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu” của nhà văn nữ Hoàng Ngọc Thúy. - Buổi ra mắt thơ “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu” Nhận định của ký giả TTT trong tập san Diễn Đàn Thanh Niên ở Santa Ana về Dương Huệ Anh, 2. Phần thi văn gồm có 43 bài thơ: tứ tuyệt 19 bài, ngũ ngôn 5 bài, bát cú 3 bài, lục bát 16 bài. Trong số các bài thơ kể trên, Dương Huệ Anh chọn bài “Đường Nào Có Hoa Đào” làm chủ đề cho tập thơ của ông, bài thơ mà ông đắc ý nhất. Bài thơ nầy làm theo thể ngũ ngôn, nhưng ở phần giữa có ghi 4 câu thất ngôn bằng chữ Hán “Khứ niên kim nhật thử môn trung Nhân diện, đào hoa tương ánh hồng Nhân diện, bất tri hà xứ khứ Đào hoa, niên cựu tiếu đông phong” (Tác giả cần diễn ra văn nôm). Bài thơ được kết thúc bằng hai câu lục bát:”Trần gian, địa ngục... đường nào Có hoa đào nở đón chào tình thương”. Có một số bài thơ gần đây mang tinh chất “hồi ký”, nay có dịp bung ra để lưu niệm: Thiên Tai, Hoài niệm nạn nhân bão Florida “Ba ngày gió táp với mưa sa Làng phố tan hoang nát cửa nhà Xe cộ nằm dài cây bật gốc Thảm sầu đâu chỉ một mình hoa ... Trọi trơ tượng Chúa, bùn bê bết Thương lũ người điên đói... ngủ vùi”. Bạc Mệnh. Thương tiếc Lâm Đại và Ôn Mỹ Linh, hai nữ tài tử Trung Hoa tử vẫn: “Ta nhớ ngày nào Lâm Đại chết Lệ lòng như thác đổ mưa xô Đời còn gì nữa đêm từ biệt Ôn Mỹ Linh về cõi tịnh vô?” Nhớ trăng. Trăng mười phương, nhớ một phương. “Trăng Hà Nội, quá xa vời Nửa ṿòng trái đất, ngậm ngùi riêng ta” Lại Một Tin Buồn. Viếng bạn Nguyễn Đăng Kỷ “Đàn khúc Chung Kỳ, họa mấy ai? Sống cuồng, yêu vội thói quen rồi Bao giờ, ta sẽ ra đi nhỉ? Đời chắc không buồn, cũng chẳng vui”. Chân Lý: “Chân lý muôn đời chẳng đổi thay Cõi trần hư ảo lỏng vòng tay Bao nhiêu đau khổ bao sầu não Lưu luyến chi hoài để đắng cay”. Ở Đây Có Phải Thiên Đường: “Bỏ nhà bỏ cả quê hương Đến dây tìm lại thiên đường của ta ...... Gái trai mười tuổi biết yêu Hương ma túy đốt bao nhiêu... miệng cười Đồng tính luyến ái, hoang thai Nỗi đau võ lực giết người không dao”. Thay Xiêm Đổi Áo Em đã thay xiêm, ðổi áo rồi Không còn mắt biếc mộng xa xôi Hai quầng tím đỏ, son môi bạc Xe đẹp, nhà sang, hưởng thụ đời ...... Bao nhiêu tội lỗi, từ đây nhỉ Hai chữ chung tình, chuyện ngủ mơ. Thương Tiếc Nguyễn Tất Nhiên Vô lượng kiếp rồi vẫn khổ đau Bọt bèo, sáu cõi khác gì đâu Đời bao nghịch cảnh bao phiền não Giây phút lầm mê, trọn kiếp sầu. Thương Tiếc Bậc Anh Thư Gái Mê Linh: kỷ niệm Hai Bà Trưng Bắc thuộc trăm năm nhục vạn lần Gái trai vị quốc cũng vong thân Phất cờ, đuổi giặc, reo trăm họ Phá sáu mươi thành, diệt Hán quân. Triệu Thị Trinh: Anh hùng thua chí thuyền quyên Noi gương Trưng nữ một nguyền Trinh nương Lãnh Nam rạng mặt, bắc phương bay hồn. Đọc các bài thơ trên, ta thấy lời thơ của Dương Huệ Anh rất khí khái, răn đời, đôi khi cũng hận đời. Tác giả giữ vững niêm luật Đường thi, lời thơ nhẹ nàng tình tứ, rất tiếc nhiều bài đã đi ra ngoài chủ đề “Đường nào có hoa đào”, ngoại trừ có vài bài như: Gọi Mãi Tên Hồng, Trăng Soi Muôn Dặm, Đường Nào Có Hoa Đào đúng với chủ đề. Tuy tuổi hạc đã cao, hồn thơ của Dương Huệ Anh vẫn còn trẻ. Trúc Lâm Nguyễn Xuyên- San Jose DƯƠNG HUỆ ANH, NHÀ THƠ TẠI THUNG LŨNG HOA VÀNG Tại hải ngoại, không có nơi nào mà những buổi ra mắt sách diễn ra đều đặn, liên miên và xôm tụ cho bằng tại Thung Lũng Hoa Vàng, tên thơ mộng của thành phố San Jose, Bắc Cali, nơi có những thi sĩ được biết đến nhiều hay ít từ trước đến nay, như Hà Thượng Nhân, Hoàng Anh Tuấn, Trần Nghi Hoàng, Huy Trâm, Quốc Nam, Trùng Quang, và gần đây, Trấn Vấn Lệ, Huệ Thu... đặc biệt, sự xuất hiện của các thi sĩ cao niên với những tập thơ ra mắt được sự hưởng ứng tham dự đông đảo của bằng hữu, trong đó có cây bút Dương Huệ Anh liên tiếp trong ba năm 91, 92, 93 cho xuất bản 4 tập thơ: Huyền Ca Diễm Ảnh 1 và 2, 1991, Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu, 1992, Đường Nào Có Hoa Đào, 1993. Người ta được biết, Dương Huệ Anh là một đông y sĩ rất thành công trong nghề, hiện chủ trương Trung Tâm Nghiên Cứu Học Thuật Đông Phương, nên các tập thơ trên đều do “cơ sở nhà” in và phát hành. Nếu có thể hiểu ràng sự thành công của một tác giả và tác phẩm cũng là sự thành công của buổi ra mắt sách, thì phải nói “tác giả Dương Huệ Anh rất thành công”. Như chính ông đã cho biết ở đầu tập Đường Nào Có Hoa Đào, “Không như tác phẩm Huyền Ca Diễm Ảnh 1 và 2 ra mắt giữa năm 1991, phải gần mười tháng mới tiêu thụ được một nửa số sách in ra, thi phẩm Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu ngay trong buổi trình diện công chúng đã thâu được 2/3 ấn phí in sách. Đó cũng là nhờ ở sự hưởng ứng nhiệt liệt và ủng hộ của các thân hữu và một số hội đoàn bạn”. Quả thật, những buổi ra mắt thơ Dương Huệ Anh đều được sự hưởng ứng nhiệt liệt và ủng hộ của các thân hữu và hội đoàn bạn. Chỉ nguyên với tập mới nhất, đã có đăng bài viết tán thưởng của: - Thư của một lão thi hữu tại quê nhà, - Bài viết của Thái Yên, - Ý kiến của nhà thơ Trình Xuyên, - “Đọc thơ QHVCTY của DHA”, bài của Thu Vân, - “DHA, nhà thơ ấy đàn bà hay đàn ông, trẻ hay già?”, bài của TTT (Diễn Đàn Thanh Niên), - Tường thuật lễ ra mắt thi phẩm QHVCTY của Hoàng Ngọc Thúy và Thái Yên, - Thủ bút ca ngợi QHVCTY của Vũ Gia Sắc, Bạch Tâm... Chưa kể là ở tập Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu đã có: - Vài cảm nghĩ của Hà Thượng Nhân, - Đôi dòng gởi bạn của Nguyễn Đức Hiếu, - Lời giới thiệu của Thượng Quân Lê Văn Sắc, - Thủ bút của Nguyên Trinh, Nguyễn Huy Dương - Đỗ Quyên nhận định về thơ và Bình Dương góp ý với Đỗ Quyên về thi tập Huyền Ca Diễm Ảnh. Từ tập thứ nhất đến tập thứ tư, tác giả cho thấy một sự cải tiến rõ rệt, ngày càng mới mẻ. Xin trân trọng giới thiệu bốn thi phẩm của nhà thơ Dương Huệ Anh. Địa chỉ: Trung Tâm Nghiên Cứu Học Thuật Đông Phương, San Jose, CA 95122 Đoàn Văn (Nữ sĩ Vi Khuê) VĂN BÚT & THI PHẨM “ĐƯỜNG NÀO CÓ HOA ĐÀO” Như đã được loan báo trên Thời Sự số tuần qua, vào hồi 2 giờ chiều chủ nhật 21-3-1993 tại trụ sở Hội Đồng Văn Hóa Xã Hội Việt Mỹ, số 1115 E. Santa Clara, thành phố San Jose, nhà thơ Dương Huệ Anh đã cho ra mắt thi phẩm thứ ba Đường Nào Có Hoa Đào với sự hiện diện của trên sáu mươi văn thi hữu, thân hữu và quí vị quan khách. Nhà thơ Dương Huệ Anh với vóc dáng của một vị cao niên, nhưng tinh thần rất trẻ trung trong thi ca đã tạo được sự quý mến của những người tham dự. Mở đầu chương trình, sau phần giới thiệu quý vị quan khách, văn thi hữu và thân hữu, nhà văn Phạm Quang Trinh, Chủ tịch Văn Bút Trung Tâm Bắc Cali đã lên giới thiệu tác giả. Nhà thơ Dương Huệ Anh, sinh tại Hải Phòng, Bắc Việt, chính quán tại Nam Định cùng quê với nhà thơ Tú Xương ở vào thế kỷ thứ 19. Nghe bút hiệu Dương Huệ Anh, người chưa quen biết có thể ngờ là một nhà thơ nữ và thắc mắc “xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi? Đã có chồng chưa được mấy con?” vậy nên nhà văn Phạm Quang Trình đã mời nhà thơ Dương Huệ Anh đứng lên để cho quý vị cử tọa nhận diện. Rõ ràng là một nam thi sĩ, mọi người vỗ tay chào mừng. Tuy mang danh là một nhà thơ, nhưng ông cũng từng là một chuyên viên QG hành chánh, một nhân vật từng tham gia chống thực dân Pháp. Ông đã cầm bút sáng tác từ mấy chục năm qua và ngoài ba tập thơ, ông còn viết những tác phẩm biên khảo khác về văn học và y học đông phương. Điều rất lạ, theo nhà văn Phạm Quang Trình, là sống tại xứ người, với cuộc sống đầy bon chen và máy móc (mọi người làm việc như cái máy!) vậy mà nhà thơ Dương Huệ Anh vẫn có thể sáng tác thi ca. Ba thi phẩm ra đời trong vòng chưa đầy hai năm qua quả là một công trình đóng góp đặc biệt cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, cả về phẩm lẫn lượng. Nhưng chính vì vậy lại càng nói lên tấm lòng yêu văn hóa, yêu tiếng mẹ của thi sĩ. Làm thơ, như thi sĩ Hà Thượng Nhân từng có lần phát biểu, chính là làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa, cuộc sống của con người có suy nghĩ, sống đúng kiếp sống của con người. Tinh thần yêu thơ của người Việt Nam và nền văn hóa cũng là một đóng góp lớn lao cho xứ Hoa Kỳ, như một vị lãnh đạo tôn giáo từ Đài Loan qua thăm viếng các cộng đồng người Việt từng tuyên bố “Xứ Mỹ, dân Mỹ phải cám ơn sự hiện diện của quý vị. Sự hiện diện nầy không phải là sự ngẫu nhiên, vì trong khi xứ Hoa Kỳ đang xuống dốc và mặt đạo lý, thì quý vị đem văn hóa Á đông đến để góp phần xây dựng”. Thiết tưởng việc sáng tác thi ca của những người tỵ nạn, cách riêng của nhà thơ Dương Huệ Anh, cũng là một đóng góp. Nhà thơ Dương Huệ Anh đã lên tâm tình với quý vị quan khách về các công trình sáng tác của ông trong lãnh vực thi ca, nó luôn luôn gắn liền với cuộc sống và những kỷ niệm. Nhà thơ Tú Lắc và Tiến sĩ Phạm Lễ đã lên phát biểu sâu sắc về nội dung thi phẩm Đường Nào Có Hoa Đào, những điểm nổi bật của tác phẩm. Một chương trình văn nghệ giúp vui đã được các nghệ sĩ thân hữu trình diễn một cách đặc biệt do nữ nghệ sĩ Khánh Hà điều khiển cùng với sự cộng tác của các nghệ sĩ bạn. Chúng tôi ghi nhận có nữ nghệ sĩ Kiều Loan, ái nữ của nhà thơ Hoàng Cầm, giáo sư Ngọc Dung và phu quân về đàn tranh, Phạm Hiền về ảo thuật, Quốc Chính diễn ngâm. Các bài thơ được các nghệ sĩ trình bày lấy từ thi phẩm Đường Nào Có Hoa Đào. Khán giả theo dõi thưởng thức từ đầu tới cuối chương trình nhờ sự điều hợp linh hoạt và khả năng trình diễn đặc sắc. Trong số quý vị quan khách, chúng tôi ghi nhận có một số mới tới định cư tại Hoa Kỳ như cựu Tổng Trưởng Bọ Giáo Dục Ngô Khắc Tĩnh cùng phu nhân và ái nữ, ông Nguyễn Đình Xướng, nguyên Tổng Thư Ký Phủ Tổng Thống. Ngoài ra còn có sự hiện diện của quý vị đại diện các hội đoàn nhự Trần Thiện Tích, chủ tịch hội Người Việt Cao Niên và ông Trần Tế Hồng, phó chủ tịch, các nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, Hà Trọng Đoan, nhà văn Vũ Đình San, nhà báo Nguyễn Vạn Bình, nhà thơ Quốc Nam, Hoàng Xuyên, kịch tác gia... Phạm Quang Trình- Chủ tịch TT Văn Bút Bắc Cali DƯƠNG HUỆ ANH: NỬA THẾ KỶ YÊU THƠ Trước đây khoảng giáp năm, tôi có nhận được hai thi phẩm “Huyền Ca Diễm Ảnh” (1991) và “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu” (1992) do tác giả là nhà thơ Dương Huệ Anh gửi tặng. Nay lại được tác giả gởi cho một tác phẩm mới nữa nhan đề là “Đường Nào Có Hoa Đào”, do cơ sở Phương Đông xuất bản năm 1993, ấn phí mỗi cuốn là 8 Mỹ kim. Dương Huệ Anh đã từng có thi phẩm “Thơ Xanh” được xuất bản tại Saigon năm 1955. Thơ Dương Huệ Anh thuộc phái cổ điển, nhưng có những nỗ lực trẻ trung hóa thi ca. nói cho đúng, thơ không có tuổi. Một bài thơ hay là một bài thơ có hồn, sẽ sống mãi, vượt ra ngoài khuôn sáo của giới hạn thời gian. Trong bài thơ nhan đề “Thi sĩ là gì” gửi tặng Khánh Hà và các bạn yêu thơ, Dương Huệ Anh nói một câu rất chí lý “Làm thơ không khó, thơ hay khó!”. Thời nào cũng vậy, người làm thơ thì đông đảo, vô số kể, nhưng nếu không có gì đặc sắc, vượt lên trên đám đông, sẽ chết âm thầm trong đám “loạn quân”. Có những người làm thơ, viết văn đem in rồi nhờ bạn bè bốc thơm lếu láo, quảng cáo rùm beng, con cóc muốn to bằng con bò, thậm chí có kẻ vô liêm sỉ còn tự viết bài bốc thơm dưới một bút hiệu khác hoặc mượn tên người khác để đánh bóng cho tác phẩm của mình, tên tuổi của mình, nhưng tựu trung, không ai đánh lừa được quần chúng thưởng ngoạn. Kẻ không có thực tài sẽ bị thời gian đào thải. Những trò đánh trống thổi kèn, phe nhóm bốc thơm, chỉ là những trò lố bịch, vô tích sự, chẳng thể làm tăng thêm giá trị cho một quyển sách vốn dĩ không có giá trị hoặc có giá trị nhỏ nhoi. Thơ, nhạc, cùng người đẹp là những thứ dễ làm mê hoặc lòng người và những ai vướng vào vòng đam mê nầy thì không dễ mà dứt được. Dương Huệ Anh đã yêu, đã say đắm, đã si mê nàng ly tao thì trung thành với nàng, lẽo đẽo theo nàng suốt nửa thế kỷ chưa thôi. Quả đúng như thế, bài thơ mà thi lão Hà Thượng Nhân viết cho tác giả tại San Jose ngày 30/9/92 đã được trích đăng ở phần đầu thi phẩm “Đường Nào Có Hoa Đào” của Dương Huệ Anh, nguyên văn như sau: “Ta từ thuở mê thơ, thích nhạc Đến bây giờ tuổi tác dù cao Si mê vẫn giống thuở nào Chút tâm sự ấy biết bao nhiêu người Trong số người ấy có anh đấy, anh Dương Huệ Anh ạ”. Trong thi phẩm “Đường Nào Có Hoa Đào?” có nhiều bài thơ khá thành công, thoát ra ngoài khuôn sáo. Bài thơ nhan đề “Đi Bốn Phương Trời” phải kể là một bài thơ rất có hồn, làm sống lại được cái không khí, cái tình cảm của giới văn nghệ sĩ tiểu tư sản trong hàng ngũ những người tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu hồi hậu tiền bán thế kỷ XX: Khói lửa quê hương... bỗng mịt mù Không còn cách mạng đỏ... mùa thu Biên khu Việt Bắc đường loang lở Khu Bốn, Khu Ba nhuộm máu thù Suối lội, đèo leo, nhớ những chiều Đường xa, dép dẹt, nắng tàn thiêu Lối rừng, cỏ rậm, mưa tầm tã Chiến sĩ nghèo thương nghệ sĩ nghèo Có những đêm dài nhớ cố nhân Bao la đồi núi, ánh trăng ngần Độc hành mấy kẻ còn hy vọng Ghé bản thôn nào, nghỉ bước chân Bên chợ, ngày kia, lạnh gió rừng Gặp người sơn nữ, mộng rưng rưng Áo xanh chàm tím, thơm mùi vải Lục lạc đeo đầy đẹp thắt lưng! Họ Bạch, tên Phương, tộc Thái? Nùng? Lần đầu đã nói chuyện tình chung Sàn nhà dưới, ngủ chung bò ngựa Phòng vắng, Phương ơi có lạnh lùng? Buổi sớm, đưa nhau trở lại đường Trường chinh, sông núi, mịt mù sương Gặp nhau, chỉ một lần thôi, hết Đi bốn phương mà chẳng gặp Phương. ĐNCHĐ, tr. 25-26 Ở cái tuổi tròm trèm thất thập, bằng hữu trang lứa lần lượt ra đi. Mỗi lần được tin một người bạn mất, hoặc tới thăm bạn lần cuối, ai mà chẳng khỏi ngậm ngùi, Dương Huệ Anh đã ghi lại được cái cảm xúc ấy một cách rất chân thành Lại Một Tin Buồn Lại một tin buồn... đêm cuối năm Bạn không đồng kỷ, vẫn đồng tâm Trở về cõi Phật, hay thiên giới? Dòng lệ khô, ta chỉ khóc thầm. Thầm khóc thôi, thư đã cạn nguồn Một chiều, nắng nhạt buổi hoàng hôn Sóng trôi, thêm một vì sao rụng Đời chắc không vui, cũng chẳng buồn. Thương nhớ... quen rồi, ai sẽ quên Dòng đời sôi động đến cuồng điên Thời gian, ánh sáng, ta còn hiểu Sinh tử, nguyên lai vẫn ảo huyền. Đàn khúc Chung Kỳ, họa mấy ai? Sống cuồng yêu vội, thói quen rồi Bao giờ ta sẽ ra đi nhỉ? Đời chắc không buồn, cũng chẳng vui! (ĐNCHĐ, tr. 48-49 Ở Dương Huệ Anh thi ca đã trải qua thời kỳ khổ luyện, kỹ thuật vững vàng mà tự nhiên, giản dị, trong sáng và truyền cảm. Đó là những ưu điểm góp phần đưa đến sự thành công và bảo đảm giá trị cho thi phẩm của tác giả. Tôi xin trang trọng giới thiệu thi phẩm “Đường Nào Có Hoa Đào” của Dương Huệ Anh với độc giả tạp chí Dân Chủ Mới ở bốn phương. Massachusetts ngày 11/9/93 Nhà báo – Thi Sĩ Hồ Công Tâm Ý KIẾN NHÀ THƠ TRẦN NGÂN TIÊU VỀ DƯƠNG HUỆ ANH Đây là tập thơ thứ tư - “Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai?” -.xuất bản tại hải ngoại, của nhà thơ Dương Huệ Anh sau Huyền Ca Diễm Ảnh (1991), Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu (1992) và Đường Nào Có Hoa Đào (1993). Được biết, Thơ Xanh là tập thơ đầu tiên mà thi sĩ Dương Huệ Anh cho xuất bản năm 1955, và trong tương lai, thi sĩ còn cho xuất bản các tập thơ khác như Gót Ngọc Quan Âm Lấm Bụi Trần, Thương Cả Trăm Hoa, Thi Tuyển Dương Huệ Anh và một vài cuốn biên khảo về Đông y và Phật học. Dương Huệ Anh là một thi sĩ lão thành, đã vào nghiệp cầm bút từ thập niên 40 nên sự cảm xúc trong thơ có những khía cạnh khác nhau. Đôi khi phảng phất cái phong thái cổ điển, đôi khi lại muốn trẻ trung hóa những xúc động của ḿình. Người đọc sẽ không tìm thấy những từ hoa, cầu kỳ, bóng bẩy trong thơ Dương Huệ Anh vì những cảm xúc đều được diễn tả thật bình dị, cốt người đọc hiểu được ý của tác giả hơn là phô diễn những từ hoa, sáo rỗng... Trần Ngân Tiêu - Dân Chủ Mới ĐÔI LỜI CỦA NHÀ VĂN ÁI KHANH GỪI TÁC GIẢ DHA CASSELLBERRY, AUGUST 5, 1994 ... Xin thành thật cám ơn NT đã tặng cho AK quyển thơ “Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai?”. Đọc huynh trưởng trên các báo luôn và nghe anh TVLệ khen nhiều, nay mới có dịp bắt liên lạc. Trong tập thơ mới, AK thích nhất bài Phi Châu Đói Khổ. Hai năm về trước cũng tình cờ bật đài ti vi #18, AK rơi nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh đứa bé ngậm vú mẹ mà mẹ đã chết 1 ngày qua và AK đã gởi tiền giúp cho nạn đói năm 92 đó... Những hình ảnh mà loài người vô tình vùi quên đi, AK cứ nghĩ không một ai nhìn đến. Nay tình cờ đọc bài thơ ấy, chuyện cũ sống lại khiến AK nao nao... Vài hàng kính tin. Một lần nữa, xin cám ơn NT. Kính chúc NT & bửu quyến luôn an vui, hạnh phúc. Ái Khanh Ý KIẾN CỦA NỮ SĨ TÂM HUYỀN .. Xin cảm ơn ông đã cho tôi đọc hai tập thơ Đường Nào Có Hoa Đào và Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai, thật là quí hóa vô cùng. Tôi vẫn thường nghe rằng "thơ không có tuổi", câu nầy cũng thật đúng với trường hợp thơ của ông. Có phải do tình yêu con người, lòng xúc động tinh tế với những cảnh ngộ cuộc đời đã làm cho những thi sĩ dù ở tuổi nào cũng vẫn tạo được những vần thơ mang hồn rất trẻ. Như ông đã viết trong một bài thơ rằng: Thi sĩ như người, quá dễ yêu Của trời cho ít, huyễn mơ nhiều Nhả tơ, dệt mộng cho đời đẹp Ôm nụ xuân hồng, chỉ bấy nhiêu... Trong hai tập thơ nầy, tôi đã được đọc những bài nhận định rất có giá trị về thơ ông, tôi không dám lạm bàn thêm, chỉ xin gửi đến ông một vài cảm nghĩ riêng của tôi khi đọc hai tập thơ nầy. Trong cảnh nước nhà biến loạn, tôi đã từng chứng kiến rất nhiều thiếu phụ, những em cháu của tôi lặn lội thăm nuôi chồng tù tội, nên bao giờ những bài thơ tả cảnh ấy cũng dễ làm tôi cảm động, nhưng có lẽ hai câu: Trăm năm, khổ một chữ tình Thương chồng, mà cũng thương mình, phải không? Ở bài Đường Xa Tìm Chồng trong tập Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai, tôi cho là ông đã gói ghém được niềm thương cảm sâu sắc mà lại đôn hậu chân thành. Còn trong tập Đường Nào Có Hoa Đào, tôi chú ý nhất là bài Đi Bốn Phương Trời. Câu cuối cùng: Đi bốn phương trời chẳng gặp Phương đã giữ tâm hồn người đọc ở lại cùng bài thơ lâu thêm một chút trước khi đọc sang bài khác. Một lần nữa, xin cảm ơn ông rất nhiều. Xin kính chúc ông bà cùng quí quyến gặp mọi điều lành và riêng chúc ông tiếp tục thành công với những tập thơ mới. Kính thư Tâm Huyền TB: Ông cho phép tôi gửi để phụ vào chi phí ấn loát, 7/94 THÊM Ý KIẾN CỦA NV ĐOÀN VĂN (VI KHUÊ) Những thi sĩ hàng đầu của Việt Nam thời cận đại như Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử... thường đặt tên cho tập thơ đầu lòng của mình thật là ngắn, như : Lửa Thiêng, Thơ Thơ, Tiếng Thu, Gái Quê... nhưng dần dần tên tuổi của thơ lại càng dài ra, cho đến nay thì thật là dài, mà hình như càng dài càng có vẻ mới, hợp thời trang lắm vậy! Tập thơ mới nhất của Du Tử Lê mang mỹ danh vừa dài vừa lạ: "Chấm Dứt Luân Hồi Em Bước Ra". Cũng trong một nỗ lực làm mới ngôn ngữ của thơ, gần đây có người làm thơ ở Thung lũng hoa vàng đã cho ra đời thi phẩm thứ sáu., mang tên là "Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai?", tiếp theo năm tập trước là: Thơ Xanh, Huyền Ca Diễm Ảnh 1 và 2, Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu và Đường Nào Có Hoa Đào. Như vậy, thi phẩm mới nhất mang tên dài nhất, cũng có vẻ hợp thời trang nhất. Bởi vậy, khi giới thiệu tập thơ mới nhất nầy của Dương Huệ Anh, hơn một tờ báo nhấn mạnh: “Đây là một thi nhân không tuổi, thơ càng ngày càng mới ra...” chẳng những mới ở cái nhan đề mà còn mới ở cách chấm câu phỏng theo lối riêng của Du Tử Lê, như là: …mười tám năm. Tết xứ người vèo trôi. Như thoáng cuộc đời. Ngẩn ngơ. người mình nhộn nhịp. Không ngờ bản dân vẫn điệu xô bồ. Trả vay. xe đường hẻm, phóng như bay đời trên xa lộ rủi may. Có còn? ở xứ người. Tết thật buồn bận đi làm vắng cả. Vồn vã ai? (Tết xứ người) Và, ở bài thơ Bận Rộn: lao động, không ngừng, kể cũng hay gái, trai, già, trẻ... suốt đêm ngày ba phiên thay đổi. Không ngừng nghỉ lạt má hồng, xanh lét mặt mày... lao động. Đêm ngày, để trả bill bill nhà, bill chợ - thuế, buồn hiu xe. Đồ. Bảo hiểm, trăm, ngàn thứ, quên cả xuân - trai gái dập dìu... Được biết, qua “Vài nét về tác giả (Bân Rộn)”, Dương Huệ Anh là một đông y sĩ hiện đang hành nghề tại San Jose, đồng thời cũng là người chủ trương Trung Tâm Nghiên Cứu Học Thuật Đông Phương... Trong hai năm liên tiếp, ông cho ra mắt liền ba tập thơ, lần nào cũng được sự hưởng ứng tham dự của giới yêu thơ tại địa phương nầy, cũng như lúc nào cũng có thật đông tên tuổi bằng hữu sẵn sàng yểm trợ, qua bài viết cũng như ý kiến nhận định, như ở phần Phụ Lục có ghi: - Ngàn trùng tâm sự gửi mây bay của Nguyễn Bá Trạc. - 18 năm quả có dài của luật sư Phạm Nam Sách - Thư của giáo sư Đào Hữu Dương - Thư của thi hữu Hà Trung Yên - Thư của luật sư Phạm Nam Sách - Thư của nữ sĩ Tuệ Nga - Thư của nhà văn Thế Uyên- Thơ của Kỳ Sơn - Đọc Đường Nào Có Hoa Đào của Đỗ Quyên - Điểm thơ Đường Nào Có Hoa Đào của Trúc Lâm - Bản nhạc Dấu Xưa của nhạc sĩ Anh Việt, thơ Dương Huệ Anh - Thư của thi sĩ Hoàng Anh Tuấn - Tường thuật của báo Thời Sự - Thư của thi sĩ Xuân Tước - Thơ của thi sĩ Chu Toàn Chung - Nhận định của thi sĩ Hồ Công Tâm Dương Huệ Anh quả là một hiện tượng độc đáo trong làng thơ hiện nay tại Thung lũng hoa vàng! Đoàn Văn (Nữ sĩ Vi Khuê) Ý KIẾN THI SĨ TRẦN VẤN LỆ VỀ THƠ DƯƠNG HUỆ ANH Thật là một vinh hạnh cho tôi khi được nhà thơ Dương Huệ Anh quan tâm tới và cho tôi có cơ hội được góp cùng quí vị đôi điều về thơ, nói chung, và riêng về tác giả Dương Huệ Anh cùng tác phẩm “Đường Nào Có Hoa Đào“ Như quý vị biết, tôi chỉ là một người mới hội nhập xã hội Hoa Kỳ. Tôi chính thức rời khỏi tổ quốc vào đầu năm 1989, đến Mỹ vào đầu năm 1990. khi đặt chân lên đất nước Thái Lan, tôi thật tình sung sướng vì biết mình thật sự hưởng được tự do. Nhưng liền đó, tôi không ngăn được nỗi ngậm ngùi liên tưởng đến đồng bào còn phải sống trong cảnh khó khăn. Tôi sung sướng phần mình mà không vui. Chợt tôi nhớ lời Hàn Dũ nói "lời vui khó nói, điều buồn dễ hay"; tôi thử làm thơ và các bài thơ của tôi xuất hiện trên nhiều báo, tôi được đời gọi la người-làm-thơ. Tôi lang thang nhiều nơi trên nước Mỹ, khi đến San Jose nầy thì dừng chân lại khá lâu. Không phải San Jose ràng buộc được tôi, nhưng chính vì tôi muốn ở lại lâu dài với nó vì nó là quê hương của thơ, mà thơ là tấm lòng của tôi! Thơ là tấm lòng. Thơ là thể hiện của tấm lòng. Nói thế để khẳng định rằng bài thơ nào được làm ra cũng đều hay đối với tác giả của nó. Nếu có lời bình phẩm nào cho rằng bài thơ nầy chưa đạt, bài thơ kia chưa tới, thì đó là những ý kiến khách quan. Tôi thiết nghĩ người làm thơ nên tiếp thu mà không nên bày tỏ thái độ bất bình. Ngày xưa ông Nguyễn Công Trứ từng nói: Tri ngã giả bất tri ngã giả Người biết ta hay chẳng biết ta Thì ta vẫn là ta... Xưa này có rất nhiều người làm thơ, tác phẩm thơ tồn tại tới bây giờ chẳng là mấy, bởi cái định luật đào thải tự nhiên của thời gian; đồng thời cũng do tấm lòng có giới hạn của người làm thơ... Hiện tại đang có rất nhiều người làm thơ, hoặc đăng báo, in bán hoặc lưu trữ trong gia đình, hoặc phổ biến hạn chế trong bè bạn... Thơ nói lên tự nó như một bộ môn tiêu khiển không lấy ǵ làm hấp dẫn lắm. Bởi vậy người theo đuổi nghiệp thơ thật tội nghiệp, nói cho rơ hơn là nghèo. Mà cái nghèo là cái đích cho nhiều điều phiền muộn. Nguyễn Bính từng khuyên nhủ con cháu: Lớn lên đừng lấy chồng thi sĩ Nghèo lắm con ơi, khổ lắm con! Tôi có tán tụng thêm về thơ như thế nào đi nữa thì thơ vẫn nằm trong cái chung nhất định rồi: tấm lòng của mỗi chúng ta đây - người làm thơ và người quan tâm đến thơ đều có chung một niềm khắc khoải giống nhau, nhất định thơ giải quyết được ít nhiều một vấn đề tâm thức và ý thức nào đó. Thơ có giá trị tiêu cực hơn là tích cực vì thơ... ít chữ quá! Vô hình trung, thơ bị xô đẩy ra khỏi cuộc sống thực tế. Một bài thơ của Lý Thường Kiệt có tiếng vang sâu rộng và truyền bá muôn đời là một trường hợp hãn hữu, bài thơ đó vượt khỏi tấm lòng để nói lên cái quyết tâm của người lãnh đạo kháng chiến, nó là thơ siêu phàm ngoài khả năng bàn luận của tôi. Xin quí vị vui lòng coi như tôi chỉ biết được cái tầm thường và tôi nói về thơ theo kiểu của tôi, là bình dị. Bây giờ tôi đi tới tác giả Dương Huệ Anh và tác phẩm thứ ba ấn hành trong năm nay của ông "Đường Nào Có Hoa Đào?" Nhà thơ Dương Huệ Anh hôm nay hiện diện trước quí vị. Tôi là người bạn mới của ông. Một người bạn trẻ. Ông coi tôi là một người bạn vong niên. Chúng tôi biết nhau, quen nhau, gặp nhau chưa được bao lâu. Tôi không biết nhiều về Dương Huệ Anh nhưng tôi quí ông vô cùng, vì lẽ ông không phân biệt tuổi tác, không làm cho tôi buồn hay khó chịu bất cứ một lời nói hay việc làm nào. Dĩ nhiên, giữa chúng tôi sự quí trọng nhau càng ngày càng tăng, chung quy cũng nhờ thơ, chúng tôi trao đổi cho nhau xem, chúng tôi nói với nhau những điều suy nghĩ. Chúng tôi cùng một quan điểm: thơ là tình yêu. Nhà thơ Dương Huệ Anh thì quá quen thuộc vơi quí vị. Ông là cư dân thường trú ở thành phố San Jose. Ngoài công việc làm chính thức, Dương Huệ Anh được biết nhiều hơn ở tài làm thơ, và được chú ý đặc biệt là nhà thơ tình! Ông đã cho ra đời ba tác phẩm, một ở Hà Nội trước ngày chia đôi đất nước, hai là các tập Huyền Ca Diễm Ảnh, Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu". Hôm nay, ông trình làng tập thứ tư: "Đường Nào Có Hoa Đào?" Chắc quí vị không ai không có cảm tình với Dương Huệ Anh, một con người đôn hậu và ôn nhu, chưa hề bày tỏ sự tức giận một ai, một việc gì. Tôi biết Dương Huệ Anh là một Phật tử. Tôi quí ông vì ông thường nói cho tôi nghe những yếu lý Phật giáo, ông xem chuyện đời như giấc mơ... nhưng là một giấc mơ huyền diệu! Trước mặt quí vị, tôi không cần phải mô tả hình dạng nhà thơ Dương Huệ Anh làm chi, chỉ muốn nhấn mạnh một điểm: Dương Huệ Anh là người-làm-thơ đẹp và khả ái hiện hữu trong cuộc sống nầy... Quí vị muốn biết tiểu sử đầy đủ hơn về tác giả Dương Huệ Anh, quí vị có thể xem nơi phần sau của các tập thơ ông đã xuất bản. Ông không khoe khoang, chỉ muốn giới thiệu về mình bằng những nét đan thanh, cần thiết... tôi xin nhường phần "nhận dạng" một nhà thơ cho quí vị. Tựu trung, tôi chỉ muốn nói, Dương Huệ Anh là một người bạn luống tuổi rất đáng trân trọng của tôi! Nói về thơ Dương Huệ Anh! Vâng, đây mới là trọng tâm của vấn đề. Ai làm thơ cũng muốn phổ biến. Người làm thơ mà tỏ vẻ khiêm nhường hay khiêm cung, theo tôi, người ấy không phải là người làm thơ! Giả Đảo bỏ ba năm làm được hai câu, mỗi lần đọc lại là khóc, ông đập cửa nhiều nhà quen biết, bạn tri âm, người ta liếc mắt qua rồi phủi tay. Giả Đảo buồn lắm, về núi, tìm một hang động ngủ vùi và chết. Tại sao vậy? Rõ ràng người đời không thèm lý đến thơ! Có lẽ thời đại của Giả Đảo là thời đại nhiễu nhương, sống chết vì cái ăn quan trọng hơn vì thơ phú. Nguyễn Khuyến diễn giải rằng: "Sách vở ích gì cho buổi ấy!" chắc quí vị còn nhớ bài Tứ tuyệt tự thán của Giả Đảo. Dù sao tôi cũng xin phép được nhắc lại ở đây: Nhị cú, tam niên đắc Nhất ngâm, song lệ lưu Tri âm bất như thưởng Quy ngọa cố sơn thu! Thơ có một thời gian bị lãng quên, nhưng người làm thơ như Giả Đảo thì muôn đời được nhắc nhở. Chuyện dễ hiểu: ít ra trong đời Giả Đảo cũng đã có được một số bài thơ đáng truyền tụng, nói theo kiểu Bùi Giáng là "tồn lưu" đó! Trở lại với đề tài, thơ Dương Huệ Anh, tôi thành thật bày tỏ: tôi rất thích thơ của ông. Lẽ duy nhất, thơ Dương Huệ Anh không gò bó, không câu thúc niêm luật, không chọn chữ khó khăn kiểu Vũ Hoàng Chương, ông có chữ nào thì ông dùng chữ ấy, hồn nhiên như bản tính của ông là hiền hậu. Tôi xin dẫn ra đây một bài, nó nói lên quan điểm và "lập trường" của nhà thơ Dương Huệ Anh: Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu Thơ ta? Nào có gì đâu Tình yêu! Nhân loại! Khổ đau! Cuộc đời! Bao nhiêu ý, bấy nhiêu lời Không sao trả hết tình người bốn phương... Tóc xanh, nói chuyện yêu đương Bạc đầu, ta vẫn hoài mong... một người... Quê hương, cách mấy trùng khơi Cố nhân, xa vạn sông, trời, biển, mây... Trăng còn đó, nước còn đây Ta còn mơ... vẫn còn say nhạc lòng... Ừ, đời có nghĩa gì không? Không tình yêu, thiếu môi hồng... Tiểu Siêu Quỳnh Như, Phạm Thái bồng phiêu Quê hương vĩnh cửu, tình yêu ngát hồng... Có thể quí vị bảo rằng: Ồ, thơ suông quá! Lục bát mà sao không mướt? Chúng ta yêu Tố Như vì Tố Như là ông chúa của thơ lục bát, nhưng với hai câu nầy của Tố Như rất hay... mà cũng rất suông: Người một nơi hỏi một nơi Mênh mông nào biết biển trời nơi nao... thì Dương Huệ Anh cũng thế mà thôi! Với Huy Cận, với Cung Trầm Tưởng, với Du Tử Lê... họa hoằn lắm mới có đôi câu lục bát làm mềm lòng người. Thơ là khám phá. Dương Huệ Anh như một kẻ phá núi mở đường, tôi nghĩ rằng Dương Huệ Anh ít nhiều đã trổ được tài thơ của mình, vì ít nhất có hai người cảm, tác gỉa và độc giả là tôi! Thật tình tôi rất muốn quí vị đứng về "phe" của tôi... Để thấy rõ hơn nữa lập trường của tác giả, tôi xin dẫn ra nguyên văn bài "Thi sĩ là ai?" Thi sĩ là ai? Tặng Khánh Hà và những bạn yêu thơ Thi sĩ là ai? Viết nói gì Bốn ngàn năm trước mở, kinh Thi Ba trăm thiên Nhả, Phong và Tụng Lễ tục, tâm tình, chính sự ghi... Đẹp quá, ôi, thơ, vũ trụ nầy Cỏ, cây, hoa, lá, biển, trời, mây Vành môi đỏ, má hồng, răng ngọc Mắt biếc, hồn thu, tóc lả bay... Lắm buổi không trăng, thiếu mặt trời Mưa tràn, đất động, lóe sao rơi Bể dâu ngao ngán tình chung thủy Tử biệt, sinh ly... những ngậm ngùi Lựa chữ, người thơ muốn chọn vần Hòa dồng muôn điệu nhạc trăng ngân... Lời hoa, ý diệu, tràn tâm tưởng Vẽ cuộc đời trăm vẻ mỹ chân Ai bảo làm thơ dễ? Khó chi, Luật, niêm, vần chữ... khổ nhiều khi Làm thơ không khó, thơ hay khó Vũ luyện, văn ôn, có kể gì! Ta chẳng học đòi theo họ Lý Cởi giày, mài mực, lệnh vua ban Ta không ưa kẻ ... chê hàn sĩ Ngạo vật, khinh đời, vỡ mộng oan Thi sĩ như người, quá dễ yêu Của trời cho ít, huyễn mơ nhiều Nhả tơ, dệt mộng, cho đời đẹp Ôm nụ xuân hồng, chỉ bấy nhiêu...! Với bài nầy, tác giả "tự thú" với độc giả cái quá trình sinh hoạt của mình trong cuộc tử sinh. Cuộc tử sinh là cuộc đời, đủ thứ bon chen... nhưng tình yêu và ước mơ xoa dịu biết bao nhiêu nỗi cảm hoài làm cho con người tư lự. Tình yêu và ước mơ gói trọn trong thơ. Tôi vừa trình ày cho quí vị thấy hai bài thơ của Dương Huệ Anh, không phải là hai bài tiêu biểu, nó chỉ là cái cớ để tôi "nhập tâm" thơ Dương Huệ Anh thôi. Nó là lý do tôi gần gũi Dương Huệ Anh và nếu tôi có ca ngợi nhà thơ nầy thì vẫn là chuyện rất bình thường của tri âm tri kỷ. Tôi hãnh diện rằng tôi yêu quí và trân trọng một thi tài trên cơ sở một thân hữu. Tôi không bao giờ muốn gán ghép Dương Huệ Anh với các bậc thi bá, thi hào mà chỉ muốn xác định Dương Huệ Anh là một người-làm-thơ. Trong hàng trăm bài thơ của Dương Huệ Anh, tôi thích nhất bài nầy: Cho tôi trở lại Cho tôi trở lại mùa thu trước Với nắng vàng êm dệt mộng hồng Mắt biếc trông vời xa sóng nước Sầu lên vời vợi, nhớ mênh mông Cho tôi trở lại... mùa thu ấy Hai đứa mơ cùng một giấc mơ Má tựa, vai kề, vui biết mấy Đời thơm như lụa, đẹp như thơ. Cho tôi trở lại... mùa thu cũ Chín tháng quen nhau... mới hẹn hò Thơ bắt nhịp cầu xuân dạ vũ Đem tâm hồn gửi kiếp hoang sơ Cho tôi trở lại... những mùa thu Bến vắng, thuyền neo, khách lãng du Khói lửa còn xa... đồng lúa chín Thanh bình vang tiếng mẹ hiền ru Cho tôi trở lại... những ngày xưa Lứa tuổi ô mai, luyến gió đùa Suối tóc thơ dài trên áo trắng Một chiều mơ lạc đến cung vua Cho tôi trở lại... những ngày xa Chợ huyện bôn ba, nuối mẹ già Đình đám, hội hè, thôn xóm cũ Thanh bần, lạc đạo, nhớ lời cha. Cho tôi trở lại... với hồn tôi Dĩ vãng vàng son... xóa hẳn rồi Diễm ảnh phai mờ theo lối mộng Hương thừa, thoáng để luyến thương thôi... Tới đây, tôi xin được phép tóm tắt rằng: - thơ là tiếng nói xuất phát tự lòng người làm ra nó. - San Jose là quê hương của đồng bào tị nạn chúng ta. Dương Huệ Anh là một người tôi quý trọng và mến yêu. - thơ Dương Huệ Anh có lập trường vững chắc, phát huy tình yêu, thấy rõ tình người. - thơ Dương Huệ Anh dù được sáng tác ở chốn tha hương, vẫn hướng về quê hương, dân tộc. Tôi ước mong quí vị thông cảm những điều tôi trình bày với tất cả lòng sâu xa. Tôi không phê bình, không nhận định, chỉ nói ra những điều mình cảm, mình nghĩ về một bạn thơ, một người làm thơ, với tôi, người đó còn quá trẻ trung để cho thơ hoài hoài tươi thắm qua hai câu mà tác gỉa tự vẽ ra như con đường định mệnh: - Nhả tơ dệt mộng cho đời đẹp Ôm nụ xuân nồng, chỉ bấy nhiêu". Trần Vấn Lệ THÊM Ý KIẾN VỀ THA HƯƠNG 18 NĂM SẦU CÓ AI 1- Đây là thi phẩm thứ năm của Dương Huệ Anh do Phương Đông xuất bản năm 1993, sau Thơ Xanh (1955), Huyền Ca Diễm Ảnh (1991), Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu (1992) và Đường Nào Có Hoa Đào (193). Ngoài ra, ông còn cuốn sách khảo luận, ấn hành năm 1959 mang tên Tâm Lý Phụ Nữ Qua Phong Dao. (Tôi tính Huyền Ca Diễm Ảnh 2 tập thành 1 tập). Ông cho biết sẽ lần lượt đưa ra mắt Gót Ngọc Quan Âm Lấm Bụi Trần (thơ), Thương Cả Trăm Hoa (thơ), Thi tuyển Dương Huệ Anh, Ba Trăm Vị Thuốc Đông Y Thông Dụng, Tìm Hiểu Đông Y và Tìm Hiểu Phật Học. Nhưng ông còn một số bút hiệu khác, trong đó có bút danh Thụy Cầm ký dưới những bài điểm sách hoặc viết về một tác giả nào đó. Trong Mấy Lời Tâm Sự, ông chân thành giải bày: "... chủ đề thi tập nầy sẽ nặng về cảm nhận và tình cảm của tác giả - một người xa xứ - nơi đất khách, quê người, như câu thơ sau đây đã ghi lại gần trọn vẹn: Đất khách, vất vơ hồn sĩ hoạn “... tác giả muốn đem ngòi bút diễn tả lại những sự khắc khoải của con người, trước sự đổi thay của xã hội và cảnh cáo của thiên nhiên. Tác giả muốn đứng trên vị trí con người để nói về xã hội, về con người, với tất cả sự khôn ngoan và mê tối của họ, đã đưa xã hội đến tình trạng tuyệt vọng và chia rẽ hiện thời (chiến tranh, kỳ thị...)" -Huyền Ca Diễm Ảnh là một tập thơ tình, trong đó có tình yêu nam nữ là chủ đạo, khởi đi từ tuổi học trò. Những mối tình ấy đan dài trên nhiều tỉnh ở miền Bắc Việt Nam đã để lại nhiều dư hương phai loãng và dư vị đắng cay cho nhà thơ áo trắng thư sinh, viết vào những năm trước 1945, tức là ông đã làm thơ cũng thời kỳ với những thi nhân, nhà văn mà Hoài Thanh - Hoài Chân và Vũ Ngọc Phan đã đề cập. Một số bài khác viết trong giai đoạn sau cuộc di cư năm 1954 cho tới năm đầu dấn bước lưu ly nơi xứ người, song tâm hồn Dương Huệ Anh vẫn còn hầu như nguyên vẹn màu sắc tinh khôi thuở thiếu thời. Do đó, thơ của ông đầy ắp sức sống, nhiều thanh thoát, phóng khoáng và cũng không thiếu tính chất lạc quan, dù rằng trong những vần điệu thở than, buồn rầu cũng chẳng đi quá trớn, rơi vào vòng bi lụy, tuyệt vọng. 2- Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu không hẳn là một con đường thơ nối dài của Huyền Ca Diễm Ảnh. Tất nhiên ông cũng vượt thoát khỏi ảnh hưởng của những ngọn sóng của một dòng sông ngang trái, vẫn dạt dào sầu hận và chưa ra khỏi vườn tình có những đóa hoa tim rực rỡ, mà những nụ hồng có các gai nhọn đôi khi châm ông đến chảy máu. Thi phẩm nầy đã có những tiến bộ đáng kể về kỹ thuật dựng thơ, thể hiện rõ tính thời thế hơn, đậm đà hình ảnh xã hội hơn, chan hòa tư duy Phật giáo và dần dần hình thành ý niệm nhân bản. Tôi rất thích những bài thõ luật tám câu vững vàng và dịu nhẹ của ông. Thành công trong lối thõ chặt chẽ nầy không phải dễ dàng! 3- Nhưng phải đến Đường Nào Có Hoa Đào thì mới hiện lộ bản sắc của Dương Huệ Anh. Tâm tình ông nghiêng xuống "cõi tạm trần gian", biết bao từ ngữ chọn lọc thiết tha, tấm lòng ông hợp tấu cùng thiên nhiên bằng những tiết điệu, niêm vần nồng ấm... sự hướng thượng của ông đầy ắp cảm xúc rất thanh khiết đã đưa thi tập từ mức hình nhi hạ của đời thường lên cõi hình nhi thượng siêu nhiên. Ông viết bằng linh tưởng, quán thông cho nên đấy là các khối băng tâm của một miền thơ riêng biệt. Con suối hoa đào thần thoại giống như một nẻo xuyên sơn tới Thiên Thai của Lưu Nguyễn ngày nao đã nối kết từ một quá trình thi sử qua mấy nghìn năm văn học, thành một sợi chỉ hồng trong sự nghiệp thơ Dương Huệ Anh. Nó ràng buộc thơ với người thành một khối kỳ duyên thủy chung, son sắt và là một cuộc t́nh bất biến bằng văn chương chữ nghĩa thăng hoa, tạo nên nguồn vô hạn cảm cho độc giả. 4-Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai? Đã rời bỏ cơn trường mộng để nhập thế. Tính chất hiện thực xã hội là kim chỉ nam của tác phẩm. Những bài thơ nầy không còn là những bức ký họa đơn sơ mà là những khắc họa trên tấm phù điêu bằng gỗ quý. Ông tạm xếp đôi cánh hạc để biến hình thành một con chim quyên bước xuống vùng đất lầm than, tất bật; trở nên một điêu khắc gia, khéo léo chạm trổ những đường nét gân guốc, chép trung thực những phương diện của đời sống tầm gửi nhiều biến ảo, đánh mất linh hồn của mình. Phải, Dương Huệ Anh đã là một thi sĩ tài hoa mà cũng là một người Việt Nam chân chính! Có điều chúng ta cần phân biệt ông kiên cường đấu tranh vì tự do, công bằng của con người nói chung. Những khối lượng ông ghi chép lại và nhưng dòng bày tỏ lòng mình trước những sự kiện đau buồn của đất nước và dân tộc, xin được coi như sự phản ánh của một ý thức yêu sự thật, tình thương yêu nhân loại và cũng bởi phẩm chất thẩm mỹ của người nghệ sĩ. 5- Những ai chưa từng gặp Dương Huệ Anh, chưa biết ông bận rộn thế nào trong 24 giờ mỗi ngày (như bài phóng bút ở trang 28) vì ông tham gia trong khá nhiều lãnh vực, ngoài nhưng quan hệ cá nhân. Ông là nhà hoạt động rất năng nổ, một người bạn vong niên chí thành và là thổ công của thung lũng hoa vàng. Ai muốn sử dụng quãng thời gian dừng lại nơi đây muốn gặp thật nhiều thi, văn hữu, hãy tìm đến ông. Ông sẵn sàng đưa bạn đến địa điểm bạn muốn, dẫu rằng ông không còn trẻ và bận nhiều chuyện. Bài thơ Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai? trong trang 26 được chọn làm tên thi phẩm là một bài thơ sáu tám viết dễ hiểu kiểu văn vần, kể lại sự quan sát và tâm tình của ông sau gần 20 năm thân ở Mỹ mà hồn gửi cố hương, có “những câu tổng kết” như sau: ... dân nghèo thêm - mỗi mùa đông Đói cơm, thiếu áo, nhà không còn gì Đem cầm, bán - tuổi xuân thì Em yêu không giữ - cũng vì áo cơm. ...Trông ai lưu lạc phương trời Có gì hơn nhỉ? Lũ người xa quê ...Tóc xanh ơi, sớm bạc màu Tha hương mười tám năm sầu... có ai? Xin giới thiệu một bài tiêu biểu của ông: Cũng một ngày... như mọi ngày. Có gì khác lạ ngày hôm nay? Trái đất bình yên như mọi ngày Chim vẫn kêu và xe vẫn chạy Mặt trời mới mọc, mây còn bay... Cũng một ngày thôi, như mọi ngày Một vòng trái lửa, địa cầu quây Thứ hai, thứ sáu, tên người đặt Như núi sông... và như cỏ cây... Như đất trời, như những chuyện đời Thương... yêu khóe hạnh với bờ môi Thiên đường, địa ngục do mình cả Xấu tốt, giả chân... cũng ở người Thực tướng hay là ảo tưởng thôi? Trong cơn mê kẻ khóc, người cười Phải chăng tùy cảnh, tùy duyên phận? Sóng cả, bèo thương kiếp nổi trôi. Cũng một ngày thôi, như mọi ngày Ngàn trùng tâm sự gửi mây bay Thả hồn về chốn vô ưu... với Suốt hát, hoa đàn, mộng gối tay... Lê Nhật Thăng Ý KIẾN CỦA NỮ SĨ PHẠM LỆ OANH VỀ THƠ DHA ... Tháng trước tôi nhận được tập thơ Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai của ông gửi tặng. Đây là tác phẩm thứ ba mà chúng tôi được hân hạnh bái lĩnh. Thi tài của nhà thơ thật quá mẫn tiệp, chỉ có trong vòng 2 năm đã cho ra đời luôn bốn thi phẩm. Làng thơ Việt Nam hải ngoại chắc chắn không ai theo kịp. Trân trọng cảm ơn tác giả đã dành cho gia đình chúng tôi một cảm tình đặc biệt. Mỗi lần có tác phẩm mới đều không quên gửi tặng những người bạn thơ chưa từng một lần diện kiến. Thịnh tình ấy, chúng tôi xin chân thành ghi nhận. Tôi đã đọc hết ba thi phẩm: Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu, Đường Nào Có Hoa Đào và Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai. Tuy mỗi tập có riêng một đề tài, nhưng nói chung thì từ, ý đều đắc thể, lời uyển chuyển, ý thiết tha; tác giả đã đặt hết tâm hồn vào những vần thơ chứa chan tình cảm: tình yêu quê hương, yêu dân tộc, đau xót cảnh nước nhà nô lệ, tủi nhục kiếp tha hương , nhớ thương quá khứ, lo lắng tương lai, bao nỗi ưu tư ẩn ức đều bàng bạc trải dài trên những bài thơ đủ các thể loại khiến người đọc cũng cảm thông nỗi vui buồn của tác giả. Ai mà không xúc động bồi hồi, khi ngâm đến những câu: Lại xuân, xuân đến bao giờ? Có gì đổi khác? Ai chờ? Đợi? Mong? Tóc xanh ơi, sớm bạc màu Tha hương mười tám năm sầu... có ai? Đây là khắc khoải chung của bao con người lạc loài trên xứ lạ còn nặng lòng với dân tộc, mỗi độ xuân sang, lại hướng về quê mẹ mà than thở ngậm ngùi, đâu phải chỉ riêng có thi nhân mới thấm thía nỗi đau sầu của người mất nước? Vậy, sắp tới mùa xuân thứ mười tám trên bước đường tha hương, ta hãy tạm: Quên đi thế sự điên đầu, Nỗi buồn bất lực, nỗi đau vô thương! và chờ ngày: Xuân nào lại đỏ hoa đào? Nở tung bốn biển, dạt dào tình thương! Kính Phạm Lệ Oanh NV DIỆU TẦN ĐỌC “THA HƯƠNG MƯỜI TÁM NĂM, SẦU CÓ AI?” Thế là ông bạn Dương Huệ Anh đã cho ra thêm tác phẩm thứ năm. Kể từ năm 1991 đến nay cứ năm một, riêng năm 1991 đã sinh đôi vì có hai Huyền Ca Diễm Ảnh. Sức sáng tác của Dương thi sĩ mạnh như sơn dương trên vách đá cheo leo. Đã thế, ông chưa chịu ngưng, còn đe sẽ cho xuất bản đều đều. Ôi, ở cái tuổi ngót nghét cổ lai hy, họ Dương trong bốn năm sinh đến năm đứa con... thơ thì khiếp thật. Ông nhạc sĩ lão thành Anh Việt của tôi đã có câu nói đáng ghi nhớ: “Tóc bạc nhưng trái tim không bạc”, tôi thấy dùng cho nhà thơ thật không sai. Ngày xưa lão tướng Hoàng Trung thời Tam Quốc với tuổi 80 vẫn vung đao ra trận. Lão tài tử hình dung cổ quái trong phim Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà và gã nông dân Lỗ Ma Ni trong Giờ Thứ 25, Anthony Quinn mới đây với 76 tuổi đã nhập nhằng với cô thư ký trẻ vẫn sinh ra một đứa con đẹp như mơ, thì tôi nghĩ nhà thơ họ Dương có sinh nhiều con... tinh thần cũng là chuyện tự nhiên thôi. Dương Huệ Anh làm thơ rất dễ dàng, đề tài nào cũng có ông. Chuyện lặt vặt trong nhà, đưa con cháu đi học, về nhà cuốc đất là đã nảy ra thơ. Ngồi xe buýt hay dạo bộ cũng ra thơ. Nếu chuyện một người vợ phi công Mỹ chết ở Việt Nam, chuyện thiên tai, chuyện đói khổ Châu Phi, chuyện tình Diana-Charles cảm hứng thành thơ đã dễ hiểu, nhưng ngay như chuyện kẹt xe giờ tan sở, chuyện ghé qua tiệm sách... cũng làm thơ được, kể như họ Dương quá mẫn cảm. Chuyện gì cũng thành thơ: vào bệnh viện thãm bạn. Ðộng đất ở Cali, Nam Mỹ có sóng thần, lại có thơ. Một phụ nữ có bầu đứng xếp hàng chờ lãnh oe-phe hay cái phiền toái 30 Tết cũng là cái cớ để Dương Huệ Anh cảm xúc thành thơ. Có thể có người cho rằng ông xông pha vào nhiều đề tài quá, ông tham lam quá, muốn làm thơ thời sự, ghi dấu vết lịch sử, muốn làm chứng nhân thời đại. Riêng tôi, tôi không nghĩ thế, tất cả những mối buồn vui, tẻ nhạt của cuộc sống thường ngày được ông ghi nhận chuyển thành văn vần, tất cả chỉ là cái cớ. Hãy đọc những đoạn cuối của mỗi bài thơ để thấy tâm sự nhà thơ. Nên đọc và hiểu giữa các dòng chữ, hiểu thơ ở phía sâu kín của câu thơ. Tâm sự nhà thơ họ Dương ngổn ngang trăm mối, phong phú, phức tạp. Nổi bật hơn cả, theo tôi, là thói đa tình và thói ưa hỏi Thượng Đế, Chúa, Phật. Không có nhiều tình không thể làm thơ. Nhà thơ nhiều tình cảm quá, nhất là thứ tình gặp nhiều hệ lụy, là tình nam nữ. Chúng ta hãy nghe ông thủ thỉ tình yêu trong “Ngày Đầu Tỵ Nạn." Chỉ cầm tay sờ má Thời gian qua rất mau Chia tay, dặn khẽ một câu Hôm nào họ vắng, gặp nhau... tha hồ. Tinh nghịch và dí dỏm là cái ông họ Dương. Rồi còn gì nữa? Hồng nhan dù có đa truân Hán vương còn gặp Chiêu Quân xứ Hồ Ôm nhau khóc giữa thành Tô Lần nầy xa nữa, bao giờ gặp nhau. (Thành Tô) Người yêu cũ mười bốn năm qua gặp nhau kiểu 'tha hương ngộ cố tri' chẳng trách được ôm nhau khóc là phải quá rồi. Thành Tô đây không phải là Tô Châu, Hàng Châu bên Tàu mà là Tô-rôn-tô, Gia Nã Đại đấy ạ. Tôi nghe đâu đây có hơi thơ Vũ Hoàng Chương trong bốn câu thơ trên. Vào mùa thu năm 85, gặp lại người xưa: ... Ta biết em còn thương cố nhân Sắc hương dâng hiến trọn tình xuân Trao hồng gửi ngọc mong tìm chút gió lạnh hiên tây, trả nợ trần. Nối Lại Đàn Xưa - Sắc đẹp và mùi hương hiến trọn vẹn tình xuân, thì hiểu ra sao đây? Nghi ông thi sĩ quá. Đến mấy vần trong “Chú Cháu” thì ông chú và cháu Ch. đáng bị đánh đòn vì tình tứ quá: .... …Không ngờ, vớ (chân) cháu tụt từ từ Khổ không Ta thương Chi tự đáy lòng Mau tay kéo vớ lên. Ơ hay, lạ nhỉ, mắc mớ gì đến chú, ai khiến chú kéo lên? ... không ngại ngần Chi nhìn xuống, mặt đỏ rần "Làm sao thế chú? một lần nầy thôi" Vẫn buồn "cháu phận bồ côi Chú đừng thương Phấn, bỏ rơi... cháu buồn". Chú cháu lôi thôi rắc rối quá. Dặn đừng thương, nhưng bỏ rơi thì cháu buồn tái tê. Không những nhà thơ gặp tình xưa nghĩa cũ ở Việt Nam, ở Mỹ, ở Gia Nã Đại, lại còn gặp ở Viên Chiên nữa. Bỗng dưng một tối sao trời Đường khuya về nhớ miệng cười Viên Viên Em hai mươi tuổi vừa duyên Trắng trong hồn ngọc, trinh nguyên môi hồng Ghen em, cỏ nội, hoa đồng Hơi em thở nhẹ, thơm nồng dạ hương Em đi nhẹ bước Nghê Thường Em cười cả khúc đoạn trường tiêu tan... Và đây, một em Mỹ trong “Mỹ Nhân Ngủ”. Mỹ nầy là Mỹ chính cống da trắng, tóc vàng nâu. Thi nhân thương cho người đẹp ngủ trên xe buýt, có nhiều tiếng lao xao không cho người đẹp được ngủ yên: ... Quả nhiên nàng đã dậy ngồi kia Dáng điệu bơ phờ, đẹp nửa khuya Đã đẹp, đẹp thêm trong giấc ngủ Hây hây má đỏ, chẳng cần "bia" Tròn trịa cằm, như những ngón tay Sóng vàng, từng lọn phủ chân mây Ngọt ngào là mũi Cléopâtre Bắt gặp em nhìn, ta muốn say! Ông già quê Nam Định Đại Cồ Việt say người ngọc ngủ ngay trên xứ cao bồi Tếch-xát rồi liên tưởng đến cái mũi nữ hoàng bên trời Âu, quả thật là một mối tình quốc tế, vượt biên giới xuyên qua ba lục địa rồi vậy! Để có cái nhìn chung vài khía cạnh, tôi gọi là thói, thói đa tình của Dương Huệ Anh, tôi tưởng mấy câu thơ tặng nầy của nhà thơ Chu Toàn Chung không còn sai vào đâu được: ...vẫn còn phong độ văn cùng võ Vẫn thích tòm tem nhập mắt xanh Kiều nữ ca nhi có hỏi thăm Khi nào thong thả sẽ về thăm Nghe nàng còn thích giao duyên lắm Mà chỉ giao cùng Dương Huệ Anh! Một thói quen khác trong thơ Dương Huệ Anh, tưởng như cực mâu thuẫn là ông có nhiều câu hỏi với Phật, với Chúa. Phải chăng đã qua tuổi “tri thiên mệnh”, bàng bạc trong thơ họ Dương có một nhân sinh quan thản nhiên mà chua xót về con người, về thế giới? ...Có ai giúp kẻ điên khùng Phật rằng: trước phải một lòng độ Ta Cõi nầy đầy rẫy quỉ ma Xả thân cứu thế, nơi xa Chúa buồn.. Cái Ta đây là Ngã, phải tự tu thân, tự thắng được bản ngã. Phật không giúp ích cho ai nếu kẻ ấy không nắm được cái Ngã. Đến Chúa cũng thở dài vì quỷ ma trên cõi đời nầy quá loạn, xả thân cứu thế gian, Chúa mệt nhoài: .. Khóc thương mình, bạn, người thân thuộc Hình phạt nầy kêu Chúa, hỏi Trời. Đúng là Không phải tại Trời, không phải Chúa Lỗi lầm, tội nghiệp bởi con người. Khi có hạnh phúc, lúc sung sướng ít ai nghĩ đến Thượng Đế. Bị chiến tranh, đói khổ, tuyệt vọng lại gọi Chúa, kêu Phật. Nhân chi sơ, tính bản thiện, khổ nỗi lăn vào bến Mê, chui vào chợ đời, tội nghiệp đều do chung quanh tạo ra. Hãy coi lại mình, đừng đổ thừa cho Chúa, Phật: ... Đời vô nghĩa, có gì đâu khóc cười Cho ta biển núi, mây trời Cho ta một chút tình người... để quên Tiền thân, hiện kiếp, lai duyên Như Lai, tìm hiểu uyên nguyên cuộc đời. Nhà thơ rất người, rất đổi đa tình, cúi xuống kéo vớ cho “cháu” nhưng rồi chỉ vài khắc sau, trong một sát na nào đó đã như quên mất, chỉ cần một chút tình người mà sao khó kiếm quá. Trong vòng luân hồi sinh lão bệnh tử, tất cả sẽ là hư vô, là số zero to tướng. Nhà thơ muốn hỏi Đức Như Lai để tìm hiểu không những kiếp nầy mà hỏi cả lai duyên, tiền kiếp. Tại sao tôi sinh ra, tôi ở đâu đến, tôi là ai, tôi sẽ đi về đâu? Câu hỏi nhức đầu thật! Kẻ độc hành, là nhà thơ, là con người chúng ta bèo bọt, nổi trôi. Như đã nói, kể chuyện đi xe buýt chỉ là cái cớ: Từng phút, từng giây xe chẳng tới bến - càng thâu ngắn cuộc đời ta Ta ngồi yên ngủ không chờ đợi Biến cố quanh mình cứ xảy ra Ta vẫn là ta kẻ độc hành Thời gian vô tận kiếp mong manh Ngày nào đến bến - dù mưa nắng Ta sẽ qua sông. Vẫn một mình. Guồng máy xã hội quay cuồng. Bánh xe luân hồi lừng lững quay. Con người bất lực, không chờ đợi, cũng không chọn lựa được. Nhà thơ, cũng như bao kiếp người, chỉ là kẻ cô đơn, kẻ độc hành mãi mãi. Sông Mê hay sông Tiền Đường, hay Niết Bàn, cõi Thiên Đường, nếu có, thì con người cũng vẫn chỉ có một mình. Nhà thơ còn mai mỉa: ... Tham vọng cuồng điên, một lũ người Chiến tranh tàn phá, thịt xương rơi Không ai cấm cản, đâu rồi Chúa? Phật vẫn an nhiên, mỉm miệng cười. Uýnh nhau tơi bời, Chúa cản không nổi. Có ngửa cổ hỏi Phật, Phật chỉ mỉm cười, nụ cười bất diệt.. ... Chúa có còn không? Chúa ở đâu? Bao năm cầu nguyện tái tê sầu... ... Chúa có hay không, đời vẫn thế Có gì thay đổi, bốn ngàn năm? ...Chúa có còn không? Chúa ở đâu? Bao nhiêu tang tóc bấy nhiêu sầu. Vô nghĩa, tham chi nữa cuộc đời Thân nầy như cát bụi sương rơi Chúa kêu, ngoảnh mặt. Trời không cứu Phật vẫn ngồi yên, chỉ ngó thôi. Sống gửi thác về, sinh ra từ cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Không phải Chúa làm lơ đâu, không phải Trời mặc kệ. Bởi chưa hiểu thấu lẽ tuần hoàn, sinh tử đó thôi. Phật không can dự vào luật nhân quả. ... Một kẻ ra đi một giọt buồn Mái chùa không trú nổi hồn đơn Giáo đường, chuông vẫn vang lời Chúa Mê tỉnh, riêng ta chọn bước đường. Đúng, mê hay tỉnh là do con người tự chuốc lấy. Phạt, Chúa chỉ đường chứ không chọn đường cho con người. Mấy vần sau đây càng thấy rõ quan niệm về đời sống của nhà thơ ... bao kẻ thành công nơi đất khách Bao người tan vỡ giấc mơ hoa Phải đâu Chúa muốn hay Trời phạt? Đừng trách người, không vội trách ta! Không phải Thượng Đế muốn thưởng hay trừng phạt ai đâu. Tất cả đều do con người và chung quanh gây ra. Không trách người, cũng chẳng trách ta. Bỏi chính ta cũng chẳng hiểu ta, còn nói gì nữa? Để gói trọn cách nhìn đời, nhận xét đời của Dương Huệ Anh, với những câu hỏi đưa lên Phật, Chúa, tôi nghĩ nhà thơ Tuệ Nga đã có lý khi ưa thích mấy câu nầy của họ Dương: ... Quên đi thế sự điên đầu Nỗi buồn bất lực, nỗi đau vô thường vì Thực tướng, cuộc đời không sướng khổ Buồn vui trăm nỗi, ở lòng ta Chân nguyên bừng sáng, ưu đàm nở Thiền đạo vào thơ dưới nguyệt tà. Bởi thế, nếu thấy nhà thơ họ Dương đa tình ưa thói “cầm tay, sờ má” hay hẹn hò “gặp nhau tha hồ”, đừng nghĩ ông thật tình khoái vậy đâu. Ông chỉ sống thực tình trong hiện kiếp để quên tiền kiếp, lai thế, vậy thôi. Đừng thấy ông ôn lại kỷ niệm, ôm nhau khóc giữa thành Tô, đừng thấy ông “mau tay kéo vớ lên” mà nghĩ ông đã quên mất nỗi tử sinh lãng đãng đâu đây. Thói đa tình dường như đi ngược với nỗi đau thắc mắc về nhân sinh kiếp sống. Nhưng nếu nghĩ thêm tí nữa thì chính nỗi đau ấy thúc đẩy nhà thơ và con người phải cho cái ngòi tình được no đủ phủ phê. Cũng chẳng phải là yêu cuống sống vội. Cũng chẳng phải là vớt vát, giối già. Cũng chẳng phải là có quan niệm yếm thế, chán đời. Không, nhà thơ yêu mình, yêu người và yêu đời lắm chứ. Chỉ vì: ... Buồn vui trăm nỗi ở lòng ta. Vậy nếu vị nào muốn rằng trong thơ Dương Huệ Anh phải có lý tưởng lớn thì cũng tội nghiệp cho nhà thơ và cũng chưa hiểu rõ ý của Dương Huệ Anh. Một người ngâm nga rằng: ... Ta vẫn là ta, kẻ độc hành Thời gian vô tận, kiếp mong manh Ngày nào đến bến. Dù mưa nắng Ta sẽ qua sông. Vẫn một mình! …………… Diệu Tần – San Jose DƯƠNG HUỆ ANH, DÒNG THƠ TRẺ MÃI KHÔNG GIÀ Giới thiệu những tập thơ có giá trị của thi sĩ Dương Huệ Anh làm tôi nhớ lại một buổi tối cách đây ít lâu khi nói chuyện giữa một số anh chị em văn nghệ sĩ, tôi có đưa ra hai lý thuyết về cuộc đời được anh chị em lưu ý và bàn luận sôi nổi. Lý thuyết thứ nhất là: nếu một thi sĩ chỉ sống được năm mươi tuổi thôi nhưng cuộc sống của người phong phú hơn cuộc sống của người thường sống một trăm tuổi. Thi sĩ Dương Huệ Anh đã trên sáu mươi tuổi rồi nhưng tánh chất ba mươi vẫn còn hiển hiện một cách rõ rệt trong những bài thơ tình tuyệt vời của ông: Năm, sáu mươi... xuân phải đã già? Trăm năm, tình vẫn nở ngàn hoa... Đàn lòng rung động. Khi em tới sóng mắt yêu ly rợn nắng tà... Hàm tiếu, phong lan dậy sóng tình Phá tan mây tối. Rạng bình minh Thơ còn xanh mướt màu son trẻ hồn vẫn bơ vơ bước viễn trình...XXXX Ta vẫn cô đơn? Như thuở nào Bạn đời xa cách vạn trăng sao Không còn mơ ngược dòng Danube Cũng cạn khô... mê thủy động đào.... Năm, sáu mươi... xuân vẫn chẳng già Ngàn đời, hoa vẫn đẹp kiêu sa Trái tim nầy...s ẽ còn rung động Theo bước em đi... dưới nắng tà... (Xuân Mãi Chẳng Già) Thế giới của các thi nhân quả là không có tuổi; hay ít ra tuổi của thi sĩ không thể đếm được bằng sự vận hành của những tháng năm. Sự cằn cỗi của những tế bào óc não không làm tắt được ngọn lửa của những trái tim. Tuy nhiên, muốn cảm nhận được sự nồng ấm của ngọn lửa đó, ta cần phải có một sự đồng điệu với tác giả. Tôi đã từng thấy nhiều người sống như một xác chết biết đi, biết lái xe cho tới sở thật đúng giờ, biết làm vừa lòng cấp trên và biết làm tình vội vã. Cuộc đời trôi qua thật là đáng tiếc. Thế nhưng, nếu một ngày nào họ biết dừng lại cái cuộc sống vội vã bon chen đó để cảm nhận được một dòng thơ hay xoáy vào tận tâm hồn thì ngày đó sẽ đánh dấu sự tìm thấy cả một bầu trời rực rỡ hiện ra trước mắt và cuộc sống sẽ trở thành đáng yêu làm sao. Xin dẫn chứng bằng một bài thơ của Dương Huệ Anh để các bạn tìm lại cái giấc mơ thích thú một thuở nào đã ngự trị tâm hồn các bạn: Năm xưa có kẻ yêu hoa cành đào gãy đổi y sa cứu nàng dù sau duyên rẽ đôi đàng bỏ tiên. Về tục bàng hoàng giấc mơ. Xa xôi, Bản Cốc bây giờ bao du khách ghé bến chờ tìm hoa Đường mờ khói bụi phôi pha Lầu son... chôn cánh Phi Nga lạc loài đọa thân. Một kiếp dạc dài phấn hoa khói thuốc miệt mài tỉnh say. Bao nhiêu vóc ngọc hao gầy Bao nhiêu lệ đá dạn dầy môi khô Bao nhiêu khóe hạnh dăn mờ Lỏng xơ thân xác nhớp nhơ chiếu giường. Biết đâu địa ngục, thiên đường Thương hoa ai phải đoạn trường vì hoa Áo nầy em mặc vì ta Đàn nầy, để nhịp khúc ca thanh bình Cho em, trọn tấm chân tình Ngục tù em chọn tội hình em mang Đôi bờ một dải trường giang Yên hoa dời bến thênh thang yên hà... (Yên hoa, yên hà) Lý thuyết thứ hai là: nếu bạn có gặp một bất hạnh hay một khổ đau nào trong cuộc đời, bạn hãy thử dùng phương páp của tôi để hóa giải nó xem sao? Phương pháp đó là: lãng mạn hóa khổ đau thì sẽ hóa giải được nó. Nhà Phật coi cuộc đời là một bể khổ và Phật đã dạy con đường Vô ngã để thoát khổ. Lời dạy thật tuyệt vời và cao cả. Tuy nhiên, hơi khó và chỉ có một số ít người làm được mà thôi. Các tôn giáo khác thì dạy cách quỳ lạy, cầu nguyện một vị thần, một vị thượng đế nào đó do họ nghĩ ra, để hy vọng ngài tới cứu khổ cho chúng ta. Kết quả ra sao chắc ai cũng đã thấy qua suốt mấy ngàn năm lịch sử loài người. Nghiên cứu về thơ, có người cho rằng thi sĩ càng khổ đau thì thơ họ càng hay. Một nhà thơ Pháp viết rằng: Những tiếng than tuỵệt vọng là những tiếng ca hay nhất Và tôi biết những lời thơ bất tử chỉ là những tiếng nức nở. (Les plus désespérés sont les chantes les plus beaux Et j'en sais d'immortels qui sont des pures sanglots) Trong thi ca Việt Nam, ta cũng thấy những bài thơ rất hay nói lên nỗi đau khổ của thi nhân; nào là Đông Hồ khóc vợ, Tương Phố khóc chồng. Nào là Hữu Loan thương người yêu chết đuối, Thâm Tâm khổ đau lúc Tống biệt xa quê. Nào là Quách Thoại ho lao, Hàn Mặc Tử phong cùi, nào là Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng nghiện hút. Đọc thơ họ ta tưởng họ đau khổ ghê lắm. Nhưng không! Họ đã lãng mạn hóa khổ đau. Và khổ đau không còn tác hại được nữa. Bởi vì một khi những dòng huyết lệ đã biến thành những hàng châu ngọc rồi thì thi nhân sẽ cảm thấy một niềm sảng khoái vô biên, một hạnh phúc lớn lao không gì so sánh nổi. Dù bạn không phải là thi sĩ, nhưng nếu bạn có một tâm hồn thi sĩ cũng gọi là tạm đủ cho cuộc sống của bạn. Dù hoàn cảnh có thế nào, dù cuộc sống có vất vả cách mấy, dù thời tiết có khó khăn ra sao, bạn vẫn có thể chuyển đổi được ngoại cảnh một cách dễ dàng. Riêng đối với thi sĩ Dương Huệ Anh, vấn đề nầy ông viết một cách rất nhe nhàng. Ta hãy đọc bài thơ Chợ Đời của Dương Huệ Anh: ... Bận rộn quanh năm. Cũng lạ đời Cuối năm lảng vảng chợ ba mươi Mua rau mua cá, mình không thạo Nhìn ngược nhìn xuôi chỉ thấy người Trẻ già cùng hối hả đăm chiêu Lựa chọn khen chê đủ mọi điều Bới móc cân đo, bầm giập hết Bàn tay ngà ngọc, hết còn yêu Đôi môi mím chặt, chẳng còn mơ Chắn lối, mình kiên nhẫn đứng chờ Đạo mạo, ông già văng tục. Khiếp! Thiếu đề tài có kẻ làm thơ. Làm thơ không được, chạy đi quanh Thịt cá nằm đây... cũng khá tanh Khen sữa nầy ngon, nhưng quá bổ Bà kia rực mỡ, áo phong phanh...! Bao nhiêu người nói, la rồi thở Máy lạnh dường như mệt muốn ngừng Đứng xếp hàng lâu chờ móc túi Giận sao? Cô bé mặt sưng sưng... Đẹp xấu gái trai hầu đủ mặt Áo quần mới diện để mừng xuân? Lo âu nặng trĩu trên đôi mắt Ngày trả tiền bill sợ cũng gần.. Rõ ràng thi nhân ở trong một hoàn cảnh không được vui: nào người chen lấn, nào lựa chọn khen chê, nào thịt cá tanh hôi, nào ông già văng tục, nào ngày trả bill sắp tới. Thế nhưng chỉ một câu thơ lãng mạn đã hóa giải tất cả: Bà kia rực mỡ, áo phong phanh Thi sĩ đã tìm ngay được cái thế giới của riêng mình nên đã quên hết ngoại cảnh và chắc chắn cái “áo phong phanh” đó đã cứu được thi sĩ ra khỏi cảnh chen lấn đầy khó chịu. Trong những tập thơ của Dương Huệ Anh có rất nhiều dẫn chứng hỗ trợ cho lư thuyết lãng mạn hóa khổ đau thì sẽ hóa giải được khổ đau…, tôi không muốn viết dài dòng hơn nữa v́ muốn để cho độc giả hãy đọc kỹ thơ của Dương Huệ Anh và sẽ tự tìm thấy. Điều cần nhất là các bạn cũng phải có một tâm hồn lãng mạn, không quá khô khan, thì các bạn sẽ tự chứng nghiệm một cách dễ dàng. Tôi đã đọc tất cả sáu tập thơ của thi sĩ Dương Huệ Anh và tôi sẽ còn đọc đi đọc lại nhiều lần, không bao giờ thấy chán. Năm mươi năm sau, dù thi sĩ Dương Huệ Anh không còn nữa, nhưng những vần thơ của ông chắc chắn sẽ c̣n được ngâm đọc mãi để làm phong phú cho những tâm hồn biết sống trẻ măi không già. Một điểm nữa tôi quên không giới thiệu là thi sĩ Dương Huệ Anh còn là một đông y sĩ. Chắc chắn ông còn có một bí quyết y khoa để giữ cho thân thể được cường táng mãi, bạn nào cảm thấy thân xác có vẻ khô cằn, xin hãy liên lạc với thi sĩ Dương Huệ Anh để được giúp đỡ. Bác sĩ Nguyễn Thanh Giản 7-1994 Ý KIẾN NHÀ VĂN NHẬT THỊNH VỀ DƯƠNG HUỆ ANH ... Nguyên quán làng Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nhưng nhà thơ Dương Huệ Anh lại sinh hạ tại Hải Phòng, một cửa biển lớn vào bậc nhất đất Bắc. Sau khi tốt nghiệp trừơng Chuyên Viên Hành Chánh, ông lần lượt theo đuổi nhiều nghề khác nhau: làm công chức, dạy học, đông y, viết văn, làm thơ, viết báo, biên khảo, ký nhiều bút hiệu khác nhau: Thái uyển, Triêu Vân, Y Lương...sáng lập, chủ trương Trung Tâm Nghiên Cứu Học Thuật Đông Phương, Hội Văn Học Nghệ Thuật, Thi Đàn Lạc Việt. Đã xuất bản: - Thơ Xanh (1955) - Tâm Lý Phụ Nữ Qua Phong Dao (1958) - Huyền Ca Diễm Ảnh 1, 2 (1991) - Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu (1992) - Đường Nào Có Hoa Đào (1993) - Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai? (1993) Ông có một lối viết tương đối nhanh, liên tiếp thai nghén và sản sinh trong một thời gian kỷ lục, có nhiều kỷ niệm nhẹ nhàng, sâu sắc, ghi nhận được những cảnh ngộ và suy tư đa dạng, riêng tư kể từ khi bước chân ông đặt lên đất tạm dung cho đến nay đã “tha hương mười tám năm sầu có ai?”, bởi thế, thơ ông nhiều khi vẫn phảng phất một hình bóng quê hương, tâm tình vẫn dạt dào hứơng về nơi ngàn trùng xa cách. Thơ ông mang tính cách trẻ trung, biểu hiện một tình cảm tha thiết yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống muôn hình vẽ của một bức tranh kỷ hà. Ông đề cập đến tình yêu đôi lứa, nhưng sự thật, ông chỉ coi đó như một chứng cớ để tượng trưng những dâng hiến của ông cho nàng Thơ, đẹp óng chuốt, ngọc ngà của bảy sắc cầu vồng. Nhật Thịnh (Đất Đứng) Ý KIẾN NHÀ THƠ AN NHƯ Ý VỀ THƠ DƯƠNG HUỆ ANH ... Sau khi nhận được tập thơ thi hữu gửi tặng, lại mới được đọc bài “Bốn phương hội tụ gió thành thơ” của thi hữu gửi đến. Tôi vô cùng hào hứng và thích thú vô cùng. Thị hữu quả đã thành công. Lời thơ giản dị, chân thành, ý thơ đậm đà tha thiết, diễn tả rất lưu loát và dễ dàng. Đúng như một thi sĩ Pháp đã viết trong L'art poétique: “Ce que l'on concoit bien s''énonce clairement, et les mots pour le dire viennent aisément“. Tôi rất tiếc bây giờ bị bệnh đau đầu, bác sĩ khuyên không nên nghĩ ngợi, vì vậy không thể nói nhiều được như mười năm về trước, xin thi hữu thông cảm và đại thứ cho. Tôi thỉnh thoảng cũng được đọc tờ bào Việt Nam ra ngày thứ bảy, vẫn thường được thưởng thức thơ của thi hữu và của anh Hà Thượng Nhân. Hôm nào rảnh, xin mời thi hữu lên San Francisco chơi. Chúng tôi vui vẻ tiếp thi hữu ở trên San Francisco và xin báo trước cho vài ba bữa để có thể thu xếp ở nhà cả ngày để tiếp đón thi hữu. Xin kính chúc thi hữu sáng tác nhiều, quý quyến an khang và mong được gặp lại. Lão đệ An Như Ý San Francisco Oct 10, 1994 THƠ TẶNG CỦA NT, HỌA SĨ LƯU HY LẠC Cảm một bài thơ Kính tặng anh Dương Huệ Anh Lạc dòng nước, quạnh giang đầu 'tha hương mười tám năm sầu có ai?" Vọng cơ cầu suốt sông dài Nơi tâm khảm nguyên đêm ngày vết thương hỏi han quê cũ, con đường Gót son khua vỡ mười phương bội thề Ngóng con nước lạc xuôi về Ở giang đầu nỗi bộn bề hoa trôi Gọt đò ngang vớt tuổi tôi Dong một chuyến khẳm chỗ ngồi tóc tơ... Lưu Hy Lạc 1994- San Francico (Nguyệt san Thế Kỷ 21 California) Ý KIẾN NT MẬU BINH (HÀ HUYỀN CHI) Dương Huệ Anh nói thơ và sống thơ Một ngày cuối tháng 3/1994, tôi nhận được bản thảo thi tập Gót Ngọc Quan Âm Lấm Bụi Trần của thi khách Dương Huệ Anh để “anh đọc và cho ý kiến, và nếu cao hứng thì xin viết cho một bài (dài, ngắn, khen, chê, tùy..)”, Dương Huệ Anh cho biết là bản thảo nầy cũng gửi đến một số thi hữu khác với mục đích tương tự. Tôi nhận lời anh, dù chỉ biết nhau qua thư tín và viễn thoại. Viết không khó, nhưng viết cách nào thì quả thật không dễ gì, với tôi. Viết như lối khen tặng xã giao thường tình để làm vui lòng tác giả (cũng là cách mị độc giả). Tôi cũng không thể tùy tiện khen, chê trên một bản dự thảo, bởi có thể còn nhiều thay đổi, hoàn chỉnh trước khi in. Tuy nhiên, tôi sẽ ráng để không phụ lòng độc giả và thi khách. Những cảm nghĩ nơi đây xin được hiểu như một ly rượu mừng cho Dương Huệ Anh, cho một thi phẩm thứ sáu sắp chào đời: Gót Ngọc Quan Âm Lấm Bụi Trần. Từ 1955 đến 1993, Dương Huệ Anh đã trình làng năm thi tập. Từ tập thơ đầu tay, Thơ Xanh, đến tập thứ nhì Huyền Ca Diễm Anh, có khoảng cách là 36 năm. Sự gián đoạn ấy có là thành tựu tốt đẹp hơn cho khách thơ hay ngược lại? Không biết! Tôi chưa từng đọc Thơ Xanh. Sau Huyền Ca Diễm Ảnh, thi sĩ có thơ xuất bản ở nhịp gia tốc, hai năm cho ba tập. Những tập thơ sau có chiều dầy hơn, và ấn loát đẹp hơn. Riêng điều ấy đã đủ nói lên cái tình của thi khách đối với thơ mỗi lúc một đậm đà, khắng khít hơn. Dương Huệ Anh làm thơ thật dễ dàng: Một ngày, làm tám bài thơ không hay, nhưng cũng không ngờ từ xưa không cần đón, chẳng cần đưa hồn thơ vẫn đến sớm trưa bên mình… (Thơ... thẩn) Thơ đến với Dương Huệ Anh dễ dàng thế đó. Dễ dàng, cũng ở cái nghĩa thuận tay múa bút. Thơ đến từ thời sự, từ cảm tác, bởi một bài thơ, một cuốn sách, một bóng hồng, một ý niệm về đạo, về đời... Sự hiểu biết uyên bác của tác giả, bao quát trên chủ đề. Thơ tường thuật sự kiện rõ ràng, khúc chiết. Thơ chân phương khai triển ở bề mặt khiến gần với văn vần nhiều hơn. Tưởng như anh có thể nói thơ, và thở thơ (Giết Nó Phải Là Ta). Thật hiếm người làm thơ có thể viết được về cái không có gì để viết: Đã mấy hôm rồi mong nhớ thơ Ừ, sao Nàng vẫn cư thờ ơ? Không thèm qua lại hay thăm hỏi Để mặc ta buồn... đến ngẩn ngơ! Lối rẽ, đường ngang, chạy kiếm nàng Đó đây, còn thoảng chút dư hương Đôi lần thấy mặt nàng... quay mặt Hẫng hụt hồn thơ khổ bẽ bàng. Trở lại tìm thơ trong trái tim Bao nhiêu ân oán muốn im lìm Chuyện mình, viết gởi người thiên hạ Đem chuyện đời tô vẽ đẹp thêm.. (Mong Nàng Thơ) Trong Gót Ngọc Quan Âm Lấm Bụi Trần có thấp thoáng những bóng hồng Thuyền Vị, Lệ Quyên... những thù tạc gửi đến các thi hữu. Ký sự về những thắng cảnh đã qua, những nơi chốn đã dừng. Những tâm sự đã ngỏ, bằng thơ, chưa thấy là đủ: ... thơ làm, dù vạn ngàn câu Cũng như chưa nói trước sau một lời. (Ngàn Câu Chưa Nói Một Lời) Nếu phải chọn lấy một đoạn thơ độc đáo nhất trong thi tập đã dẫn, thì tôi xin chọn hai câu nầy. Ngoài cái nghĩa ở mặt nổi, nói về sự bất lực của ngôn từ, còn là một minh triết uyên thâm. Thơ khác văn vần ở tính cô động và chiều sâu của diễn đạt. Giải nghĩa thiền, cần đến một bộ sách, Dương Huệ Anh dùng đến 46 dòng: Thiền Vô Sắc Không Thiền vô biên giới Thiền vô hình. Không cửa ngõ vào ra Thiền là Thiền, là ánh sáng ngời xa (không thể diễn bằng ngôn từ, văn tự) Trong tịch tĩnh. Dù tương lai, quá khứ Thiền là Thiền. Là Đạo? Đạo là Tâm? Phật là Tâm, Tâm là Phật. Chẳng nhầm! Thiền là Tịnh Không. Tánh chân thường tại Thiền như Phật, tương đồng không sai trái Đặc tính Thiền? Là thanh tịnh, sạch không không đến, không đi, không tăng, không giảm không thăng trầm, không hoen ố bụi hồng. Không biết đến ngày tháng năm hữu hạn Không vướng vào hình tướng của thế gian Thiền là Thiền. Đạo không thể nghĩ bàn Kẻ thiền sinh vượt ra ngoài chấp trước bỏ thị phi, không phân biệt ta, người Trở về nội tâm ngời soi Bát thức Bằng mọi cách ở khắp chốn, từng nơi Trong Tỉnh thức nhập thâm vô Tự tại Ừ, Thiền là pháp nhiếp tâm Để tâm an trụ trong Thiền định nên phát sinh Trí huệ uyên uyên Đi tìm Phật tánh gặp liền Chân Tâm... (Nghĩ về Thiền) Cũng giải thích Thiền, ở tập Thơ Hoa Sen, tiểu khúc 70, Nguyễn Hữu Nhật đã chỉ dùng có 4 câu lục bát: Ý Thiền con hỏi là chi Thầy buông gậy, chẳng nói gì, đứng yên Và đâu là dụng của Thiền Bước đi, thầy nhặt gậy lên mỉm cười. Sự cao minh thế nào về Thiền, qua giải thích của hai tác giả trên, tôi xin không có ý kiến. Nhưng tôi thích Nguyễn Hữu Nhật hơn. Đặc điểm khác ở thơ Dương Huệ Anh là đã gần với tuổi cổ lai hy mà thi khách còn rất nồng nàn với tình ái: Hạt mưa rơi đẹp thanh kỳ Hứng trong tay vỡ còn gì sắc hương? Ôm nhau, chợt hiểu vô thường Mê tuồng ảo ảnh, lạc đường Chân Như... (Chuỗi Hạt Mưa) ....... Có lạ gì đâu, những chuyện đời Thương, yêu, sầu, hận... bấy nhiêu thôi... Thiên đường, địa ngục, tầm tay với Thần thánh cao xa... để mặc người... (Có Lạ Gì Đâu) ... Ta đã già ư? Tóc bạc rồi bên cầu, nước vẫn chảy, hoa trôi Hao niên, sức sống còn âm ỷ Dòng máu thanh xuân, vẫn luyến đời... Thay đổi hình hài... không đổi thay Tâm hồn... năm tháng... dạt dào say Dáng Kiều, yểu điệu rung vô thức Mái tóc buông lơi, viễn vọng đầy. Ta vẫnchưa già? Mong vẫn trẻ Ngày nào thiên thể sẽ về ngôi Trời hôm nay đẹp mây muôn vẻ thiếu nữ, như hoa, đắm mộng đời..." (Ta Vẫn Chưa Già) Với lối làm thơ dễ dàng ấy, không chừng thi tập nầy chưa dừng lại ở 55 bài như dự thảo tôi có. Thơ, giống người nữ, ở chỗ chẳng thể dễ dàng trong trang điểm và y phục. Thiếu cô đọng và hàm chứa, thơ sẽ như một người nữ bình dân. Thi khách đừng quá quan tâm rằng không có ai hiểu được mình: Ở với nhau, suốt cả đời Vợ con không hiểu, ai người hiểu ta? Hai thân, một bóng vẫn còn xa Đôi mắt em vui, bỗng lệ nhòa Ta khóc. Em cười. Đâu có lạ? Hiểu ta? Họa có một mình ta... (Ai Người Hiểu Ta). Chỉ có lòng với thơ thôi, chưa đủ. Thi sĩ cần khó khăn hơn với mình, với thơ. Nếu ta cố gắng giãi bày tâm sự, bằng thơ, mà người chẳng hiểu, thì đôi khi cũng còn là lỗi ở chính ta. Trong dòng văn học hôm qua và hôm nay, đã có nhiều người sống cho thơ và chết vì thơ. Thế nhưng chúng ta có rất ít thi sĩ đủ tầm vóc khiến cho thơ sống mãi. Thì cứ vui sống với thơ đi, bạn ta. Nhớ chứ, Đoạn Trường Tân Thanh được kết thúc thế nào? Đâu phải là “bất tri tâm bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Dù rằng cái giọt lệ hoài cảm ấy chỉ ước muốn được nhỏ xuống một chữ TÂM của Nguyễn Du. Hẳn thế. Mậu Binh (Hà Huyền Chi) Ý KIẾN CỦA NHÀ THƠ HẠ ĐỎ CHUNG BÍCH PHƯỢNG ... Vừa thi xong Mid-term là P. vội viết thư ngay cho chú đây. P. cảm ơn chú đã gửi tặng bài thơ “Chú cháu mình chung một nỗi sầu” để nói lên sự thông cảm hoàn cảnh và an ủi thân phận P. đồng thời P. rất cám ơn chú tặng P. tập thơ “Thương Cả Trăm Hoa”. Tập thơ chưa in, chưa ra lò cho mọi người thưởng thức, chỉ mới là bản thảo mà chú đã gởi tặng thì thật là đáng quí cho tấm chân tình giản dị của chú dành cho P., cho một người còn nhỏ tuổi đời và tuổi nghề, chỉ là một hậu sinh, chỉ ðáng làm học trò của chú. P. rất thích tựa đề “Thương Cả Trăm Hoa”, vì tự nó đã nói lên được tấm lòng nhân ái của tác giả, rất phù hợp với sự thương cảm sẵn có tự nhiên của chú, vừa ngọt ngào, vừa nhẹ nhàng tình cảm, vừa nhạy cảm dễ rung động, vừa cuồng nhiệt, đam mê, vừa tham lam, nhưng vừa rất công bằng... Tựa đề như một sự mời gọi thi nhân bước vào vườn hoa đang nở rộ, mỗi bài thơ là một đóa hoa úp, mở, đều tỏa ra những vẻ đẹp khác nhau. Tâm tình của chú trong mỗi bài thơ đều bộc lộ cái tình người sâu sắc, toát ra những mùi hương thoang thoảng. Hoa đẹp nhờ sắc, quý nhờ hương. Thơ của chú không những đẹp lời, đẹp ý mà còn quý ở cái tình thơ chuyên chở ngập tràn bao cảm xúc trong tâm hồn. Cái gì cũng có thể làm chú cảm hứng, ca ngợi và trân trọng sáng tác thì đúng là nhà thơ nghiệp nặng, phải đeo đuổi cuộc hành tŕnh đến ngày tàn hơi thở. P. nghĩ chắc chú cảm thấy biết ơn và hãnh diện với duyên nợ thi nhân nầy, còn nói theo đạo Công giáo thì chú được Thượng đế ban cho một cái gift tài năng thi phú (không phải ai cũng có) và phải giúp người thưởng ngoạn. Khi đọc sâu vào bên trong, đến những trang cuối, bài thơ cụ thể “Thương Cả Trăm Hoa” với các nhân vật mỹ miều bất hủ của triều đình Trung Hoa, lạị thêm những người đẹp của anh chàng Vô Kỵ, thì P. cảm thấy chú có óc quan sát rất tỉ mỉ và nhận xét tinh tế. Nói chung, khen ngợi tập thơ của chú thì cũng thừa vì đây không phải là tập thơ đầu tiên, và công việc đó thì đã có cả trăm người làm rồi, P. chỉ viết lên nhưng cảm nghĩ của riêng mình. Cảm ơn chú và chúc mừng sự thành công trong con đường sự nghiệp thơ văn của chú. Hạ Đỏ 10-27-1995 LẠI ĐỌC THƠ DƯƠNG HUỆ ANH Diệu Tần Một lần nữa tôi lại được đọc thơ Dương Huệ Anh trong tập thơ có bề dày ngót 500 trang này. Tôi không nghĩ là đưa ra thêm ý kiến về thơ Dương Huệ Anh là thừa vì trước tôi, đã có đến 34 văn thi hữu và 5, 6 chủ bút tờ báo đã nói lên những cảm nghĩ của mình về thơ Dương Huệ Anh. Đọc thơ ông mãi rồi đâm nghiền, như chúng ta thường ngày ăn cơm tẻ vậy nên vẫn phải nói, phải viết về thơ ông. Năm nay, 1997, ông trình làng Tổng tập 1 và cho biết trong tương lai gần sẽ cho ra mắt hai Tổng tập nữa. Mỗi tổng tập gồm 6 thi tập, mỗi thi tập có độ 50 bài thơ, như vậy chỉ riêng số bài thơ trong ba tổng tập đã trên dưới 900 bài thơ đủ các thể loại, bắt nguồn từ nhiều cảm hứng khác nhau. Đó là chưa kể những quyển hồi ký, nhận định về thi ca, nhạc, biên khảo, tùy bút, ông dự định sẽ hoàn thành và sẽ cho ra mắt. Đó là chưa kể những tập thơ ông đã cho in và xuất hiện như “Thơ Xanh”, “Huyền ca Diễm ảnh”, ‘Quê hương vĩnh cửu tình yêu”, “Đương nào có hoa đào’ và “Tha hương 18 năm sầu có ai”, và khá nhiều thơ in rải rác trên các báo, in chung với các bạn thơ trong các tuyển tập khác. Trước hết chỉ nói về số lượng thôi và sự dài hơi, trung thành với nàng Thơ từ năm 13 tuổi, người ta phải bái phục ông.Tôi đoán chừng ông đã sáng tác trên dưới 1200 bài thơ chưa kể số thơ đã bị thất lạc vì chiến tranh. Trong văn chương thi phú, tôi nghĩ có hai lựa chọn, một là chỉ viết văn, làm thơ khi cảm hứng dâng tràn, khi hồn thơ lai láng. Các văn nhân thi sĩ của ta từ xưa đến nay không thiếu những vị chỉ cần có một vài bài là đã nổi tiếng. Cách thứ nhì là dùng văn xuôi văn vần ghi lại tất cả những cảm nghĩ của mình về bất cứ một xúc động tâm tư nào, một biến cố thời sự nào ngoài xã hội, quốc gia và quốc tế. Đây là cách lựa chọn của Dương Huệ Anh. Ông muốn viết nhật ký bằng thơ. Rõ ràng ông là người đa tài, đa cảm và nhạy cảm và đa tình, ông không thể cưỡng lại được sự thúc đẩy quyến rũ cuả nàng Thơ. Người xưa nói: Quân tử một ngày không đọc sách, soi gương thấy mặt mũi khó coi. Dương Huệ Anh dường như tuần nào không làm thơ được, ông bứt rứt khó chịu lắm. Ông là bạn văn và bạn hàng xóm với tôi, có lần ông sang chơi, lúc trà dư tửu hậu, ông nói đùa: “Tuần này bận quá, làm thơ chưa đủ chỉ tiêu”. Chỉ tiêu lao động nghệ thuật chắc chỉ có ở vài chế độ có thôi, tại đất tự do này, làm thơ phải có hứng, không thể nặn ra được. Ông nói thế là để chứng tỏ khả năng sáng tác mạnh mẽ, phong phú và lòng yêu thơ của ông cao đến đâu. Sức sáng tác của ông thật đáng nể, ít người theo kịp. Dương Huệ Anh làm thơ như thở dưỡng khí, như mây bay như gió thổi, Dương Huệ Anh nếu không được làm thơ hàng ngày, hàng tuần thì ông sẽ khổ sở vô cùng! Đó là về lượng, còn về phẩm, về nội dung thơ ra sao? Thưa điểm nổi bật, độc giả cảm nhận được ngay là ông rất chân thành. Ông dùng Tâm để làm thơ, cảm thấy suy nghĩ thế nào thì viết ra thế nấy, không màu mè giả tạo. Người đọc và bạn thơ quý mến ông ở chỗ đó. Nói thế không có nghĩa là thơ ông quá chân phương, sù sì, thô sõ đâu, vì chủ ý ông muốn dùng phong cách đó dễ cảm thông với người thưởng ngoạn. Ông không gò bó, gọt giũa kiểu cách mà đôi lúc khá chải chuốt, và cá biệt có những áng thơ thật trác tuyệt. Tổng tập 1 gồm có 6 thi tập, một là “Thương cả trăm hoa”, nói lên tình yêu thương thiên nhiên, đồng loại, quê hương; hai là “Gót ngọc quan âm”, tập thơ nặng chất tôn giáo, tuy nhiên ông cho rằng số kiếp con người vẫn do con người quyết định, chọn lựa; ba là “Thơ Xanh’ ghi dấu từ thủa học trò đến năm 1954; bốn là ”Thơ Hồng”, đây là tập thơ sôi nổi nhất, đa tình nhất vì ông đã cảm hứng từ người tình có chân dung của ông; năm là “Ba mươi năm trước” ghi lại những biến chuyển thời đại và tâm tư từ năm 1955 đến năm 1991; và cuối cùng, tập sáu “Hai mươi năm lưu vong” ghi lại những sự việc, cảm nghĩ từ năm 1992 đến nay. *Trong Thương cả trăm hoa, tình thương của ông bao la quá, rộng lớn quá, ông nhấn mạnh là tình thương, không phải tình yêu: Nhẹ đi vào Định qua Thiền Trong hoa Tạng dịu sáng niềm yêu thương Như nhìêu người đã nhận xét, chỉ do một cớ nào đó, từ một sát na nào đó cũng đã đủ để cho ông nảy ra thơ: Ta vẫn yêu thơ như thủa ấy Buồn không phút rảnh ngắm nhìn hoa Hôm qua có một cành hoa gẫy Bước vội, mây bay, mắt lệ nhòa. Cảm hứng từ pho truyện võ hiệp, từ các ca sĩ, nghệ sĩ diễn ngâm, nữ thi sĩ, kỹ nữ, nữ sinh, ngýời ðẹp Trung Hoa, Mỹ đen, một bàn tay đẹp, những đám cỏ dại, trận lụt, tù cải tạo, thấy mấy giọt mưa, một cành hoa gẫy, đi xe buýt, cưỡi máy bay, đợi đèn xanh đèn đỏ và cả khi lái xe... ông vẫn làm thơ được: Ta hiểu rồi trong một sát na Bao nhiêu chuyển động đổi thay và Tùy duyên biến hiện tâm và vật Trời đất như người, Phật với ta. Tuy thế, vốn nòi tình, ông còn nặng nợ lắm, ông chăm chú diễn tả vẻ đẹp thuyền quyên: Xiêm nhẹ nhàng bay theo bóng hoa Sen vàng thấp thoáng nhịp huyền ca Nụ hồng ướt mở như mơn trớn Không lệch thành cao cũng đổ nhà *Gót Ngọc Quan Âm là tập thơ đạo, thơ tu, nhắc đến sinh lão bệnh tử: Bệnh, lão muôn đời ta vẫn khổ Tử, sinh một kiếp ngậm ngùi đau Vòng tay hữu hạn trong vô hạn Chớp mắt trăm năm bạc mái đầu Ông giữ vững quan niệm “cái Tâm là đạo chẳng cần đâu xa”, rồi ông bàn đến thiền, hình tướng, chấp trước, trí huệ..., ông tả sự tương phản giữa xa lộ ồn ào, máy móc với sự tĩnh lặng qua mái chùa cong. Có lúc ông chán nản, có nét yếm thế: Có lạ gì đâu những chuyện đời Thương yêu sàu hận bấy nhiêu thôi Thiên đàng địa ngục tầm tay với Thần thánh cao xa để mặc người Đôi khi ông nghi ngờ vì Trời và Chúa, Phật ở trên cao quá, con người thấp bé, nhỏ nhoi không biết nương tựa vào đâu. Trời, Chúa, Phật trên thực tế chẳng giúp đựợc gì.... Ông nghi ngờ thánh thần ngày xưa đã khôn ngoan đòi hối lộ, hiến gái đồng trinh mới chịu giúp con người. Ông thắc mắc tại sao yêu đương lại là tội lỗi, vì Chúa cho rằng yêu nhau, chuyện gió trăng là tội tổ tông truyền, có thật đó là một cái tội? Qua tập thơ này, người ta có thấy ông đang đứng ở ngưỡng cửa các nhà thơ phái “Hoài nghi”. Xen lẫn thơ hướng thượng, độc giả còn tìm thấy những ý tưởng lãng mạn. Tuy hiểu sống gửi thác về, nhưng nhà thơ cứ mê thơ, cứ thích kề môi sát má. Ông chưa chịu già về tâm hồn, dù hình tướng có đổi thay, chân tay đã thấy nhức mỏi. Chẳng hạn khi đi đưa đám ma: Hôm qua hỏa táng đưa thi hữu Về thoáng nhìn gương thấy dị kỳ nhưng chợt thấy một dáng Kiều trên đường phố yểu điệu, có mái tóc buông lơi, là thấy lòng xuân phơi phới ngay. Luồng tư tưởng của ông dường như chưa định, chưa nhất quán, nên ông uể oải khi Xuân tàn: Hôm nay còn đón đưa chào Âm ba tiếng hát, ngọt ngào lời ca Ngày mai bạn vắng người xa Trở vào guồng máy, nhìn hoa xuân tàn hay có tư tưởng buồn tủi: Vô nghĩa em ơi cả cuộc đời Cả tình em nữa, cả hồn tôi Xác thân này sẽ về tro bụi Ngửa mặt nhìn trăng tủi kiếp người Có lúc lại chán nản tự nhận là đã nhẹ tâm tư phiền muộn, không buồn nuối tiếc Xuân còn hay mất: Có lúc mình không hiểu nổi mình Chắp tay niệm Phật bỗng hồi sinh Theo chân bồ tát mười phương độ Phiêu dật hồn thơ, nhẹ viễn trình Để rồi trở lại thu mình trong ốc đảo riêng tư: Trở lại tìm thơ trong trái tim Bao nhiêu ân oán muốn đi tìm Chuyện mình viết gửi người thiên hạ Đem chuyện đời tô vẽ đẹp thêm Trong tập thơ này tôi thích nhất bài “Lập Thu”, phảng phất ý thơ đời Đương: Hôm nay ai biết là thu Trở về đây lạnh tê u cốc sầu Thoáng nhìn gương trụi mái đầu Nghe trong thơ nhạt một mầu thiền sinh Ở hải ngoại, tôi thích thơ đạo của Tuệ Nga và Bùi Duy Thuyết. Thơ đạo Tuệ Nga nhẹ nhàng, thanh thoát, không dùng đến nhiều đặc ngữ Phật giáo. Thơ Bùi Duy Thuyết tuyệt đối không mảy may vướng bụi trần. Trong khi Dương Huệ Anh nói đến Trời, Chúa, Phật như một khởi đầu, một cái cơ để bày tỏ quan niệm nhân sinh, diễn tả mối liên hệ giữa tín ngưỡng và tình yêu. *Thơ Xanh, đúng theo tên gọi, gợi nhớ đến thủa thiếu thời, khác hẳn với thơ tình trong Thơ Hồng và ngây thơ, mượt mà hơn thơ đạo. Bài “Bạn gái đầu tiên” và “ Chạy loạn” có hơi thơ như Nguyễn Nhược Pháp, rồi đến những mối tình thơ dại, tình học trò mực tím, tình yêu bạn đồng nghiệp trốn sở đi xem xinê buổi sáng..... Riêng bài “ Em Tôi” tặng bạn đời, có nét thơ Nguyễn Bính. Tuổi xanh của ông cũng không thể nào quên được những biến chuyển lịch sử. Vụ đói kinh khiếp năm Ất Dậu, rồi Cách Mạng bùng lên, có những cô du kích nông thôn... Rồi tham gia kháng chiến, cách mạng Tháng Tám thành công… Chất lãng mạn trong thơ Dương Huệ Anh ở thi tập nào cũng có. “Giao tình”, “ Yêu để mà yêu”, “ Xa” rất ướt at, tình tứ và đến “ Ngủ Mơ’ quá bạo: Thế rồi từ đó như buông thả Cởi áo thầm than:” lạnh bỏ đời’ Đôi môi cong ướt sương mai Tràn đầy sinh lực dễ phai má hồng Môi kia vội lấp môi này Bàn tay em khóa bàn tay anh rồi Uống từng chút nước, từng hơi Thở nồng nàn miệng và môi dính liền Rượu không uống cũng say mềm Chân tay rũ liệt vẫn thèm môi hôn Những câu thơ tả chân bạo tợn như thế đó, ai dám bảo là do một thi nhân bảy mươi sáng tác? Đến như những câu này thì có cùng văn phong, thi phong với Lệ Hằng và Bùi Giáng: Mái chèo sờ sững đào nguyên Lội sâu vùng ướt triền miên khát tình Gục đầu cỏ ướt quên mình Cổ lai vũ trụ cũng hình như quên *Thơ Hồng, đây là tất cả tâm tư tình cảm dành cho một người yêu. Người đẹp nào đó được nhà thơ yêu thương thật có diễm phúc và tình thật trái ngang, trắc trở. Tôi nghĩ tôi nên tôn trọng tác giả tuy ông đã bạch hóa mối tình đó, không nên nói nhiều về thi tập này. Độc giả sẽ thấu hiểu niềm hạnh phúc, nỗi đau khổ của Dương Huệ Anh qua mối tình dang dở kéo dài đến hơn 30 năm nay. Chỉ xin dẫn mấy câu để thấy tình yêu của ông mãnh liệt đến mức nào, Ông tưởng ông như một bậc đế vương khi được người tình gọi “Anh!” và xưng “Em”: Cảm ơn em gọi tiếng anh Nghĩ mình vương đế, ái khanh gọi thầm Ta yêu rồi thật chẳng lầm Ngàn năm phím sắt đàn cầm hòa vui Người đó là kẻ đến sau, nên: Dù đã yêu nhau như vợ chồng Trăm năm vàng đá chuyện hư không Cưới nhau sẽ chẳng bao giờ có Hẹn kiếp mai sau nối chỉ hồng… Người tình cũ, không rủ cũng đến, yêu trong nước chưa thỏa ra nước ngoài tiếp tục yêu: Bàng hoàng nghe tỉnh hay mê Cảm ơn anh, nhắc lời thề hẹn xưa Mười năm không gặp, bây giờ Đàn xưa im tiếng, không ngờ lại rung Khi quá yêu người ta thường hay cường điệu: Hai mươi lăm năm vẫn thương Hồng Như thủa nào vương tội tổ tông Sầu nhạt nhòa thương dài vạn kiếp Ngút cao ngàn núi, rộng ngàn sông *Ba mươi năm trước là những kỷ niệm với bạn bè, những tâm tư đã lắng đọng hơn, đã trưởng thành hơn. Những ghi nhận đôi khi mâu thuẫn nhau, buồn vui lẫn lộn. Ta chỉ yêu ta, ông tự nhủ nhưng chắc ông chưa dứt bỏ được lưới tình, chẳng hạn như: Ta muốn gần nhưng lại muốn xa Trong Em lẫn lộn thánh và ma Niệm xin Quán thế âm bồ tát Chân tánh, tâm huyền nở cánh hoa Tôi chịu câu” Trong em lẫn lộn thánh và ma” vô cùng. Nhà thơ có nhận xét về người yêu thật chí lý. Dương Huệ Anh mong được như Tô Đông Pha, có một nàng tiểu thiếp xinh đẹp thông minh hiểu thơ phú hầu hạ dưới gối. Vì nhà thơ đang cần một người nữ biết yêu thơ như mình và biết đáp lại mối tình si. Ông thoáng buồn vì tuổi xế bóng, chưa biết còn làm thơ được bao lâu... Cuộc đời là vô thường nhưng chúng ta vẫn phải sống: Ghét yêu, không nghiệp là duyên Buồn vui cõi tạm, nhớ quên bụi hồng Ừ, ly hay hợp, hợp rồi tan Cũng chỉ là duyên khó nghĩ bàn Đời vẫn vô thường như cõi tạm Mong manh tình, cánh dạ phong lan Sống là vui, chẳng nên đòi hỏi nhiều. Cả một đời khổ vì yêu... Nội tướng ông cũng được nhắc đến, chẳng riêng gì các người yêu - yêu công khai và yêu thầm nhớ trộm - được ông đề tặng cả một danh sách dài.... Bàn tay ve vuốt ngọt ngào Như ru ta ngủ dạt dào hồn thơ Bàn tay dìu dặt cung tơ Cho ta quên nỗi bơ vơ ngàn đời Ông dí dỏm ví rằng muốn qua cứa ải Mỹ Nhân giống như liều thân liều đời ra giác đấu trường thời cổ La Mã. Vào một buổi mưa gió lạnh lùng, vén màn cửa thấy đôi bồ câu âu yếm nhau trên bờ dậu thưa, ông lại thấy sức mạnh tình yêu đang biểu diễn: Lao đao một kiếp vì tình Dù cho nước đổ dù thành sẽ nghiêng Yêu đương hai chữ thiêng liêng Ba ngàn thế giới phải riêng đâu mình ? Nói về những nụ hôn đầu đời “vẫn biết yêu là đau khổ; vẫn biết yêu là chết trong lòng một ít”, nhưng có ai ngán đâu, kể cả Dương Huệ Anh? Đời đau khổ tự bao giờ Trăm năm chớp mắt còn ngờ chiêm bao Trên kia lơ lửng ngàn sao Dưới này riêng có mình thao thức buồn Thủa nào mở động càn khôn Ngập ngừng trai gái trao hôn lần đầu Tập cuối trong Tổng tập là Hai mươi năm lưu vong tập thơ nhập thế nhất, vào đời nhất. Ông kể lể những nỗi tróc phọc của đời sống hàng ngày, những chán chường vì văn chương chữ nghĩa buồn teo, bị xem rẻ như bèo: Cho không gửi tặng, đời coi rẻ “Chả có gì hay” họ bảo nhau Tuy vậy vẫn phải chấp nhận cuộc sống, xuôi theo thực tế trong khi vẫn than van đời là cõi tạm. Ông uể oải trong bài thơ “Một người như mọi người” hay “ Đời có gì mới lạ đâu”, ai cũng tham sân si như nhau cả: Ai không thèm khát má hồng Ai không đắm đuối trên giòng tiểu khê Núi cao đồi nhỏ còn mê Bờ xanh cỏ rậm ướt tê dại tình Thì thêm danh lợi như mình Để gì lại, cuối hải trình niềm đau? Dầu vậy ông vẫn còn chút lạc quan khi phóng xe trên xa lộ và muốn phải có đường hai chiều, bởi một chiều gửi hương cho gió mà người yêu không đáp lại nhờ gió gửi lại nụ hôn thì buồn lắm! Ông vẫn có những vần thơ thoát tục: Suối trưa không nghỉ mây chiều không đi Chán chường chĩu nặng bờ mi Trôi theo cánh mộng yêu ly chập chùng Những thắc mắc đầy triết lý: Ta từ đâu đến, sẽ về đâu Năm sáu ngàn năm một thoại đầu Cuống rốn từ khi lìa bụng mẹ Ơn Người bể Bắc biết nông sâu Tư tưởng” Biết đời là bể khổ nhưng yêu thì vẫn cứ yêu, mê thơ vẫn cứ mê” bàng bạc trong thơ ông: Đời ơi, chỉ đẹp vì hương sắc Của mộng và mơ, những nụ cười Thơ và nhạc tô điểm cho đời, ông tiếp tục ca tụng vẻ đẹp Thánh Cô hay Quỳnh Như vì đó là đời sống là sự thật hiển nhiên. Tuy tha hương, lưu vong nhưng có ai ngăn cản ông mơ tưởng: Đôi gò bồng đảo xanh đồi cỏ Suối ngọc uyên u ấm diệu kỳ Hay là: Dáng uốn, eo thon nhiều cảm xúc Hơi em thở ngát mộng hoang sơ Để cuối cùng nhà thơ tự an ủi, như câu tục ngữ” Có cô thì chợ cũng đông, cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui”: Đời có ta hay không có ta Vẫn muôn mầu, vạn tướng trăm hoa Không gì thật xấu hay hoàn mỹ Thôi sống yên vui mộng thái hòa Dương Huệ Anh là một Lê Văn Trương thời mới trong lãnh vục thơ, viết nhiều, viết khỏe. Ông là là một self-made man, một người tự lập từ nhỏ, nên ông như con dao pha, như một Ernest Hemingway làm gì cũng được. Thơ ông thật đa dạng, sức viết thật sung mãn. Ông vừa lạc quan vừa có chút bi quan, xen lẫn chút hoài nghi về tôn giáo. Ông vừa muốn thoát tục, vừa muốn hãm hở dấn býớc mãi vào tình yêu đau khổ không lối thoát. Dương Huệ Anh là một đệ tử muốn tu nhưng chưa dứt được lòng trần. Người ta có thể xếp ông vào các nhà thơ tân ấn tượng (neo impressionist). Dương Huệ Anh có vốn Tây học và có chút vốn Hán học, nên thơ ông vừa cũ vừa mới, kể cả nội dung lẫn hình thức. Ông là trường hợp hiếm có, cho nên lớp độc giả 60 - 70 tuổi mến ông; còn cỡ 20 - 30 cũng có chung tần số cảm thông, yêu ông, một nhịp cầu nối giưã cũ và mới; viễn mơ và trần tục; thánh và ma; thiên đường và địa ngục. Nếu so sánh xa hơn nữa về xu hướng, ông gần với Bạch Cư Dị, nhà thơ đi sát xã hội hơn là gần xu hướng duy mỹ Lý Bạch, Tô Đông Pha. Riêng tôi và một số bạn quý mến ông, ưa chuộng thơ ông, hy vọng đến hai Tổng tập sau, ông sẽ có một lựa chọn dứt khoát. Chúng tôi sẽ được thưởng thức những áng thơ lắng đọng, thanh cao mà sâu sắc hơn nữa của Dương Huệ Anh. DIỆU TẦN – San Jose THƠ DƯƠNG HUỆ ANH – TỔNG TẬP I Lê Nhật Thăng Năm 1997, một sự kiện Văn Học ở hải ngoại xuất hiện khi có thi sĩ cho ấn hành Tổng Tập I và sẽ cho ra mắt hai Tổng Tập khác. Mỗi Tổng Tập gồm 6 thi tập và có bề dầy gần 500 trang. Thật là một cố gắng to lớn về vật chất lẫn tinh thần, nhưng có lẽ nói đúng hơn, đó là niềm say mê, trân trọng rất mực với thơ của Dương Huệ Anh. Trong Vài Hàng Tâm Sự, ông cho biết: “...Tuy nhiên, tác giả vẫn giữ ý định như đã dự liệu vì lý do muốn ghi lại những dấu nét, những cảm xúc và suy nghĩ... quan niệm về riêng từng vấn đề hay hoàn cảnh nào đó... đã từng trải qua để giữ làm kỉ niệm... rất đáng trân trọng đối với tác giả, khó thể quên...” Tổng Tập I gồm gần 300 bài thơ đủ thể loại của các thi tập Thương Cả Trăm Hoa, Gót Ngọc Quan Âm, Thơ Xanh, Thơ Hồng, Ba Mươi Năm Trước và Hai Mươi Năm Lưu Vong. Dương Huệ Anh đã cho in cuốn Khảo luận Tâm Lý Phụ Nữ Qua Phong Dao, tập thơ Huyền Ca Diễm Ảnh 1 và 2, Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu, Đường Nào Có Hoa Đào, Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai và Thuốc Đông Y Cần Yếu. Được biết ông sẽ xuất bản: 50 Năm:Thơ Và Người Thơ - Những Khúc Buồn Vui (Nhạc), Tìm Hiểu Phật Giáo (Biên Khảo), Tìm Hiểu Dịch Số (Biên Khảo) và Những Bước Đương Đã Qua (Hồi Ký)… Thi tập Thơ Xanh đã xuất bản năm 1955 tức là hơn bốn mươi năm qua là tác phẩm đầu tay của ông, mở đầu cho sự nghiệp trước tác rất đồ sộ, phong phú, uyên bác và hữu ích. Thơ Dương Huệ Anh rất vững vàng, trác luyện và tài hoa về kỹ thuật dựng thơ. Ông rất ít phá thể. Trong mỗi câu đều thể hiện tính nhạc, niêm vần nghiêm chỉnh, bố cục chặt chẽ và những dấu hợp lý. Thơ của ông đề cập tới nhiều vấn đề, nhiều chuyện và vẽ lại muôn mặt của cuộc sống trong nhiều hoàn cảnh, với nhiều hạng người khác nhau qua các thời điểm dị biệt. Nội dung nhiều khi mang vẻ siêu thoát, thần tiên xa lạ với cuộc sống bình thường nhưng có lúc lại đậm đặc chất hiện thực xã hội, nghiêng xuống những cảnh nghèo khổ làm cho người đọc se thắt, ngậm ngùi. Thơ tình của Dương Huệ Anh trải suốt từ tuổi thiếu niên đến tuổi trung niên và ngay cả khi vào tuổi già, chúng ta vẫn thấy ông bầy tỏ tình cảm yêu thương, song đã bớt nồng độ đắm say, tha thiết. Tình yêu bây giờ của ông là các cơn gió lạ thoảng qua trái tim vẫn nồng nàn hương vị tình yêu muôn thuở. Cầm bộ thơ của Dương Huệ Anh, tôi nghĩ ông đã thành công trong mục đích khiêm tốn và thích thú của mình. Nhờ đó mà chúng ta cảm thông với tác giả và bồi hồi nhìn lại một thời đã qua với bao niềm tưởng tiếc... LÊ NHẬT THĂNG Sa Vân Thành Gẻorgia THƠ ĐỀ Ở HUỆ ANH ĐƯỜNG Cao Mỵ Nhân Hôm xưa, khi vừa đến định cư ở Mỹ, tôi đã chú ý tới mấy “người làm thơ nhiều nhất”, tức là những thi sĩ có số lượng thơ đăng quá tải trên hầu hết các báo Việt Ngữ ở Hoa Kỳ, từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, không một tiểu bang nào có báo Việt, mà không có thơ của các vị ấy, gần như trên 90% các tờ báo của Việt Nam hải ngoại. Hai thi sĩ thời danh là Hà Huyền Chi (làm thơ từ trước 1975 ở VN) và Trần Vấn Lệ, người tôi mới được đọc ở Hoa Kỳ, từ nhưng ngày mới đến (cuối năm 1991). Với thơ của họ Hà (thật ra ông họ Đặng) thì kể như đã đi vào thi sử Việt Nam hậu bán thế kỷ thứ 20 qua những tác phẩm xuất bản từ ở trong nước, và liên tiếp ở hải ngoại sau 1975 tới nay rồi. Còn Trần Vấn Lệ, quả là thi sĩ của Việt Nam hải ngoại. Họ Trần có giọng thơ bi hùng, tạo nên vẻ hỗ tương, hay là sự mâu thuẫn của chính tâm hồn. Cũng có thể nói thơ Trần Vấn Lệ ở hải ngoại giống như những nét kỷ hà của xã hội, vừa hài hòa cuộc sống, vừa nổi bật những nét đặc thù riêng. Ít lâu sau, tôi được biết một người làm thơ cũng khá nhiệt tình qua những bài báo giới thiệu thơ ông, nhưng ông lại ít đăng thơ hơn hai tác giả nêu trên, mà, đã liên tiếp xuất bản thi phẩm đều đặn như những đứa con của một phụ nữ mắn đẻ, được sinh ra năm một, hay chậm lắm cũng ba năm đôi tác phẩm để đời, đó là những cuốn thơ của một nhà thơ trọng tuổi: Dương Huệ Anh. Sự thực thì ở Việt Nam trước 1975, tôi chưa được hân hạnh nghe tiếng ông, có thể là lỗi của tôi, không theo sát các trường phái thơ, cùng những dòng thơ riêng lẻ trước 75, một phần bị bận rộn, một phần cũng hơi thiên kiến, chỉ chú tâm đến các thi sĩ đã lừng danh, và đọc thơ của họ như ngắm những bức hoành phi, câu đối trong ngôi từ đường, không chịu để ý đến hàng vạn thiệp hoa treo quanh vườn thơ muôn sắc ngoài đời. Nhưng rồi cuộc đổi đời sau 30/4/75, đã khiến mọi người thuộc bất cứ ngành nghề nào, có dịp tự mình suy ngẫm cái ngã của mình, và soi ngắm chuyện gần, xa, đã thấy được một số vấn đề không hoặc chưa cập nhật hóa, tức là có vẻ hơi bước chậm hơn đà tiến hóa của thơ VN lâu nay… Điều đó đã khiến tôi phải biết được là: có rất nhiều, rất nhiều thi sĩ ở Chốn Buị Hồng này. Chẳng những rất nhiều thi sĩ, mà còn rất nhiều thi sĩ làm thơ nhanh như máy tính điện tử, và cũng chất lượng như máy móc tinh vi của máy tính điện tử thời nay. Nhà thơ Dương Huệ Anh được kể là một trong số quý vị thời danh có tốc độ làm thơ quen tay, đến có thể ví như một người lái xe giỏi trên đường trường thiên lý. Những bảng cấm, chông gai, vòng núi, eo biển v.v... vừa hiện ra, trong chớp mắt, người lái xe vận chuyển tay lái tức thì, thì thi sĩ Dương Huệ Anh cũng vậy, vận dụng ngay sự việc trước mặt, để biến nó thành thơ Dương Huệ Anh: cảm giác từ TV, báo, dư luận, thời sự, gặp gỡ, tự thuật v.v... Tôi vừa được nhà thơ họ Dương gởi tặng cuốn Tổng Tập I Thơ Dương Huệ Anh do nhà xuất bản Phương Đông ấn hành, dày như một cuốn tự điển cỡ vừa, nên tác giả và nhà xuất bản đã không tiện đề giá, dòng ấn phí được để trống chữ... US dollars, sự việc này lại cho thấy nhà thơ Dương Huệ Anh không máy móc tâm hồn, mà quả là “thi sĩ” đến tận cùng bằng số, khiến khách yêu thơ, và nhất là những người làm thơ phải ngẩn ngơ. Vì, như thế, có nghĩa là thơ Dương Huệ Anh đã chỉ muốn in ra, để bốn bể thơ chung một nhịp cầu, gởi đến thân bằng, quyến thuộc, tri âm, tri kỷ, khách mộ điệu... kho tàng thơ của ông, và sẽ còn tái xuất...bản các Tổng Tập II, Tổng Tập III v.v... như giới thiệu ở bìa sau cuốn Tổng Tập I nữa vậy. Dương Huệ Anh không phải mới làm thơ ở hải ngoại, theo cách hiểu thông thường của người tỵ nạn là làm thơ sau 1975, mà ông đã có in thơ từ năm 1955, tập thơ Xanh, cùng một cuốn sách viết về “Tâm Lý phụ nữ qua phong dao”, năm 1959. Rồi thì bẵng đi cả một thời gian dài 36 năm, tuy không ra sách, nhưng vẫn có làm thơ, tuy không có trình làng (làng văn, làng báo) nhưng vẫn sửa sang vần điệu, vì thế, những tích lũy hàng chục năm xưa, đã một lúc như nước vỡ bờ, Dương Huệ Anh đã có điều kiện kể cả về nguyên liệu (thơ) lẫn phương tiện (tài chánh) để mà liên tiếp cho ra đời những đứa con tinh thần ở Hoa Kỳ như : - Huyền Ca Diễm Ảnh 1 và 2 (thơ) 1991 - Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu (thơ) 1992 - Đường Nào Có Hoa Đào (thơ) 1993 -Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai (thơ) 1993 -Thuốc Đông Cần Yếu (sưu khảo) 1994… Với 36 năm dài, gồm: 20 năm ở quốc nội (1955-1975), và 16 năm ở hải ngoại (1975-1991), nhà thơ Dương Huệ Anh đã bận rộn gì (?) đến nỗi quên cả Nàng thơ và Làng thơ? Xin thưa, 20 năm ở quốc nội, trước 75, nhà thơ mãi làm thuốc Đông y. Khách sùng thượng văn học cổ truyền, không ai là không biết đến cái điều những bậc đại phu thường diễn giải bệnh bằng những vần thơ, ngay cả tên thuốc cũng đã tự nó mang hồn thơ, âm hưởng thơ, hay là thuốc Đông y vốn đầy chất liệu thi ca diễm tuyệt rồi. Thí dụ: -Hoa bồ công anh (hoa cỏ màu vàng, cần hoa vươn cao thanh tú) -Kê cốt thảo (cỏ xương gà) -Xuyên tâm liên (vị thuốc được dùng như trụ sinh) Từ đó, thơ đã được tiềm ẩn trong tâm hồn vị đại phu khả kính Dương Huệ Anh, huống chi phải có một số vốn chữ Hán để tham khảo sách thuốc Tàu và kê toa thuốc Bắc, hẳn họ Dương có dịp sưu tầm thi ca Trung Quốc, nên, chuyện xây dựng cái nền cho một lầu thơ không có gì khó khăn với đại phu Dương Huệ Anh cả. Thêm 16 năm ở hải ngoại, sau 1975, tính tới ngày ra tác phẩm ở quê người, quả là một tiến trình tha hương đầy kinh nghiệm của nhà thơ gốc lương y. Sau khi đi cải tạo về, tôi có thời gian theo học vài lớp Toa căn bản Đông y ở Viện Y Dược học Dân Tộc thành phố Sàigòn, tuy rất sơ đẳng, nhưng đã cảm thấy khó khăn, bởi, từ cõi sống đi tìm hiểu... cõi chết (Toa Đông y chuyên dùng từ ngữ Trung Hoa), nay nhà thơ Dương Huệ Anh, trước 75, đã quen với những Xuyên, Khung, Thục, Thược, rồi lục vị, bát trân, thập toàn đại bổ v.v... giờ ông đại phu phải tạm biệt dao cầu, để bắt kịp cuộc hội nhập khó gấp vạn lần kê toa, bốc thuốc (cứ tạm xem như thế đã), là cuộc phấn đấu tự làm cho mình đứng vững trên đôi bàn chân ở một mặt phẳng được thả trôi nghiêng trong không gian, như làm xiếc cho chính mình xem, ấy là Dương Huệ Anh với bộn bề công việc mưu sinh ở xứ người vừa lạ huơ, lạ hoắc, vừa văn minh đến lóa cả mắt, nào là học sinh ngữ (Anh văn) để diễn tả cho chung quanh biết mình muốn gì, vì không thể cất giọng êm ái xưa kia: tử (con) tôn (cháu) lục (sáu) tam (ba) gia (nhà) quốc (nước) v.v... được nữa, Mỹ sẽ hỏi : “What did you say?” và ông phải tự đẩy lui về phía sau, cho người khác tiến lên ngay. Nên chi, đại phu Dương Huệ Anh đã học tiếng Mỹ ráo riết, đến nỗi vài năm sau ngày 30/4/75 ấy, ông sớm trở thành một worker, rồi cảm thấy worker chưa ngon về mặt tiền bạc, nên ông đã một lúc học tới 2, 3 nghề, để mở 2, 3 shops thời đại, như các dịch vụ mua bán nhà cửa, cho vay mượn tiền v.v...Và, cuối cùng thì, thi sĩ Dương Huệ Anh đã có nhà cao cửa rộng ở Hoa Kỳ, với giàn con cháu từng bước hội nhập vững vàng, kỹ càng, ăn nên làm ra, như cư dân các dân tộc khác đến USA lập nghiệp lâu đời rồi. Khi đã hòa lẫn được cái tôi vào giữa thế giới của chúng ta, cùng “các bạn”, một khoảng cách còn lại trong con người di dân, vẫn nhìn quốc gia bạn như một xã hội riêng của họ, dù đã có tên tuổi và quốc tịch như “các bạn” Hoa Kỳ chính tông, thì tôi vẫn là tôi, Đông Phương, nơi chân trời huyền bí có Hoa Đà, Biển Thước, với Giả Đảo, Thôi Hộ gần gụi với đại phu VN một thời do đó, Dương Huệ Anh lại vạch sương, rẽ tuyết trở về điểm xuất phát, như các thi sĩ thường nói đi và về giống nhau. Họ Dương lại treo bảng hiệu “Huệ Anh Đường” tôi tạm đặt tên cho tiệm thuốc Bắc của nhà thơ ở Thung Lũng Hoa Vàng, biết đâu đại phu đã Mỹ hóa danh hiệu của người là Holly’s pharmacy cùng hình ảnh những cây ô rô hoang dại chăng? Tuy nhiên, với tôi, một người thuộc thế hệ đến Mỹ sau, qua hồi ký của doanh gia Trần Dũ, vị chủ nhân 3, 4 cái chợ ở Nam Cali, thú thiệt tôi chẳng theo đó áp dụng cho mình được việc gì, ngoài sự “biết vậy” chứ không phải dễ làm, dễ ăn như vị chủ chợ đó đươc. Song, qua bài thơ “Hai mươi năm lưu vong, kể chuyện mình” trong Tổng Tập I thơ Dương Huệ Anh, tôi thấy chỉ với 26 đoạn tứ tuyệt, gồm 104 câu thơ 7 chữ, mà nói lên được tất cả sinh hoạt của một người tỵ nạn đầy nghị lực và thiện chí xây dựng lại cuộc đời mình. Từ lúc: ... Bảy mươi lăm... tháng tư, ba mươi Bỏ nước ra đi... muốn khóc vùi Ngơ ngác một bầy, con với bố Vợ còm, quên vẽ mặt, tô môi ... Ngày đầu mong xuất trại cho mau Cái khó? - Làm gì, biết ở đâu ? Ngoại ngữ chưa thông, lo kiếm job Xe chưa biết lái - học còn lâu (Dương Huệ Anh) Rồi nhà thơ quyết chí học gấp 2, 3 chỗ, tuy tuổi đã bị chê là “lão”, đại phu vẫn trì chí : Năm sau, dọn xuống San Hô Jê (San Jose) Học gấp 2, 3 chỗ, chán ghê Lúc nhúc bố con, xe một chuyến Chạy nhà ổ chuột, mượn người thuê (Dương Huệ Anh) Đã thế, ông cương quyết bỏ Welfare, để đi làm thợ điện, nhưng lại mua được nhà loại rẻ, tậu thêm xe cho con cái đi học (năm 78). Và, chỉ trong vòng 4 năm xa xứ thôi (75-79), đại phu Dương Huệ Anh đã an cư lạc nghiệp, bấy giờ trong bộ óc bận rộn vì tính toán cho cuộc sống đã xuất hiện hồn thơ, lại nhớ “cố nhân”, bắt đầu ướt át tình cảm: An cư lạc nghiệp - bốn năm sau Thơ bỏ đi rồi, bạn ở đâu? Người cũ nổi trôi bờ bến lạ Thư không địa chỉ, gợi niềm đau... (Dương Huệ Anh) Rồi, chân trời mở rộng, với những chuyến đi chơi xa Paris (Pháp) 1980, Toronto (Canada) 1985, và hàng loạt các nơi mà đại phu xưa muốn đến, tôi gọi “đại phu xưa”, vì sau này đại phu Dương Huệ Anh đã trở thành một nhân vật tháo vát, tiên tiến, tiện nghi như người bản xứ, có thể còn hơn nữa, vì ông đã có một cuộc sống vừa vật chất vừa tinh thần dư dả, lại biết thụ hưởng hơn người địa phương, là biết sắp xếp công việc làm ăn, chăm sóc gia đình, để cuộc sống riêng tư của ông được thoải mái, tha hồ làm thơ và yêu những nàng thơ rải rác tứ phương một cách ung dung (qua thơ đề tặng họ ngay từ trang sách đầu tiên đến các bài thơ trẻ như những cuộc tình của chàng trai mới lớn, chứa đựng trong suốt bề dày cuốn Tổng Tập I thơ Dương HuệAnh 1997, non nửa ngàn trang này). Tất nhiên, đó là quyền của thi sĩ, nếu không làm thơ cho chung, thì làm thơ cho riêng (mình), nhất là thơ, ai có quyền cấm, “tiện nội” của đại phu Dương Huệ Anh cũng được đề tặng ít bài, và, thế là quá đủ, với một nhà thơ lãng tử từ A đến Z mà vẫn luôn luôn nhớ tới vợ con mình. Tuy lãng tử vậy, mà Dương Huệ Anh vẫn biết tự cắt tỉa những hoa lá cành thừa thãi nơi các chậu kiểng đặt trong vườn thơ thi sĩ, hay nơi các khóm dược thảo đang được nuôi dưỡng tại khuôn viên phương dược của đại phu. Nhà thơ lương y Dương Huệ Anh quả là đa năng, đa hiệu. Điều đó nói lên được tính chất cởi mở của nhà thơ lương y không bảo thủ, cố chấp và tự tôn như một số nhà danh nho và danh y, có sở học cao, nhưng xem thường những gì mới lạ hiện hữu, luôn thúc thủ chờ ngày tháng qua đi với tư tưởng lỡ thời, lỡ vận của họ. Tổng Tập I thơ Dương Huệ Anh là một bước tiến khá dài có điều kiện, vì không phải ai cũng làm được, dù cũng có quý vị làm thơ nhiều bằng hoặc hơn thi sĩ Dương Huệ Anh, song le quý vị có thích và muốn xuất vốn ra in những tập thơ dày cộp đó, chỉ để tặng như nhà thơ Dương Huệ Anh, chứ đại phu Dương Huệ Anh còn có thể tiếp tục làm tiếp các tổng hợp 2, 3 trong thời gian sớm nhất sắp tới đây, đó là một thi sĩ biết sống cho thơ, vì thơ, yêu thơ trên cả mọi thứ. Và, nhờ thơ dư dả, đã xây được mộng cho ông thuở này. Vị đại phu nhập tịch làng thơ, ông đã có một chỗ ngồi rộng rãi, gấp 4 chiếc chiếu của các thi sĩ trong thiên hạ đang phải chen chúc trải chiếu của mình, hay có người còn phải ôm chiếc chiếu chờ xem có chỗ trống mới trải được (!), nhà thơ lương y Dương Huệ Anh thì lại thong dong trên 4 chiếu thơ của ông, một bình diện thơ khoảng khoát, rộng mênh mông như sa mạc cỏ phía chân trời diễm ảnh kia. Lawndale 11-5-1997 CAO MỴ NHÂN Ý KIẾN NT VÂN NƯƠNG (LÊ NGỌC CHẤN) Vùng Dordogne, Pháp Quốc ngày 15-6-1997 Kính gửi Thi sĩ Dương Huệ Anh, Thưa anh, tôi đã nhận được Tác Phẩm “Thơ Dương Huệ Anh”, anh đã có nhã ý gửi cho, xin đa tạ thịnh tình, bìa trình bày trang nhã, tác phẩm thật cân xứng cả về “Phẩm” và “Lượng”, điều này là lẽ tất nhiên đối với một Nhà Thơ lớn đã từng xuất bản nhiều Thi Tập trong những năm qua. Chỗ tôi cư ngụ là vùng thôn trang, cách tỉnh Sarlat dăm cây số, chung quanh đồi núi, người thưa cảnh vắng, nếu mỗi lần được bạn nào gửi cho món quà Văn Nghệ, tôi quý lắm. Xin gửi anh hai bài “Cảm Đề Thơ Dương Huệ Anh” và “Bắt gặp làn hương”, mong anh phủ chính cho Cũng xin cảm tạ những lời khen tặng quá đáng của anh. Cuối cùng, xin kính chúc anh an vui, sáng tác thêm nhiều. Thân kính, Vân Nương Cảm Đề: Thơ Dương Huệ Anh Thương cả trăm hoa, vạn hướng đường Mỗi hoa ngời tỏa một làn hương Sắc hoa trân quí, tình trao gửi Tràn ngập hồn thơ, gió bốn phương. Gót Ngọc Quan Âm miền nấm dại Nguyện cầu chuyển hóa cỏ hoa tươi Hòa bình đất Mẹ cầu xin nữa Thoáng vẻ Từ Bi nhẹ nét cười. Thơ Xanh khởi tự bóng tre xanh Nụ biếc hoa Xuân, bướm lượn cành Mộng thả vào thơ thành mộng ảo Đào Hoa vương nợ kiếp thư sinh. Thơ Hồng huyền hoặc cõi hư không Đã trái duyên tơ, rối chỉ hồng Hăm mấy năm trường tan-hợp mãi Non đoài sông cản núi phương đông. Ba mươi năm trước thoáng trôi mau Khói lửa bùng lên ngút địa đầu Sứ mệnh người trai hòa vận nước Đâu ngờ bãi bể hóa nương dâu. Hai mươi năm ấy lạc Quê Cha Đếm bước lưu vong bóng xế tà Riêng với Nàng Thơ còn lãi đó Thủy chung chi ngại tuyết sương pha Vân Nương Lê Ngọc Chấn Bắt gặp làn hương Kính họa bài : “Cảm tác Mây Viễn Phố” của nhà Thơ Dương Huệ Anh Hồn Quê vương vấn đã xin thưa Từ buổi bèo trôi, loạn cõi bờ Đất Mẹ dặm mòn thôn phượng cũ Vườn Mai mây phủ lối hoa xưa Lênh đênh khói sóng thuyền xa ngái Man mác giòng trăng khách lặng mơ Bắt gặp làn hương qua biển gió Niềm vui vợi bớt mối ưu tư. Vân Nương- 1997 TRẦN NGÂN TIÊU GIỚI THIỆU THƠ DƯƠNG HUỆ ANH (nhân dịp NT ghé thăm Orlando, Florida- 8/8/1997) Nhà thơ Dương Huệ Anh là một thi sĩ lão thành, đã vào nghiệp thơ văn từ thập niên 1940 và cho đến nay, dù đã lớn tuổi nhưng vẫn không ngừng sáng tác. Nhất là từ năm 1991, hầu như mỗi năm ông đều cho xuất bản một thi phẩm. Ngoài việc sáng tác thơ, thi sĩ Dương Huệ Anh còn viết biên khảo về Phật Học, Đông Y, và Phong Dao… Hiện ông chủ trương Thi Đàn Lạc Việt trong Hội Văn Học Nghệ Thuật, và Trung Tâm Nghiên Cứu Học Thuật Đông Phương ở San Jose. Thi Đàn Lạc Việt mỗi năm thường mở cuộc thi tuyển để xuất bản tuyển tập thơ của các vị có năng khiếu về thơ gửi về thi thố tài năng và trao đổi nghệ thuật. Ngoài tên Dương Huệ Anh, ông còn có các bút hiệu khác như Triều Đông, Thái Uyền, Từ Phong, Huyền Sương và Y Lương… Ông đã từng tham gia chống Pháp để giành độc lập cho tổ quốc, nhưng cũng đã sớm trở về làm công chức và tiếp tục viết báo. Dù di cư vào Nam Việt Nam hay phải qua Hoa Kỳ, thi sĩ Dương Huệ Anh vẫn không ngừng sáng tác. Thơ đối với ông như là một sự cần thiết cho cuộc sống nên không phải ông chỉ sáng tác mà còn khuyến khích và tạo cơ hội cho người khác làm thơ qua những hoạt động của Thi Đàn Lạc Việt. Từ năm 1955 đến nay, ông đã xuất bản các thi phẩm như: Thơ Xanh, Huyền Ca Diễm Ảnh 1, 2, Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu, Đường Nào Có Hoa Đào, Tha Hương Mười Tám Năm…Sầu Có Ai?, Thơ DHA, Tổng tập I (gồm 6 th tập) ... Sách biên khảo gồm có: Tâm Lý Phụ Nữ Qua Phong Dao, Tìm Hiểu Phật Giáo, Tìm Hiểu Đông Y… Tuyển tập Thơ Dương Huệ Anh xuất bản năm 1997 là tổng hợp sáu thi phẩm: Thương Cả Trăm Hoa, Gót Ngọc Quan Âm, Thơ Xanh, Thơ Hồng, Ba Mươi Năm Trước và Hai Mươi Năm Lưu Vong. Trong tương lai ông sẽ xuất bản các thi phẩm: Thơ Dương Huệ Anh tổng tập II và III... và Năm Mươi Năm: Thơ Và Người... Thật khó mà xếp thơ Dương Huệ Anh vào một khuynh hướng nào rõ rệt vì thơ ông phát xuất từ những cảm xúc khác nhau với những nhạc điệu khác nhau và với những đối tượng khác nhau. Đối tượng trong thơ ông là tất cả khía cạnh của vạn nẻo đường đời và cuộc sống xung quanh. Từ những biến chuyển lớn của thời cuộc đến những khía cạnh rất tầm thường ông cũng có thể ghi vào thơ. Từ một cánh hoa, một trận bão, một tin thời sự, một bóng dáng mỹ nhân, một ý nghĩ về đạo, một cảnh trên xe buýt, ông cũng có thể ghi lại bằng thơ rất tường tận và khúc chiết. Một thi sĩ đã có nhận xét rằng Dương Huệ Anh có thể nói và thở ra thơ và ông có thể làm thơ về một đề tài không có gì để có thể làm thơ được. Vì vậy chúng tôi xin mượn hai câu thơ sau đây của chính tác giả đã nói về thơ của mình: Thơ ta nào có gì đâu Tình yêu! Nhân loại ! Khổ đau! Cuộc đời! Chỉ vỏn vẹn có tám chữ nhưng đó chính lại là cửa ngõ bước vào bốn cái biển mênh mông của thơ. Thực vậy, bút mực nào tả cho hết về tình yêu và cuộc đời. Thơ nào có thể tả cho hết nỗi khổ đau của nhân loại. Qua một câu thơ trên, thi sĩ Dương Huệ Anh như có ngụ ý muốn ôm cả nhân thế vào thơ của mình. Vì vậy nguồn thi hứng của ông như một dòng sông dài nhưng lại có nhiều nhánh tỏa ra và nhìn đâu cũng thấy thơ. Qua tổng tập I, Thơ Dương Huệ Anh, ông đã ghi lại hầu như tất cả những cảm xúc với đủ sắc thái của một đoạn đường dài của đời ông. Từ những kỷ niệm đầu đời đến tình yêu trong cuộc sống; từ những giao tình với bằng hữu đến nỗi sầu tha hương cùng với những thăng trầm của đất nước. Nhưng những xúc cảm của quê hương cũng đã chiếm phần quan trọng trong thơ Dương Huệ Anh. Vì ông cũng mang chung một nỗi niềm chua xót với quê hương và đồng bào như: Tháng Tư một chín bẩy lăm Ba mươi, niềm nhớ, trăm năm nỗi sầu Tóc xanh ơi, sớm bạc màu Tha hương mười tám năm...sầu có ai? … Cộng thêm với nỗi bâng khuâng với cuộc sống rất máy móc tại xứ người, ông đã ghi lại một cảnh rất thực tế: Bố mẹ hàng ngày chẳng gặp con Ban ngày, đi học ở trường luôn.. Chiều về, ăn vội, lo trăm việc, Giấc ngủ tàn khuya vẫn chập chờn.. Hoặc: Có gì hơn nhỉ lũ người xa quê! Gần như bán mướn làm thuê, Bơm xăng, quét chợ, cu li cũng ừ! Qua tư tưởng trong thơ, người ta thấy rằng Dương Huệ Anh rất quan tâm với đời. Ông muốn chia xẻ nỗi khổ đau của nhân loại, cho nên thơ ông luôn luôn biểu lộ sự tha thiết với tha nhân: Ta vẫn còn thương. đời vẫn khổ Thánh Thần? Phép lạ hết còn linh Thân này ví xẻ làm trăm được, Nam, Bắc, Đông, Tây vẫn thiếu mình! Tuy nhiên, có lẽ vì “lực bất tòng tâm” cho nên thi sĩ đã không giữ được sự phẫn nộ trước sự khổ đau của nhân loại. Nhưng sự phẫn nộ thời thế đó bị át đi bởi Thiền học của đạo Phật, cho nên dù phẫn nộ đến nỗi oán trách cả Chúa và Phật cũng chỉ được bộc lộ một cách chua chát: Chúa có còn không, Chúa ở đâu? Bao năm cầu nguyện tái tê sầu. Vành khăn nhân loại còn tang tóc, Thánh Nữ chừng như cũng khổ đau! Hoặc: Bồ Tát, cầu xin, ngài chẳng cứu, Chúa Trời, nguyện mãi, thấy Người đâu! Thầy tu ăn mặn, thôi đành chịu, Bụng đói, vương tôn cũng cúi đầu! Nhưng trong “Gót Ngọc Quan Âm” tâm tư của thi sĩ lại lắng dịu và thảnh thơi, mang nặng chất thiền của Phật học. Vọng ngã, mê tâm, đời khổ năo, Tham sân, těnh lụy, gốc thương đau! Trở về Nguồn Sáng, mong tìm Đạo, Rũ sạch tâm tư, dứt nghiệp sầu. Và: Vô nghĩa, em ơi cả cuộc đời Cả tình em nữa... cả hồn tôi Xác thân này sẽ trở về tro bụi, Ngửa mặt nhìn trăng... tủi kiếp người!! Dù vậy, với bản thân, ông vẫn chưa cho mình đã già, vẫn yêu đời, vì đời: Năm, sáu mươi xuân vẫn chẳng già Ngàn đời, hoa vẫn đẹp kiêu sa. Trái tim này sẽ còn rung động, Theo bước em đi, dưới nắng tà… Đây không phải là sự mâu thuẫn nội tại của tâm tư mà là sự va chạm với cuộc sống thực tế hiện tại. Cái thực tế của cuộc sống hôm nay với cái thực tế của quê hương đã khiến cho “Gót Ngọc Quan Âm” cũng phải “Vướng Bụi Trần” thì con người chúng ta sẽ vẫn còn bị giằng co giữa tĩnh và động; giữa sự chọn lựa nên dấn thân vào đời hay tìm nơi thảnh thơi qui ẩn. Chẳng phải chỉ mình thi sĩ Dương Huệ Anh mà một nhà thơ khác cũng có một tâm trạng như vậy, nhưng đã được diễn tả một cách lộ liễu hơn: “Chẳng lẽ phong gươm vào núi ẩn, Ôm cần (câu), thanh thản kiếp ngư ông (HHC)” hay băn khoăn giữa tiên và tục, giữa Phật tính hay tục tính: “Xác bướm nằm trong Bát Nhă kinh, Chuông mơ đưa hồn vào cơi Niết, Sầu c̣n ở lại với xuân t́nh! (HHC)” Như đã trình bày ở trên, thi sĩ có cái biệt tài là dù đối tượng có tầm thường cách mấy, ông cũng ghi lại thành thơ một cách dễ dàng. Như cảnh một người đàn bà dắt díu đàn con, thêm một đứa con trong bụng xếp hàng lãnh oeo-phe, lời thơ ông đã khiến cho người đọc có một ý nghĩ ngộ nghĩnh: ...Em đứng chờ ai? dưới nắng hè Xếp hàng, đợi lãnh check oeo-phe Tay bồng, tay dắt con... mòn mỏi, Chưa chán chường sao, bụng lặc lè... Hoặc người thiếu nữ tóc vàng, co giò ngủ trên xe “buýt” cũng khiến cho lão thi sĩ cảm nghĩ vẩn vơ: ...Mỹ nhân da trắng, tóc vàng nâu Ngồn ngộn bàn tay ngọc gối đầu.. Chăn đắp, nằm dài băng ghế ngủ, Co chân, ái ngại, khách ngồi sau! Tròn trịa cằm, như những ngón tay, Sóng vàng, từng lọn phủ chân mây.. Ngọt ngào là mũi Cleopâtre, Bắt gặp em nhìn..ta đắm say! Nhưng cảm xúc của thi sĩ cũng không kém não nùng ai oán khi chứng kiến những cảnh “thay xiêm đổi áo”: ...Đâu biết tình đời cũng đổi thay, Thuyền lòng từ ghé bến Liêu tây.. Đá vàng bỗng đổi ra thù nghịch, Nửa kiếp ân tình rẽ gió mây! Thơ Dương Huệ Anh cũng không thiếu cái tính chất lãng mạn nhất là đối với chuyện tình yêu: Hai mươi năm vẫn thương nàng Hai mươi năm nhớ mấy hàng từ ly Đường ai, anh nhé nấy đi, Coi như đã chết từ khi lấy chồng.. Hoặc: ..Trở về, tìm lại cố nhân Bàng hoàng.. em đã gửi thân cho người… Đọc hết thơ Dương Huệ Anh, chúng tôi thấy rằng thơ ông đôi khi phảng phất cái phong thái cổ điển, đôi khi lại rất trẻ trung cho nên cũng không vắng nét lãng mạn, tình tứ. Ẩn chứa sắc thái ngụ ngôn nhưng lại pha tính chất thiền của đạo Phật. Người đọc sẽ không tìm thấy những từ hoa, bóng bẩy trong thơ Dương Huệ Anh vì những cảm xúc đều được diễn tả thật giản dị, đôi khi như kể chuyện, không cầu kỳ gọt giũa, nhưng cũng không kém hàm chứa và súc tích. Khó có thể mà dẫn chứng cho đầy đủ cái đa dạng của thơ Dương Huệ Anh; dù thi sĩ đã khiêm tốn viết rằng bây giờ mình đã “lực bất tòng tâm”, nhưng thật ra đó chỉ là một sự lúng túng ngắn ngủi khi cần tìm kiếm ngôn ngữ đúng mức cho thơ. Có người đã nhận xét một cách vội vã rằng: thơ Dương Huệ Anh không chuyên chở một lý tưởng lớn, nhưng thực ra ước vọng của thi sĩ Dương Huệ Anh còn muốn vượt xa hơn thế nữa: ông muốn mang tất cả nhân gian vào thơ của ông như đã tuyên dương qua câu: Thơ ta nào có gì đâu Tình yêu! Nhân loại! Khổ đau! Cuộc đời! Bao nhiêu ý, bấy nhiêu lời Không sao trả hết tình người bốn phương! Xin cảm ơn thi sĩ đã cho đọc qua thơ ông. Xin đón chào và chúc nguồn thi hứng của thi sĩ mãi mãi dồi dào bất tận.. Trần Ngân Tiêu Florida 8/8/97 NHÀ VĂN PHẠM XUÂN ĐÀI GÓP Ý VỀ THƠ DƯƠNG HUỆ ANH – TỔNG TẬP 1 “… Nhìn số trang đồ sộ của tập thơ-gần năm trăm-và biết rằng đây chỉ là tập I trong tổng số ba tập sẽ lần lượt xuất bản, người ta có thể hình dung sự sung sức của tác giả trong việc sáng tác thi ca. Vẫn biết người xưa có câu “quý hồ tinh bất quý hồ đa,” nhưng trong nhiều trường hợp, chưa xét vội về phẩm chất, số lượng tự nó đã nói lên được một đặc điểm đáng kể. Và đây là trường hợp làm thơ: tác giả phải có một năng lực dồi dào, tâm hồn mẫn cảm và một khả năng chữ nghĩa tinh nhuệ mới có thể biến thành thơ vô số tình huống, sự vật mình gặp trong đời. Một mẩu tin trên báo, một thành phố về thăm trở lại, nhìn hoa nở, một cú phone gặp người cũ, chuyến bay đi thăm một nơi xa… cùng vô số những việc nhỏ nhặt khác trong cuộc sống hàng ngày, đối với Dương Huệ Anh, đều có thể là duyên cớ để “tức cảnh sinh tình.” Mà tình của tác giả là cái tình thật, cái chân tình được diễn đạt dễ dàng trong những vần điệu không phải là không trau chuốt, với các điển cố, kiến thức của một người thơ rất từng trải trong rừng văn trận bút. Nếu trong khung cảnh thù ứng thơ ca của các nhà nho trong một nước Việt Nam xưa, thì Dương Huệ Anh thế nào cũng được xưng tụng là người làm thơ rất mẫn tiệp. Điều đáng nói là bên cạnh cái dáng đa tình của một thi nhân, tác giả đã cho thấy một cái tâm rất khoáng đạt của một người suốt một đời dài tìm kiếm, và sau cùng đã lên được một đỉnh núi nhìn bao quát được bao cảnh nhân sinh của đời sống trần tục.Những vần thơ đượm mùi Phật Lão của một lão thi nhân tóc trắng tưởng cũng là một tiếp nối bước đi của biết bao thi nhân xưa trong truyền thống Việt Nam, mặc dù tác giả ngày nay đang ở trong một khung cảnh không truyền thống chút nào: nước Hoa Kỳ với cuộc đời tị nạn…” Thế Kỷ 21 California - Số năm 1997 DIỆU TẦN VỚI “NHỮNG CÁNH THƯ HỒNG” Tấm lòng thành Một lần nữa, tôi lại được có đôi lời về tác phẩm Những Cánh Thư Hồng của tác giả Dương Huệ Anh. Trong dịp bàn về thơ, tôi đã so sánh Dương Huệ Anh đa năng, đa tài chẳng khác gì nhà văn Ernest Hemingway. Hemingway đã làm đủ nghề trước khi viết văn. Dương Huệ Anh cũng thế. Ông đã là công chức, là cán bộ ngành Ngoại Giao, Đông y sĩ, làm thơ, viết biên khảo về đạo giáo, văn chương, chuyên viên địa ốc... và bây giờ ông viết văn, viết truyện dài. Ông là con dao pha, làm gì cũng được và làm được những gì ông muốn. Có thể gọi tác phẩm Những Cánh Thư Hồng là một hồi ký tự sự, không phải hồi ký biên niên, do ông ghi chép lại khá trung thực, ít hư cấu. Sự việc, nơi chốn, tên người liên hệ đều là thực, là có thực. Những vai chính trong cuộc hiện nay có mặt ở xứ người. Một số vai phụ cũng vậy, còn sống ở quê nhà hay đang sống nơi đất khách và dường như mối liên hệ, những sợi dây tình cảm vẫn còn đó. Cũng nên gọi tác phẩm này là một truyện dài, có thể dài trên 500 trang cho hai tập. Dưới ngòi bút thận trọng một cách dễ dãi, tác giả kể lại những diễn biến, những sự việc đã được bố cục lại, loại bỏ những chi tiết không cần thiết, tô đậm thêm những điểm chính. Với lối viết mạch lạc, từ lĩnh vực văn vần bay bổng, chuốt lọc, trừu tượng ông bước sang lĩnh vực văn xuôi, ông đã thừa bản lãnh để đi vào thể loại thực tế, cụ thể với những chi tiết gồ ghề, sần sùi này. Chúng ta đã được đọc nhiều, ở hải ngoại, những cuốn hồi ký, có cuốn thật dầy, phần lớn liên hệ trực tiếp đến chính trị, kể lại những biến cố lịch sử gần nhất, những cơn rúng động của đất nước trong cuộc chiến tranh khốc liệt vừa qua. Có cuốn viết gần như không có văn chương. Đó là những ghi chép thời cuộc, tiểu sử, lịch sử. Tiểu sử con người và lịch sử chiến tranh, khô khan và chúng lại mang những quan điểm, những chủ đích riêng của cá nhân, phe nhóm. Điều khôi hài là do quá chủ quan - hồi ký là chủ quan - và đôi khi tự lừa dối mình, có vài tác giả đã ghi chép trái nghịch nhau về một sự việc đã xẩy ra. Đọc những hồi ký loại đó dễ nản và dễ mệt lắm. Trái lại đọc Những Cánh Thư Hồng nghe thoải mái, kỳ thú và không mệt. sự biến chuyển suốt chiều dài 30 năm tính đến năm 1975,và có thể trong tập II, ông kéo dài đến năm cuối của thiên niên kỷ thứ 2 tại xứ người. Xuyên qua đó, chúng ta thấy rõ được cuộc đời một công chức trung cấp… bình yên ở thủ đô và làm việc ở nước bạn, sống, suy nghĩ, yêu đương ra sao. Cũng xuyên qua đó, chúng ta thấy được phần mặt trái tấm huy chương ngành Ngoại Giao, cũng như chưa quên câu nhận xét Được làm vua, thua làm đạisứ - thời đó. Những qui chế đặc biệt, những thủ tục rồi tranh giành, kèn cựa trong ngành. Rồi những vận động, chạy chọt, mánh khóe, đòn phép trong phần vụ hành chánh, tài chánh Ngoại Giao cũng được nhắc đến. Điều đáng nói hơn cả trong truyện dài này, Dương Huệ Anh biểu lộ một tấm lòng thành. Ông viết rất thành thực. Ngoài những ghi chép và suy nghĩ, hành động rất người, ông không ngần ngại thú nhận những sơ suất, vụng về của mình vì thói quen, cung cách làm việc tại công sở, trong lối xử sự, giải quyết vấn đề tình cảm riêng tư. Không che giấu khuyết điểm thật rất đáng khen và coi như một sự can đảm. Trong khi đó có vài người viết hồi ký, kể chuyện người khác thì nói thật, nhưng nói về mình thì dối trá. Những sự thật đó, khốn nỗi có khéo che đậy đến mấy cũng không xong, bởi chúng đã đi vào lịch sử, và ai cũng biết hết rồi. Tấm lòng thành của tác giả đáng được độc giả gật gù khen ngợi: Ông này dám nói thật! Bởi độc giả sẽ liên tưởng, những thiếu sót, vụng về đó rất tự nhiên, rất người, đã là người mấy ai tránh khỏi? Chất tình cảm, chất lãng mạn trong máu người Việt Tác giả tất nhiên cũng có nhắc đến bối cảnh lịch sử, những biến cố chính trị, nhưng lướt qua rất khách quan. Ông chỉ dùng bối cảnh đất nước để làm cái phông đặt chuyện riêng, chuyện chúng mình - vào thôi. Ông ghi chép khá sống động vì đó là những hệ lụy tình cảm có thực, được mô tả lại khéo léo, giản đơn, trong sáng mà vẫn thiết tha, lãng mạn. Chúng ta sẽ mê mải theo dõi những hệ lụy này mỗi lúc thêm bế tắc giữa những Minh, vai chính và Hồng, Bạch, Thúy rồi những múa may, quay cuồng của các vai phụ như Xường, y sĩ Hoa ... Tác giả ghi nhanh, như ống kính nhà phóng viên thời sẵn có, có từ khi mới chào đời, gây ra nhiều rắc rối, nhiều hệ lụy, không dễ gì thoát khỏi những dây tơ thường tục đó. Đó là cuộc sống bình thường của con người bình thường như mọi người. Những rắc rối cuộc đời ấy tạo nên những chuyện tình, tạo nên những gió bão, ba đào và đôi khi cả cái chết nữa. Nếu rời bỏ được những hệ lụy đó, là ta đã là bậc tu hành đắc đạo, rũ sạch bụi trần hoặc là cư sĩ tại gia tu đến mức thành công rồi. Giả sử rời bỏ những sự hệ lụy chua xót, đắng cay, đau đớn, khó xử nhưng lại vô vàn đáng yêu, dễ thương, tươi đẹp ấy thì cuộc đời sẽ ra sao, cuộc sống sẽ tẻ nhạt đến đâu? Giả sử rời bỏ được hết những hệ lụy ấy, văn chương, thơ nhạc ca tụng tình yêu có cần nữa không? Do đó mới có các bậc chân tu đáng kính vượt lên trên chúng ta, hướng dẫn chúng ta, vì chúng ta chỉ là kẻ phàm tục. Nếu ông công chức kế toán ngành Ngoại Giao Minh, biết mình đã có gia đình, bớt hào hoa phong nhã, cố tránh cái nhìn của cô Hồng xinh đẹp kia, thì đâu ra nông nỗi. Ông cứ sáng vác ô đi, tối vác về, chân chỉ hạt bột thì yên mọi chuyện. Nếu cô thư ký Hồng mũi cao, vẻ đẹp Tây phương, tự nhiên, hấp dẫn, lại thêm chiếc răng khểnh duyên dáng kia cứ từ chối ông chủ sở ngay từ phút đầu, làm gì có hậu quả tai hại về sau? Những hệ lụy đó, như giọt cà phê đắng, như hơi thuốc lá khét, như ly rượu cay, như liều thuốc công phạt, nhưng lại là những chất men, thú thương đau, chất gia vị nồng nàn tô điểm thêm cho cuộc đời chúng sinh. Bởi đa số chúng ta không là chân tu, không được Chúa ban ơn kêu gọi. Cuối cùng, tôi nghĩ chúng ta nên đợi xem tập II để biết những hệ lụy tình cảm rối bòng bong này ðýợc gỡ ra sao? Một lần nữa chúng ta cảm mến tấm lòng thành tác giả đã giãi bày, thấy rõ hơn nữa một thành công của Dương Huệ Anh trong lãnh vực văn học nghệ thuật. Monterey, 28/3/1999 Diệu Tần VÀI CẢM NGHĨ VỀ DƯƠNG HUỆ ANH- MỘT NHÀ THƠ -NHÀ VĂN- MỘT LƯƠNG Y-NHƯ-TỪ-MẪU Song Linh Như là duyên số. Tôi được tiếp xúc với nhà thơ Dương Huệ Anh một thời gian dài . Có thể nói, gần như tôi biết rõ về tâm tư, tình cảm, cuộc sống, những dằn vặt, khắc khoải, ýu tý, kỳ vọng ... được thể hiện trên sắc nét, cung cách hay lời nói của ông. Vả lại trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi nhý muốn trốn tránh những nhiễu loạn từ mọi phía ngoài xã hội, ông có vẻ như người đi trên chín tầng mây . Mặc dù ông đang ở vào những năm tháng mùa Thu, đang ngự trên đỉnh giòng đời, nhưng ông vẫn sông sáo, nhiệt tình tham gia vào mọi sinh hoạt cộng đồng, thơ văn, ca nhạc, tranh đấu (ôn hòa), tuy mỗi nơi ông chỉ gửi tạm lòng mình trong một thời gian ngắn rồi lại lặng lẽ mờ nhạt dần đi. Riêng về hoạt động thi văn, thơ ông đã trải dài theo tuổi của ông, có nhiều tác phẩm xuất bản từ thập niên 50, cho đến nay đã vài chục tập . Có thể kể những thi văn phẩm Thơ Xanh-1955, Tâm lý phụ nữ Việt Nam qua phong dao-1958,-Huyền Ca Diễm Ảnh 1 & 2-1991,- Quê Hương vĩnh cửu Tình Yêu-1992,-Đường nào có hoa đào?-1993,- Tha hương 18 năm, sầu có ai ?-1993,- Đông y lược khảo -Tập 1-1995,- Thơ DHA, Tổng tập 1, gồm 6 thi phẩm: Thương cả trăm hoa - Gót ngọc Quan Âm-Thơ Xanh (in lại)-Thơ Hồng-Ba mươi năm trước- Hai mươi năm lưu vong-1997,-một CD thơ phổ nhạc của chính tác giả: “Những Khúc Buồn Vui-1998” … Theo nhận xét của tôi thơ DHA dễ đi thẳng vào tâm hồn người đọc, vì lời thơ giản dị, không cầu kỳ, sáo ngữ nhưng ngôn từ lại phong phú, đa dạng…Về hình thức, thơ ông được phô diễn qua mọi thể loại,- từ Đường luật đến Tự do -,mọi tình tiết, sắc thái ghi nhận theo sự biến đổi của tâm hồn và ngoại cảnh ... Có thể ví như một giòng suối hồng-một cánh rừng hồng-một bầu trời hồng-một tâm hồn màu hồng, và một đêm màu hồng …tất cả đã hiện hữu dưới mọi hình thức để nói lên Tình Yêu vĩnh hằng trong một thế giới thơ của DHA và người bạn lòng, tên Hồng…. Những thi phẩm của ông đã được nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học… nhận định và luận bình, ở đây tôi chỉ xin nói lên những cảm nghĩ riêng, một số nhận xét trung thực, chân thành của một người yêu thơ đối với một người làm thơ, điển hình bài: Đường về Quá Khứ tôi rất thích những đoạn như: Hôm ấy gặp nhau, chẳng hẹn hò Tháng Tư, mồng Một, nắng vàng mơ .. Tóc thề buông kín bờ vai nhỏ, Áo trắng vân hồng, dậy ý thơ ! Hay Là …Tâm tình từ sớm trao hồng ngọc Trăm ngả suy tư một Giáng Kiều .. Và trong bài thơ Gọi Thầm, với đoạn: Xõa dài, tóc trải như mây Đáng yêu hơn, ngón, bàn tay trinh hồng .. Còn nữa, mấy câu trong bài Thương hình, nhớ ảnh: Hỏi anh sao quá thương Hồng Huyền Ca, hai tám năm ròng …còn mê. .. ….. Thương Hồng lắm, có gì đâu Thương nhau . Cho hết. Cho nhau cuộc đời! Với mối tình đẹp-đẽ-như-thơ không trọn vẹn, lại dai dẳng kéo dài với những day dứt khó nguôi, nhớ thương đến tận cùng của ngõ ngách tâm hồn. Dù đã viết cả ngàn vần thơ vẫn chưa nói hết những dằn vặt của mối tình không lối thoát, nhà thơ DHA như muốn dùng văn xuôi để ghi lại những kỷ niệm ngàn đời-khó-quên qua tập truyện dài Những Cánh Thư Hồng- dày trên 500 trang mới ấn hành tháng 9/99. Sách trình bày trang nhã, đơn giản, do chính tác giả và thân hữu chăm sóc và xuất bản. Trong phần tựa, -Một tấm lòng thành - nhà văn Diệu Tần, một cây bút kỳ cựu, nổi tiếng trong lănh vực tiểu thuyết đã nhận định: Có thể gọi tác phẩm Những Cánh Thư Hồng là một hồi ký tự sự …những sự việc, thời điểm do ông ghi chú lại khá trung thực, ít hư cấu ...Với lối viết mạch lạc, từ lănh vực văn vần bay bổng, trừu tượng, chuốt lọc ... ông bước sang lănh vực văn xuôi, ông đã thừa bản lãnh để đi vào thể loại thực tế, cụ thể với những chi tiết gồ ghề,sần sùi này.. .. Qua Những Cánh Thư Hồng, ai dám bảo tác giả DHA không táo bạo trong ngôn ngữ tả chân ! Tôi còn nhớ nhà văn Lệ Hằng, trong thập niên 70, với tác phẩm Đi vào vùng mưa bão đã có đoạn: …Năm ngón tay anh làm mưa bão trên thân thể em .. Và đây là DHA, trong Những Cánh Thư Hồng, sự diễn biến có phần sống động hơn: “…Mười giờ đêm ấy, Minh quay lại nhà Hồng,-và được nàng đưa lén qua lối basement để lên trên lầu ..Hai người quấn quýt nhau xuốt đêm, nàng để tha hồ cho Minh thao túng …dưới ánh trăng xuyên qua cửa đẹp tuyệt vời ...-không biết mệt- Có điều lạ là trời khá lạnh, mà nàng chỉ mặc vài chiếc đồ lót mỏng. Hỏi thì nàng ðáp: Có lẽ quen rồi nên không thấy lạnh! Minh ghé tai: Em mặc thế này lỡ kẻ trộm vào nhà thì nguy to! Nàng không đáp, chỉ ôm khít lấy người, răng cắn chặt lưỡi anh, hơi thở thơm và ấm, làm anh quên hết mọi sự” Ngoài những đoạn tả chân rất sát thực tế trong cuộc tình nồng cháy, DHA muốn gửi gắm một triết lý về nhân sinh, Tình yêu và cuộc sống…qua mấy hàng trong Lá thý thay ðoạn cuối của Những Cánh Thý Hồng, xin trích vài đoạn như sau: “...Có thể em không đồng ý với anh về việc nói cho bàn dân thiên hạ nghe- như em vẫn đùa, mỗi khi đọc thơ anh- chuyện của hai đứa mình-có tính cách riêng tư. Nhưng anh cứ muốn làm, vì nghĩ nó sẽ giúp cho người đọc có thêm một nhận xét về sự diễn biến của cuộc sống, đồng thời rút ra một ý nghĩa triết lý nào đó về nhân sinh và vũ trụ . -Bài học thứ nhất anh nhận được là con người không thể sống đầy đủ nếu thiếu Tình yêu-mà làm như thế, từ xưa đến nay nhân loại đã hành động đúng trên con đường tranh đấu để sinh tồn và tiến hóa . -Bài học thư hai là Tình yêu không thể vị kỷ, nó phải đặt trên căn bản rộng rãi và cao cả trong sự tôn trọng quyền lợi và tình cảm của người khác, với tinh thần tự do và tương ái . -Bài học thứ ba là con người chỉ là một động vật nhỏ bé thông minh (nhất linh vạn vật), có nhiều tham vọng nhưng rất yếu đuối-như Pascal đã thú nhận: Chỉ là cây sậy . Muốn làm nên việc lớn, cần có đám đông, có sự hợp tác của nhiều người, và tạo cơ hội cho tất cả (ai cũng thích lợi danh, chưa kể tình!) ... Tóm lại, đây là tập truyện dài với những tình tiết éo le, có thực, mà nhân vật chính là tác giả với người bạn tên Hồng- đã lần lượt đưa độc giả từ ngạc nhiên thích thú đến tiếc thương chất ngất cho người trong cuộc, có đôi lúc nhìn lại bản thân, thành thật tội nghiệp cho số phận con người đa tài, nhưng thiếu may mắn trong tình yêu thánh thiện. Tác phẩm Những Cánh Thư Hồng với tư tưởng xây dựng chân thành, chưa nói đến -sự thành công khả quan về nghệ thuật-của một con người có một tâm hồn đôn hậu, vị tha ...như một lương y-từ-mẫu đủ để chúng ta mở rộng vòng tay đón nhận nó với tinh thần trân quí ./. SONG LINH- Mùa Thu 1999 Ý KIẾN NHÀ VĂN HÀ THÚC SINH VỀ THƠ VĂN DHA Glendale 17/4/2000 Kính anh Dương Huệ Anh Cảm ơn anh đã tặng sách cho đọc. Dù “Những Cánh Thư Hồng” có mang tính tản mạn tất yếu của truyện dài, nhưng qua những nhân vật và ở góc cạnh họ đứng, vị trí họ giữ và việc họ làm, tôi biết thêm được lắm chuyện hay, nhất là trong cái thế giới ngoại giao mà anh từng là một thành viên kỳ cựu. Xin cảm ơn anh. Riêng phần thơ có nhiều bài tôi rất thích. Thơ anh thực, trong sáng và đầy những hình ảnh sống. ...Ngày em đau- kiếm lối đến thăm - Mặt đỏ nhừ... Mệt, không còn bước nổi Ta hỏi, Em ư ừ Vạch mông, ta chích vội... … Trong thi ca V(iệt) N(nam), tôi chưa thấy người thơ nào ghi được cái hình ảnh kỳ khu như thế. Thú lắm, thú lắm. Anh đến thăm em một chiều mưa, chiều đông, chiều Xuân v..v...đã nhàm lắm. Đến thăm em đúng lúc em ốm (đau), anh lại tự tay...vạch mông để...Dù tu chín kiếp phù đồ, không bằng chích thuốc cứu cho…người tình. Xin cảm ơn anh lần nữa và mong có dịp tái ngộ. Thân mến Hà Thúc Sinh THƯ CỦA NT HÀ THƯỢNG NHÂN Anh Dương Huệ Anh thân mến, Tôi thực tình kinh ngạc khi biết anh nhất định thực hiện một cuốn sách viết về tất cả những nhà thơ, trong cũng như ngoài nước, khoảng một trăm năm trở lại đây. Nguyên một việc sưu tầm tài liệu cũng là cả một vấn đề. Lại còn đọc, chọn lựa, phân tách, phẩm bình. Nào anh có trẻ gì cho cam. Gần tuổi trời cho… rồi! Tôi thật tình cảm kích vì lòng yêu thơ của anh. Tôi lại càng thán phục anh về sức làm việc bền bỉ, giẻo dai. Tôi thành thực chúc anh thành công.Với thành tâm và thiện chí,tôi nghĩ không có việc gì mà anh không làm được. 11pm 05/7/2002 HÀ THƯỢNG NHÂN NỬA ĐỜI NHÌN LẠI Diệu Tần 1- Chỉ một năm nữa, bóng chim bay qua song cửa, ông bạn văn, thơ của tôi có thể ăn mừng thọ được rồi. Tựa đề tập thơ dày cộm này, ông gọi là Tổng Tập, vẫn mang tên khá dài như các tập thơ khác: “Thiên niên kỷ mới, độc hành, ta vui”. Đã thế, nhà thơ bạc đầu hói trán còn đe dọa kho thơ đã sản xuất có thể in đến tổng tập thứ 6. Mỗi tổng tập có trên, dưới 300 bài thơ, nhân sáu lần ông sẽ có hơn một ngàn rưởi, hợp lại với những 5, 6 tập thơ đã trình làng, ông có đến gần 3000 đóa hoa thơ nở rộ. Thật là một con số đáng nể, bên nữ giới kỷ lục về lượng phải kể Cao Mỵ Nhân, còn bên nam giới không ai tranh được với thi sĩ họ Dương. 2- Không chỉ về lượng, phẩm chất thơ ông vẫn không nhàm chán. Ông làm thơ đủ thể lọai, trừ thơ tự do mới có vài bài. Tâm tư ông trải rộng qua đủ đề tài, một cái cớ nhỏ bé nào đó cũng khiến ông rung động thảo ra ngay một bài thơ. Những chủ đề chính trong thơ Dương Huệ Anh là Tình Yêu, là Phật, Thiền, là Thời sự, là Quê hương, là cái Tôi của ông. Bởi thấm nhuần Phật học, Ông không nặng về quan điểm chính trị, thảng hoặc có nhắc đến biến chuyển thời sự, khía cạnh lập trường, biểu tỏ tư tưởng chính trị của ông cũng nhẹ lướt như mây khói. Vâng, họ Dương làm thơ nhẹ như mây khói. Ông phải làm thơ, không làm thơ không thể chịu được. Như hoa nở, như lộc trồi, như hơi thở, như con chim ngứa cổ phải hót lên gọi bạn, chào mừng bình minh hoặc khắc khỏai khóc trong bụi gai xứ tuyết. 3- Tựa đề tập thơ là “Thiên niên kỷ mới độc hành, ta vui!”, ghi dấu những năm đầu của 2000 với dấu cộng. Độc hành đây không mang nghĩa ông cô đơn, là một Nhạc Bất Quần trong trường văn trận bút, có lẽ ông độc hành trong tình yêu chăng, độc hành vì công việc ông làm không được người trong gia đình cảm thông, chia xẻ, bạn bè ít người hiểu ông chăng? Ta đi thay vì tôi đi, ông không độc hành, ông không là người lữ hành cô độc như bút hiệu vay mượn Độc Cô Cửu Kiếm. Ông thú nhận là bỏ được Sân nhưng không thể bỏ được Si, bởi ông Si Tình quá lắm! Suốt cuộc đời, ông đã ghi tên bao người yêu trong thơ, người yêu trong mộng, người yêu thuần khiết và người yêu trần tục . Cho nên có người nghĩ rằng ông vẫn còn Tham. Ông tham lắm, ông đòi yêu nhiều thứ, đòi thương nhiều người quá, có lẽ bởi vì ông nghĩ - như nhà thơ Hạ Đỏ đã nhận xét- đó là sự công bằng trước nỗi khổ đau của đồng loại, theo tư tưởng (Từ Bi) Phật giáo! Ông tham, ông muốn làm nhiều việc cùng một một lúc, khi bóng tà huy đã gần kề. 4. Thưa thực vậy, như tôi đã có lần nói là ông như một con dao pha, một Hemingway, một selfmade-man. Ông đã là công chức hành chánh cao cấp, nếu không Tham và Si về tình yêu thơ văn, học thuật, ông dám trở thành một nhà ngọai giao, hoặc một chính khách có hạng. Ông học Thiền, ông nghiên cứu đạo Phật, ông hăm hở lam thày thuốc đông y tài tử, là nhà địa ốc tài tử, nhà biên khảo tài tử, nhà văn tài tử. Nghĩa là không chuyên chú, nghĩa là inachever. Ông thích dạo khúc đàn muôn điệu, nhưng đa phần còn dang dở - (vì thiếu nhiều điều kiện thuận lợi), chưa chuyện gì làm được hoàn mãn, trừ làm thơ. Do ông nhảy vào nhiều lĩnh vực nên ông có rất nhiều bạn. Tuy nhiên về số tử vi, cung Nô bộc của ông không khá. Những đàn em, những người chập chững làm thơ đến với ông buổi ban đầu, nhờ những khuyến khích của đàn anh, khi (nghĩ rằng) mọc đủ lông cánh tập bay được, gần như đã quên ông. 5. Đúng thế, với bản tính vị tha, mong giúp đời, giúp người, thậm chí ông còn bị một vài con chim quay lại, dùng cái mỏ vừa lột hết mép vàng, mổ ông, nhưng ông chỉ cười, dễ dàng bỏ qua. Có vài người ồn ào đả kích ông, ông cười làm hòa, không phải không phục thiện, mà đây là nụ cười độ lượng. Ông chủ trương, lúc đầu nên “Quý hồ đa, bất quý hồ tinh” để tập hợp, giới thiệu, làm chỗ vịn cho những cây bút mới đặt bàn viết, những người trẻ làm thơ và cả những người già làm thơ còn non trẻ. Trong khi đó nhiều người chủ trương ngược lại: phải tối hảo, phải tuyệt đối, phải perfect, không chịu ngồi chung một chiếu, không mở rộng vòng tay, hòa hợp, nâng đỡ ai. Có lẽ phải đến cái tuổi bát thập người ta mới hiểu được lẽ tương đối và tuyệt đối, hoặc không bao giờ hiểu được. 6. Trong “Thiên niên kỷ mới, độc hành, ta vui” hôm nay, tôi thấy nổi bật ba chủ đề: Tình yêu đuổi bắt vô vọng: Phật, Thiền và cái Tôi với tuổi hòang hôn. Già mà ham, chơi đùa với máy vi tính, hẹn hò với người đẹp, với em-thơ ba năm trời đằng đẵng. Rồi mong đi tìm, bóng chim tăm cá, chưa hề nghe tiếng nói, chưa hề thấy dung nhan, ông đã hối hả đòi gặp cho được Người Tình Không Chân Dung. Phải nói thẳng để thấy mức si mê của họ Dương ghê đến mức nào. Bay qua nửa vòng trái đất, gặp được người trong mộng, nhưng thực tế lại phũ phàng: Em cũng chỉ là một simple person thôi. Cho hay con người ta ta đôi lúc phải đi trên mây, phải mộng du, phải mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây… mới sống nổi! Và như thế mới có thơ! 7. Nghiên cứu Phật, tập ngồi Thiền, nhưng nhà thơ thú nhận vẫn chưa bỏ được Si và bị dính thêm tội Tham, nhưng ta không thể ngăn cản ông làm thơ có Phật vị, Thiền tính, v́ đây chỉ là trường hợp đang tu tập, muốn vươn lên. Không ít người đã nói Phật giáo không phải là một tôn giáo thuần túy mà là một triết lý. Cho nên tôi vẫn chuộng thơ Tuệ Nga, thơ có Phật bên trong, nhưng lời thơ ít dùng kinh điển và những từ ngữ, thuật ngữ đạo Phật. Phật ở trong tâm, không ở bên ngòai, không ở tấm áo cà sa phủ ngòai, không ưa trình diễn. Tôi vẫn thích nghe thượng tọa Thích Tịnh Từ chùa Kim Sơn nói chuyện tu tâm, dưỡng tính. Thày giảng, khuyên tín đồ nhưng rất ít dùng từ ngữ nhà Phật. Giống như múa kiếm mà không cần kiếm, như Phạm Duy Khiêm viết Pháp văn giản dị, dễ hiểu, nhưng lại rất khó viết được. 8 . Cái Tôi vốn đáng ghét, còn cái Tôi của người già còn não nề hơn. Có sinh phải có lão rồi gì gì nữa, nghe thảm lắm. Trong những tập thơ trước của ông, chủ đề Tình yêu nổi bật. Tập thơ này ông nhắc nhiều lần đến thân phận tuổi xế chiều. Tất cả còn lại là quá khứ, hiện tại thì qua mau, tương lai như ngọn đèn mờ, như tơ trời mong manh. Tất cả phải là chấp nhận, là khứng chịu, không thể làm gì hơn được. Bởi con người nhỏ bé bất lực, đã biết mệnh trời từ tuổi sáu mươi. Nhưng nhà thơ không bi quan, thản nhiên và vẫn yêu mình, yêu người, yêu đời sống, vui được là cứ vui, vui đến đâu hay đến đó. Ông nhắc nhiều đến bệnh tật, đến nỗi mất - còn, điều ít thấy trong mấy tập thơ đầu. Điều này cho thấy rõ, ý thơ, tứ thơ, nội dung thơ không những biến chuyển theo tinh thần, tâm tư, mà còn di dịch theo tình trạng thể chất nữa. Tôi không trích dẫn thơ ông ở đây, vì đã có thi hữu Hồ Trường An ghi trong lời bạt (tập thơ). Chỉ mạn phép có một cái nhìn chung và nhìn ngược về phía sau 13 năm ở ngòai nước và có lẽ đến ngót nửa thế kỷ, nếu tính theo mức khởi đầu từ quê hương của nhà thơ Dương Huệ Anh. Tôi quý trọng ông với tính dĩ hòa vi quý, ưa thích họat động văn học nghệ thuật. Tôi mến thơ ông, theo dõi thơ ông. Bởi dường như ông có duyên, có nợ, mang cái nghiệp làm thơ vào thân. Từ tập “Huyền ca diễm ảnh”, 1991 đến “Quê hương vĩnh cửu t́nh yêu” 1992, qua”Đương nào có hoa đào” và “Tha hương mười tám năm sầu có ai”, 1993 và “Tổng tập I Thơ DHA”, 1997, độc giả sẽ thấy thi phong của ông trước sau như một, có sâu sắc hơn, trầm lắng hơn, còn tâm tư theo năm tháng, theo tuổi đời có những biến chuyển mới, những dư hương tình yêu mới. Xin mời độc giả lần giở từng trang mang mang một biển trời tâm sự của một nhà thơ có tinh thần đam mê cao độ. Diệu Tần 18/02/2004 HỒ TRƯỜNG AN ĐỌC THƠ DƯƠNG HUỆ ANH 2003 Vào một sáng cuối tuần vào buổi chớm hạ năm Quý Mùi (2003), nhà thơ Đỗ Bình có mở một cuộc tiếp tân dành cho nhà thơ Dương Huệ Anh từ San Jose (Bắc California) qua viếng Paris. Buổi tiếp tân tại tư gia, thuộc khu tân lập chập cây cao bóng mát của thành phố Cergy Christophe ở hướng Nam của Kinh Đô Ánh Sáng Paris. Hôm đó, gặp buổi đẹp trời, thiều quang rực rỡ thắp sáng mọi nơi. Muôn hồng nghìn tía trong các khu chúng cư tưng bừng thịnh phóng. Các văn hữu và nghệ sĩ tham dự gồm có các nhà thơ lão thành trong nhóm Ba Lê Thi Xã như Bác sĩ Nguyễn Bá Hậu, Nguyễn Văn Ái, như hai nữ sĩ Quỳnh Liên và Minh Châu Thái Hạc Oanh. Còn phải kể thêm nhà văn Võ Phước Hiếu (Đức Trung), nhà văn Trần Đại Sỹ, nhà thơ nữ Thụy Khanh, các nhạc sĩ Xuân Lôi, Trịnh Hưng, Lê Mộng Nguyên... Lại có thêm anh Nguyễn Tấn Phước, phụ tá của ông ông thị trưởng thành phố Cergy, một thi sĩ và cũng là dịch giả thơ từ tiếng Việt qua tiếng Pháp. Và còn vài danh sĩ khác mà tôi không sao nhớ hết. Về phần văn nghệ, khách tham dự được nghe tiếng độc huyền cầm điêu luyện của anh Trọng Lễ cùng tiếng hát và giọng ngâm trong như pha lê và ẻo lả như nhành lệ liễu của chị Linh Chi. Lại thêm tiếng hát êm như mộng, mềm như nhung của chị Thúy Hằng (tức là Đỗ Bình phu nhân), giọng ngâm và tiếng hát đẹp như gấm thêu, rất thành thạo và có nét nhà nghề của nữ sĩ Thụy Khanh. Và đặc sắc hơn, đó là tiếng hát cất cao rất dũng mãnh như ngọn suối phun nước của nam ca sĩ Thanh Hùng... Buổi tiếp tân có một bữa tiệc đơn giản, nhưng được sửa soạn rất công phu, chăm chút. Đặc biệt nhất là món cà-ri thịt cừu do anh chị Trọng Lễ & Linh Chi đảm nhiệm. Tuy không có dạ quang bôi, nhưng vẫn có bồ đào mỹ tửu đỏ thắm như ngọc lựu. Có rượu sâm banh trong vắt sủi bọt lăn tăn khi rót vào những chiếc ly mỏng tanh hình ống sáo. Đây là thứ rượu mà cố thi sĩ Đông Hồ tặng cho nó cái tên kiều diễm là Quỳnh Tương ngọc dịch. Có trà thơm và bánh ngọt. Còn có những tấm lòng quý mến của văn nghệ sĩ ở xa Paris nữa chứ. Các bậc yêu thơ văn nầy tìm mọi cách đến Cergy để diện kiến cho bằng được nhà thơ họ Dương hiện định cư miền Bắc Cali của đất nước Hợp Chủng Quốc. Trước đó, tôi được hân hạnh quen biết với nhà thơ Dương Huệ Anh tới nay đã gần một con giáp (từ năm 1992 cho tới bây giờ). Tiên sinh không phải là một nhà thơ thuần túy đâu mà còn là một nhà văn và còn là một học giả đã khởi bút từ năm 1955, tức là vào thuở bình minh của phong trào di cư. Xin phép đưọc kể sự nghiệp văn chương của Dương Huệ Anh tiên sinh: *Thơ Xanh (thơ, 1955), * Tâm Lý Phụ Nữ Việt Nam Qua Phong Dao (khảo luận, 1959), * Huyền Ca Diễm Ảnh I và II (thơ; 1991), * Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu (thơ, 1992), * Đường Nào Có Hoa Đào (thơ, 1993), * Tha Hương Mười Tám Năm, Sầu Có Ai ( 1993), * Đông Y Dược Khảo, ( sưu khảo, tập I ), *Thơ Dương Huệ Anh (Tổng Tập I, 1997 gồm 6 thi tập: Thương Cả Trăm Hoa, Gót Ngọc Quan Âm Lấm Bụi Trần, Thơ Xanh, Thơ Hồng, Ba Mươi Năm Trước, Hai Mươi Năm Lưu Vong). * Những Khúc Buồn Vui (thơ D.H.Ạ do Triều Đông phổ nhạc, 1998), * Những Cánh Thư Hồng (truyện dài - 1999) *Thơ Việt Hải Ngoại-Một Góc Nhìn Tản Mạn-Tập I (2001)), *Những Hình Ảnh Thơ Thế Kỷ 20, Tập I-2002 (sẽ in) (Chưa kể một số tác phẩm khác, đủ thể loại đã in sau này-LSG) Hôm gặp tiên sinh, tôi phải nhìn nhận rằng tiên sinh không già quắt queo như tôi hằng tưởng qua những bài thơ mà tiên sinh than vãn cái tuổi thất thập cổ lai hy bệnh hoạn của mình (bài Những Ngày Bệnh): Thần thái của Dương Huệ Anh thanh thản và tươi mát, thân vóc nho phong tuy không hùng tráng như cây thanh tùng, nhưng vẫn dẻo dai như cây thùy dương còn có thể đương đầu vối bốn phương gió lộng. Ông ngán ngẫm nhân tình thế, cảm khái trong 28 năm lưu xứ người. Xin đọc bài Hai Tám Năm Qua: Ông cảm thấy lạc lõng giữa cuộc đời, giữa làng văn trận bút qua bài Độc Cô Cửu Kiếm, Phải Ta? Nhưng rồi ánh lạc quan và niềm tin yêu trở lại tiên sinh vì cuộc đời nào chỉ đưa ông vào tuổi già, vào bệnh hoạn? Còn biết bao cái ân sủng, cái tích cực của cuộc đời vẫn dành tặng cho ông. Đó là những giai nhân đã đi qua cuộc đời ông trong bài Những Dư Ảnh Đẹp với những cái tên Thái Thủy, Vu Thiên, Kiều Nga, Phương Hiếu, Lương Anh Quế, Bội Phấn, Hồng Diệm, Dạ Lan, Ngân Tuyết v.v... Ông còn có các bạn thơ, văn... để giao du và xướng họa như nữ sĩ Trùng Quang, Hà Thượng Nhân Tiên sinh, Trình Xuyên, giáo sư Thanh Vân, Hoàng Tầm Phương, nhà thơ Hà Bỉnh Trung, Hà Trung Yên, Tô Thùy Yên, Hà Huyền Chi, Trần Tú Uyên, nhà văn Diệu Tần, Đào Hữu Dương, Phạm Xuân Đài..., các nữ sĩ Quỳ Hương,Vân Nương, Vi Khuê, Như Hiên, Tuệ Nga, Ngọc Dung, Ngô Minh Hằng, Huệ Thu, Cao Mỵ Nhân, Sương Mai... Và trên hết mọi điều, ông còn có Phật giáo làm điểm tựa cho tinh thần và cho nền tảng tâm linh của mình. Xin đọc bài Những Ngày Đen Tối Qua. Cho nên Dương Huệ Anh xả bỏ mọi bợn phiền để đón tuệ nhật bừng sáng trong tâm thức của mình, để gột rửa vọng thức gồm nhiều thứ phiền não và để sống thảnh thơi với ánh đạo vàng bừng lên từ Chân Tâm Thiệt Tánh đã sẵn có nơi mình. Xin cùng đọc bài Phá Chấp.: Thơ Dương Huệ Anh có giọng điệu cảm khái của những kẻ sinh bất phùng thời hay nhưng kẻ đầu thai lầm thế kỷ (nói theo thi bá Vũ Hoàng Chương). Thơ ông không dùng ngôn ngữ bóng bẩy cầu kỳ. Ngôn ngữ trong thi ca của ông bình dị và trong sáng như một khối ngọc lưu ly. Hơn thế nữa, tình ý trong thơ rất chân thành và thắm đượm. Xin đọc bài Đời Phải Là Thơ, một lối thơ cảm khái đặc biệt mà các bậc sĩ phu nước ta thường dùng để nói lên cái bất lực của mình trước tình đời đen bạc, trong xã hội lố lăng, trước thời thế nhiễu nhương v.v... Chính lối thơ tự trào làm cho hơi thơ tiên sinh phóng khoáng hơn, tình ý hào sảng hơn. Xin đọc bài Chủ Hay Tớ? Đã tự trào, đã tự mình nhìn sâu vào cảnh ngộ và ý tình của mình, Dương Huệ Anh ngại ngùng gì mà không xét đoán cái bát nháo, dở hơi của cái xã hội chung quanh ông. Xin đọc bài Thuyền Nát Đòi Đi Biể Nhưng đặc sắc hơn cả là những bài đạo ca sáng lộng lẫy ánh đạo vàng và bát ngát các mùi hương chiên đàn, trầm thủy. Qua những bài nầy, độc giả mới vững bụng rằng đây là lẽ sống nhiệm mầu của tiên sinh, do thiện nghiệp và tuệ căn đưa tới. Những bài đạo ca ấy tạo nên một căn bản sinh hoạt vững vàng, một lẽ sống an lạc thân tâm cho tiên sinh vào buổi hoàng hôn cuộc đời. Xin đọc bài Giả Hợp và bài Pháp Không Hai. Chính bài sau chứng tỏ căn bản sở tri thâm hậu về Phật pháp của nhà thơ Dương Huệ Anh: Phật giáo đặt trên nền tảng tinh thần bất nhị, còn gọi là tinh thần Bát-nhã (le non-deux, le non-dualisme). Năm 2003, tức là năm thứ ba của tân thiên kỷ, mảnh vườn hồng của Dương Huệ Anh là một cõi ngự uyển thịnh phóng rất nhiều bông hoa. Với 291 bài thơ được sáng tác đều đặn và cần mẫn trong vòng 12 tháng, tiên sinh có thể dùng làm một hiến lễ mùa thơ rất đẹp, rất đáng trân quý cho khách yêu thơ. Ở hải ngoại, những thi nhân có mạch sáng tác dồi dào nhất phải kể: Tuệ Nga, Cao Mỵ Nhân, Huệ Thu, Sương Mai, Ngô Minh Hằng, Hà Huyền Chi, Dương Huệ Anh, Du Tử Lê, Phương Triều... Có lẽ tiên sinh đứng hàng đầu về lượng. Còn về phẩm thì mỗi người có một sở trường riêng, một nét độc đáo riêng. Tuy nhiên, Dương Huệ Anh vẫn là một tiếng thơ thời thế. Nếu ngày xưa, qua tiếng thơ thời thế, thi hào Victor Hugo đã được giới yêu thi ca tặng cho ông ta là L’écho du siècle (tiếng đồng vọng của thế kỷ). Vậy thì hôm nay, trên thi đàn (Việt Nam) ở hải ngoại, Dương Huệ Anh cũng có thể nhận lãnh cái danh dự ấy lắm chứ. Hồ Trường An-Paris, 04/02/2004 THƠ TRÍCH DẪN - ÍT BÀI TRONG THI TẬP TNKMĐHTV - 2003 NHỮNG NGÀY BỆNH.. …Mấy hôm nay bịnh, Không còn thiết tha nhìn ngoại cảnh.. buồn hay vui? Của mình, đếm tới, đếm lui, Vài mươi xuân nữa, đủ rồi một trăm. Nằm đây, buồn. Có ai thăm? Ngồi tĩnh lặng.. Chiếu sâu tâm thức mình.. Không mong gieo nữa, nhân lành không vương mắc nữa.. cả tình thế gian.! 7/3/03 HĂM TÁM NĂM QUA… TRONG CHỚP MẮT Tháng Tư rồi, Tháng Tư rồi.. Lại tháng Tư rồi Lịch ngó trơ vơ.. thoáng ngậm ngùi.. Hăm tám năm qua.. trong chớp mắt, Quê hương xa.. vạn dặm trùng khơi! Bỏ quê yêu, sống kiếp tha phương Cầu thực, băn khoăn mỗi bước đường.. Phóng túng, xứ người cơm với áo, Làng xưa, xóm cũ, nghẹn ngào thương! ……………………………………….. 18/04/03 ĐỘC CÔ CỬU KIẾM, PHẢI TA? Ta sinh ra Kẻ ngu đần Thập Ngưu đồ học Chuyên Dần hiểu ra Đời? Nào phải của riêng ta Đất trời, sông núi, lá hoa… Suối đồi! Ta là linh vật? Con người Tầm thường, bé nhỏ Khóc, cười hồn nhiên… Biết tình là nghiệp Với duyên Gây bao nỗi khổ triền miên… Tự mình! Luân hồi sáu ngả Tử sinh Bởi tham ái, Bởi vô minh Mê mờ! Lớn lên Viết báo, làm thơ Tặng người-thiên-hạ Trọi trơ nỗi buồn Huyền hoàng Vẫn mảnh trăng đơn Hồng hoang Nhớ chuyện Cổ bồn, Mình ca! Độc Cô cửu kiếm phải ta? Toàn Chân kiếm phổ Ném xa ... Cõi ngoài!! 6/01/03 NHỮNG DƯ ẢNH ĐẸP Bao lần lệ đắng uống, còn mê Xuân, thủa còn đi học, vụng về… Thái Thủy, Vu Thiên, Dầu quán nhỏ, Chính Tâm, Nam Hải, Phố nhà quê. Kiều Nga, Phương Hiếu, Lương Anh Quế, Bội Phấn, Mai Mai, Thỏ Ngọc Chi! Hồng Diệm, A Say…bao kỷ niệm, Dạ Lan, Ngân Tuyết…mộng đương thì.. 22/01/03 RỒI…NHỮNG NGÀY ĐEN TỐI QUA Năm xung, tháng hạn biết bao lần, “Rồi sẽ qua”...nên chẳng ngại ngần. Đâu nghĩ thời gian thay đổi khác? Xuân này nào phải Vạn-niên xuân! Xuân về…mới được mấy ngày thôi, “Bố ” rút tên ra* bởi ngại lời… Thiên hạ chê bai, thân lão tướng, “Mượn danh người…”-, hỏi mấy ai vui? Dấn bước? hay là bỏ cuộc đây? Thiếu tiền, tin tức đã đăng đầy… Bạn xa…lại bất ngờ lâm bệnh, Nửa gật đầu, phần muốn “rút tay”. Cái mệt mười năm…bỗng mệt thêm, Tính đường lui…để sống an nhiên.. Ngờ đâu, bọn họ (khôn hay dại?) Hò hét, ai xui, muốn “cướp quyền !” ..”Quyền rơm, vạ đá”, lợi gì đâu? Nhưng “chính danh”, ai nỡ bỏ nào! Lẽ Phải muôn đời, cần phải giữ, Và Tình Người thắm thiết, quên sao? Quên rồi, trên Net, đánh liên miên, Bận rộn trăm ngàn chuyện, muốn điên. Tính bỏ ngang? Ngày giờ quá cận, Mong anh-em, tất cả vờ…quên.. Chạy ngang, chạy dọc, bệnh, ngờ đâu! “Mất tiếng”, hoang mang, rắn mất đầu… Kẻ trách, người chê.. sao giải thích? Thời gian? mong chậm lại, hay mau?! Chậm hay mau, hạn đến, sao lui? Hơi thở còn…thiên hạ cứ vui! Chạy trước, chạy sau…quên bệnh họan, Hơn ba giờ, hát nhạc yêu đời… Rồi…những ngày đen tối…cũng qua.. Nằm đây, dưỡng bệnh…vẫn còn ta. Ngồi đây, ghi lại dòng lưu niệm, Sau gió mưa, hồng lại nở hoa! 14/03/03 PHÁ CHẤP …Ba ngàn năm trước Phật truyền Đạo Vô thượng, giảng khắp miền nhân gian.. Theo hầu, đệ tử, cả ngàn, Lời Phật dậy, dám nghĩ bàn? Đọc kinh Dặn Ngày nhập diệt, phân minh: “Lời nào hữu lý, hợp tình… mới tin!” Theo phương tiện, (lại) tùy duyên Bề ngoài Đốn, Tiệm, Thực, Quyền, khác đâu! Chấp chi sắc tướng, khổ cầu Đơn Hà thiêu tượng gỗ.. ngầu (thật) thôi! Thiện Tài nút lưỡi, hôn môi, Bởi tham, ái, dục diệt rồi … có sao!! 29/01/03 ĐỜI PHẢI LÀ THƠ? Đời đâu có phải chỉ là thơ? Thực tế, trăm, ngàn chuyện phải lo! Cơm áo, sao cho no với ấm, Xác hồn, nào biết hữu hay vô? Gia đình, tổ quốc, bao hoài niệm, Vọng động, tham sân…chẳng bến bờ! Bút múa, thôi tùy theo cảm xúc, Anh hùng vận lỡ, chịu nằm co? 6/7/03 CHỦ HAY TỚ ? Xứ nhà làm chủ, sướng ghê a! Từ xóm làng, thôn…đến quốc gia. Kẻ dạ. người thưa…vòng nội, ngoại, Người đưa, kẻ rước, chỗ gần xa. Bạc tiền rủng rỉnh, mê, nhiều mợ, Uy lực đằng đằng, sợ, các cha! Đôi lúc làm tàng, sinh độc đoán, Bị đời nguyền rủa, phố phường la.. Xứ người làm chủ, nặng đầu ghê. Bận rộn, từ cao đến thấp tè! Kẻ thụi, người đâm…ai lại thích? Người thoi, kẻ chích…”trự” nào mê! Ít tiền, ít bạc…sao làm mạnh? Vô lực, vô quyền, dễ bị chê! Lớn, nhỏ, dọc, ngang…làm(mọi) chuyện, Hơn gì nhỉ, mấy chú cu-li ! 12/02/03 THUYỀN NÁT ĐÒI ĐI BIỂN Thuyền nát đòi đi biển, lạ không! Một cuồng, hai dốt…có ai mong? Toàn là đệ tử ngu…và biếng, Rặt những thày cô bướng…lai ngông. Luyện tập không lo, lo biểu diễn, Tôi rèn chẳng thích, thích bông lông. Thôi về, vui với trăng đầu núi, Tháng bẩy, hoa quỳnh đợi, nở bông. 22/02/03 GIẢ HỢP Đã biết thân này giả hợp thôi, Đủ duyên: hiện hữu, hết: tan rời. Khi tồn thân xác, còn đau, bệnh, Lúc trút hồn-linh, hết khóc, cười! Sự thế lăng nhăng, sao luyến tiếc? Chuyện người điên đảo, chẳng buồn vui! Bại, thành…cũng một duyên sinh, diệt, Ánh đạo từ, tâm nguyện chiếu soi! 4/02/03 PHÁP KHÔNG HAI Thế nào là Pháp không-hai? Ấn Tông đàn chủ hỏi ngài Huệ Năng. Niết Bàn kinh dẫn, giảng rằng Thiện căn, thường với vô thường, đối nhau.. Tánh (hay) tâm một, trước, sau, Thế nên chẳng đoạn (diệt), Pháp màu Không-Hai! Thiện và Bất thiện,- nói đời, Không thiện, Bất thiện, -một trời Chân Như! 13/5/03 THƯ CỦA NHÀ VĂN TRỌNG LỄ VỀ TÁC PHẨM DHA c/o S.JEAN Rue des Maraichers 93240 STAINS- France Ngoại ô Balê, một chiều mưa. Kính gửi Nhà Văn, Nhà Thơ Dương Huệ Anh Mt. Pleasant Rd. San Jose, CA 95148 USA. Kính Anh, Không biết phải vô đề như thế nào, nhưng việc cần nói phải nói, cần viết phải viết, viết để bày tỏ tấm lòng tha thiết của mình đốí với tác giả sau khi đọc xong tập truyện dài “ Những cánh thư Hồng”, một tác phẩm văn học lịch sử ,mà Trọng Lễ (ý kiến cá nhân) đã bị lôi cuốn ngay từ những trang đầu, và liên tiếp trong hai đêm liền, thức đến hai giờ sáng để đọc nốt. Trong quá trình đọc sách, tôi đã từng say mê một số tác phẩm có nội dung hay từ thời tiền chiến (lúc còn ở trung học Mỹ Tho); một số tác phẩm được viết ra trong thời kỳ 1945 đến 4/1975, và một số ít tiểu thuyết danh tiếng của Pháp và Trung Hoa. Sau này sống nương nhờ đất nước hiền hòa Lào Quốc, từ 1963 đến 1974 và lưu vong ờ Pháp Quốc từ 1974 đến nay, cũng thường nhận được thơ, sách đủ loại của nhiều tác giả sinh sống ở hải ngoại, gửi tặng cũng có mà do ủng hộ nên có, cũng có, nhưng chưa có tập truyện dài nào khiến tôi say mê và đọc xong trong hai đêm liền. Tập truyện dài “Những cánh thư Hồng” được tiểu thuyết hóa một cách mạch lạc, kỳ thú, qua hồi ký tự sự của nhân vật chính trong truyện, được lồng trong một cuộc tình chân thật, có thật, ngọt ngào, tha thiết, đậm đà nhưng cũng...quá éo le, ngang trái, tuyệt vọng và đau khổ..” ngày vui ngắn ngủi, nỗi đau suốt đời..”, với bối cảnh lịch sử của miền Nam, từ 1950 đến 1975 và vài năm kế tiếp…Trong cái hơi thở của mỗi bài thơ đều chất chứa nỗi ngậm ngùi, cay đắng, đau xót, người đọc buồn cái buồn của tác giả, đau cái đau của tác giả, khóc qua những giọt lệ của tác giả. Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần những bức thư cô Hồng gửi cho Minh thuật lại đời sống vô cùng khốn khổ của người dân miền Nam vào những ngày trước và sau cuộc thay đổi chế độ, gần như không kềm được nước mắt. Thời gian ở Pháp tôi cũng từng đọc khá nhiều sách viết về những biến động lịch sử của miền Nam vào thời gian này; vẫn không có quyển nào có tác động khích lệ tôi tin tưởng, cho đến hôm nay, khi tôi đọc được những lời thư của cô Hồng gửi cho Minh, trong quyển “NCTH” thì tự nhiên tôi có linh tính xuất phát từ trong sâu thẳm của của tâm hồn, của con tim bảo rằng: lời trong thư cô Hồng gửi cho Minh là sự thật, là khách quan...vì những lời cô Hồng viết cho Minh, tất cả đều xuất phát từ con tim, từ tấm chân tình, mấy ai nỡ nói dối với người mình tha thiết yêu, thành thật yêu, về những chuyện không cần thiết phải nói dối? Sau hai đêm đọc xong quyển sách của anh, tôi thấy thương anh quá, vội vã đi tìm anh để nói vài lời cảm tạ, và kính biếu anh ít quà kỷ niệm cho người bạn mới lần đầu quen biết, mà cảm thấy như là đã là bạn thâm giao từ kiếp trước, thì mới hay anh đã rời khỏi Balê. (không rõ anh có cái complexe de supériorité” hay không? khi tôi mạo muội tự gán cho mình là bạn của anh?) Tôi có những người bạn ở Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) ở Mỹ, ở Thailand, đã nói với tôi những câu chân tình như thế này: Trọng Lễ ơi, không biết chừng nào chúng mình mới gặp lại nhau…làm sao sớm gặp lại cậu đây? những lời chân thành này khiến tôi vô cùng cảm kích và thật cảm động, lại cảm thấy thýõng bạn mình quá, nhưng biết làm sao hơn? hôm nay tôi xin mượn mấy câu của bạn tôi để nói với anh vậy! cũng rất tiếc chưa được đón tiếp anh ở nhà riêng. Tiện dịp, xin kính tặng anh mấy bài thơ thô thiển, vài ba truyện ngắn (nhiều thể loại), và vài bức ảnh do tôi tự chụp để kỷ niệm.*Tôi quen tánh múa rìu qua mắt thơ rồi đấy...!* Kính chúc Anh Chị cùng tất cả thành viên trong gia đình anh được dồi dào sức khỏe, tôi có khá đông bạn bè và một thằng em ở Mỹ, mà suốt ba chục năm dài đăng đẳng, bôn ba khắp nơi trên thế giới, vẫn chưa hân hạnh viếng thăm Mỹ Quốc bao la…nhưng luôn luôn nuôi hi vọng. Nhờ anh chuyển lời thăm của tôi đến cô Hồng! • *Rất tiếc bị thất lạc, chưa tìm lại được! Trọng Lễ (ký tên) THƯ CỦA MỘT ĐỘC GIẢ TỪ SÀIGÒN Sàigòn ngày 14/04/2004 Kính thưa nhà thơ Dương Huệ Anh Xin phép được gọi nhà thơ bằng “Anh”, vì chỉ khi gọi người nghệ sĩ bằng “Anh”, tôi mới thấy lòng mình trẻ lại. Và xin phép được viết thư bằng máy vi tính, vì chữ quá xấu e làm phiền lòng người đọc. Cái diễm phúc tuyệt vời nhất mà tôi cảm nghiệm được trong quãng đời làm nghệ thuật của mình, đó chính là được một thi sĩ tên tuổi tặng cho tác phẩm mà anh đã tạo tác bằng tất cả tâm huyết của mình. Gặp gỡ anh tại Viện Y học Dân tộc thành phố, em đã thấy nơi anh nét nho nhã phong lưu, mang cốt cách tài hoa văn bút, và một lần nữa trực giác đã không đánh lừa em. Khi nhận được cuốn thơ Dương Huệ Anh-tổng tập 1, Phương Đông 1997, em lập tức gọi điện cảm ơn, nhưng người ta bảo rằng anh đã về Mỹ. Khi đọc được khoảng 1/3 tổng tập thơ của anh tặng, em thấy cần phải viết ngay cho anh vài dòng để chia xẻ nhưng cảm xúc rất đời thường nhưng cũng rất trăn trở của những người yêu thơ. Em năm nay 30 tuổi, độc thân, chưa có người yêu, nhưng vẫn thấy ấm áp và hạnh phúc vô cùng như đã và đang yêu say đắm một người con gái nào đó: “ Xưa nay ta chẳng thích màu đen Ta vẫn mê đôi mắt lệ huyền Mái tóc buông dài như sóng gợn Thân mềm yểu điệu nụ cười duyên” Trước đây, em cho rằng, sự nghiệp là quan trọng nhất đối với một người đàn ông, nhưng trong những lúc cô đơn nhất của lòng mình, tiền tài vật chất trở nên lạnh lùng và vô nghĩa khi thiếu vắng tình thương, tình yêu, sự cảm thông, chia xẻ và đặc biệt khi cuộc sống kim tiền đã khiến người ta lao vào mà quên đi những giá trị tinh thần cao quí khác. Thơ anh cũng là tiếng lòng của những người cảm thấy mình có trách nhiệm sáng tạo và lưu giữ những giá trị tinh thần cho cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng chìu lòng người, nên ở Việt Nam hiện nay, thơ ra nhiều quá, nhà thơ ở đâu cũng có, nhưng để kiếm được một bài thực sự là thơ, là tiếng tri âm, là nỗi khắc khoải toát lên từ một sự rung cảm tận cùng của một số phận, lại không dễ kiếm, dường như, người ta làm thơ để làm dáng, để khoác lên mình bộ cánh thi sĩ để mà hãnh diện với đời, cho nên mới có một kẻ vừa làm thơ, vừa chạy môi giới quảng cáo khá chuyên nghiệp với đủ mánh khóe cạnh tranh của một con buôn chính hiệu. Trong nỗi thất vọng và cô đơn, bất ngờ nhận được tuyển tập thơ anh tặng, em như kẻ chết đuối với được cái phao, em ngấu nghiến đọc, và tận hưởng cảm xúc tuyệt vời khi đã lâu lắm rồi, mới được đọc thơ đúng nghĩa là thơ. Có thể vì yêu thơ anh nên em đã lắm lời và “quá lời” chăng, nhưng em tin một điều rằng, một thi sĩ làm thơ bằng chính những nỗi đau và khát vọng, bằng chính con tim bay bổng và chân tình của mình, thì sẽ nhận được sự trân trọng và nâng niu của bao người yêu thơ. Thời gian sẽ trả lại cho thơ những giá trị đích thực của nó trong sự sàng lọc đau đớn, khắc nghiệt, nhưng cần thiết để đọng lại cho đời chất tinh túy mà thôi. Thơ của anh đã xoa dịu tâm hồn em rất nhiều, anh biết đấy, giữa chợ đời bon chen ngày nay, ít ai lắng lòng mình để tìm một chỗ vắng vẻ mà đọc một vài câu thơ, em phải chạy xe khoảng 10 km để ra bờ sông Thanh Đa, nơi đó có một nhánh sông Sàigòn chẩy qua khá mát mẻ và yên tĩnh để đọc thơ anh và tận hưởng những giây phút tuyệt vời trong cái thế giới riêng của mình. Em mong rằng những tập thơ sau, trước đây và sau này, của anh, bằng cách nào đó, sẽ có mặt trong giá sách của em, để em tiếp tục khám phá bao điều thú vị khác. Em hiện là TQT…..Nhiệm vụ chính của em là tìm kiếm đề tài trong bộ môn nghệ thuật, sau đó viết kịch bản, tổ chức thực hiện, và kiêm luôn vai trò đạo diễn các tiết mục: phóng sự, chân dung các nhà văn, nhà thơ, các nghệ sĩ nổi tiếng… có những đóng góp cho sự phát triển của nền văn nghệ nước nhà. Em đã hăng hái làm việc bằng tất cả say mê để phần nàotrả được món nợ cơm áo cho cha mẹ, trả món nợ học đường cho thầy cô, và trả nợ cho xã hội đã dành cho mình những thuận lợi trên đường đời mà không phải bạn trẻ nào cũng có được. Em tâm niệm sẽ cố gắng làm việc và sáng tác trong lĩnh vực chuyên môn của mình cho đến suốt đời. Nhưng có một điều em không có được khả năng làm thơ hay như anh, nên đôi khi trong công việc, cần sáng tác đôi dòng cho tác phẩm phóng sự về văn nghệ của mình, em rất tự ti và sợ hãi, nghĩ rằng, nếu ai đó mà đọc thơ em, chắc họ khổ sở lắm. Đôi dòng tâm sự, nhân dịp người bạn của em về Việt Nam chơi, trở về Mỹ, em gửi bức thư này cho anh, vì dẫu sao, qua Mỹ gửi thư vẫn bảo đảm hơn và an toàn hơn. Em hi vọng nhận được hồi âm của anh, nếu không làm phiền và gây khó khăn cho anh, anh vui lòng cho em số điện thoại và địa chỉ E-mail, để thỉnh thoảng, em sẽ liên lạc với anh. Chúc anh mạnh khỏe và ngày càng có nhiều bài thơ hay. Ký tên: Trịnh QT NHÀ THƠ THẾ KỶ DƯƠNG HUỆ ANH Trần Tuấn Kiệt Từ nơi xa xăm NT Dương Huệ Anh gửi về cho tôi một tập sách dầy. Trong đó có đủ các bài viết về Ông, đủ loại thơ của một nhà thơ có chiều dày cuộc đời và kích thước của nó song song với lịch sử của dân tộc Việt Nam đầy tang thương, chiến đấu và máu lửa hận thù... Có một giáo sư chủ nhà xuất bản hỏi tôi –Anh nghĩ thế nào về thơ? Tôi trả lời ngay: Tôi chẳng còn nghĩ gì về thơ hay thơ dở cả! Tôi nghĩ chỉ cần con người đối xử với nhau trọn tình, trọn nghĩa là đủ rồi. Thế thôi! Bác Dương Huệ Anh, tôi nghĩ đến bác cũng như thế. Không cầu kỳ về thơ, vì trong đời sống hàng thế kỷ, bác đã chân tình viết cả rồi. Những gì về cuộc đời, tư tưởng, đạo lý, lịch sử, xã hội, và con người hiện hữu, bản thân của chính mình. Cái tình nghĩa của mình hầu như tròn trịa đối với mọi thứ. Tôi quí trọng bác Dương Huệ Anh trong đó có cả sự kính trọng về một nhà thơ, bạn của ông nữa. Đó là Hà Thượng Nhân, cũng như Nhất Linh, như Nhượng Tống và sau này có Nguyễn Đức Quỳnh, Tam Ích vậy. Họ sống và sống đầy đủ với cuộc đời, với lịch sử của một thời đại đầy giông bão và lúc nào cũng đủ bản lĩnh để vượt qua, để nói như Tam Ích là Có mặt trong lịch sử, và trong làng Văn học của Việt Nam hiện đại.Tôi xin phép in lại các bài viết của những người gần gũi với ông, để giới thiệu với các bạn mới biết thêm về cuộc đời sáng tác và hoạt động thành đạt của ông. Quyển “ Tác giả, tác phẩm” này được trích và in các tác phẩm, lược qua về sự nghiệp của Dương Huệ Anh, cũng như nhiều bạn văn thơ là một vinh dự cho sách. Và ít ra sách cũng làm được một vài điều: giữ lại hình ảnh, dấu vết tâm linh và cái bóng dáng thung dung tự tại của nhà thơ Dương Huệ Anh, của Hà Thượng Nhân, cũng là một điều thú vị, bổ ích cho các bạn trẻ yêu những người đã có công miệt mài hàng trăm năm trong thế kỷ lầm than để nói lên tiếng nói về hiện tại, với bằng hữu và cả với mai sau nữa. (Trích trong “Tác giả, tác phẩm”-Hồi ký qua các nhân vật- Tập I- của Trần Tuấn Kiệt) CẢM NGHĨ VỀ THI PHẨM “THIÊN NIÊN KỶ MỚI, ĐỘC HÀNH, TA VUI!” Cao Mỵ Nhân Thường tôi ít khi đọc kỹ những bài Tựa, những bài Bạt của quí vị in trước và sau những tác phẩm văn, thơ. Lý do tôi muốn được giữ nguyên vẹn cảm nghĩ của mình về cuốn sách mà tác giả đã trao tặng, để được thưởng thức trung thực hơn, vì nếu đọc Tựa hay Bạt, tôi sẽ lười biếng suy tư trước những dòng văn, thơ mà có thể mỗi người chúng ta khám phá ra được nét đặc biệt của tác phẩm ấy. Thế nhưng lần này, nhà thơ cao niên Dương Huệ Anh có nhã ý dành cho tôi mục giới thiệu tác phẩm “ Thiên Niên Kỷ Mới, Độc Hành, Ta Vui” một tập thơ dày như cuốn truyện dài, khởi sự viết từ 1-1-2003 tới 31-12-2003, đúng một năm, giống như cuốn Nhật ký Thơ và được phân phối không đồng đều trong suốt 12 tháng, nghĩa là tháng nào cũng làm thơ, khiến tôi phải đọc kỹ thi phẩm trên hơn, kể cả Tựa và Bạt. Với số lượng bài thơ cao nhất ở tháng Giêng là 57 bài, và thấp nhất ở tháng 9 là 5 bài, còn thì cứ trung bình ở mức mười mấy, vài ba chục bài cho mỗi tháng. Sau khi đọc tổng quát thi tập TNKMDHTV, thấy được phần nào nội dung tập thơ, tôi tẩn mẩn làm một kết toán nhỏ, thử xem cuộc độc hành của nhà thơ DHA trên đường trường thiên niên kỷ mới vui vẻ, hứng thú (như) thế nào. Thì thấy 6 tháng đầu nhà thơ có vẻ rất hăm hở, đã viết được 203 bài, qua 6 tháng sau số thơ trước tác chỉ có 88 bài thôi. Như vậy, ta thấy cuộc vui nào, hành trình nào của thế nhân cũng xung mãn, lạc quan trong giai đoạn đầu, nhưng qua giai đoạn kế tiếp thì có lẽ sức người có hạn, sự mệt mỏi, đôi khi buồn nản…đã là một phần khiến thế nhân bỏ cuộc… Nhưng với nhà thơ Dương Huệ Anh thì lại khác, ông đã tìm ra một Chân Lý Sống mới, đấy là nguồn vui trong cuộc độc hành trước mặt. Nhờ đó, nhà thơ đã hoàn tất toàn tập TNKMDHTV, trong đó chứa đựng biết bao nhiêu là hình ảnh đẹp, kỷ niệm vui nhiều hơn buồn, tươi mát hơn là khô héo… Xin trích ra đây bài thơ cuối tập, bài kết gần như tóm gọn nội dung, nên tựa đề thơ được dùng đặt cho tên sách : Thiên Niên Kỷ Mới, Độc Hành, Ta Vui. Yêu Em, Đâu phải vì em Trên đời, đẹp nhất (hay) có duyên nhất đời… Đối với các thi nhân khác, thì Nàng Thơ phải đẹp, xinh, có duyên mới chiếm ngự được tâm hồn nhà thơ, còn với Dương Huệ Anh, lại không cần em thơ phài đẹp, xinh, duyên dáng lắm, nên: Thương em, Ít nói, ít cười, Thông minh, cứng cỏi Tính trời, biết sao! Nàng Thơ mẫu mực của Dương tiên sinh thật là khuôn phép, có thể là còn khó tính nữa! Hai đoạn thơ tiếp chỉ để diễn tả hai mối tình, trong số hàng mấy chục mối tình của ông, nhưng có thể đây là mấy mối tình đậm đà nhất, một ở Ninh Kiều - Cần Thơ, và nay ở xứ Hoa Lan phương trời Tây. Qua đoạn thơ áp chót thì: Là duyên Là nợ quỉ ma Cứ yêu, Chẳng đợi người ta yêu mình! Tuy nhiên (và thực ra), Nàng Thơ của Dương Huệ Anh ở đây, mang một nhân dáng tổng hợp của nhiều nhân dáng đã đi qua đời ông, khiến họ Dương phải thốt ra nó là duyên nợ quỉ ma, đã đeo đẳng nhà thơ, buộc ông cứ phải cầm bút viết lời tán tụng những hình ảnh ma quỉ ấy mãi. Nói như thế cũng có nghĩa là, nhờ chúng, -nhờ họ- những mối tình tản mạn trong đời này, đã tạo thành một nguồn thơ bất tận cho nhà thơ, khởi sắc vần điệu, viết miên man không nghỉ, nói tóm, về một góc cạnh nào đó, có lẽ nhà thơ phải cảm ơn họ mới đúng. Kết thúc bài và tập thơ TNKMDHTV, là đoạn thơ thổ lộ, bộc bạch hết tâm tình của nhà thơ: Hoàng hôn Tím ngắt môi tình, Thiên niên kỷ mới, độc hành, ta vui! Thật khổ, hay thật sung sướng với một thi sĩ đã cổ lai hi mà còn biết bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ vây bủa, đến nỗi đời đã hoàng hôn, môi tình đã tím ngắt mà còn yêu đương vương vất… Bởi thế, nhà thơ Dương Huệ Anh đã hoan ca, hỉ xả, tự tha thứ cho mình,cho người (những Nàng Thơ yêu thích ông qua thơ ca, email, internet vv…) để vỗ bụng cả cười, đơn lẻ, độc hành trên đường Thiên Niên Kỷ Mới, thảnh thơi, ung dung, chẳng ngán gì, ngại ai… Toàn tập thơ viết theo lối diễn đọc, gọi là thơ mới kiểu trẻ trung, không cần thiết vần điệu, hoặc giả ngắt những dòng thơ ra cho phù hợp với nội dung. Thi sĩ Dương Huệ Anh, người tự chọn cho mình một danh xưng là Độc Cô Cửu Kiếm. Độc cô hay cô độc tất nhiên là đơn độc, còn Cửu Kiếm là chi đây? Sao không Bát kiếm hay Thập kiếm, vv kiếm mà lại Cửu kiếm, nếu có hỏi chắc1à ông chỉ cười xòa: -Thì Cửu kiếm là cửu kiếm thôi! Vậy nhà thơ Dương Huệ Anh, người lữ hành cô độc mang tới 9 thanh kiếm đi trên đường thơ Thiên niên kỷ Mới, không bằng hữu, tiểu đồng theo cùng, e bận rộn, vướng víu chăng? Cửu kiếm chắc phải làm bằng giấy bồi, nhựa plastic…chứ nếu bằng kim loại e nặng quá đấy! Sau khi đã trang bị cho mình 9 thanh kiếm báu, với tấm lòng yêu thơ bất tuyệt, nhà thơ họ Dương tha hồ đọc thơ mình một cách sảng khoái, như ca sĩ hát nhạc RAP, ngôn ngữ thơ DHA tuôn trào như nhạc RAP sinh động, hồn nhiên. Song, tác giả đã làm thơ từ tuổi trẻ học trò, nên xen kẽ trong thi tập vẫn thấy những bài bát cú, thất ngôn, Đường luật nghiêm chỉnh…chứng tỏ nhà thơ vẫn tôn trọng thể (thơ) cổ điển, trân quí nguyên tắc đẹp xưa. Thơ RAP chẳng qua chỉ để diễn tả cho linh hoạt, và số lượng thơ có thể phong phú hơn. Tôi xin trân trọng giới thiệu cùng quí vị bằng hữu, độc giả, nhà thơ Dương Huệ Anh, người mang chiếc nơ hồng, nối liền hai thế hệ già, trẻ... qua những bài thơ tình, chuyên chở nhiều cuộc tình diễm lệ…trên đường thiên lý cuộc đời thiên niên kỷ mới hôm nay. Hawthorne, 15/6/2005 Cao Mỵ Nhân VÀI Ý KIẾN, NHẬN XÉT VỀ DÒNG THƠ DƯƠNG HUỆ ANH Năm 1997, tôi ở Houston, Texas, nhận được một “Bằng Khen” kèm theo Chi Phiếu 100 Mỹ Kim do “Hội Văn Học Nghệ Thuật – Thi Đàn Lạc Việt” từ San Jose, California gởi tới. Đó là phần thưởng về cuộc Thi Thơ do Thi Đàn nói trên tổ chức vào năm 1996 mà tôi đã tham dự và được trúng giải. Trong “Bằng Khen”, phía bên phải, dưới hàng chữ bằng Anh Ngữ “President, Executive Committee” tôi thấy chữ ký Dương Huệ Anh.. Từ đó, tôi được biết và dần đà quen thân với anh Dương Huệ Anh. Tôi đã nhiều lần đến San Jose, ghé thăm anh tại tư gia. Cũng có khi, anh đích thân lái xe đến nơi tôi tạm trú ở San Jose để hàn huyên tâm sự, trao đổi vấn đề sáng tác thơ văn, xuất bản sách, báo. Anh không hề nói, với tính cách khoe khoang, về “sự nghiệp văn chương”của anh, nhưng, qua tìm hiểu và đọc một số thơ, văn của anh, tôi được biết anh Dương Huệ Anh đã có một “gia sản khá đồ sộ” về văn học nghệ thuật, tích lũy từ trước năm 1975 cho đến ngày hôm nay. Có thể nói anh đang thủ đắc một “khu vườn chữ nghĩa” xinh đẹp, trong đó, anh đã dày công gieo trồng, vun bón và bảo quản nhiều loại hoa thơm, cỏ lạ. Không những anh làm Thơ, mà còn viết Truyện Ngắn, Truyện Dài, Biên Khảo... Tôi nghĩ rằng bộ môn Thơ có lẽ là sở trường của anh Dương Huệ Anh. Do đó, tôi xin được góp một vài ý kiến, nhận xét về dòng thơ anh. Từ lâu, tôi nhận được một số Thi Phẩm của Dương Huệ Anh, trong đó có “Thơ Dương Huệ Anh – Tổng Tập 1” do Nhà Xuất Bản Phương Đông phát hành năm 1997. Tổng Tập nầy gồm 6 Thi Tập mang tên: -Thương Cả Trăm Hoa -Gót Ngọc Quan Âm -Thơ Xanh -Thơ Hồng -Ba Mươi Năm Trước -Hai Mươi Năm Lưu Vong. Tháng 02 Năm 2007, tôi lại nhận thêm Tuyển Tập “50 Năm Thơ & Người Thơ” . Cũng như bao nhiêu Nhà Thơ khác, anh Dương Huệ Anh không thể không khai thác chủ đề Tình Yêu để cho ra đời những bài thơ trữ tình, thường là tình buồn. Anh nhắm vào nhiều đối tượng để diễn tả cảm xúc, nói lên tiếng nói của con tim mình. Khi mô tả tình yêu cá nhân, thường gọi là tình yêu lứa đôi hay tình yêu trai gái, anh mang một trái tim không có tuổi, ngược hẳn với cuộc đời anh : “...Năm, sáu mươi, xuân vẫn chẵng già Ngàn đời, hoa vẫn đẹp kiêu sa Trái tim này sẽ còn rung động Theo bước em đi dưới nắng tà” (Bài “Xuân Mãi Chẳng Già”Tập Thương Cả Trăm Hoa” ). Từ trái tim không có tuổi, anh chắt lọc chất liệu dựng lên một đài “Kỷ Niệm Tình Yêu” dành cho bóng dáng những người con gái không tên: “...Làm thơ, ta bắt lại hồn xưa Ba đứa chơi bi, đáo, chạy đùa Ta trước, em sau, bèn xử ức Cho “Người ấy” thắng, bắt anh thua...” ( Bài “Thua Em”/ Thi Tập “Ba Mươi Năm Trước” ) .Hoặc có tên (như Mỹ Huyền ): “...Nhưng lạ, sao ta vẫn cứ mơ Lung linh đôi mắt ảo, huyền mơ Xõa dài mái tóc mun, lơi lả Miệng ngọt ngào, em vẻ hững hờ...” (Bài “Mỹ Huyền”/ThiTập “Thương Cả Trăm Hoa”. Ngoài tình yêu lứa đôi, Nhà Thơ Dương Huệ Anh còn chia sẻ tâm tư tình cảm với tha nhân … Chưa hết! Dương Huệ Anh không quên ghi trong thơ “Dấu ấn niềm tin” vào Đấng Tối Cao , linh thiêng, nói rõ hơn, vào Chúa, Phật: “...Chúa bảo: tin đi, Ta sẽ dẫn Về nơi Hằng Cửu, sáng muôn đời... ….Đời vui một, khổ mấy rồi đau Đường nào giải thoát, Ơi Bồ Tát Ba bốn ngàn năm, vẫn nặng sầu...” (Bài “Đạo ở Đâu?”/Thi Tập “Gót Ngọc Quan Âm”). Tôi đã đưa ra một vài ý kiến thô thiển về nội dung Thơ Dương Huệ Anh. Bây giờ xin nói đến phần hình thức. Thơ Dương Huệ Anh gồm nhiều thể lọai, từ lục bát đến tứ tuyệt bảy chữ và thơ mới không hạn định số chữ, số câu..., được xây dựng trên nền móng, kỹ thuật vững chắc. Điểm đặc biệt, có lẽ nhiều người phải công nhận, là anh Dương Huệ Anh làm thơ một cách dễ dàng, có thể ví như “lấy đồ trong túi”. Đi đâu, ở đâu, thấy gì, nghe gì, làm gì, anh cũng “xuất khẩu thành thơ” được. Này nhé, giờ thức dậy buổi sáng đã cho anh thi hứng để làm thơ : “Bảy tám giờ thức, nằm dài Cho tỉnh ngủ, nhẩm vài lời Tâm kinh Rồi chăn mùng với vệ sinh Không quên! tuổi trọng còn minh mẫn mà Đun sôi ấm nước pha trà Ly đầy uống cạn, tà tà điểm tâm...” (Bài “Chuyện Hằng Ngày”/ThiTập“Hai Mươi Năm Lưu Vong”). Hoặc, đi trên xe cũng làm thơ một cách thoải mái: “Ngày xưa ở Việt Nam Đi học và đi làm Bằng xe lôi xe đạp Xe buýt hoặc xe lam...” (Bài “Trên Xe Nhớ Người”/Thi Tập “Thơ Hồng” ). Và đến chợ, Thi Nhân vẫn “nhả ngọc phun châu”: “Đi lạc, đường xa, mệt, đói ghê Ghé qua K.Mart giữa trưa hè Tạm mua một chút gì ăn chứ Lấy sức, hai trăm dặm lái xe...” (Bài “Chợ Đại Chúng”/Thi Tập“Hai Mươi Năm Lưu Vong”). Vì làm thơ dễ dàng như thế, nên, theo tôi, dòng Thơ Dương Huệ Anh mang những đường, nét “Giản Dị” đưa đến cái “Đẹp” của Thơ. Người Pháp có câu: “ Ce qui simple est beau” (Cái gì đơn giản thì đẹp). Tôi nghĩ rằng Thơ Dương Huệ Anh “Đẹp” vì lời thơ và kỹ thuật phối trí, cấu trúc những câu, những chữ, có thể nói là rất giản dị, đọc lên, người ta hiểu được ngay, ít nhất là về nôi dung tổng thể. Giản dị ( simple ) ở đây không phải là quá mộc mạc, tầm thường, bình dân, kệch cỡm, ngây ngô với những sáo ngữ cũ rích, đọc lên nghe nhàm chán, vần, điệu mang hơi hướm một bài vè hơn là một bài thơ. Giản dị ở đây mang ý nghĩa tự nhiên, trong sáng. Những câu, những chữ được chọn lọc để sẵn sàng toát ra cái bềnh bồng, mượt mà, có hấp lực lôi cuốn người đọc vào khoái cảm. Nói tóm lại, thơ Dương Huệ Anh giản dị mà có hồn. Đặc điểm nầy, ta cảm nhận được qua bài:“Mười Hai Trên Bốn” trong Thi Tập “ Hai Mươi Năm Lưu Vong”: “Mười hai ngày được bốn bài Thơ trong ngõ nhện, tình ngoài khung rêu Ban ngày trời nóng như thiêu Suối trưa quên ngủ, mây chiều không đi Chán chường trĩu nặng bờ mi Trôi theo cánh mộng yêu ly chập chùng“. Một bài khác mang tựa đề: “Tựu Trường”(Thi Tập “Ba Mươi Năm Trước”) rất “Có Hồn”. Hồn thơ ẩn hiện trong từng con chữ đơn sơ, không cao xa, bóng bảy, nhưng mang hình ảnh rất đẹp, rất bắt mắt: “...Ba tháng hè qua, trường mở lại Nhớ mùa sấu chín với me chua Trèo lên cây hái, vội đưa em Cắn nhẹ đôi môi ướt. Mỡ. Thèm Ta muốn làm me và trái sấu Nằm trong miệng ấy...ngọt và êm ...”. Như tôi trình bày từ đầu, “Khu vườn chữ nghĩa” của Nhà Thơ, Nhà Văn Dương Huệ Anh đã và đang được gieo trồng, vun bón để sản sinh thêm hoa trái tốt đẹp. Qua Tuyển Tập “50 Năm Thơ Và Người Thơ” mới phát hành, anh Dương Huệ Anh cho biết hiện nay, anh còn hơn 1500 bài Thơ. Anh sẽ cho in trong nhiều Tổng Tập. Trước đây, tôi đã có lần ghé thăm anh tại tư gia. Tôi thấy nơi chốn làm việc của anh, với nhiều trang thiết bị dành cho công tác đánh máy, in ấn, sao chép, cũng như vô số sách vở, báo chí, tài liệu... bày la liệt trên kệ, trên bàn ghế, trong tủ. Tôi hết sức ngưỡng mộ, khâm phục thành tâm, thiện chí của anh trong việc góp phần bảo tồn và phát huy nền văn học nghệ thuật, cách riêng về bộ môn Thơ, của Quê Hương, Dân Tộc. Có thể nói anh là một người cầm bút không biết mệt mỏi, một nghệ sĩ gắn bó lâu dài và bền bỉ với văn hóa Việt ở hải ngoại. Cầu chúc anh an vui, luôn mang con tim không có tuổi, để tiếp tục phục vụ nền văn học nghệ thuật nơi xứ người đang cần những người cầm bút nhiệt thành như anh . Houston, Tháng Tư Đen Năm 2007 Lưu Thái Dzo NGUYỄN ÁI LỮ VÀ VÀI DÒNG TÂM SỰ Tôi nghe tiếng thi sĩ Dương Huệ Anh từ trước năm 1975. Sau nhiều năm ở Mỹ tôi mới hân hạnh được gặp ông hai lần tại San Jose: một lần hội ngộ cùng thi sĩ Cao Tiêu; từ Orange County lên họp mặt các văn thi hữu ở Bắc California, và một lần ông tổ chức ra mắt tuyển tập Thơ Việt Hải Ngoại xuất bản năm 2001. Cuốn sách này dầy trên 500 trang, quy tụ nhiều nhà thơ đương thời ở hải ngoại thuộc các thế hệ già và trẻ. Nhìn vào bề dầy sự nghiệp làm thơ của ông, phải nói không những ông có tài sáng tác cho bản thân, mà ông còn đem hết tâm trí ra xây dựng, bảo tồn nền thi ca hải ngoại vốn đa dạng, nhiều bức xúc, trăn trở trong cuộc bể dâu của thế kỷ XX và nay bước sang thế kỷ XXI. Trong hàng ngũ các nhà thơ hiện đại, tôi thấy có nhiều người nổi tiếng; đó là điều khẳng định, song có hai nhà thơ tôi được gần gũi và chiêm nghiệm bản lĩnh khí khái, cùng cuộc đời từng trải khác nhau là thi sĩ Hà Thượng Nhân và Dương Huệ Anh. Với Hà tiên sinh, tôi đã có nhận xét thơ ông tự nhiên như mạch suối và tài xuất khẩu thành thơ của ông có thể ví với Tào Thực đi bẩy bước làm xong bài thơ tứ tuyệt đầy xúc động; sử Trung quốc gọi là Thất thi bộ. * Chử đậu nhiên đậu cơ, Đậu tại phủ trung khấp, Bản thị đồng sinh căn Tương tiên hà thái cấp? Tạm dịch: Cành đậu nung hạt đậu, Đậu khóc ở trong nồi Ta cùng gốc sinh ra, Sao nỡ thiêu nhau gấp? Trong một bàn tiệc đông vui thực khách, chén chú chén anh, Hà tiên sinh có thể ứng khẩu một bài thơ dài nêu đủ danh tánh, chức vụ của các vị khách quý mà nội dung lại thâm thúy, vần điệu niêm luật rất căn cơ, chững chạc ! Đó là tài làm thơ của Hà tiên sinh được nhiều người ca tụng. Về nhà thơ Dương Huệ Anh, phải nói thơ ông rất chân thật và tinh tế, đây là hai yêu tố cần và đủ để thơ ông có thể tồn tại với thời gian. Ông lại hiểu sâu về Thiền, yếu tố này giúp thơ ông có tầm Đạo. Rải rác trong các thi tập của tác giả, tôi thấy một số bài thơ tiêu biểu cho nhân sinh quan vững vàng của ông: Ta muốn gần nhưng lại thấy xa, Trong em lẫn lộn thánh và ma, Niệm xin Quán thế Âm bồ tát Chân tánh, tâm huyền nở cánh hoa. Không những thực tế với cuộc sống phù du, ông còn thực tế với tình yêu mong manh tựa cánh dạ lan: Đời vẫn vô thường như cõi tạm, Mong manh tình, cánh dạ phong lan. Đặc biệt trong phạm vi tình yêu, tôi nghĩ ông không mầu mè (có người lại cho là cường điệu!): Hai mươi lăm năm vẫn thương Hồng Như thủa nào vương tội tổ tông. Gần đây, trong cuốn 50 NĂM THƠ & NGƯỜI THƠ, một tuyển tập thơ dày trên 500 trang, xuất bản năm 2007, gồm 90 tác giả do ông soạn công phu và tinh tế hơn các cuốn trước, qua bài Từ Thung Lũng Chết, thi sĩ đã cho ta thấy rõ thêm cái nhìn hiện thực dưới góc độ thiền về cõi nhân sinh: Với ta, Tất cả là hư vọng, Đời có còn gì để khổ đau? Thế đấy, Hư Vô! hình với bóng, hạt sương,bọt nổi giữa mưa mau… Mỗi người làm thơ theo phong cách riêng, tôi tôn trọng phong cách làm thơ của mỗi thi nhân. Tự do, đường luật, sáu tám chỉ là hình thức, quan trọng là nội dung tư tưởng. Vả chăng thơ là tâm sự của chính mình. Trong 1400 bài thơ của Đỗ Phủ (712-770), một đại thi hào nổi tiếng từ thời Thịnh Đường cùng với Lý Bạch, đến nay người đời chỉ còn nhớ được mươi bài hay nhất của ông, những bài nói lên tình người từ đáy lòng thi sĩ. Qua tấm lòng chân phương của các đại thi hào Đỗ Phủ, Lý Bạch, Nguyễn Du, tôi lại có dịp liên tưởng đến phong cách thi ca Chân, Thiện, Mỹ mà nhà thơ Dương Huệ Anh đương theo đuổi.Cách gì rồi cũng quy về nẻo thơ mang tính nhân bản truyền thống này. Mong rằng thi sĩ Dương Huệ Anh vẫn sáng tác đều thi ca như ông đã và đang làm để niềm đau của thân phận và kiếp người được dịu bớt, mặc dù tuổi đời nhà thơ đã xế chiều nhưng tinh thần vẫn còn khang kiện. Oakland, Xuân Đinh Hợi, 2007 Nguyễn Ái Lữ* Nhờ bài thơ này mà Tào Thực thoát chết bởi anh là Tào Phi, thế tử kế nghiệp cha Tào Tháo (Ngụy Vương ) Nghi em có âm mưu hại mình, Tào Phi bắt Tào Thực phải làm xong bài thơ trong bẩy bước mới tha tội. Tào Thực đi được ba bước thì làm xong bài thơ tứ tuyệt, mỗi bước một câu thơ hay. Cả ba cha con Tào Tháo đều giỏi thơ văn. BÊN SÂN GA TyNa (Anada) Gió chiều thổi nhè nhẹ. Nắng vàng bên ngoài chiếu sáng 1 khúc đường rầy xe lửa, lấp lánh trên những viên sỏi trắng. Đứng trong sân ga chờ xe trở về, trong đầu tôi lại vang lên khúc hát Thành Tô: Xa nhau 14 năm rồi Thành Tô gặp lại nghe trời vào thu Sân ga chiều nắng mây mù Thoáng nhìn mộng tỉnh, còn ngờ chiêm bao … Như lần đầu nghe bài nhạc này, trí tưởng tượng tôi lại sống động mạnh mẽ. Cảnh vật hiện ra trong trí … Sân ga Tô Châu. Một chiều đầu thu của những năm Dân quốc. Sân ga tấp nập hành khách. Một người thanh niên tóc cắt ngắn dong dỏng cao, gương mặt rắn rỏi chút phong sương bồn chồn đứng đợi. Mắt chợt bừng vui, giữa tiếng còi hú lên vang dội chàng cất tiếng gọi tên…. Cô gái tóc thắt bím ngang vai, đôi mắt den nhánh còn thoáng chút mệt mỏi của đường dài, trên xe vừa bước xuống, tay cầm hành lý quay mặt lại. Đôi mắt họ gặp nhau giữa dòng người đông đảo. Đứng lặng nhìn nhau đôi giây, 2 người ôm choàng lấy nhau và chan hòa nước mắt… Tôi được biết đến nhà thơ Dương Huệ Anh mấy năm nay, qua sự giới thiệu của nhà thơ Mạc Thúy Hồng trong nhóm Thi Văn Bút Vàng tôi có dịp quen biết. Từ đó nhận được email nhà thơ - thân mật hơn tôi thường xưng hô là Bác DHA – với những bài thơ nho nhỏ mà tôi đã có dịp hoạ lại 1 số bài khi có giờ nghỉ rảnh trong sở làm. Bác DHA là một nhà thơ với lời thơ nhẹ nhàng, trong sáng dễ đọc, dễ hiểu, đã sáng tác cả ngàn bài thơ cho đến giờ với khuynh hướng trữ tình lãng mạn nổi bật. Đặc biệt, hiếm có hơn cũng là một nhạc sĩ đã có thể tự phổ nhạc những bài thơ của mình. Thành Tô là một trong những bài thơ phổ nhạc này, đã để lại ấn tượng mạnh nhất, nhớ nhất đối với tôi hơn cả bài Gợi Nhớ của mình được bác phổ nhạc hay bài thơ phổ nhạc Amsterdam Không Mưa mà bác đặc biệt sáng tác cho hai chị em chúng tôi, kỷ niệm chuyến ghé thăm Hòa Lan vài năm trước. Bài thơ lục bát Thành Tô chỉ gồm có 12 câu. Đoạn nhạc dạo đầu buồn buồn chầm chậm. Tiếng hát Thùy Dương thật truyền cảm, rõ ràng, nổi bật ý từng chữ. Lúc lên lúc xuống trầm bổng theo từng dòng nhạc, lúc nghẹn ngào như lời thơ, lúc tưởng chừng như bình thản mà thực sự đã chịu đựng, tiếc nuối. Bài nhạc toàn hảo nhờ điệu nhạc nhè nhẹ thích hợp với lời, giọng ca trầm ấm chân tình của Thùy Dương như rót vào lòng một cách tự nhiên “như máu chảy về tim “, một chuyện tình đẹp, cảm động như truyện Quỳnh Dao. Trong cái vui hội ngộ đã có nỗi lo sợ của chia ly: Ôm nhau khóc giữa thành Tô Lần này xa nữa, bao giờ gặp nhau ? Ai cũng biết thơ phổ nhạc rất khó vì thơ đã có âm vận riêng lên xuống theo thể thơ có sẵn nên điệu nhạc thường bị gượng gạo, khó gây cảm xúc. Đã có những bài lục bát phổ nhạc nổi tiếng như Ngậm Ngùi ( Huy Cận ) , Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng ( Phạm Thiên Thư ) nhưng nghe bài Thành Tô thì người nghe mới thấy cũng những vần điệu chầm chậm của thể thơ lục bát bài nhạc lại không bị đơn điệu, gò bó lê thê. Thành Tô khi nghe lại không biết là một bài thơ phổ nhạc vì điệu nhạc sao lên xuống rất tự nhiên , thoải mái …cứ nhẹ nhẹ nhàng nhàng đi vào tai, đi vào lòng và giữ lại trong đó! Tôi đã được đọc bài thơ trước đó, nhưng chỉ khi nghe bài hát trong CD “ 30 Năm Ngàn… Kỷ Niệm “, mới cảm thấy thích bài thơ và cảm nhận được từng chữ, từng lời. Bài thơ đơn giản mà cô đọng, nói lên đầy đủ được không gian, thời gian và xúc cảm của giờ phút hội ngộ, như một bức tranh sơn thủy chỉ với vài nét chấm phá mà diễn tả được hết nước chảy mây bay, làm chao động cái nhìn về thơ phổ nhạc một cách thú vị. Bài thơ được phổ nhạc có thể ví như một bức tranh chợt được gọng khung, được đem đến phòng triển lãm để mọi người chú ý thưởng thức, ngắm đi ngắm lại, càng ngắm, càng thấy những điểm mới lạ thay vì bị lãng quên trong chồng tranh xó góc. Bản thân bức tranh vẫn vậy nhưng giờ được trân quí nổi bật, tăng giá trị bội phần. Như một cô gái thoạt nhìn không sắc sảo đặc biệt lắm giờ được trang điễm quần áo, kiểu tóc thích hợp làm nổi bật khéo léo những nét đẹp tự nhiên sẵn có mà giờ trong đêm dạ hội mới được mọi người chú ý, nhắc đến thân thiện. Như cành hoa không cấn phải là danh hoa, chỉ cần biết khéo cắm vào trong bình với màu sắc tương ứng đặt nơi khung cảnh thích hợp thì vẻ tươi đẹp của hoa trở nên yêu kiều đặc sắc được trầm trồ, chiêm ngưỡng. Tôi đã ví như vậy về thi ca, thơ nhạc, vốn mong có nhạc sĩ nào chợt cảm ý thơ mình phổ nhạc thì được bác đề nghị để bác sẽ phổ nhạc cho vui... Đối với người làm thơ, có bài thơ được phổ nhạc đã là một niềm vui nhưng được giọng hát thích hợp và nhất là có được điệu nhạc thích hợp diền đạt ý thơ làm bài trở nên sống động không cứng ngắc đọc một lần đầu thấy hay hay rồi bỏ qua, quên lãng là một duyên lớn. Bài Thành Tô thì đã hội đủ những yếu tố thành công đó: lời thơ, điệu nhạc, giọng hát; nhất là điệu nhạc, tự dưng sao ăn khớp với lời, lúc cần nghẹn ngào thì nghẹn ngào: Gọi tên nghe vẫn nghẹn ngào Phải đây diễm mộng ngày nào của thơ Lúc tiếc nuối , thở than thì tiếc nuối , thở than : 39 tuổi không ngờ Bao nhiêu biến đổi không chờ đợi xuân Hồng nhan dẫu có đa truân Hán vương còn gặp Chiêu Quân xứ Hồ để rồi bài thơ được khắc sâu vào trí …có dịp điệu nhạc tự nhiên trỗi dậy trong lòng rồi người ta lại hát trong đầu, ư… ử trên môi. Bác vẫn khuyến khích và bảo tôi thử dịch những bài thơ bác xướng họa qua email đã gửi sang Hòa Lan và những bài thơ Thiền , Phật giáo. Rất tiếc, tôi chỉ dịch được một số bài của bác và bài họa lại của mình sang Anh ngữ trong tập thơ " Trời bên ấy có xanh không ? “ ( Is the sky blue over there?). Vẫn mong có lúc rảnh dịch thêm những bài xướng họa của hai bác cháu nhưng chẳng dám hứa với bác vì dịch thơ mình thì sao cũng được nhưng dịch thơ của nhà thơ có tiếng như bác thì dù sao cũng ngại nếu dịch không chỉnh, sẽ mất đi lời thơ hay, đẹp của nguyên bản, và nhất là từ khi đi làm xa mỗi ngày xe lửa, xe bus, thì giờ không còn nữa... Thành Tô cũng là một trong những bài thơ của bác DHA mà tôi đã thử dịch ra Anh ngữ để… hát vì thấy hay muốn ghi lại phổ biến nhiều hơn. Cả bài thơ “Thành Phố Mùa Thu " họa lại bài Thành Tô, tôi cũng cố chuyển ngữ để hát như lời Anh (ngữ) thứ hai cho điệu nhạc Thành Tô! (hình) như chừng chưa đủ giới thiệu sự thành công của việc 21/46- phổ nhạc bài Thành Tô này của bác. Thuyền qua … Thắm tươi nụ cười…Amsterdam! Hai câu cuối bài thơ chấm dứt thật nhẹ nhàng từ âm điệu đến ý thơ, chỉ 1 thoáng mến nhớ, nhưng không vướng bận, ngày mai dường vô định mà thênh thang rộng mở khắp phương trời. Thơ rơi rơi bước em đi nhè nhẹ Nhìn mây bay nhớ bốn phương trời. Mỗi lần hát lẩm bẩm theo điệu nhạc lời dịch Anh ngữ của bài thơ Amsterdam không mưa: Amsterdam, it’s not rainy today … Poetry lingers by your each light pace Looking at clouds, I miss you ... far away. ( Rainless Amsterdam, TyNa translated) Dù cảm thấy chút ngộ nghĩnh: lời thơ nói về một thành phố Tây Âu nhưng dòng nhạc thì sao du dương, êm ái như nhạc Trung Hoa tôi vẫn thấy thích cái âm hưởng nhạc Tàu này! Bác đã đặc biệt phổ bài thơ thành khúc hát du dương một cách thật khéo léo vì biết chúng tôi rất thích nghe nhạc film Hong Kong. - Gợi Nhớ- Một kỷ niệm đáng nhớ khác với bác DHA là bài thơ Gợi Nhớ được bác phổ nhạc trong dĩa DVD “Thương về 12 Bến Nước “. Bài thơ này thật ra tôi đặt tựa là Gợi Nhớ Thêm, họa lại bài Gợi nhớ của nhà thơ Hòang Ngọc Liên. Dù biết người nhạc si phải có sự cảm nhận trong bài thơ, cái gọi là hứng mới sáng tác được những dòng nhạc thích hợp nên bài thơ mình thích ý chưa hẳn là bài thơ được nhạc sĩ chọn phổ nhạc, đôi khi tôi cũng tự hỏi sao trong khá nhiều bài thơ họa lại thơ bác hoặc đã gửi đóng góp đến thi đàn , bác lại chọn bài này …Nhưng khi xem DVD những tà ào trắng bên mái trường và nghe lại đoạn thơ bác chọn ra phổ nhạc tôi nghĩ là mình đã có câu trả lời: cảnh quê nhà mới sâu đậm, ngọt ngào cũng như thời học trò mới hoa mộng dễ thương và gợi nhớ nhất trong lòng người, Hoa phượng, hàng dương gió nhẹ lay … tuy đơn sơ mà quen thuộc, tuy bình thường nhưng lại khó mà quên nhất : - Gợi nhớ ngày xưa ai với ai. …Phía sau nhà ga Amsterdam, chuyến phà đưa người sang bờ hồ bên kia rời bến. Sóng nước lao chao bên phà. Tòa building của hãng xăng Shell như một ngọn tháp cao sừng sững nổi bật trên nền trời bên kia bờ nước. Hàng ngày đi qua nhà ga này, vẫn với những buớc đi vội vả chen vào dòng người cho kịp chuyến xe, hình như chẳng bao giờ tôi để ý đến, nhưng hôm nay chậm rãi không vội buớc, cảnh vật này giờ đây sao hợp với đoạn thơ … và gợi nhớ quá! -Sông nước Hậu Giang… Bức tranh quê xưa bình dị của tôi giờ đã được gọng khung, treo lên tường thay vì bị chính tác giả lãng quên trong chồng tranh nào đó ! Cám ơn dòng nhạc bác đã làm sống động lại hình ảnh Cần Thơ với nhánh sông nhỏ của Hậu giang êm đềm chảy ngang phía trước khu phố chợ Bến Ninh Kiều, đậm đà lại cảnh ngôi tháp nhỏ bên kia Xóm Chài đêm trăng sáng còn in trong ký ức tuổi thơ… Bác DHA thường nhắc đến chữ duyên của Phật giáo. Được biết đến bác chúng tôi cũng đồng ý là duyên. Cô chị tôi ngày xưa học Dược, giờ học qua châm cứu, thích nghiên cứu đông y và cũng có ý muốn biết về dịch số. Lúc bác sang Âu châu ghé thăm, chúng tôi bảo thế là có duyên “Văn nghệ học thuật”: Bác có thể chỉ dẫn tôi thơ, văn, nhạc, chị T.Ánh có thể học hỏi bác về các thuật đông y, châm cứu và dịch số cũng như lại có dịp tìm hiểu về Phật giáo… Khi nghe được một đóng góp thành thật của chị T.Ánh, cũng là nhận xét của các nữ nhân cùng có khuôn trăng Thúy Vân đầy đặn: Trong văn chương sao thấy ít nói về người mặt tròn, vậy là văn học mình nghèo nàn lắm không?! Bác đã có ngay cảm hứng sáng tác bài thơ Mê Người Mặt Tròn gửi sang tặng. Bài lục bát này là một sự phối hợp của cả hai chiều hướng sáng tác của bác: trữ tình lãng mạn và Thiền, Phật giáo. Bài chuyển đạt một tư tưởng chính yếu trong Phật giáo: Nhân duyên - mọi sự đều là duyên hợp - qua lời thơ lãng mạn, trữ tình, lôi cuốn: …Hẹn lòng sẽ chẳng còn yêu.. Yêu bao nhiêu, khổ bấy nhiêu.. teo rồi! ..Tự nhiên, nay lại mê người mặt tròn như búp bê đời nhà Minh.. bên Tàu.. -học giỏi, lại xinh.. Mới nhìn ảnh, biết lưới tình, mình sa! Rút chân không nổi- Hỏi Cha Lắc đầu.. chỉ lão đầu đà.. Xua tay.. Lên chùa, Sư Thái bảo ngay Về nhà lạy Phật.. phút giây hiểu liền! .Dời trăm sự khổ vì duyên, Duyên còn, tạm hợp- Dứt- Bèn rã chia. Bài thơ rất linh động với những từ lắc đầu, xua tay và cũng rất dễ thương trên đã gợi nhiều thi hứng, dẫn đến thêm vài bài thơ họa tặng người đẹp mặt tròn nữa. Trong bài " Thương người mặt tròn", tôi thì lạc quan mong cho người có duyên đẹp thì được đẹp duyên, gặp một lần là thương, mọi điều vui, không gì ngăn trở mối duyên xứng đôi tiền định! Và nếu duyên không thành thi cũng nên hiểu không duyên có nghĩa là không có nợ nần phải trả. Không duyên tốt thì tốt nhất là đừng vướng lụy, đấy là thiện duyên như lời thơ AnaDa đã chia xẻ trong bài "Mặt tròn, trăng sáng". Một khi hiểu lý nhân duyên, kẻ đã tự trói buộc mình thì cũng sẽ tự mình tháo mở được sợi dây tham ái. - Thương Người Mặt tròn… 46/46 - Nhắc đến bác DHA , người ta nhớ đến nhà thơ nhà văn DHA, nhạc sĩ Triều Đông, nhớ đến Thái Uyển người viết những sách tìm hiểu về Phật giáo, đến tác giả của các sách nghiên cứu đông y, dịch số…với những bút hiệu khác nữa. Chúng tôi thật ra chỉ biết được 1 phần của 50 năm hoạt động văn học nghệ thuật của bác, nhưng cũng đủ thán phục sự hoạt động hăng say không mệt mỏi, sự ham học hỏi nghiên cứu không ngừng nghỉ của bác để có một kiến thức rộng rãi nhiều lãnh vực và nhất là sự chia xẻ kiến thức này. Dường như mỗi lần bác học hỏi, biết thêm được điều gì là bác ghi nhận lại, viết sách để chia xẻ sự hiểu biết này, không muốn mai một đi ... Như khi đọc bài Trở về với ta, tôi không hiểu nghĩa từ "Sa Bà " lại hỏi một vài câu về Phật giáo, bác gửi sau đó tập sách "Tìm hiểu về Phật giáo", một quyển sách dẫn nhập rất hữu ích cho người bắt đầu tìm hiểu về Phật giáo với lối văn trong sáng, trình bày dễ hiểu. Đây cũng là một khuynh hướng sáng tác đặc thù khác bên cạnh khuynh hướng trữ tình lãng mạn tiêu biểu của nhà thơ DHA. Trong cuộc sống nhiều lo toan, mệt mỏi, lắm việc mà bác có lần kể: Cả tuần nay chán với buồn, Đã ho mất tiếng, lại còn sưng môi Lo làm việc thiện cho đời, Đội mưa, đạp gió, kẻ cười, người chê! Tư tưởng Phật giáo được phản ảnh trong những câu thơ nối tiếp, hẳn đã cho năng lực bác tiếp tục hoạt động cho đời, vượt qua buồn chán: Tham sân, thiên hạ lầm mê, Ngã ta không chấp, trở về với Ta! Cám ơn nhiều nhé, TyNa, Hằng Hà tắm mát, Sa Bà rong chơi!.. (Trở về với ta, DHA ) Đời người trăm tuổi có là bao, có lẽ không đủ cho con người thực hiện tất cả những dự tình trong đời và học hỏi được mọi mặt sâu rộng. Bác vẫn còn những chương trình muốn làm và nguồn hứng trong nhà thơ DHA vẫn dào dạt, sôi nổi … Chắc chắn sẽ có những tác phẩm mới của DHA sẽ được ra mắt, đóng góp vào nền văn học hải ngoại còn đang cần những người như bác để tiếp tục duy trì, phát triển. Bên cạnh những thành công, nhiều điều như ý, xin chúc bác vui mạnh, thân tâm an lạc, có giây phút trở về với ta, và rất mong lại có dịp đóng góp với 60 , 70 năm , v.. v cho những kỷ niệm vui nữa với nhà thơ Dương Huệ Anh. …. (Bài này có vài chỗ thiếu, do lỗi in ấn. Bạn đọc có thể tìm xem thêm, bổ túc ở ấn bản năm 2008 ./.) TyNa BTN –The Netherlands 2008 NT VŨ GIA SẮC VÀ DƯƠNG HUỆ ANH Năm 1990 tôi định cư San Jose California Hoa Kỳ. Có dịp quen biết nhà thơ Dương Huệ Anh. Từ đó duyên nghiệp gắn bó nhau trong Thi Đàn Lạc Việt do ông khởi xướng. Vượt qua mọi khó khăn trở ngại, ông bền tâm thực hiện những chương trình đã dự hoạch. Văn thi hữu tham gia mỗi ngày thêm đông. Mỗi năm phát hành một tuyển tập. MỘT PHÍA TRỜI THƠ 1/2/3/4/5… Cùng tuyển tập XUÂN THU cho mãi đến nay... Ông làm việc hăng say. Kiếp tằm nhả tơ, Tác phẩm của ông vẫn ra trình làng đều đặn. Tuyển tập NĂM MƯƠI NĂM THƠ & NGƯỜI THƠ Gồm 89 tác giả khắp nơi. Ông đã bỏ nhiều thời gian gạn lọc hoàn thành tuyển tập dày 521 trang. Trong tuyển tập, tôi có tên hưởng chút hương lây. Với thành ý của tác giả: “Sách nầy, nhằm vinh danh những tác giả có đủ điều kiện tham gia đóng góp vào việc xây dựng (và phát triển) phong trào sinh hoạt văn học (nhất là thơ) hậu bán thế kỷ XX, nằm trong chương trình chung của Liên nhóm Xuân Thu Lạc Việt đề khởi”. Nhà thơ tặng tôi trước một tập, cười nói: Đệ viết bài nhận xét nhé. Chiều lòng sư phụ, đệ tử xin ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc thơ. Trong Lời Mở Đầu tuyển tập 50 năm...tác giả đề cập về thơ mới thơ cũ. Điều nầy không có gì lạ. Nhà thơ Dương Huệ Anh có ý : Muốn khai phá, mở đường lối thơ cải tiến mới hơn, không bị gò bó số chữ mỗi câu, niêm luật, gieo vần... Tác giả nhận xét: “Nói cho công bằng, ngoài mấy thể 2-4 âm tiết, trong câu thơ mới dễ thành công còn một số muốn cải tiến”. Thơ tự do (kiểu Thanh Tâm Tuyền), thơ phá thể (không vần, câu dài ngắn không đều), thơ văn xuôi, tân hình thức (nhóm Tạp Chí Thơ), nhưng những sự cố gắng đổi mới ấy, dường như chưa được giới thưởng ngoạn đáp ứng, hoan nghênh…Đặc biệt ta phải kể đến loại thơ tối nghĩa cũng lác đác xuất hiện, có khi được gọi là thơ “hũ nút” vì văn nghĩa cầu kỳ, khó hiểu! Có thể chính tác giả cắt nghĩa cũng không xuôi!” Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu (Thơ Dương Huệ Anh) Lễ ra mắt chủ nhật ngày 19/7/1992 tại nhà hàng Rendez-Vous, thung lũng hoa vàng San Jose. Nghìn trùng xa cách không đến dự được thật là đáng tiếc. Niềm vui bất ngờ, kỷ niệm không bao giờ quên. Tác giả gởi tập thơ đến tặng. Bạch Tâm xin mượn 36 câu thơ trong 36 bài thơ thất ngôn tập Thơ “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu” ghép lại thành bài thơ...gởi đến quý bạn yêu thơ và kính tặng tác giả. (Trang / Dòng) 1/1 Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu 75/4 Xanh úa vàng sao..bóng dáng Kiều, 38/1 Thất vọng, vết hằn, phai tuổi ngọc! 36/6 Gặp nhau, ngỏ hẹp, nắng phai chiều!... 49/9 Hôm ấy, đi đưa đám bạn về, 29/1 Tết nầy là mấy Tết xa quê? 25/ 5 Bánh quà họp mặt bầy con trẻ, 43/3 Thôi nhé anh đi chẳng trở về! 54/5 Ta khách giang hồ, em viễn phương. 67/ 6 Xa ngàn dặm biển, mấy trùng dương, 94/15 Tình yêu vĩnh cửu cùng nhân loại, 62/7 Vực thẳm non cao, chẳng ngại đường... 44/1 Đất khách lang thang những tháng ngày, 23/2 Não nùng đêm vắng lạnh lùng ai? 30/1 Lương còm, mới lãnh ngày hăm tám, 32/8 Trĩu nặng tâm tư, kiếp đọa đày! 80/1 Phật ở phương nao, hay chốn nầy? 116/40 Con đường giải thoát đến Như Lai, 26/40 Có không, không có cầu chi nhỉ? 83/ 4 Trọn giấc xuân hồng mộng gối tay!!! 90/2 Thuở ấy thuyền ai ngược bến mơ? 57/10 Thì giờ đâu nữa để làm thơ? 95/3 Chân nguyên bừng sáng, ưu đàm nở, 27/2 Trời tím chim xanh bóng mịt mờ! 24/8 Đời đẹp may còn mộng với hoa, 58/6 Băn khoăn từ thuở mới sinh ra, 28/7 Hẹn cùng dưa đỏ, mai vàng nhé, 66/12 Bờ Thái Bình Dương, nhớ Thái Hà. 22/2 Nằm dài, lo nghĩ vẩn vơ chơi, 35/4 Để trái tim băng, ấm mặt trời, 86/5 Duyên nghiệp trùng trùng, không thể hiểu, 73/ 6 Lạ quen đồng cảnh, nắng sương phơi... 34/12 Em gái yêu: còn quên nữa thôi? 52/6 Thương người viễn xứ thuở xa xôi... Los Angeles Thu 1992 Bạch Tâm Vũ Gia Sắc Ngày Xuân Đọc Thơ Dương Huệ Anh.* Ngày hội Thơ Xuân 1992. Thi sĩ tặng tôi tập thơ “ Huyền Ca Diễm Ảnh” đến nay vừa tròn ba năm. Bạch Tâm xin mượn 44 câu thơ trong 44 bài thơ thất ngôn trong tập thơ: Huyền Ca Diễm Ảnh gửi đến bạn yêu thơ và kính tặng tác giả. Trang/dòng 1/1 Huyền Ca Diễm Ảnh Dương Huệ Anh. 23/14 Nửa đời luân lạc, mộng ngày xanh, 09/15 Tâm tư thầm gửi trai Hà Nội, 72/08 Xa lạ phồn hoa, chốn thị thành. 86/01 Từ đó mê hoa mộng mấy chiều? 32/09 Yêu trăng, nào có được trăng yêu! 76/11 Bóng hình ai mới vô tâm thức, 33/12 E ấp đường cong, nét diễm kiều, 13/09 Nhịp sống êm đềm theo tháng năm, 49/14 Đường đời mình sẽ bước song song, 82/15 Người xưa cảnh cũ, hình theo bóng, 27/16 Nào có gì hơn, một tấm lòng? 25/02 Phượng nở, nhưng lòng không nở hoa, 48/10 Bao người theo đuổi bóng mây qua, 86/15 Đường đời trăm ngả, người đôi ngả, 90/12 Chia rẽ muôn đời, đôi chúng ta, Chính cái e lệ mực thước đó, thi nhân đã nghĩ đến người bạn trẻ bất ngờ rũ áo ra đi. 45/12 Trăm ngả suy tư một giáng Kiều, 54/6 Thơ lòng đã cháy, lửa lòng thiêu ! 62/03 Đời, ôi! một chữ không huyền diệu, 35/12 Xuân lệ, nào ai mộng tiểu kiều? 11/05 Cử nghiệp không thành, mộng dở dang! 18/06 Phố phường bỏ trống, ruộng đồng hoang. 42/11 Ngẩn ngơ đi giữa mùa tao loạn, 34/12 Đất lạnh, hồn đơn, cỏ úa vàng! 16/01 Ngày ấy ra đi diệt giặc thù, 47/02 Lá vàng đã rụng mấy mùa thu. 81/07 Trùng dương sóng dậy, giờ tan rả, 63/20 Thoát khỏi cô đơn, lẫn hận thù, 20/09 Bán chữ không xong, lại đổi nghề, 92/22 Bến xưa thuyền cũ, vượt sông mê, 22/11 Gõ đầu con trẻ, tìm sinh kế, 84/12 Quê mẹ đường xa, quên lối về. 58/09 Cho tôi trở lại với hồn tôi, 50/05 Tan nát hoàng cung, diễm lệ rồi! 80/09 Thương bóng cô đơn, phường phố cũ, 91/22 Hương xưa, tình cũ bấy nhiêu thôi. 51/26 Đất khách còn mong sẽ có ngày, 70/14 Ngàn trùng xa mỏi cánh chim bay... 77/03 Trở về nguồn sống mong tìm đạo. 76/12 Tám nẻo đường ngay, hướng Phật đài. 79/05 Phép Phật cao sâu quá nhiệm mầu, 93/14 Mái đầu sớm bạc, bạc càng mau!.. 83/15 Nhân duyên, quả nghiệp ai hay nhỉ? 31/20 Hai đứa mình xuôi một chuyến tàu... Bạch Tâm Vũ Gia Sắc Đường Nào Có Hoa Đào của Dương Huệ Anh, khơi lại niềm nhớ một thời đã qua. Kỷ niệm êm đềm mùa Xuân có hoa anh đào. Lòng thi nhân buồn viễn xứ không vơi...Thi nhân đa tình, đa cảm, yêu cuồng nhiệt, yêu say đắm, yêu vội vàng, nhưng ngại ngùng, bẽn lẽn, không nói nên lời, để rồi: Si dại, tình tôi quá vụng về, Chim vàng, cánh ngọc để bay đi! Một kẻ ra đi, một giọt buồn!. Mái chùa không trú nổi hồn đơn, Giáo đường, chuông vẫn vang lời Chúa, Mê tỉnh riêng ta, chọn bước đường. (Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai?) Đã vương vào vòng yêu đương, mang nhiều khổ lụy. Yêu là chết ở rong lòng một ít, Vì mấy khi yêu, mà đã được yêu? (Xuân Diệu) Đọc thơ Dương Huệ Anh, phảng phất nỗi buồn man mác vẩn vơ của nữ sĩ Thu Hồng: Gặp gỡ hôm qua, một buổi chiều, Cùng người trò chuyện chẳng bao nhiêu, Người đi để lại lòng thương nhớ, Cảm thấy bên mình nỗi tịch liêu!!!. Đã năm tập rồi, thi nhân vẫn chưa rót cạn tơ lòng. Kể ra thời xuân sắc thi nhân hào hoa, bay bướm biết chừng nào? Nhà thơ tuổi gần thất thập cổ lai hy, vẫn còn hăng say sáng tác. Chỉ trong vòng 3 năm, xuất bản 4 tập thơ, hai tập nữa in vào đầu năm nay. Những tập thơ đã xuất bản được nhiều văn thi hữu nhiệt t́nh hưởng ứng, khen ngợi đóng góp ư kiến... như thi lão Trình Xuyên, Hà Thượng Nhân, Trúc Lâm, Phạm Nam Sách, Tuệ Nga, Trùng Quang, Hà Trung Yên, nhà thơ Lê Văn Sắc, Đào Hữu Dương, Đỗ Quyên, Thế Uyên, Trần Tử Lang, Hoàng Ngọc Thúy, Thu Vân, TTT, Kỳ Sơn, Giáo Sư Nguyễn Đức Hiếu... Để ghi lại cảm nghĩ khi đọc thơ Dương Huệ Anh, tôi xin mượn lời nhận xét của luật sư thi hữu Phạm Nam Sách: “Thơ của Dương Huệ Anh là tiếng lòng của chính chúng ta. Thi sĩ đi vào đại chúng, bằng những nghệ thuật âm thanh, đầy hơi thở và giọng thơ, tôi mời quý bạn đọc thơ Dương Huệ Anh, có những viên ngọc bích trong đó, hãy chịu khó lượm nhặt giữ lại”. Los Angeles, cuối Thu 1994. Để kết thúc bài viết về cảm nghĩ khi đọc thơ Dương Huệ Anh, kính gởi tặng tác giả Quê hương Vĩnh Cửu Tình Yêu (42 đề bài trong các tập thơ ghép lại ). Los Angeles 20/9/1992 Bao giờ hết đau khổ. Xuân đau thương? Đời khổ hay vui. Tâm sự chán chường! Theo tiếng chuông xa. Quan Âm Đức Mẹ. Thắp nén hương lòng. Thương nhớ cố hương. Xuân nào vĩnh cửu. Phật ở mười phương. Trăm năm vô nghĩa. Thực tướng. Vô thường, Tội ác gây chi. Quên đi tất cả. Thăm lại làng xưa. Địa ngục thiên đường. Mười lăm năm. Trông chờ. Thơ không gởi? Quê hương mỏi mòn. Đêm nghe mưa rơi... Dưới gốc Bồ Đề. Góp phần tô điểm, Niềm tin. Huyễn mộng. Giận ghét. Chiều đời. Tháng bảy mưa ngâu. Băn khoăn. Hương cảng. Huyền Trân. Phạm Thái. Quỳnh Như. Vu Lan. Lại trung thu. Tết xa quê. Bản Cốc! Bạn một đêm. Trằn trọc. Tự than !!! Kính chúc tác giả cùng các bạn yêu thơ: Mùa Xuân tươi đẹp Santa Clara Xuân Đinh Hợi 2007 Bạch Tâm Vũ Gia Sắc 50 NĂM THƠ VÀ NGƯỜI THƠ Diệu Tần 1.Thêm một lần nữa, lần thứ tư, nhà thơ Dương Huệ Anh lại trình làng một cuốn sách bàn về thơ với tựa đề 50 năm thơ và người thơ. Tác giả là một khuôn mặt văn học kỳ cựu và đã thành danh ở Vùng Vịnh bắc Cali. Ông có nhiều bút hiệu: Thụy Cầm, Độc Cô Cửu Kiếm, Tần Ngọc, Y Lương, Thái Uyển, Triều Đông…Ông tự nhận là đã vướng vào nghiệp dĩ thơ văn. Ông cầm bút viết bài cho nhật báo Đông Pháp khi mới 14 tuổi, như thế cho đến nay nghiệp dĩ ấy đã theo ông 68 năm. Ông là một lão làng, một cây cổ thụ. Ông đã là công chức, rồi chuyên viên địa ốc; đông y sĩ, làm thơ, viết báo, viết văn, viết biên khảo, nhận xét thơ, ca dao, nghiên cứu Phật giáo, tìm hiểu về Thiền, dịch số, Đông Y… 2.Tôi đã nói về thơ ông và sức làm việc của ông 4 lần, kỳ này tôi xin ông miễn cho tôi, nhưng sau đó tôi cảm phục mức kiên trì của ông với bút nghiên, nên lại xin theo lời ông viết đôi dòng. Cuốn sách hôm nay dầy tới 522 trang, ông ưa in sách có 500 trang trở lên và đặt tựa đề có đến 7 chữ trở lên. Nói về số tập thơ đã in ra thì nhà thơ Hà Huyền Chi đứng đầu, ông đứng thứ nhì, tuy nhiên về bề dày cuốn thơ, ông gọi là tổng tập, ông đứng số một. Ông đã cho in 18 cuốn sách đủ loại. Cuốn sách hôm nay, không hẳn là một cuốn phê bình thơ và người làm thơ. Nó có một chút phê bình, một chút giới thiệu và một chút giao tình thơ văn bạn bè, do đó thấy rõ nét chủ quan và có tính kỷ niệm riêng giữa ông và những người có thơ được ông giới thiệu. Ông đã cho phép nhận xét, góp, tôi cũng xin nói thẳng. Trước hết, nói rõ hơn cuốn 50 năm thơ và người thơ này nhắm vào vào các tác giả ở hải ngọai, chỉ có đôi ba tác giả sống ở miền Nam trong nước. Trong lời mở đầu dài 15 trang, ông đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến thơ. Ông thiếu tham khảo sách biên khảo, phê bình thơ của tác giả sống ở hải ngọai, ông tham khảo sách của Huy Cận, Hà Minh Đức viết từ năm 93 và của Hội Nhà Văn trong nước. Ông bước sang bàn về các thể loai Thơ, kể ca cổ thi, thơ mới, thơ tân hình thức. thơ dịch, thơ hũ nút, khẩu hiệu, thơ thời sự, thơ dâm (chữ của ông). Rồi ông bàn một chút về quy lệ thơ, sau đó kể lại những khó khăn, trở ngại khi hình thành cuốn này. Ông nói đến cả vụ người làm thơ nổi danh đã “gà thơ” cho người mới tập, chuyện đả kích nhau bằng thơ. 3.Hành trình chọn thơ suốt 50 năm, kể như bắt đầu từ năm 1957 cho đến nay, nhưng ông bỏ sót nhiều nhà thơ đã được độc giả biết đến, trong khi ông giới thiệu những thi sĩ làm thơ đã lâu hay mới sáng tác, nhưng ít người biết đến. Tâm và ý của ông lớn, ông có cao vọng, nhưng tiếc thay, như ông đã tự nhận vì hiện trạng văn học, cũng như chuyện sức khỏe, khả năng tài chính, tính cách đơn độc, ông chưa thực hiện được điều mong muốn. Bàn về thơ nửa thế kỷ qua ở hải ngoại - thực ra chỉ có 32 năm - khá rộng lớn, bao quát. Ông đã chọn được ngót 500 bài thơ (quá nhiều về lượng) của 88 thi sĩ. Người Thơ của ông đủ mọi lứa tuổi, đã khuất núi hay còn tại thế, mọi thành phần xã hội, ở Mỹ, Pháp, Úc, Gia nã đại… Do đó sản phẩm văn học này coi như một bữa tiệc có rất nhiều món khác nhau, do nhiều đầu bếp nấu nướng, nhưng về phẩm có lẽ ông chú trọng phần giới thiệu, nên có phần dễ dãi, có tính đáp lễ. 4. Ông hiểu rất rõ là muốn hoàn thành được cuốn sách với tiêu đề trên, ít nhất phải có một nhóm có uy tín, phải có nguồn tài trợ nào đó, phải có thời gian lâu hơn. Ông bao sân quá, nên thiếu sót là điều không tránh khỏi. Chẳng hạn năm 1957 là mốc ông khởi đi, ông lại nói chuyện năm 30, rồi năm 45, năm 54. Nói chọn nhiều nhất là 5 bài mỗi người, nhưng có vài người ông lại chọn nhiều bài hơn. Một trong các tiêu chuẩn chọn thơ là dấn thân; lo cho cộng đồng, có lẽ chưa phải là tiêu chuẩn thích đáng, bởi nếu cần chúng ta tặng giấy khen; gắn huy chương cho mấy người lo chuyện cộng đồng, dấn thân. Những người ông gọi là nhà thơ trẻ, phần lớn cũng trên dưới 60 cả rồi. Danh sách các nhà thơ sắp đặt chưa khéo, mục lục quá đơn giản và nhất là có một số bài thơ trình độ ở dưới mức trung bình, chưa đem đến rung động cho người đọc như ông nói… 5. Tôi rất thông cảm với cảnh đơn thương độc mã lo viết in sách giới thiệu thơ văn hoặc làm tuyển tập. Chẳng bù với các tác giả viết văn làm thơ Mỹ ở đây. Người viết chỉ việc viết/đánh máy vi tính xong rồi giao cho nhà xuất bản, họ sẽ lo hết mọi chuyện sau đó. Ông than phiền về chuyện bạn thơ khó tính trong giao tiếp cá nhân, phải nhẫn nại, phải mất nhiều thì giờ điện thọai, email, thư từ. Đó là chưa kể những chuyện không hài lòng, chê trách khi sách đã in xong. Rồi trăm dâu đổ đầu tằm, đánh máy, trình bày, lo hình bìa, sọan mục lục, tổ chức ra mắt sách, v.v… Nhưng đó vừa là cái nợ văn chương vừa là thú vui tao nhã của tác giả. 6. Chỉ xin đề nghị ông ngoài bìa sách nên ghi thêm vài chữ dưới tên sách: tập I hoặc hải ngoại hoặc hội viên và thân hữu Thi đàn Lạc Việt. Cũng như thành thật đề nghị ông nên tách rời một cuốn sách phê bình, biên khảo với một cuốn sách giới thiệu các tác giả mới sáng tác hoặc sáng tác lâu, nhưng ít ai biết đến. Nói chung, thật đáng phục một nhà thơ lão làng, một vị đàn anh trọng tuổi, vướng vào nghiệp dĩ văn thơ là Dương Huệ Anh. Nhà thơ là một người hòa nhã, quảng giao, đa tài, đa tình dù cao niên vẫn hăng say mê mải không kể thời giờ, vắt tim óc để làm thơ, viết sách giới thiệu, nghiên cứu thơ văn, tìm hiểu về lãnh vực tâm linh. Nhà thơ Dương Huệ Anh thật đã góp sức trong công cuộc phát huy và bảo tồn văn hóa Việt Nam tại hải ngọai. Diệu Tần- Tháng 6/2007 MỘT CHÚT TÌNH THƠ Đỗ Bình Nói đến Thung Lũng Hoa Vàng, lòng tôi có chút gì xao xuyến ! Phải chăng nơi ấy tôi cảm thấy thân quen, hình như tôi đã bắt tìm một thoáng hình ảnh quê hương bàng bạc trong không gian, hòa lẫn cái không khí nhộn nhịp, sinh động của khối người Việt. Hay tại màu nắng vàng ấm áp phảng phất màu nắng quê nhà ? Hay chỉ là nỗi cảm do lòng luôn vương vấn tình quê mà dao động?! Có lẽ do nhiều nguyên nhân; trong đó có cả ngoại cảnh lẫn con người Cali. Nhưng điều làm tôi mang nhiều ấn tượng đẹp vẫn là con người. Qua sinh hoạt văn học nghệ thuật nối kết thâm tình tôi với miền nắng ấm này. Mới đây tác giả Dương Huệ Anh muốn tôi viết nhận định về cuốn: 50 Năm Thơ & Người Thơ của ông do Phương Đông xuất bản, và cuốn : Những Cảm Nhận Về Tác Phẩm & Tác Gỉa của Dương Huệ Anh do bằng hữu viết, sắp sửa in. Tôi đâm ái ngại, sợ mình không đủ khả năng làm nhòe đi tác phẩm của tiên sinh, nhưng tiên sinh lại muốn tôi ghi những dòng lưu niệm, để ghi lại chút tình nghệ sĩ vì tuổi của tiên sinh đã cao. Do đó tôi mạo muội đôi dòng tản mạn. Viết về một người đa tài như Dương Huệ Anh quả khó mở đầu, ngay cả cái danh xưng của ông không biết gọi thế nào cho đúng trong nhiều danh hiệu mà người đời đã tặng cho ông : Nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo, nhà nghiên cứu đông y và dịch lý ..v.v.. Đọc lại một số sách mới và cũ của Dương Huệ Anh do tác giả gởi tặng đã lâu, tôi hy vọng sẽ tìm được một số điều để có thể viết vài dòng cảm nghĩ về tác phẩm và tác giả, nhưng càng đi sâu vào thơ văn, biên khảo của ông tôi lại càng thấy khó viết ! Cái khó ở đây là không thể cô đọng vài dòng mà có thể bao gồm nhiều thể loại, nhất là phần biên khảo về văn chương và tôn giáo, điều ấy bắt tôi phải tra cứu tìm nguyên bản để đối chứng với những đìều mà tác giả đưa ra trong tác phẩm. Tôi nghĩ có lẽ nhiều người đã viết về những tác phẩm của ông. Đây là công việc đòi hỏi thời gian và chuyên môn. Tôi xin gởi vài dòng cảm nghĩ về những sinh hoạt văn hóa và phong cách cầm bút của tiên sinh, như môt lời tâm tình mang tính chủ quan về một nghệ sĩ cao niên mà tôi đã được may mắn gặp gỡ, quen biết và qúy mến. Ngay từ thuở nhỏ Dương Huệ Anh đã mang tâm hồn thi nhân đa sầu đa cảm, biết rung động trước cái đẹp, thả hồn theo những thay đổi của ngoại cảnh để hòa với tâm mình dệt lên những vần thơ đầu đời qua thi tập : « Thơ Xanh» xuất bản năm 1955, cho đến nay đã quá nửa thế kỷ mà dòng thơ vẫn vẫn tuôn trào trong tâm hồn thi si. Chất thơ vẫn lai láng, vẫn ấp ủ t́nh người, ẩn trong đó còn có cả màu triết lý nhân sinh. Tôi còn nhớ vào mùa hạ năm 1998, tôi sang thăm Cali, nhân tiện thăm gia đình và thăm những bằng hữu cũ, và cũng thể theo lời mời của Hội Thơ Tài Tử do nhà thơ Như Hoa Lê Quang Sinh làm hội trưởng, mời sang Scramento để nói chuyện về một đề tài : « Tính Nhạc Trong Thơ ». Hôm đó quy tụ khá nhiều những khuôn mặt nổi tiếng một thời trong giới văn học & Nghệ thuật trước 75 như : Thi sĩ Hà Thượng Nhân, thi sĩ Diên Nghị, thi sĩ, Duy Năng, thi sĩ Nguyễn Phúc Sông Hương, Thi sĩ, Song Nhị, thi sĩ Lê Nguyễn, thi sĩ Song Linh, thi si Nguyên Phương… nhà văn Nhật Thịnh, nhà báo Tô Ngọc, nhà báo Trần văn Ngà, nhà báo Cao Sơn, họa sĩ Vũ Hối, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, nữ nghệ sĩ Bích Thuận và những nhà thơ xuất hiện sau 75 đang là những khuôn mặt nổi trong làng thơ văn như : Huệ Thu, Ngọc An, Sương Mai, Hoàng Xuyên Anh, Triều Nghi, Phạm Ngọc, Mạc Trần Lan, Yên Bình, Lưu Trần Nguyễn,..vv.., nhân dịp này tôi hân hạnh quen nhà thơ Dương Huệ Anh. Sau đó tôi gặp lại nhà thơ trong buổi họp mặt thân hữu do Văn Bút Viêt Nam Bắc Cali tổ chức do nhà văn Nhật Thịnh mời. Hôm đó có thêm nhiều khuôn mặt nổi tiếng trong làng văn học nghệ thuật. để giao tình văn nghệ với người khách phương xa, Hội Văn Học Nghệ Thuật Thi Đàn Lạc Việt lại mời tôi đến tham dự buổi họp mặt do nhà thơ Song Linh, Ngọc An, Yên Bình tổ chức. Hôm đó có thêm những khuôn mặt trong làng thơ mà tôi từng nghe danh nay mới hân hạnh quen : Nữ sĩ Trùng Quang, nữ sĩ Đinh Thị Việt Liên, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến vv…Tôi được biết Hội Văn học Nghệ thuật Thi Đàn Lạc Việt do nhà thơ Dương Huệ Anh sáng lập, và sau này la liên nhóm Xuân Thu Lạc Việt, mục đích giúp mấy anh chị em trẻ liên kết lại cùng tiến lên về diện văn nghệ. Ngoài ra nhà thơ còn góp tay cùng với các văn thi hữu tổ chức hai cuộc Thi Thơ liên xứ, nhiều buổi ra mắt sách, hội luận và Nói chuyện về văn học, nghệ thuật qua những chủ đề Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương, Dịch số học, Ca dao…Mặc dù xuất thân là một công chức, và đã tốt nghiệp khóa 2- 1958 Trường Quốc Gia Hành Chánh Sàigon , sau khi qua Mỹ, đã đổi sang các ngành kinh doanh , địa ốc, Thuế vụ, đông y,… để mưu sinh, nhưng lẽ sống tinh thần qua nguồn cảm hứng sáng tác đã giúp cho tiên sinh vượt thoát những hệ lụy do nợ cơm áo ràng buộc để đắm hồn say mê trong cõi văn học & nghệ thuật. Dương Huệ Anh đã cho ra đời nhiều tác phẩm bao gồm: Thơ, Truyện dài, Biên Khảo, Hồi ký…. Mùa hè năm 2003, nhà thơ Dương Huệ Anh sang thăm Paris. Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris đã tổ chức đón tiếp và một hội luận về đề tài: Sự Khác Biệt Thơ Và Văn Xuôi. Hôm đó quy tụ nhiều khuôn mặt thành danh như: Gs Lê Mộng Nguyên, Gs Nguyễn Văn Ái(Vân Uyên), Gs Võ Thu Tịnh, Gs Thái Hạc Oanh (Minh Châu), Gs Quỳnh Hạnh, Bs Nguyễn Bá Hậụ (Phương Du), Bs Kim Thành Xuân, Ts Vo Hùng Anh, nhà thần học Nguyễn Tấn Phước, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Thùy, nhà văn Trần Ðại Sĩ, nhà văn Hồ Trường An, nhà văn Võ Ðức Trung, Nữ Sĩ Qùynh Liên, nhà thơ Hà Lan Phương, nhà thơ Ðỗ Bình, nhà tho Liều Phong, họa sĩ Reré Loesch, điêu khắc gia Vương Thu Thủy, nhạc sĩ Xuân Lôi, nhạc sĩTrịnh Hưng, nhạc sĩ Trọng Lễ, nhà báo Nguyễn Bảo Hưng, nghệ sĩ Diệu Khánh, nghẹ sĩ Thúy Hằng , Nghệ sĩ Kim Lan, ca sĩ Thanh Hùng…vv.. Người phương xa Dương Huệ Anh bằng một giọng nói chậm rãi nhẹ nhàng đã thuyết phục được những tâm hồn văn nghệ Paris. Năm 2005 tôi sang Cali để tham dự ra mắt tạp chí văn học nghệ thuật Nguồn ở San Jose, tôi có dịp gặp lại nhà thơ Dương Huệ Anh cùng nhiều văn nghệ sĩ khác, nhà thơ Dương Huệ Anh đến thăm tôi nhiều lần, mặc dù thời gian này xe hơi cuả ông bị đánh cắp. Hôm tôi xuống Sacramento để giới thiệu tác phẩm Viết Cho Con của giáo sư Trần Minh Xuân, tôi cũng gặp tiên sinh. Và hôm tôi xuống nam Cali cùng nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Thùy nói chuyện về đề tài : 30 năm Văn Học Hải Ngoại do Hội Văn Bút Nam Cali tổ chức, hôm đó quy tụ nhiều khuôn mặt nổi danh trong làng văn hóa văn nghệ như : Bs Nguyễn Hy Vọng, nhà Bình luận Lý đại Nguyên, gs Nguyễn Lý Tưởng, nhà thơ Thái Tú Hạp & Ái Cầm, nhà thơ Thái Anh Duy…vv...Tôi thấy trong số đông nguời tham dự có nhà thơ Dương Huệ Anh; tôi vô cùng xúc động. Sự hiện diện của nhà thơ khiến lòng tôi ấm áp, giúp tôi nói chuyện thêm lưư loát. Nhất là khách địa phương đã dành cho nguời phương xa như tôi cảm tình nên không khi sinh hoạt hôm đó rất thân mật và ám cúng. Hôm nay Paris cuối thu trời cóng lạnh ! Lá trên cây còn đầy, màu vàng rực lối đi, tôi bỗng nhớ Cali, trong đó có nhà thơ Dương Huệ Anh, phảng phất trong trí tôi hình ảnh ông đồ nho uyên bác, chăm chỉ, hiền hòa đôn hậu. Phải chăng đây là phong cách còn xót lại của nhà thơ xưa, giữa muôn đổi thay trong thời đại vi tính, cách mệnh thông tin ? Đỗ Bình – Paris DU TỬ LE VA DƯƠNG HUỆ ANH Dù cho thời nay, với sự tiến bộ kỳ diệu của ngành y khoa và, sự đầy đủ về mặt dinh dưỡng, tuổi thọ trung bình của nhân loại đã gia tăng với con số càng ngày, càng không nhỏ - Nhưng, tôi vẫn có xu hướng quý, trọng những nhà thơ đã bước qua cái tuổi người xưa gọi là “thất thập cổ lai hi;” (mà,) vẫn còn giữ được nhịp đập tươi, rói của trái tim và, lòng đam mê chữ, nghĩa. Trong số những thi sĩ lão-thi-sĩ tôi quý, trọng đó, có nhà thơ Dương Huệ Anh. Dù chẳng còn cách xa bao nhiêu cái tuổi “thất thập cổ lai hi;” và, cũng không tin mình có thể sống tới ngày vượt qua ngưỡng cửa bảy mươi kia; nhưng giả sử, có thể sống tới thời điểm đó, tôi cũng không nghĩ, tôi có thể có được khả năng lao động trí tuệ như Dương-lão-thi-sĩ. Tôi kính trọng ông vì, tới hôm nay, gần như hàng ngày, ông vẫn vung chiếc cuốc chữ, nghĩa trên những vồng, luống kỷ niệm, để kiếm tìm những hạt mầm vạm vỡ, mai sau. Tới hôm nay, gần như hàng ngày, ông vẫn nâng cây đao suy tư bổ dọc những thân cây đời sống, thế sự..., để gửi gấm tâm tư, giải bày thân phận. Tôi trộm nghĩ, chúng ta hãy khoan nói tới giá trị văn chương, tư tưởng! Bởi vì sự tiếp nhận thi ca thuận / nghịch, tùy thuộc rất nhiều yếu tố. Từ thói quen, tới khuynh hướng, quan niệm của từng người, từng. Tuy nhiên, cách gì, (thì,) những lao tác trí tuệ của nhà thơ Dương Huệ Anh, qua những thi phẩm ông xuất bản liên tiếp, mấy năm gần đây, theo tôi, vẫn là điều không phải nhà thơ nào, ở tuổi ông, cũng có thể làm được. Xin Dương-lão-thi-sĩ nhận ở nơi đây, lòng quý trọng của cá nhân tôi, Du Tử Lê về hàng trăm bài thơ mà ông đã cung, hiến cho thi đàn Việt Nam, quê người. Du Tử lê, (Calif. Jan. 08) DƯƠNG HUỆ ANH, NGƯỜI MỘT ĐỜI DÂNG HIẾN CHO THƠ Đọc Dương Huệ Anh, đầu tiên là mệt, vì số lượng thơ quá đồ sộ làm người đọc muốn phát ngột. Nhưng càng đọc càng thấy thấm, càng thấy Dương thi sĩ đã cống hiến trọn trái tim mình cho thơ. Trong khi nhiều người hiện nay, và cả từ lâu nữa, đã muốn thơ làm dáng, tô vẽ cho người, mượn thơ làm bệ phóng, làm bậc cấp để đứng lên cao, nhô lên cao cùng thế nhân thì lại có một Dương Huệ Anh rút ruột, đam mê, âm thầm, tha thiết chia sẻ một phần đời, một phần máu thịt, tim óc cho thơ. Ở cái tuổi ngoại bát tuần, quĩ thời gian không còn nhiều, nhưng nhà thơ vẫn chưa chịu nghỉ ngơi, ông vẫn còn những cuộc hành trình nhọc nhằn từ nửa vòng trái đất chỉ vì thơ, vẫn tràn trề sinh lực cho thơ. Nguyên bản thảo không thôi, ở cái tuổi cổ lai hy, tôi ôm đã mỏi nhừ cả tay, chưa nói đến chong đèn ngồi đọc, phải nửa năm mới có thể nghiền ngẫm, tạm gọi là xong, mới có thể hình thành những ý tưởng để viết đôi dòng về ông, mà tôi vốn coi như một người anh kính mến. Ông anh của tôi hơi ôm đồm, vừa làm thơ vừa viết bao nhiêu là sách nghiên cứu Đông Y, Phật giáo, không biết ông đã tốn bao nhiêu thời gian cho 3 công việc này. Mà xem ra cả 3 vế đan quyện vào nhau chứ không rời ra, sự đan quyện có ý thức, cùng một nguồn cảm hứng nên nó bổ xung cho nhau, thật hoàn hảo. Không có Đông Y, không phải Dương Huệ Anh. Không có giáo lý nhà Phật, không phải Dương Huệ Anh. Không có thơ, kể cả rất nhiều thơ tình say đắm, lãng mạn từ thủa hoa niên, cũng không phải Dương Huệ Anh. Ngày nay, người ta thường in trên sản phẩm < 3 trong 1> để giới thiệu thương hiệu. Riêng nhà thơ Dương Huệ Anh lại là < 1 trong 3 >). Một Dương Huệ Anh đã chia 3 cho một cõi vô thường. Tôi đang chuẩn bị in ấn bộ sách đồ sộ < Nhà Thơ Việt Nam đương đại> để giới thiệu cả ngàn nhà thơ Việt Nam trong và ngoài nước, những nhà thơ sống và sáng tác trong thế kỷ XX và XXI. Thiết nghĩ phải có tác giả Dương Huệ Anh, ông xứng đáng được trân trọng giới thiệu vào bộ Văn Học Sử ấy. Mong rằng quĩ thời gian còn ưu ái dành cho ông lâu hơn, nhiều hơn để ông còn cống hiến cho thơ, cho đời, cho văn học nước nhà nhiều hơn nữa. Ở một nửa quả địa cầu bên này, tôi vẫn mong hàng năm còn được đón tiếp ông, trong ngôi nhà nhỏ mà tôi được thừa hưởng từ nghĩa phụ, kịch tác gia Vi Huyền Đắc, để đàm đạo, hàn huyên cùng ông. Chúc cho ông và Thơ ông sống mãi với thời gian và còn đơm bông, kết trái nhiều hơn nữa. Thân quí, Sàigòn, tháng 6-2008 Nữ sĩ Hoàng Hương Trang Nhà thơ- Họa sĩ CÂU CHUYỆN VĂN HỌC - ĐỖ BÌNH Vào ngày 25 03 2003, một buổi sinh hoạt văn học nghệ những người hiện diện: Nhà thơ Dương Huệ Anh từ miền Cali nắng ấm đến Paris, nhà văn Hồ Trường An từ Troyes lên, nhà văn Võ Đức Trung từ Lille đến, cùng các văn thi hữu Paris: Học giả Võ Thu Tịnh, nhà thần học Nguyễn Tấn Phước, nhà thơ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá Hậu, GsTS Phạm Đình Liên, Nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh, nữ sĩ Quỳnh Liên, nhà thơ nữ Thụy Khanh, nhà thơ nữ Hà Lan Phương, GSTS Âm nhạc Quỳnh Hạnh, nhà văn Trần Đại Sỹ, nhạc sĩ Xuân Lôi, nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, nhạc sĩ Trịnh Hưng, nhạc sĩ Trọng Lễ, họa sĩ René, nhà báo Nguyễn Bảo Hưng, nhà báo Song Nguyễn, nữ điêu khắc gia Vương Thu Thủy, đạo diễn Trần Song Thu, dịch giả Liều Phong....VV…… Đỗ Bình giới thiệu vài nét về nhà thơ Dương Huệ Anh: “Ông là Chủ tịch Thi Đàn Lạc Việt miền Bắc Cali nơi quy tụ rất nhiều văn nghệ sĩ, chúng ta đã từng đón tiếp những người trong thi đàn Lạc Việt khi sang thăm Paris như nhà thơ Yên Bình, nhà thơ nữ Ngọc An, nhà thơ nhữ Hoàng Xuyên Anh, nhà thơ nữ Ngọc Bích, nhà thơ nữ Sương Mai, trong thi đàn Lạc Việt có những vị liên lạc trao đổi thơ với chúng ta như Nữ sĩ Trùng Quang ,(Hội thơ Trúc Liên, Quỳnh Dao ), nữ sĩ Đinh Thị Việt Liên( Hội thơ Thi Lâm Hợp Thái,Thi Đàn Quỳnh Dao 1962 – 1975), thi sĩ Hà Thượng Nhân, thi sĩ Trình Xuyên , thi sĩ Hàn Nhân… » Nhà thơ Dương Huệ Anh: “ Kính thưa qúy vị, cảm ơn qúy vị đã không quản thì giờ , đường xa cho chúng tôi gặp mặt ngày hôm nay. Thú thật, đối với qúy vị về văn thơ tôi là người đi sau mặc dầu tuổi tác thì có thể nhiều hơn một số người. Tôi xin đề nghị xin đừng gọi chữ cụ nghe nó già quá mà chính tôi cũng không muốn già, vì già khó làm thơ lắm, không còn thơ thẩn được! Do đó xin đề nghị mình cứ coi nhau như văn thi hữu anh em nó sảng khoái tự do hơn. Xin phép được giới thiệu về sinh hoạt của chúng tôi: Thi Đàn Lạc Việt được thành lập năm 1992 với hình thức hết sức khiêm tốn khởi đi từ nhóm thơ, chủ trương: Bảo tồn và phát huy văn học nghệ thuật VN ở hải ngoại. Qua 1993 thành lập thành Thi Đàn bên cạnh đó chúng tôi thành lập thêm Cơ Sở Văn Học Nghệ Thuật vì quan miệm rằng thơ phải có bộ môn diễn ngâm đi theo dù rằng tự thơ nó có nhạc rồi nhưng để chuyên chở đi xa cần có bộ môn nhạc. Mặc dù có những hạn chế về sức khỏe, phương tiện nhưng chúng tôi cũng cố gắng đóng góp cho văn học về phương diện thơ cơ sở đã xuất được 8 tập, trung bình mỗi năm là một tuyển tập. Ngoài ra chúng tôi còn xuất bản một tuyển tập vãn Xuân Thu không định kỳ, khi nào có tiền thì chúng tôi ra. Ðây là một tuyển tập được chăm sóc kỹ, nhưng sau khi ra được hai số phải đổi thành tam cá nguyệt nhưng cũng không liên tục vì gặp nhiều khó khăn tài chánh. Sự tự lực của chúng tôi không đủ nuôi dưỡng tuyển tập, do đó cuối cùng đành phải ra định kỳ vài năm ra một bản ! Nói về phương diện cá nhân thì có nhiều anh chị em có nhiều sáng tác rất đáng kể. Xin cho phép tôi được trình bày những đóng góp của cá nhân: Năm 1955 in tác phẩm Thơ Xanh rồi ngưng dù vẫn sáng tác, mãi đến năm 1990 bắt đầu lại và đã xuất bản khoảng 10 tập thơ. Sau những thi tập đó, tôi sản xuất khá nhiều nên gom 4,5 tập vào nhau. Vì thế, năm 1997 in 6 tập vào nhau lấy tên Tổng Tập 1 gồm 6 thi tập: Gót Ngọc Quan Âm Lấm Bụi Trần ,(thơ đạo), Thương Cả Trăm Hoa, Hai Mươi Năm Lưu Vong, Ba Mươi Năm trước, Thơ Hồng” Nhà thơ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái bỗng hỏi: “ Bao giờ thì có thơ Tím ?” Dương Huệ Anh: “Sắp có rồi, tôi chỉ không có thơ màu đỏ thôi, trong tương lai chúng tôi sẽ có đủ các thứ màu.” Dương Huệ Anh nói tiếp: “Sau đó tôi chuyển sang văn vì ai cũng khuyên là thơ nhiều quá rồi không có ai đọc đâu!” Hồ Trường An: “Ai Nói Vậy? ” Dương Huệ Anh:“Một nữ sĩ ở Cali nói với tôi: Ông in Thơ dày quá không ai đọc!” Dương Huệ Anh: “Tôi in thế này trước hết để cho tôi đáp ứng được phần tài chánh của tôi. Sau đó tôi chuyển qua văn, Truyện ký thì đúng hơn vì dựa vào chuyện có phần tôi trong đó. Tôi tôi đặt tên là Những Cánh Thư Hồng dày khoảng 500 trang. Như qúy vị đã biết biển văn học nó mênh mông lắm nên tôi chuyển sang giới thiệu tác giả giới thiệu các nhà thơ khoảng 100 nhà thơ in nãm 2001” Đỗ Bình: “Xin cho biết, thế nào là một tác phẩm hay, tác phẩm đó dựa theo tiêu chuẩn nào để đánh giá ?” Dương Huệ Anh: “Nói là giới thiệu tác giả, tôi không làm công việc phê bình mà chỉ viết theo lối tản mạn về văn học, bởi vì nói ngbiêm túc quá ít người đọc, mà có lẽ mìnhcũng không đủ sức chưa đủ thì giờ chưa đủ khả năng nên tôi chọn thể loại này. Nhưng khi ra sách cũng có nhiều người phê bình lắm vì họ cho rằng đây là một biên khảo văn học. Anh em không hiểu, lhông đọc kỹ lời trần tình của mình ban đầu! Nên họ cho là biên khảo văn học có lẽ đối với họ là đứng , nhưng đối với tác giả hơi oan vì mình không chủ trương như vậy mà chỉ là tản mạn văn học!” GSTS Lê Mộng Nguyên: “Cuốn phê bình văn học Thi Nhân VN của Hoài Thanh Hoài Chân chẳng hạn ? ” Dương Huệ Anh: “Vâng, đúng thế. Chúng tôi rất thành thật xin qúy vị chỉ giáo, tôi nghĩ rằng mình không thể biết hết được dù mình sống tới trăm tuổi, ? Xin qúy vị chỉ những khuyết điểm chúng tôi xin sẵn sàng thụ lãnh. Xong cuốn này anh em phê bình dữ lắm nhưng cũng có nhiều người khem và vài người ta không tán thành ! Sau cái này chúng tôi nghỉ và chuyển qua một cái khác, tôi hơi tham vọng mà cái tham vọng đó không phải là cái xấu không đáng kết án, nó không hải là cái tội. Tôi nghĩ có nhiều khía cạnh quá cái nào mình cũng muốn đi sâu vào xem mới biết mới hiểu được. Sau đó tôi viết cuốn : Vài Nhà Thơ Việt Thế Kỷ Hai Mươi, trong tập chúng tôi viết không phân biệt trong nước ngoài nước, Bắc Nam, tuy nhiên mình phải tránh những gì gây xúc động với độc giả. Nhưng khi đem in gặp nhiều khó khăn vì phải tự lực cánh sinh ! Tôi xin phép được dừng ở đây nếi qúy vị có muốn sáng tỏ điều gì tôi xin thưa . xin cảm ơn qúy vị.” Đỗ Bình giới thiệu vài nét về nhà văn Võ Đức Trung: “Tác giả nhiều tập truyện, biên khảo. Là một người khiêm tốn giữ được phẩm chất của một cựu giáo chức. Để thực hiện cuốn Một Phần Tư Thi Ca VN Hải Ngoại chúng tôi đã chuẩn bị cho thi tập mất 2 năm, khi đưa ra thảo luận tại nhà tôi lúc đó gồm: Nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh, nhà văn Nguyễn Hũu Nhật, nhà văn Võ Đức Trung và tôi, trong thảo luận thì được biết cái Tựa sách này đã được các nhà thơ Diên Nghị, Song Nhị, Duy Năng ở Cali đã chọn từ lâu và sắp in, họ muốn thực hiện một tập văn học ghi dấu một giai đoạn đời 25 năm xa xứ. Sau đó tôi đã liên lạc với các nhà thơ trên để giải thích sự việc của chúng tôi và đề nghị họ chọn một cái tựa khác. Khoảng hai tuần sau họ trả lời là đồng ý, và đã chọn cái tựa khác cho tuyển tập là: “Dân Thi Thoại“, hay “25 Năm Bút Luận“ do Cội Nguồn xuất bản. Nhà văn Võ Đức Trung phát biểu: “Nhận được phôn của anh Đỗ Bình mời tôi nghĩ là lên Paris họp bạn văn nghệ như mọi khi, nhưng khi xem lại thư mời tôi thấy quan trọng quá nên lấy làm ái ngại! Tôi ở tỉnh lẻ, thỉnh thoảng mới về Paris sinh hoạt sợ phát biểu sẽ trở ngại, hơn nữa như anh Đỗ Bình và Hồ Trường An biết; tôi viết văn về đồng quê mộc mạc nếu có gì sơ xuất mong các anh chị thứ lỗi cho. Tôi xin tâm tình tại sao tôi lại có ý định thực hiện cuốn Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Hải Ngoại. Kể từ sau biến cố năm 1975 mọi người ồ ạt bỏ nước ra đi, dòng thi ca lúc đầu gần như tan tác, cho đến đầu thập niên 80 thì khởi sắc vì số ít nhà thơ vượt thoát ra ngoài được đã bắt đầu viết, hồn thơ còn nhiều tâm tư cảm xúc, nhưng đến cuối thập niên 80 thì bắt đầu có chiều hướng đi xuống vì đa số phải hội nhập với cuộc sống mới! May mắn thay là qua thập niên 90 có một số nhà thơ trong diện anh em H.O khi vừa đặt chân đến nơi định cư họ đã cầm bút lại, dòng thi ca lại dâng cao qua những bài thơ tố cáo sự đàn áp và nhà tù trong chế độ CS, chúng tôi muốn bảo tồn và lưu trữ những sự kiện đó qua thi ca nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới biết muôn vàn khó khăn! Chúng tôi tiếp xúc 350 tác giả nhưng phải chọn lựa như thế nào khi cuốn sách chuẩn bị in chỉ giới thiệu có 24 tác giả mà không kêu sự đóng góp? Cuốn 1 đã phát hành vào tháng 2 vừa rồi, chúng tôi nhận được thư, điện thư, và phôn đến chúc mừng và khích lệ, điều đó là một món quà tinh thần đối với chúng tôi trong công việc bảo tồn văn hóa VN nơi xứ người.”… Nữ sĩ Minh Châu GS Thái Hạc Oanh : “Có người bảo viết để khen nhau là tâng bốc mà không phải là phê bình văn học nghệ thuật ?” Đỗ Bình :“Theo tôi, viết về những tâm hồn phụng sự cái đẹp của người nào đó đã lao tâm lao trí trên con đường vãn học nghệ thuật là việc làm đáng khen. Trong lãnh vực phê bình văn học ở hải ngoại hiện nay còn hiếm vì rất ít người chịu dấn thân làm công việc này, người am tường văn học thì già yếu, dần dần ra đi; còn lớp trẻ dù có bằng cấp cao nhưng lại am tường văn hóa xứ người ! Do đó người làm công việc phê bình rất qúy vì nhờ họ đã khám phá ra những điều ẩn chứa trong tác phẩm để giới thiệu đến công chúng những chân dung của những người sáng tác. Đánh giá một tác phẩm tùy theo trình độ của người đọc và còn phải đợi thời gian để thẩm định một tác phẩm gía trị , nhưng hiện tại vẫn cần những người điểm sách, giới thiệu khái quát về nội dung lẫn hình thức để giúp bạn đọc đi vào trọng tâm đỡ mất thời gian.” Và sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu đến qúy vị nhà văn Hồ Trường An: Tác giả có rất nhiều đầu sách về trường thiên tiểu thuyết, tiểu thuyết,và biên khảo, phê bình.” Nhà văn Hồ Trường An: “Thưa các bậc niên trưởng, và qúy văn hữu:Tôi làm văn nghệ tùy vào cảm hứng vui đâu chuốc đó chứ không nhất định cái gì, nếu cảm thấy hứng là làm. Cần phê bình là phê bình, khi tôi viết về biên khảo không phải là viết toàn sự nghiệp văn học của tác giả nào, mà viết từng cuốn chứ không dám ôm đồm. Nếu có cảm hứng làm thơ thì làm những bài thơ Đường, vui đâu chuốc đó. Tôi có một đức tính: Nếu ai khen thì cũng mừng, còn ai chê thì cũng ráng chịu trận chứ không một lời nào đính chính trên báo hết. Bởi càng đính chính thì càng làm cho người ta làm dữ! Do đó ai chê tôi thì chê; ai khen thì mừng tôi không có một phản ứng, thật ra tôi không có buồn, mình làm một món ngon người này ăn thì khen người kia ăn thì chê, kẻ thích mì người thích hủ tíu, còn có người ăn mì ăn hủ tíu nhiều quá lại thích ăn bún riêu. Qúy vị đã đọc qua cuốn biên khảo Thập Thúy Tầm Phương thì cuốn biên khảo thứ tư Tôi đang viết cuốn: Tập Diễn Ngưng Huy trong đó có hai người hiện diện ở đây là anh Võ Đức trung và chị Thụy Khanh: Tôi xin giải thích cái tựa sách: Tập: kết tập, Diễm là đẹp, Ngưng là ngưng lại, Huy là ánh sáng, ánh sáng ngưng đọng lại tôi rút ra từ Hồng Lâu Mộng chứ không phải do tôi đặt. Tóm lại tôi không có chủ trương gì lớn lao, tôi không có tham vọng. Xin dứt lời.” Nói Thêm về nhà văn Hồ trường An: Hồ Trường An tên thật là Nguyễn Viết Quang, sinh năm 1938 ở Vĩnh Long. Tốt nghiệp khóa 26 trường Sĩ Quan Thủ Đức. Phục vụ tại Ban Thông Tin Báo Chí Quân Đoàn 2&3 cho tới tháng 4 năm 1975. Ông gia nhập làng báo từ thời còn là sinh viên trường Dược qua ngòi bút phóng viên kịch trường từ giũa thế kỷ trước. Thuở đó ông đã làm thơ nhưng khi vào quân đội ông chuyên về báo chí. Sau năm 1975 ra hải ngoại ông cộng tác với nhiều tạp chí, từng làm Tổng Thơ Ký các tập san Quê Mẹ, tập san Làng Văn. Sau khi rời Paris về cư ngụ ở tỉnh Troyes năm 1982, ông đã dành thì giờ chuyên về tiểu thuyết. Văn phong của ông mang chất miệt vườn Miền Nam, sâu sắc, thắm đầy tình người và tự quê hương. Từ cuốn truyện dài Phấn Bướm ấn hành 1986 đến nay ông đã xuất bản được 86 tác phẩm thuộc nhiều thể loại gồm 22 truyện dài, 12 tập truyện ngắn,52 tập ký sự, bút khảo, bút ký và 2 tập thơ : Thiên Đường Tìm Lại (2002), và Vườn Cau quê Ngoại (2003). Năm 2009 ông bị tai biến mạch máu não nặng, toàn thân bất động, lúc đầu không nói được, và trí nhớ cũng quên! Sau một thời gian điều trị trí nhớ của ông được khôi phục và đã dần dần nói được dù rất khó khăn. Chưa lúc nào nhà văn Hồ trường An ham sống hơn lúc này, vì ông còn thiết tha đến văn chương, nặng nợ chữ nghĩa, vì có những mộng ước hoàn thành! Do đó ông đã cố tập luyện để khắc phục bệnh tật, nhờ quá yêu văn học nghị lực đã giúp ông vượt qua những khó khăn để thực hiện được hai tác phẩm biên khảo chỉ gõ máy bằng một ngón tay, đó là cuốn Núi cao Vực Thẩm, viết về 9 vóc dáng văn học VN của Thế Kỷ 20, và cuốn: Ảnh Trường Kịch Giới, ký ức về điện ảnh VN, Trên Nẻo, Đường Nắng Mới….vvv… Từ ngày bị bệnh đến nay ông viết hơn 10 tác phẩm trên 400 trang. Ở Pháp có 3 nhà văn một đời yêu văn chương dù hoàn cảnh sáng tác rất khó khăn : Nhà văn An Khê viết văn gõ máy chữ một tay, nhà văn Duyên Anh phải viết bằng tay trái, nhà văn Hồ Trường An gõ PC bằng một ngót tay. Đỗ Bình: “Từ bao lâu nay người ta tranh cãi về những chuẩn mực trong văn học nghệ thuật giữa cái hay và cái dở. Trong khi đó thích hay không thích chỉ là chủ quan của người đọc. Tôi thấy hôm nay người làm thơ ngày càng nhiều, đó là điều đáng mừng vì tâm hồn thơ sẽ giúp cho đời thêm hoa, bớt đi sự cay đắng. Nhưng tiếc thay có những bài thơ đạt được cả tứ thơ lẫn cầu trúc thì không nổi tiếng, nhưng có bài chẳng phải là thơ lại được quảng cáo rầm rộ !” Nữ sĩ Minh Châu (Tác giả và tác phẩm viết riêng): “Tại sao không phải là thơ, văn xuôi khác thơ ở điểm nào?” Đỗ Bình: “Một bài viết cẩu thả, viết cho lấy có, chỉ dựa vào thể tự do để gọi là “thơ” thì chưa chắc đã là một bài thơ, và cũng không thể gọi là văn xuôi? Thơ hiện đại và tự do rất gần gũi với văn xuôi, nhưng làm một bài thơ tự do, hay một bài thơ hiện đại rất khó ! Nhưng khi đã thành thơ thì bài đó sẽ đặc sắc và độc đáo. Theo tôi, một bài thơ hay phải bao gồm mỹ học và ý thơ.” Nhà báo Nguyễn Bảo Hưng:“Văn xuôi là ngôn ngữ thực dụng của kinh nghiệm diễn giải bằng lý trí để mô tả hoặc giải thích một sự vật hay một ý niệm, thơ là một cảm xúc của tâm hồn được diễn tả bằng nghệ thuật.” Nhạc sĩ Trịnh Hưng, tác giả những nhạc phẩm nổi tiếng một thời: Lối Về Xóm Nhỏ, Tôi Yêu.: “Thưa các bậc trưởng thượng và qúy Anh Chị, cách nay vài tháng chúng ta có làm buổi Kỷ niệm 65 năm sinh hoạt văn học nghệ thuật của nhạc sĩ Xuân Lôi và cũng mừng lễ thượng thọ 85 tuổi để vinh danh người nghệ sĩ lão thành. Hôm đó thật đông, đầy đủ các khuôn mặt văn nghệ sĩ, điều đó nói lên được cái tình nghệ sĩ là chúng ta biết thương yêu và trân trọng nhau thì có khác nào những bài viết khen.” Nhạc sĩ Xuân Lôi, tác giả nhạc phẩm nổi tiếng Nhạt Nắng: “ xin chào các qúy vị tôi xin độc tấu Hạ Uy Cầm nhạc phẩm Xa Quê Hương điệu valse lente nhạc của Xuân Tiên, lời Đan Thọ viết ngày 28 05 1956.” GS TS âm nhạc Quỳnh Hạnh: “ Âm nhạc, ngoài sự thưởng ngoạn ra còn có giá tri về khoa học. Đó là Musicothérapie hay Phương Pháp Trị Bệnh Bằng Âm Nhạc. Thực vậy, bô môn trị bệnh này có từ thời Hy lạp cổ xưa, phối hợp với trị bệnh bằng suối nước nóng, mục đích làm êm dịu thần kinh và xua đuổi đi những sự lo âu, phiền não… Ở Châu Á cũng có cụ Khổng Phu Tử có nói trong Lễ Nhạc : Nhạc là để giáo hóa lòng người…Ngày nay qua những bài thuyết trình tại Đại Hoc Sorbonne, Đai Học Y Khoa de Paris, các Phân khoa Tâm Lý Học cũng gây được chú ý của người nghe, nhất là giới trẻ quá nhiều lo âu trong cuộc sống hằng ngày và cũng để xả stress..” Nhà văn Trần Đại Sỹ: “Thật là một hân hạnh cho tôi được gặp qúy vị, nhất là một người tôi biết rằng hôm nay tôi sẽ gặp, là người mà tôi mắc nợ ngay từ lúc tôi học 6ième mà bây giờ tôi được đến để trả nợ đó là ông Lê Mộng Nguyên. Thưa qúy vị lúc đầu tiên tôi học nhạc là thày Hùng Lân đã đem bản Trăng Mờ Bên Suối dạy tôi. Hễ cứ nói đến ông Lê Mộng Nguyên dù ông có làm cả ngàn bản nhạc thì tôi cũng chỉ biết có Trăng Mờ Bên Suối. Hôm nay tôi có chút quà văn nghệ xin tặng lại hai bộ cuối cùng tiểu thuyết lịch sử là bộ Nam Quốc Sơn Hà thuật lại chiến công Lý Thường Kiệt đánh sang Tống, Anh Hùng Đông A Dựng Cờ Bình Mông tức là giai đoạn 1đánh quân Mông Cổ lần thứ nhất, còn đánh Mông Cổ lần thứ hai chưa in xin tặng giáo sư.” GS TS Lê Mộng Nguyên (Tác giả và tác phẩm viết riêng): “Xin cảm ơn anh Trần Đại Sỹ , tôi rất cảm động không nói gì được.” Võ Đức Trung: “Riêng về anh Lê Mộng Nguyên, cái bài Trăng Mờ Bên Suối hay quá hay ! Nói thiệt anh, cho dù anh có làm hằng trăm bài khác hay như vậy cũng không rung động được tôi nữa, là bởi vì bài Trăng Mờ Bên Suối khi tôi nghe lên là tôi nhớ đến thuở còn trẻ của tôi khi đi ngang những dòng suối có nước chảy róc rách có những tảng đá tôi băng qua, lại thêm những vần trăng ở quê hương không thể nào quên được những thứ đó nó ngấm vào tâm hồn của tôi nên nghe bài hát có thể chảy nước mắt.” Trần Đại Sỹ: “Tôi xin trả nợ nguời đàn anh nhưng cũng ít gặp, tôi qúy ông lắm đó là ông GS, BS Nguyễn Văn Ái, đây là bộ Giảng Huấn Khoa Tình Dục bằng Y Học Trung Quốc (sexologie médicale Chinoise) bây giờ tôi viết sang tiếng việt, bản tiếng Tây thì chưa xong, bản tiếng Anh và Trung Hoa thì ra rồi. Đây gồm 3 quyển, thưa qúy vị: “Người ta cứ bảo sách “dâm thư”, nhưng đây là sách giáo khoa, xin tặng đàn anh, đáng lẽ tôi phải tặng ông Phương Du BS Nguyễn Bá Hậu nhưng ông Phương Du tu rồi sắp sửa thành linh mục đến nơi rồi. Thưa qúy vị mục đích của sách này là làm sao giữ được sức khỏe tăng tiến tuổi thọ, nhiệm vụ nó quan trọng như vậy, xin kính biếu đàn anh.” (còn tiếp) Đỗ Bình DƯƠNG HUỆ ANH: CHÂN DUNG VÀ GIÁ TRỊ TRUYỆN KIỀU” - VÀI CẢM TÁC MỚI . dutule.com (ngày 22 tháng 2-2019) Tôi trộm nghĩ, chúng ta không có nhiều lắm, những người làm công việc sáng tác VHNT ở tuổi ngoài 90 mà, vẫn còn gửi cho đời những tác phẩm mang tính đặc trưng, tâm huyết của mình, như Lão-Thi-Sĩ Dương Huệ Anh, hiện định cư tại thành phố San Jose, với tác phẩm ông đã được ấn hành: “Chân Dung và Giá Trị Truyện Kiều” - Vài Cảm Tác Mới”. Qua phần tiểu sử ngắn gọn, người đọc được biết nguyên quán của Dương-Thi-Sĩ ở thành phố Nam Định, vốn được ghi nhận là chiếc nôi của văn học miền Bắc. Nơi sản sinh ra những tên tuổi lớn cho văn học Việt, như Tú Xương, Vũ Hoàng Chương, Mai Thảo… Họ Dương bước vào sinh hoạt văn chương rất sớm, khi ông mới học tiểu học và năm 1955, ông đã xuất bản thi phẩm “Thơ Xanh”. Ba năm sau, tức năm 1958, ở Saigon, ông lại cho ấn hành tác phẩm nghiên cứu, nhận định văn học “Tâm lý Phụ Nữ Qua Phong Dao Việt Nam”. Và, từ đó, hàng loạt sáng tác đủ loại của ông đã được in ra để cống hiến cho những người yêu văn chương. Định cư tại Hoa Kỳ từ tháng 7 năm 1975, họ Dương vẫn cho thấy, sức sáng tác của ông chẳng những không sút giảm mà, có phần còn sung mãn hơn trước. Cụ thể, riêng năm 1997 Dương-Thi-Sĩ đã cho ấn hành “Tuyển Tập Thơ Dương Huệ Anh” (tập 1) - Gồm 6 thi tập – “Những Khúc Buồn Vui”, nhạc 1998; “Những Cánh Thư Hồng” (tập 1 và hai), truyện dài, 1999; “Thơ Việt Hải Ngoại - Một Góc Nhìn Tản Mạn”, cảm nghiệm văn chương và, nhiều, rất nhiều đầu sách đủ loại khác, tính tới hôm nay. Trở lại với “Chân Dung và Giá Trị Truyện Kiều - Vài Cảm Tác Mới”, trong “Lời Nói Đầu”, Dương-Thi- Sĩ bộc bạch rằng: “Thú thật, chúng tôi đã muốn viết về Truyện Kiều từ lâu, nhưng chưa có điều kiện thuận tiện.” (…) “Cho đến khi đến tuổi nghỉ hưu, có thì giờ nhiều để đọc sách, và viết, in một số soạn phẩm về thơ văn. Sau đó, tập nghiên cứu và viết một số ít bài về văn học và học thuật như Phật học, Dịch số… “Riêng về Truyện Kiều, nhân dịp in tập san Xuân Thu năm 2000, ban chủ trương cơ sở quyết định ra một số đặc biệ về Nguyễn Du và Truyện Kiều, với sự tham gia của các văn hữu Đặng Cao Ruyên, chuyên nghiên cứu về Kiều, Hà Thượng Nhân, Diệu Tần, Nguyễn Bá Triệu, và một sô văn thi hữu khác cùng chúng tôi. “Ngoài ra, liên nhóm Xuân Thu – Lạc Việt, nhân dịp này cũng hợp tác với các cơ sở thơ văn địa phương tổ chức một ‘Ngày kỷ niệm Nguyễn Du và Truyện Kiều’ ở San Jose, California, để vinh danh nhà thơ và tác phẩm nổi danh ở ngoại quốc này. Sau đó, về phần riêng, chúng tôi đã sửa soạn in một tập ‘Sơ yếu về Truyện Kiều’ nhằm cung ứng cho những bạn trẻ và bậc cao nhiên không có diều kiện đọc những ấn phẩm dầy, nhiều trang. Dự thảo này bị bỏ quên vì chúng tôi quá đa đoan công việc. Gần đây nhờ có duyên may, hốt nhiên, (một buổi) chúng tôi nhớ đến tập dự thảo Truyện Kiều (mười năm trước) và nghĩ nên đem ra hoàn thiện, giúp cho những bạn yêu mến tác phẩm bất hủ này có một cơ hội tốt đọc lại nó. “Điểm may mắn nữa là nhờ có những điều kiên thuận lợi mới, chúng tôi cảm tác thêm được hơn 70 bài thơ diễn lại sự chuyển biến (từng giai đoan của Truyện Kiều, tiếp theo trên một chục bài khác đã đóng góp vào thời gian trước. Đa số, thơ làm theo thể Đường luật, cho ngắn gọn, dễ nhớ, đôi khi vì âm vận, chúng tôi buộc phải linh động, uyển chuyển đôi chút, xin quý độc giả cảm thông…” (“Chân Dung và Giá Trị Truyện Kiều - Vài Cảm Tác Mới”, tr. 3 và 4.” Để tương xứng với độ dầy và chiều sâu của tác phẩm này, chúng tôi trộm nghĩ, cần có một bài nhận định, phân tích tỷ mỉ với số lượng hàng trăm trang sách, họa may mới có thể đề cập tới rất nhiều mặt của tác phẩm. Chưa kể, một tác phẩm nghiên cứu văn học, luôn đem tới nhiều cảm nhận khác nhau của mỗi bạn đọc. Do đấy, chúng tôi xin chấm dứt bài giới thiệu tác phẩm “Chân Dung và Giá Trị Truyện Kiều - Vài Cảm Tác Mới” của Dương-Thi-Sĩ ở đây và, nếu quư bạn đọc muốn liên lạc với tác giả, xin qua địa chỉ: 3008 Via Montez, San Jose, CA 95132, USA. Du Tử Lê 23 Tháng Hai 2019 https://www.dutule.com/a9151/duong-hue-anh-chan-dung-va-gia-tri-truyen-kieu-vai-cam-tac-moihttps://www.dutule.com/a9151/duong-hue-anh-chan-dung-va-gia-tri-truyen-kieu-vai-cam-tac-moihttps://www.dutule.com/a9151/duong-hue-anh-chan-dung-va-gia-tri-truyen-kieu-vai-cam-tac-moi GIỚI THIỆU TÁC GIẢ 50 NĂM THƠ VÀ NGƯỜI THƠ Ngô Đức Diễm Dương Huệ Anh. Tôi vẫn thường gọi Dương Huệ Anh bằng bác, bác Dương, một phần để tỏ lòng tôn kính đối với một bậc cao niên đàn anh trong làng văn làng thơ, một phần để biểu tỏ lòng ngưỡng mộ đối với một người có vẻ mặt nhân hậu, đã trải hết lòng dạ với văn học nghệ thuật. Dương Huệ Anh sinh quán tại Hải Phòng, miền Bắc Việt Nam. Trước năm 1975, bác Dương là một công chức tại miền NamViệt Nam. Sau năm 1975, bác sống như một tư chức trong các ngành xã hội, kinh doanh, bảo hiểm và địa ốc... Ngòai bút hiệu Dương Huệ Anh, bác còn xuất hiện trên các diễn đàn văn học với nhiều bút hiệu khác, như Y Lương, Triều Đông, Thái Uyển, Huyền Sương..Nói chung, Dương Huệ Anh qủa là con người đa dạng và đa năng. 1- Truớc hết, Dương Huệ Anh được nhiều người biết đến như một nhà thơ qua nhiều thi phẩm đã xuất bản như Thơ Xanh, Huyền Ca Diễm Ảnh 1&2, Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu, Đường Nào Có Hoa Đào, Tha Hương 18 năm Sầu… 2-Tiếp đến, thi sĩ họ Dương cũng được cảm mến như một người có công biên khảo, qua các tác phẩm biên khảo văn học, y học cũng như Dịch Lý, như Tâm Lý Phụ Nữ Qua Phong Dao, Thơ Việt Thế Kỷ XX, Dịch và Bói Dịch, Đông Y Lược Giải… 3- Ngòai ra, Dương Huệ Anh còn được nhắc đến như một người viết văn qua Truyện dài Những Cánh Thư Hồng và một người có khiếu âm nhạc qua các tập thơ nhạc như Những Khúc Buồn Vui, Thương Về 12 Bến Nước… 4-Đặc biệt, Dương Huệ Anh còn được cảm mến như một người hoạt động cộng đồng về văn hóa qua những buổi tổ chức sinh hoạt văn học như nói chuyện về Truyện Kiều của Nguyễn Du…nhất là qua việc sáng lập Thi Đàn Lạc Việt và Xuân Thu Lạc Việt, tạo diễn đàn cho văn thơ sinh hoa kết trái! Điếu đáng cảm phục là Dương Huệ Anh, tuổi đã khá cao, nhưng tâm hồn và nghị lực còn rất trẻ, rất phong phú, với những hứa hẹn thích thú đến ngạc nhiên, là trong một tương lai gần, sẽ in thêm 20 tập thơ và 10 tập biên khảo nữa! Quả là càng giẻo càng dẻo càng dai, càng về khuya, đèn càng sáng...Có thể nói, Dương Huệ Anh đã vượt ngưỡng cửa tuổi tác để tiếp tục leo dốc cuộc đời, và hơn thế nữa, leo dốc vì tình, xin được minh chứng bằng bài thơ “Vào Tình Yêu “ sau đây...* Để kết, tôi xin mượn lời nhà văn Diệu Tần để giới thiệu Dương Huệ Anh: Ra mắt thơ trên 500 trang thì ít ai dám làm, chỉ có Hà Huyền Chi và Dương Huệ Anh… Trân trọng kính chào qúy vị. Ngô Đức Diễm *VÀO TÌNH YÊU Cảm ơn em nhé, Viên Viên, Cho nhau những phút (giao duyên)… Tuyệt vời! Lên đồi, Mong mãi lên đồi, Em không cho, Cứ Phật, Trời… cầu xin.. Gươm mài, Vững một niềm tin, Độc Cô (chiêu pháp) múa… xuyên…núi đèo! Lên đồi, Tuyết ngọc, hồn xiêu, Hai đầu thạch nhũ …cưng chiều ... Đong đưa… Xuống đồi… Rẽ (liễu mi) thưa, Suối Mê… vui cuộc mây mưa..hạnh đào! Ôm nhau, Thở nhẹ, ngọt ngào, “Đừng quên nhau nhé” (phút) vào Tình Yêu!! DHA DƯƠNG HUỆ ANH VỚI CHINH NGUYÊN Hơn ba mươi năm qua những nhà thơ Việt Nam Hải Ngoại nở rộ có lẽ không phải mưu sinh, hoặc vì nghiệp dư nên làm thơ đăng trên các cột báo và diễn đàn internet. Các thi đàn cũng đua nhau hội họp để viết và ra mắt những tập thơ viết chung. Nhà thơ Dương Huệ Anh là Sáng lập viên của thi đàn Lạc Việt và Hội Văn học Nghệ thuật, Ông là người đã cầm bứt viết thơ, và đăng báo trước năm 1955, với nhiều bút hiệu. Xin quí vị đọc vài hàng tiểu sử của ông dưới đây: Dương Huệ Anh tên thật là (Trần Quang Phạn. Bút hiệu khác: Y Lương, Triều Đông,Thái Uyển, Huyền Sương… Sinh quán: Hải Phòng-Bắc Việt Nam. -Đã in thơ: Thơ xanh (1955), Việt Nam; -Tâm lý phụ nữ qua phong dao (1958) – Biên Khảo (Việt Nam); -Huyền ca, Diễm Ảnh 1, 2 – 1991 (Mỹ); -Quê hương vĩnh cửu tình yêu; 1992; Đường nào có hoa đào; Tha Hương 18 năm sầu có ai? 1993 – Những khúc buồn bui, thơ nhạc – 1998; - Những cánh thư hồng 1,2 -Truyện dài; Thơ Việt hải ngoại, Một góc nhìn 2001; Thơ Việt thế kỷ 20 (1) – 2002; Ba mươi năm, Ngàn kỷ niệm – Thơ nhạc – 2004; Thiên niên kỷ mới, Độc Hành, Ta vui – Thơ – 2004; Dịch và bói Dịch (sơ giải) 2005; Tìm hiểu về Phật Giáo; Những vần thơ đạo – 2006; DVD Thương về 12 bến nước (thơ nhạc – 2006…). Hiện nay ông còn hơn 1500 bài thơ sẽ lần lượt được ấn hành trong nhiều tổng tập cùng với hơn mười tác phẩm văn và biên khảo. Mở trang 270 tuyển tập thi đàn Lạc Việt xuất bản năm 2006 để tìm đọc thơ ông viết về tình yêu. Tình yêu là một sức mạnh có thể làm thay đổi cuộc sống và tư duy của con người, và trong tình yêu cũng gói ghém những kỷ niệm xa xơi làm sống lại thời tuổi trẻ, chính vì thế, tôi tị mị tìm tòi tình yêu ở những nhà thơ tiền bối, để hiểu rằng với tuổi đã về chiều tình yêu sẽ ra sao. Tơi bất chợt nhìn thấy ba chữ : Ba Nụ Hôn, một tựa đề trong bài thơ của ông, thơ ông viết dễ dàng như nói chuyện, và tình ông cũng nhiều như những nàng thơ của ông của thời mới lớn: Ba Nụ Hôn Riêng tặng Thi Vân Trôi nổi đã bao năm Thuyền mong tìm bến đậu Nghe sóng gợn chân mây Trời (sao) tìm bắc đẩu Lần đầu tiên mở hội Chí, cháu… chuyện… Tung tăng Hai bàn tay khóa vội Duyện phận có gì chăng? Chủ Nhật Trời bỗng nắng đẹp, Sau (mấy tuần mưa.. Xuống thăm nhau… Quà tặng? Hơn trán Giờ tiễn đưa Gạp lại thứ Bẩy sau, Anh, em! (khóai) gọi nhau Nối vòng tay dạo phố Kề má với tựa đầu! Yêu đôi gót sen hồng Sợi dây vàng.. tỉnh thức Lời nói dễ cảm thông Nét đoan trang, chính trực.. Hơn môi, Lúc chia tay hẹn cho nhau một ngày Nằm dài trong chăn ấm Tâm sự chuyện Xưa nay Lái xe, ien dặm ngoài đi, về.. không biết mệt Nụ hôn môi diễm tuyệt Biết ai nhớ, hơn ai!? Tình yêu và nàng thơ đối với nhà thơ Dương Huệ Anh là thế! Không say mà chỉ nhớ, và ba nụ hôn gởi lại trên trán, má, môi rồi chia tay…! Rồi trong bước tình yêu kỷ niệm đó ông đã viết tiếp những dòng thơ trong bài : Vào Tình Yêu, Và sực nhớ một câu trong bản nhạc nào đó mà tôi đã quên tên …”Dường vào tình yêu có ien niềm vui có vạn niềm buồn…” Nhưng Vào Tình Yêu của nhà thơ Dương Huệ Anh không có buồn mà thực sự có vạn niềm vui: Suối mơ Vui cuộc mây mưa… hạnh đào! Ôm nhau, Thở nhẹ Ngọt ngào “Đừng quên nhau nhé: (phút) vào tình yêu!!! Ồ thì ra tình yêu không có tuổi tác như “Tình Già” của Phan Khôi hơn nửa thế kỷ trước cũng vậy! Xin quí vị đọc tiếp bài thơ của nhà thơ Dương Huệ Anh, khi ông nhớ lại hồi còn trẻ, lên đồi hái xim, chắc thời gian đó ông chừng mười mấy tuổi, cái lứa tuổi của nhà thơ Hoàng Cầm đi tìm lá Diêu Bông. Xưa, Còn nhỏ… Thích lên đồi Hái sim đuổi bướm Nhìn trời hỏi trăng Quảng Hàn Núi tuyết, ien ien, Ngàn năm trơ trọi… Ơi, Hằng Nga thương! Gặp nhau, Yêu. Mấy đoạn trường Lên đồi Mong hái sim… Đường, hỏi ai? Hoa chưa có chủ Mừng thôi Ưu đàm đợi Nở nụ cười.. Vùng khuya… Tôi gấp cuốn tuyển tập thơ Thi đàn Lạc Việt lại rồi chợt nghĩ tới bài thơ 6/8 vừa chợt hiện ra : Tôi về nhìn bóng hình tơi Giữa đêm sương trắng nhớ lời thầm riêng Yêu người ngớ ngẩn du ien Giọt tan trên má, ưu phiền mi xoay Thoảng mùi hương phấn đêm nay Phòng đêm cô tịch phút giây hững hờ Tóc mai rụng xuống phím tơ Trăm năm vẫn thế lời mơ nhắc thằm Đàn ơi, sao vắng tri âm CN Tình ơi, là cái chi chi…?? Có phải khi con tim biết đau là lúc nó đã biết rung động và hiểu thế nào là Tình yêu. Nhà thơ Dương Huệ Anh cũng không thoát khỏi vòng hệ lụy này… Chinh Nguyên - San Jose ABOUT DUONG HUE ANH’ S POETRY Le cao Phan When in Canada I gratefully received two series of poems with the considerate dedication of their author himself, poet Duong Hue Anh. Later I also had the opportunity of meeting him in the U.S.A by 1995 to get through more of his work the understanding of which gave way to a better comprehension regarding a man of letters actually published in Vietnam in early1955. Therefore, on Duong Hue Anh’s proposal I made a choice of his poems as to produce a bilingual version in English and French riming lines for a tentative edition. While translating some fifty poems I realized that poetry was tightly linked to this multifarious artist whose muchly true heart and soul must have fashioned his pen already rich in living experiences in many a field. I deem it a surplus to make illustrating extracts from Duong’s verse, this having already been done by our heartful fellow countrymen as impartial critics on the closing leaves of his 475-page collection, an issue of 1997. I‘d side with their views by stating that the artist does always extoll love in general and gratify it in particular in its meaning of amorous passion. On and in this tendency he’d nurse his inspiration and especially romanticize it for the only sake of poetry -The same has been felt in some uncertainty, even some doubt about the benevolent of influence of deities such as God and Jesus, and Buddha as wellàwhile to my knowledge he’s himself a devoted Zen Buddhism follower. His chief concern must be the human heart, the very cradle of humanism. By his mental camera he catches everything from the most exploitable angle in each kaleidoscope-like walk of daily life to put it into his verse . He’d sometimes plain spoken, and perhaps this could spellbind the reader then well driven at his own romantic atmosphere, say, the inner part of his ever young poetical entity . This simplicity with a little mixture of Zen has given his series of poems the feature of a would-be gallery of various artistic sketches and drawings and paintings. Above all, I am not astonished to fell through Duong Hue Anh’s poetry the red line of patriot’s thoughts and emotions, his anxiety, so to speak, about Vietnam our dearest motherland while he’s reluctantly living abroad. My I congratulate poet Duong Hue Anh for his multilateral talent -teaching, administration, writing, musical composition and oriental medicine as well. I wish him a lifelong youthfulness for the sake of his literary and artistic creation which I guess will know how to keep off what would be called satiety à.. Its was a great pleasure for me to collaborating with the poet by translating some of his numerous thousand pieces of verse . Though my utmost has been done, I am sure to have fallen short in rendering the original thoughts and feelings through lines and words due to the barrier of tongues nearly considered irreducible . May, 2000 Professor Le Cao Phan THƯ CỦA NT VÕ THẠNH VĂN Đăng lúc 12:46:09 AM, Feb 19, 2006 Phù Hư am, Feb.10th, 2006. Kính Dương Huệ Anh đại huynh, Tiên vàn, xin chân thành cảm ơn đại huynh đã hạ mình ký tặng tiểu bối thi tập Thiên Niên Kỳ Mới, Độc Hành, Ta Vui. Có đọc hết tập thơ, đọc nhiều lần, và đọc hết sức chậm rãi… mới thấy được phần nào cái thi tài của ngài hiển lộ và mới thưởng thức được cái sảng khoái mà những vần thơ đó đem lại. Ngài làm thơ thật dễ dàng, Những vần thơ như đi, như đứng, như ăn, như ngủ, như hít, như thở, như nằm, như ngồi, như tơ, như tưởng. Thơ, như những sinh hoạt bình thường hàng ngày.Tuy vậy, có những bài thơ gợi những khắc khoải lớn và căn bản của phận người, mà mấy ngàn năm triết học và tôn giáo chưa giải quyết thỏa đáng – như sinh, như tử, như mê, như ngộ, như tỉnh, như say, như thiện, như ác, như sắc, như không. Cũng có những bài thơ thật ướt, thật người, đầy nhân tính của những đòi hỏi nhân bản. Đó là những vần thơ không che dấu, không e thẹn, không lệch lạc về cái bản lai diện mục của chính mình. Mong có dịp sớm gặp đại huynh để cảm thông thêm. Nhân tiện, xin đại huynh cho phép kẻ hậu bối này được phép góp với ngài một giọt mực loãng trong công tác in ấn thi phẩm đó. Rất trân trọng./. Võ Thạnh Văn PHẦN B -Thơ “ Tình Sỹ Tử” Nhà Giáo TrầnNghĩa Sỹ - Đáp Tạ Các Thi Văn hữu DHA -Thơ Nguyễn Trinh -Thủ bút NguyễnHuy Đương -Thư Nguyễn Đức Hiếu - Góp ý NV Thế Uyên - Thơ tặng Kỳ Sơn - Thư Hoàng Anh Tuấn - Thơ tặng Xuân Tước - Thơ tặng Chu Toàn Chung - Thơ Tặng Nhà Thơ Tuệ Nga - Thơ Tặng Nhà Thơ TrầnVấn Lệ - Sinh điếu Trình Xuyên -Thơ tặng Trường Giang - Buổi Ra Mắt Thơ Việt Tiến - 15-Thư NT SươngMai TÌNH SĨ TỬ Trang Tặng bạn Trần Nghĩa Sỹ Đồng hương, đồng ngũ mấy mươi năm, Lớn, nhỏ…ăn chung, một chiếu nằm. Mất hết, xứ người, cầy sớm, tối, Còn chi? Hận nước, ngậm hờn căm !? Thơ văn múa chút, vui ngày tháng, Báo bổ bàn chơi…gỡ ruột tằm! Túi nhẹ, tài sơ…sao hóa độ ? Nghề tinh, tri kỷ giúp tri âm ! Computer, Word, Internet Đọc lại, lay out, sửa lỗi lầm ! Ơn bạn, biết bao giờ trả được? Đẹp tình sĩ tử…nở hoa tâm !! DHA 8/5/16 THƠ & NHỮNG KỶ NIỆM THƠ Đáp tạ các Thi văn hữu đã Góp Ý Trong mục Thơ Văn DHA 1…Thích Thơ Văn tự thuở mười ba, Bạn gái đầu tiên, nhớ Thái Hà ! Chép vội mươi lăm vần phác ngọc, Tặng Nàng…!!? để mãi mãi chia xa… Về vườn, Thơ muốn trổ hoa Xuân, Đất Thánh *, theo chân bác Diệu Tần… Trao đổi, dăm ba lần Góp ý Thi Đàn lập, đẹp hội phong vân… “Lai Từ, Qui Khứ”…chẳng quên Thơ, Hà Thượng huynh, duyên gặp, khó ngờ… “Bẩy bước Nên Thơ”, danh một thủa, thơ mình sôi động lại…như mơ?! Hà Trung Yên khích lệ miền xa, Thơ tặng: Trần quân* với Tuệ Nga… Trinh Nguyễn, Trường Giang, và Nguyễn Đức Hiếu … Toàn Chung, rõ bậc tài hoa ! Đỗ Quyên đồng điệu với Thu Vân, Du Tử Lê trao tặng mấy vần… Sinh điếu, Trình công**, vui lắm đoạn, Đỗ Bình mơ dựng lại mùa Xuân !? * Trần Vấn Lệ ** Thi lão Trình Xuyên Hồ Công Tâm với bạn Kỳ Sơn, Kẻ tặng thơ, người họa phím buồn… Nữ sĩ Trùng Quang luôn khích lệ, Thượng Quân lý luận, dễ ai hơn ?! Phạm Nam Sách, Đào Hữu Dương huynh, Giải thich, khen, chê …nghĩ thật tình Phạm Lệ Oanh, Tâm Huyền, Nhật Thịnh, Nguyễn Thanh Giản với Phạm Quang Trình… Đoàn Văn, Xuân Tước…thật cao minh, Hạ Đỏ, Thế Uyên với Mậu Binh… Trần Tử Lăng – và Nguyễn Bá Trạc Phạm Xuân Đài, tuổi trẻ vang danh! Ái Khanh, Hoàng Ngọc Thúy…ơi, thương! Cao Mỵ Nhân phân tích tỏ tường… Hà Thúc Sinh, tài cao, khoáng đạt, Trúc Lâm đáng trọng với Vân Nương ! Hồ Trường An, Trọng Lễ, Song Linh, Trần Tuấn Kiệt quen…múa một mình… Nổi tiếng TyNa, tài nữ trẻ Vũ Gia Sắc, đã sớm nên danh! Hoàng Hương Trang nữ sĩ đa tài, Họa, nhạc đều tinh…dễ mấy người? Sung sức, Chinh Nguyên, Ngô Đức Diễm, Hoàng Anh Tuấn, lục bát hơn Đời… Nguyễn Huy Đương, giáo chức hiền lành Nguyễn Ái Lữ hun lửa đấu tranh Sáo bạc Trần Ngân Tiêu phá địch, Kathy Trần đến muộn…sớm thành danh ! Trương Quang Nguyên, bạn trẻ, đồng môn, Lưu Thái Dzo, vui giữ cội nguồn… Trịnh quốc T, người em giấu mặt, Luu Hi Lac, tưởng dại mà khôn ! 14.An Như Ý, lão tiểu khiêm cung, Khai Trí, văn chương vẫn nặng lòng… “Tự Ðiển Thi Ca” Nguyễn Ðình Tuyến, Quốc hồn gìn giữ…đẹp Non Sông !!! 11pm 30/12/19. DHA THỦ BÚT CỦA THI /HỌA SĨ NGUYỄN TRINH Đời là bể khổ Huệ Anh ạ! Không riêng anh mà cả thiên hạ Nhưng chỉ Huệ Anh nhất đám chúng ta Chỉ riêng Huệ Anh giàu hơn tất cả Giàu tình, giàu nghĩa, giàu suy tư Thủa thiếu thời đã giàu ...tư lự Tuổi còn xanh mềm như lá mơ Đã đi hái lá vàng...đề thơ Để gặp người, người gặp, xa người Gặp lại người, biết người có người Dòng sông Hương xanh xanh, bẽ bàng Dảì áo dài tím Huế, lỡ làng Bước chân sững sơ, bỏ đi hoang Mùi gây nỗi nhớ, chút dư hương * Trung niên sang đò, càng đi hoang Đây đó yêu thương, ngỡ địa đàng Một con thuyền nho nhỏ độc hành Chứa đầy trăng sao nơi trời xanh Cả rừng dị thảo đầy trân quy Một vườn thượng uyển sắc dị kỳ Con thuyền nan bé cứ bập bềnh Bến mê, bờ mộng mặc lênh đênh Để rồi phượng nở, phượng tàn rơi Liễu buông, liễu rủ, liễu tả tơi Tương giang đầu, lóng chàng bị si Tương giang vĩ, ý thiếp rầu rĩ Để chỉ còn vang bóng một thời Để chỉ còn tóc bạc da mồi Bừng tỉnh giấc mê lòng khắc khoải Qùy gối, cúi đầu hướng Phật đài Cầu nguyện xin trí huệ hùng lực Cho con mối lửa tâm sáng rực Đốt cháy hết đam mê trần tục Dụi cháy hết sân si sắc dục Đấy là tâm tư bạn Huệ Anh gửi trong tập thơ (Huyền Ca Diễm Ảnh) của bạn, đến với chúng ta ngày hôm nay. Tôi xin mạn phép được kết luận: Bạn Huệ Anh là một vì sao trong muôn ngàn vì sao đã và đang tiếp nối cái nghiệp: một duyên, hai nợ, ba tình của cổ nhân từ ngàn xưa. Giai nhân nan tái đắc Trót yêu hoa nên dan díu với tình Mái tây hiên nguyệt gác chênh vênh Rầu rĩ bấy, xuân về, oanh nhớ. San Jose ngày 30/6/1991 Nguyễn Trinh THỦ BÚT CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN HUY ĐƯƠNG (tác giả tự xóa bỏ vài chữ GS quá khen ngợi) Trước kia ở bên, tôi đã không nhận ra một nhà thơ mà hầu như hàng ngày được gặp*. Nay được đọc những lời thơ tươi mát, du dương, trong sáng, dạt dào tình cảm, ấp ủ tình thương thắm thía mà vẫn nhẹ nhàng, siêu thoát, trôi chẩy và óng ánh như tơ trời, phảng phất hương lan... Đọc rồi và đọc chưa hết đã thấy như hiện ra đâu đây, lãng đãng như gần như xa những hình bóng diễm ảo của ngày xưa, như văng vẳng những âm thanh nơi thiên thai huyền diệu một thủa. Đó là một chút cảm giác của kẻ phàm phu, đâu dám phê bình, dù hời hợt, tiếng thơ của thi sĩ, và tôi nghĩ thơ để thưởng thức, đâu để phân tích vì ngôn ngữ không bao giờ đủ, vậy xin lượng thứ. Thân kính và một lần nữa xin đa tạ. Nguyễn Huy Đương* *Giáo sư và tác giả có làm chung ở một nhiệm sở truớc 1975, trong một thời gian. ĐÔI DÒNG GỬI BẠN Sacramento ngày 17 tháng 12 năm 1991 Bác thân mến, Cảm ơn Bác đã cho tập “Cảo Thơm”. Tôi vội đọc ngay: Văn hay, ý đẹp. Tôi đoán tác giả phải là một vị nửa tân, nửa cựu. Thể thơ vẫn theo Đường Luật rất chỉnh, tứ rất mới, ý phong phú. Nhân đây kính tặng bác một bài thơ Hán tự của tôi nói về Phật đạo: Quy Căn. Tôi làm sau khi được “tha” về, sau khi ở trại cải tạo sáu tháng. Ở trong trại, nhờ ngồi thiền mà đỡ khổ nay xin bác coi và phủ chính cho. Rất mong tái hội. Thân mến. Gs Nguyễn Đức Hiếu Sacramento ngày 4 tháng 5 năm 1992 * Thi tập Huyền Ca Diễm Ảnh Tôi đã đọc hết tập thơ Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu. Rất thích thú. Xin có mấy điều nhận xét: - Đề tài phong phú, - Ngôn từ điêu luyện, - Tình cảm chân thực có pha chút bi quan yếm thế, - Tinh thần tôn giáo: thành tín, quảng tâm, Khi in xong, ước mong lại được có tác phẩm này trong tủ sách để ngâm nga và suy tư. Thân mến Gs Nguyễn Đức Hiếu THƯ NHÀ VĂN THẾ UYÊN Lacey 26 tháng 5, 93 Kính gửi bác Dương Huệ Anh Gs Nguyễn Huy Đương đã chuyển tới tôi ba tập thơ của bác. Tôi đã đọc và thấy rằng trong trường phái thơ cổ điển, bác làm rất đạt. Những phân tích và phê bình về thơ bác thì nhiều người đã làm. Do đó, phần tôi chỉ biết gửi tới bác lời cảm ơn chân thành vì bác đã nhớ đến tôi và cho đủ các tập thơ. Thân kính Thế Uyên BÚT ĐỀ THI HỮU Đọc “Đường Nào Có Hoa Đào?” Dương Huệ Anh Hóa công sao khéo đặt bày Kẻ ưa khanh tướng, người say thơ tình Kẻ lạc đệ; quyên sinh tự ải Người thành công tứ hải tung hoành Cuộc đời của Dương Huệ Anh Tuổi xanh gặp buổi chiến tranh điêu tàn Quê quán cũ chìm trong khói lửa Bước lưu ly sấp ngửa, tang thương Lòng yêu đất nước quê hương Hai tay, bút, kiếm, tìm đường đấu tranh Kẻ ngoại trị gian manh khát máu Lánh phương xa ẩn náu tìm cơ Tuổi xuân đang lúc bơ vơ Gặp người thiếu nữ tình thơ mộng vàng Ôi! Trẻ tạo sao đang ác nghiệt Đang nồng nàn cách biệt đôi nơi Người góc biển, kẻ chân trời Kẻ xuôi, người ngược bời bời nhớ thương Quên chẳng được, sầu vương khắc khoải Mối tình xưa biển ái, rừng ân Bâng khuâng đỉnh giáp, non thần Tình thương biển bắc, mây Tần thành xây. Gửi huyết lệ thương cây mến cỏ “Xin Như Lai tế độ lòng thành Nguyện cầu Phật Chúa cao xanh Cho mình được hưởng phúc lành mai sau Lòng kính cẩn ngờ đâu gặp bước Đường công danh, hướng trước huy hoàng Bóng câu thoăn thoắt thời gian Thênh thang hoạn lộ, cũng hàng sĩ phu Cũng nhẹ bước, Trình, Chu hiển đạt Nếp thư hương, vẫn ngát mùi hương Bóng dương xế ngả đoài phương Hoa chu lục giáp, mái sương một màu Vẫn ái mộ thơ sầu, cảm xúc Mượn thi đàn dạo khúc Tầm Dương Khi thơ phú, lúc Phật đường Gửi nền văn học tình thương dạt dào Niềm xúc động nao nao thổ lộ Tập thơ “Đường Nào Có Hoa Đào” Hồn thơ giải tỏ thấp cao Nhẹ nhàng bút pháp, dạt dào tình xưa Những nuối tiếc, tình chưa toại ý Nỗi băn khoăn, bút ký trong thơ Lòng thổn thức, cảnh tiêu sơ Neo thuyền Khổng, Mạnh, bến bờ Trình, Chu. Kỳ Sơn Phạm Văn Công HOÀNG ANH TUẤN GỞI BẠN DƯƠNG HUỆ ANH Nhân dịp anh cho xuất bản tập thơ “Tha Hương 18 năm Sầu Có Ai?”, tập thơ thứ tư của anh, tôi xin gởi đến anh niềm vui mừng về sự dóng góp tươi tắn của anh cho thi ca Việt Nam hải ngoại. Như anh đã biết, tôi luôn luôn quí mến anh, người bạn thơ hiền hòa, khiêm tốn, yêu thơ và đam mê sáng tác thi ca. Tôi cũng trân trọng thơ anh, mà tôi cho rằng rất đôn hậu, nhưng thành thực. Thơ anh, theo tôi, giản dị, không cầu kỳ, nhưng gói ghém nhiều rung động và giải bày tâm sự một cách tế nhị. Thơ anh đã đem lại cho tâm hồn tôi những thoáng bâng khuâng nhẹ nhàng, những hoài cảm êm đềm. Tôi viết những dòng nầy để bày tỏ cảm tình đằm thắm của tôi đối với bạn thơ Dương Huệ Anh và tác phẩm thi ca của anh. San Jose, thu 1993 Hoàng Anh Tuấn GIÁO SƯ XUÂN TƯỚC- COLORADO USA Bạn Dương Huệ Anh thân Thành thật cám ơn bạn đã tặng tập thơ “Đường Nào Có Hoa Đào”. Xin chúc bạn sang năm mới Quý Dậu được mọi đều vui đẹp như thơ. Xin gửi bạn một bài thơ nhỏ hầu đáp tình thân ái: Đường nào cũng có hoa đào Đường nào cũng có ngọt ngào yêu thương Đường nào cũng đến thiên đường Niết bàn vĩnh cửu ngàn hương hoa đào Cầm tay, ta cầm tay nhau Giữ tình thân hữu sáng sao muôn đời. Xuân Tước- Colorado THƠ TẶNG CỦA NT CHU TOÀN CHUNG Thơ Tặng Dương Thi Nhân Thi nhân không có tuổi già Thơ là tuổi mộng nhạc là tuổi xuân Đạp đất đội trời Dương Huệ Anh Tuổi ngoài sáu bó vẫn tinh nhanh Vẫn còn phong độ văn cùng võ Vẫn thích tòm tem nhập mắt xanh Kiều nữ ca nhi có hỏi thăm Khi nào thong thả sẽ thăm anh Nghe nàng còn thích giao duyên lắm Mà chỉ giao cùng Dương Huệ Anh. Nguyên Thủy Chu Toàn Chung THƠ TẶNG CỦA NỮ SĨ TUỆ NGA Tha hương ai trải hồn mình vào thơ "Tha Hương Mười Tám Năm Sầu" Thơ ai chiu chắt mấy màu thời gian Có hoa đào, có nắng vàng Tình người chung thủy đẹp trang thơ hồng "Thơ Xanh" thả gió bềnh bồng Dịu dàng "Phụ Nữ Qua Dòng Phong Dao" “Huyền Ca Diễm Ảnh” trăng sao “Quê Hương Vĩnh Cửu dạt dào Tình Yêu“ Trầm lên cho gió phiêu phiêu Đường Hoa Đào Nở", thơ chiều tịnh tâm “Quan Âm Gót Ngọc Bụi Trần“ Thương đời hệ lụy hóa thân độ đời Biển dâu dù lắm đổi dời "Đông Y Tìm Hiểu" vườn đời ngát hoa Lắng hồn Phật học hiền hòa Suối nguồn say dệt thi ca tâm tình Quê hương vẫn đợi bình minh Tha hương ai trải hồn mình vào thơ Quán đời ảo ảo, mơ mơ Dòng thơm "Thi Tuyển", hương thơ bến Tần Tạ người thơ thảo đôi vần Đường về bến giác, "Cả Trăm Hoa" cười. Tuệ Nga Oakland, Trọng đông 93 THƠ TẶNG CỦA THI SĨ TRẦN TÚ UYÊN Thơ trao tình tạ Gửi Dương Huệ Anh, tác giả Tha Hương Mười Tám Năm Sầu Có Ai?, người đã tặng tôi thi tập nầy trong đêm hội ngộ Văn Bút 26-11-1993 tai San Jose, CA, Mỹ. Tha hương mười tám năm sầu Thơ ai tôi đọc, cúi đầu thương ta! Tới đây, mới năm thứ ba Thấy sông núi đó, chẳng là quê hương! Hòa bình... đồng nghĩa nhiễu nhương? Người đi, kẻ ở, ai buồn hơn ai? Mội ngày một tuổi xuân phai Huống chi mười tám năm dài nổi trôi! Người đi thoát sớm không vui Ḿnh đi chậm bước, gặp rồi xót xa! Thời gian chớp mắt bay qua Câu thơ tức tưởi mưa sa không ngừng! Ngỡ ngàng kính bác, thưa ông Thơ trao tình tạ giữa chừng trầm luân Trông về cố quận, tà huân Sương vương, khói tỏa, lưng lưng mắt người Nói gì? Dương Huệ Anh ơi Câu thơ đau buốt một đời lưu vong! Có ai xé lụa xem lòng Để ta ngắm giọt máu hồng ta tuôn! Trần Tú Uyên TA TRONG MUÔN MỘT Gửi Trần Vấn Lệ Nghe tên bạn, mấy năm thôi! Thơ làm ba, bốn ngàn bài đủ chưa? Chưa đâu! Còn nắng, còn mưa Bia còn uống... lệ, thơ chua có ngày! Thơ ra tâm sự vơi đầy Nuốt vào bao nỗi đáng cay kiếp người... Cũng mong đội đá vá tròi Thời không, thế hỏng, lực ngoài tầm tay! Quên đi thù hận thì say Trong thơ nghe vẫn mảy may chút buồn! Xưa nghe Hàn thị luồn trôn Theo Trang Tử đập cổ bồn mà ca... Ừ, trong muôn một có ta Ta trong muôn Một không là càn khôn! Dương Huệ Anh San Jose, Mars 24, 1994 HỒI ÂM DƯƠNG HUỆ ANH Bao năm cũng một đời thôi! Họa, may trời đất an bài, đủ chưa? Lẽ thường nắng hạn rồi mưa Hiểu câu phúc, họa, ngọt, chua mấy ngày? Biển sông có cạn có đầy Nhân sinh phù thế từng cay mắt người Biết bao kẻ trách móc trời Tấm thân định mệnh chẳng ngoài chân tay! Biết bao kẻ tỉnh người say Một hơi gió thoảng heo may đã buồn Sá gì những đứa lòn trôn Đời đang rộn chuyện gõ bồn hoan ca! Biết người hẳn đã biết ta? Khi mê,lúc ngộ ai là dại,khôn? Trần Vấn Lệ Sunnyvale, Mars 27, 1994. THƠ TẶNG CỦA THI SĨ TRÌNH XUYÊN Sanh điếu thi sĩ Dương Huệ Anh Dương Huệ Anh, Dương Huệ Anh! Hôm nao mới gặp nay thành biệt ly! Chốn tiên cảnh anh về thiệt hả? Khách tao đàn vội vã điếu ngay Tâm thành xôi những một khay Hương thơm ba nén, thịt quay mấy đồng Lại thêm ít bông hồng, bông cúc Thỉnh hồn anh tức tốc về xơi Bạn bè thương nhớ anh ơi! Sống anh khôn lắm, thác thời hẳn thiêng Cõi trần thế nghiêng nghiêng ngửa ngửa Trời cho anh cả mớ tài ba Trên vì nước dưới vì nhà Chao ôi! "Diễm Ảnh Huyền Ca" tuyệt với! Sao đã vội về chơi cõi Phật? Chốn trần gian có thật buồn thiu? Mấy phen toan uống "thuốc liều" "Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu" kia mà! Những giai phẩm như hoa như gấm Thạo tay mần thơ thẩn phong tao Bạn bè tán thưởng biết bao Con "Đường Nào Có Hoa Đào anh mơ? Nhớ những buổi bình thơ dạo ấy Một mình anh cọ quậy lung tung Lo toan chu đáo vô cùng Đầu chày đít thớt cũng không tỵ hiềm Tuy thi sĩ lại kiêm nghề thuốc Thấy bạn nào tức ngực đau răng Anh liền chạy vạy lăng xăng Tìm phương chữa trị thật hăng chẳng nề! Lại vì nỗi có xe có cộ Thường sẵn lòng chuyên chở bạn thơ Chăm lo đúng buổi, đúng giờ Chở con đi học, chở cô đi chùa. Nhớ những thuở ngậm cay nuốt đắng, Ma ái tình đeo đẳng không tha. Suốt đời muôn ngã mơ hoa, Ước ao sánh bước để hòa nhịp tim. Số lận đận khôn tìm ra lối Chưa thỏa tình người vội sang ngang! Để cho duyên nợ bẽ bàng, Than ôi! Những giấc mộng vàng thành không! Nay ở chốn non bồng thong thả, Tiên cũng nhiều có thỏa lòng anh? Tự do tựa gốc vin cành, Chớ đi vào cửa ngục tình mà nguy! Thôi chẳng dám nhắc đi nhắc lại, Để hồn anh thoải mái rong chơi. Cứ chơi cho thật đã đời, Tái sinh anh lại làm người tình si! Mạnh Thu Quý Dậu 193 Trạng Cóc (Thời sự 11-10-93) THƠ MỪNG CỦA NT TRƯỜNG GIANG Chúc mừng thi hữu Đệ tam tác phẩm mới viên thành Kính gửi lời mừng bác Huệ Anh Năm vận tả tình thơ trác tuyệt Bốn câu họa cảnh nét đan thanh Dùng thơ quất mặt phường Tào Tháo Lấy bút phang đầu lũ Sở Khanh Rút ruột dệt thơ truyền hậu thế Tao đàn cây lá mãi tươi xanh. Bài hát nói Mưỡu: Gửi lời mừng bác Huệ Anh Đệ tam tác phẩm viên thành hôm nay Bạn thơ hội họp nơi nầy Lời hay, ý đẹp vui vầy đổi trao. Khác nào hoa gấm Hội Tao Đàn trình tác phẩm văn thơ Dòng nho gia thuở ấy đến bây giờ Nghiệp văn tự với nàng thơ trăng mật Gây dựng Tao Đàn năm vận luật Vun bồi văn hóa tám câu thơ Dẫu ngàn sau thi tứ chẳng phai mờ Dẫn lớp trẻ đến bến bờ dân tộc Hồn sử Việt, quốc gia là điểm gốc Trải gan vàng chi tính mốc thời gian Còn thơ, còn mãi Tao Đàn Mưỡu: Rút tơ lòng dệt muôn ngàn ý thơ Mai sau dù có bao giờ Còn chăng là chút duyên thơ buổi nầy Milpitas, 18/3/1993 Trường Giang BUỔI RA MẮT THƠ DƯƠNG HUỆ ANH San Jose. Song hành với chương trình sinh hoạt của hội Cựu học sinh Chu Văn An, nhà thơ Dương Huệ Anh đã tổ chức ra mắt tuyển tập thơ (mới) Huyền Ca Diễm Ảnh vào buổi chiều chủ nhật 30-7-1991 tại quán càphê Les Amis, trên đường số 7 và Santa Clara, San Jose. Mặc dù có sự trùng hợp nhưng khách yêu thơ tham dự buổi ra mắt cũng vẫn đông với khoảng trên dưới một trăm, trong đó có nhiều cựu học sinh lão thành như các thi sĩ Trúc Lâm và Phạm Hải Hồ. Điểm qua số quan khách tên tuổi, người ta ghi nhận thấy các thân sĩ Nguyễn Văn Thuộc, Nguyễn Đình Minh trong Trung tâm Học thuật Đông Phương, Bùi Huy Hải, nhà văn/ thơ tranh đấu Đào Văn Bình, Ngô Đức Diễm, Hoài Việt, Thượng Quân, Hoàng Anh Tuấn, Đằng Sơn, Nguyễn Thiếu Nhẫn, nhạc, nghệ sĩ Trần Quảng Nam, Ngẫu Hồ, Hữu Huân, Huyền Trân, nhà báo Vũ Ngọc Ân, Đỗ Quyên... Khởi đầu nhà văn Đào Văn Bình cùng nhạc sĩ Trần Quảng Nam hát quốc ca cùng cử tọa và điều khiển chương trình thật sinh động. Kế tiếp tác giả Dương Huệ Anh lên trình diện hội trường và giới thiệu thành phần Trung tâm Học thuật Đông phương; sau đó ông nói về xuất sứ thi tập Huyền Ca Diễm Ảnh và sơ lược hoạt động về văn học của ông Đây là một tập thơ trình bày mỹ thuật, dày khoảng hơn 100 trang với 57 bài thơ mà tác giả còn lưu giữ được trong số hàng ngàn bài thơ đã sáng tác từ thiếu thời. Tiếp theo là phần trình bày duyên dáng của giáo sư Ngô Đức Diễm, súc tích và rất hay. Theo ông, HCDA thật sự là một tập thơ tình, dù về đoạn sau tác giả có ý hướng quay về với Đạo, qua một số bài nặng tư tưởng thiền. Thi sĩ Hoàng Anh Tuấn cho tác giả vẫn là một người có hậu, nặng về tình cảm trần tục...Nhà thơ Đào Văn Bình cũng đóng góp những ý kiến rất xác đáng và xây dựng. Nhà thơ Phạm Hải Hồ dù đến sau, cũng tự nguyện ngâm một bài thơ để tưởng thưởng tác giả Huyền Ca Diễm Ảnh, với sự phụ họa của nữ nghệ sị đa tài Huyền Trân. Với nghệ sĩ Hữu Huân, vì cho là thơ “hay quá” nên anh đã tình nguyện xin lên ngâm lần thứ hai. Riêng đối với các bạn trẻ hiện diện thì theo người tường thuật, đây đúng là một tập thơ tình thích hợp cho những chàng trai mua làm quà tặng cho ý trung nhân, vì những lời thõ đẹp, hay thích hợp cho tình yêu muôn thủa. Việt Tiến (LVS) -Thời Báo-San Jose THƯ CỦA NT SƯƠNG MAI San Jose 6/6/97 Kính Bác Dương Huệ Anh Cháu cảm ơn Bác đã tặng cháu tập thơ*…cháu đã đọc rất nhiều ngày vì đọc thơ cháu đọc kỹ lắm, cháu phục bác hết sức, bác đã viết ngoài sức tưởng tượng của cháu. Cháu đọc thơ bác, cháu đã học được rất nhiều- cháu còn trẻ, thơ còn non nớt nên luôn luôn cháu đọc và học thêm từ các bậc thầy và đàn anh trong làng thơ. Cháu không biết nói gì hơn khi thấy công trình của bác mà bái phục. Hi vọng bác làm buổi ra mắt cho tập thơ một ngày gần đây. Sương Mai * Thơ Dương Huệ Anh gồm 6 thi tập: Thương Cả Trăm Hoa, Gót Ngọc Quan Âm, Thơ Xanh – Thơ Hồng… ĐÁP TẠ - TRẦN HOÀI THƯ November 2/2019 Blog THT Hôm nay nhận được từ bạn thơ quen tên nhưng chưa hề gặp mặt qua những vần thơ đầy cảm kích. Thơ Cảm Tạ Vô cùng cảm tạ tiên sinh Tấm lòng ưu aí thân tình hiếm hoi… Chưa duyên, không được thấy nguời, Hữu duyên như thể từ thời xa xưa Đông, Tây vời vợi đôi bờ Cảm ơn Thơ, cảm ơn người tặng thơ… Trần Hoài Thư 2/11/2019 Vài Hàng Gửi Trần Huynh* …Biết nhau, hai chục năm rày, Duyên chưa đến, hẹn… có ngày gặp thôi! Về vườn, lướt mạng, rong chơi, Qua Thư Quán, hội ngộ người phương xa… Chủ nhân Tổng Quản, a ha, Còn kiêm cán lớn, nhỏ, và chuyên viên. Hưu rồi, đâu có dư tiền, Đồ sale mua, gắng sửa…liền chạy ngay ! Thân cò, xoay sở cũng hay, Trăm công việc, có hai tay, một đầu ! Thưc đơn, bếp nước thuộc làu, Mua vui hiền nội…nhẹ sầu xe lăn ! Ngày ngày đến nursing home, Thăm nhau, từng món ép ăn…nể tình… Thêm cân, lên ký…cũng đành, Mong khỏe lại, giúp người mình thương, yêu… * NT Trần Hoài Thư 31/10/19 DHA PHỤ LỤC 1.…Sau kỳ Thi Thơ Thứ Nhất - 1994, nhiều bạn đã có sáng kiến đề nghị Thi Đàn tuyển chọn những bài thơ được đánh giá cao, làm thành một tuyển tập mang tên là “Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu”…đa số anh em đã vui vẻ góp tiền in ấn, và chỉ một thời gian ngắn, dự án đã thành hình, sách được phân phối để anh em giữ làm kỷ niệm; các bạn đều vui vẻ và hoan nghênh. Dịp này, nhà thơ Hồ Công Tâm, Chủ trương nguyệt san Dân Chủ Mới và Hải Ngoại Nhân Văn có viết một bài giới thiệu Tuyển tập, xin trích ghi vài đoạn. “ Bài viết ghi: Thi sĩ Dương Huệ Anh,…Thi Đàn Lạc Việt vừa gửi tặng tạp chí Dân Chủ Mới thi phẩm Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu, tuyển tập những bài thơ có giá trị nhất của trên 60 tác giả dự cuộc Thi Thơ (Kỳ I) do Thi Đàn đề xướng. ….Chúng tôi xin phép được trích đăng những bài trúng giải để độc giả của tạp chí Dân Chủ Mới thưởng lãm. -Thu Ca Giải Danh Dự Lý Thái Vượng 4 Giải Đồng hạng: - Bài Viết Về Mẹ - Song Nhị; Trả Nguyên Phương; - Quê Người – Nguyễn Vĩnh Long; Em Bé Việt- Nguyễn Ngọc Danh…. …Trên đây là những bài thơ được xem như sáng giá nhất trong tuyển tập. Tuy nhiên, cũng phải kể đến bài thơ xuất sắc của nhà thơ Dương Huệ Anh cảm tác, tặng các tác giả trong tuyển tập Thi Thơ 1994-95…mở đầu thi tập này, và được dùng làm tựa đề chung cho tác phẩm với nhan đề: Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu Ta vốn yêu thơ tự thiếu thời Năm mười hai tuổi ngắm mây trôi Bỗng dưng nhớ dáng người sơn nữ Khép nửa đôi môi kín mộng đời Ta thấy thương Người, muốn đổi trao Tâm tư một sớm vội xôn xao Thương người nhưng cũng thương mình nữa Nỗi khổ ăn sâu vạn tế bào Ta muốn đem thơ nói chuyện lòng Biết người có hiểu được mình không ? Hiểu hay không hiểu, thôi đành chịu Máu lệ hòa, tâm vẫn chẳng đồng! Trời Đất chung vui nhịp thái hòa Cùng sông và núi với muôn hoa Đây thơ, tiếng của lòng ta gửi Bạn tám phương gần, bốn biển xa Để giúp đời vui quên nỗi đau Vô thường đi, đến, trước hay sau Họa may còn chút ân tình cũ Bốn biển, Thơ Chung Nối Nhịp Cầu Dương Huệ Anh Hồ Công Tâm 2. PHỎNG VẤN CỦA CÔ THANH PHƯƠNG -VOA -Vào khoảng tháng 4-5/1996, một buổi cô nghệ sĩ Khánh Hà gọi điện thoại cho biết có cô Lưu Thanh Phương, con gái giáo sư Lưu Khôn, dạy trung học trước 1975, - lúc ấy là phóng viên Đài VOA (Tiếng Nói Hoa Kỳ), muốn đến phỏng vấn Đàn Trưởng Thi Đàn Lạc Việt, và xin được biết ý kiến; tất nhiên là NV vui vẻ nhận lời. Một ngày trong tuần, cô Lưu Phương cùng một người bạn - Phạm Công Hoằng ?- thân đến nhà NV ở đường Mt. Pleasant Rd. San Jose thực hiện cuộc phỏng vấn, theo đó cô đặt nhiều câu hỏi về sự thành lập và hoạt động cùng thành tích của Thi Đàn Lạc Việt - Hội Văn Học Nghệ Thuật kẻ từ năm 1992. Với tư cách Trưởng Thi Đàn và Chủ tịch Hội, NV đã trình bày những khó khăn và cố gắng của ban Điều Hành cùng các cộng sự viên trong thời gian qua, vài thành quả nhỏ bé đã đạt được và hứa hẹn sẽ gắng tiến mạnh hơn trên con đường đã vạch, nếu có điều kiện, để góp phần nhỏ mọn vào công cuộc bảo tồn và phát triển văn hóa nước nhà. Thi Đàn Lạc Việt/ Hội Văn Học Nghệ Thuật là một cơ sở tư, hoàn toàn tư túc, thành lập tháng 7/1992; khởi đầu là Ủy Ban Tổ Chức Hội Thơ Định Kỳ vào đầu năm này, để tập hợp những người yêu thơ văn, 3 tháng họp nhau xướng họa, bàn luận về thơ văn một lần. Đã tổ chức được 2 khóa họp Mùa Xuân và Mùa Hè, với trên dưới 50 vị tham dự mỗi lần, thành phần đủ già, trẻ, nam, nữ, như quí vị Trùng Quang, Trình Xuyên, trên 80 tuổi, Trần Trọng Phúc, Cung Diễm, Chu Toàn Chung, Bs Lê Văn Sắc, Vũ Gia Sắc, Hoài Việt, Khương Hạ, trẻ nhất -30 tuổi, Khánh Hà…Ngoài ra, còn có một số nghệ, ca sĩ hỗ trợ về văn nghệ, như giáo sư đàn tranh Ngọc Dung, nghệ sĩ Thanh Hương, KH, Hoàng Thúy, Thanh Lập… Ngoài sinh hoạt thơ văn, Hội còn nhằm liên lạc, thiết lập, khuếch trương những cơ sở hỗ trợ hoạt động (như nghiên cứu học thuật, thông tin, ấn hành,..) Chương trình hoạt động: + Hàng tháng, tổ chức các buổi sinh hoạt thơ, văn…nội bộ, trong đó có sự trao đổi về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật sáng tác… +Tổ chức các buổi Ra Mắt Sách, Giới Thiệu Tác phẩm, Tác giả miễn phí (cho cả các bạn ở phương xa) nếu có điều kiện; + Mở những Lớp ngắn hạn Bổ túc Kỹ thuật Sáng tác, Diễn Ngâm… + Liên lạc với các hội đoàn bạn để học hỏi kinh nghiệm, họp tác tổ chức những buổi thuyết trình về Thuật Nghệ có tính cách chung, tầm vóc… + Ấn hành tác phẩm chung; Năm 1995 đã in được Tuyển tập Một Phía Trời Thơ I, dày trên 500 trang, có 37 tác giả tham dự ; lão thi sĩ Trình Xuyên là người cao tuổi nhất (84). – Một tác phẩm khác là “Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu” gồm thơ tuyển của 60 tham dự viên cuộc Thi Thơ Liên Xứ Kỳ I – 1994 - do Thi Đàn Lạc Việt đề xuất. Năm 1996, phát động thêm cuộc Thi Thơ Liên Xứ Kỳ 2 vào khoảng giữa năm. + Đã tiến hành một “Chương Trình Thi Văn Giao Hưởng” trên Đài Phát Thanh Chuông Vàng để phổ biến tin tức/ sinh hoạt văn nghệ trong vùng Santa Clara…. +Thực hiện các băng cassettes ngâm phổ biến thơ của đàn viên và các thi hữu… Những Điểm Yếu Kém: Vì là cơ sở tư nhân, không có trợ cấp tài chính của một cơ quan công hay tư nào, nên sự thành công của tổ chức sẽ tùy thuộc vào khả năng tài chính cơ hữu; sự đóng góp vật chất của các đàn viên không có tính cách bó buộc và thường xuyên, sẽ tùy theo dư án hoạt động, và chương trình công tác. Ít ngày sau, cuộc phỏng vấn đã được truyền thanh lại qua làn sóng quen thuộc của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, được đa số tán thưởng và có thể có một số ảnh hưởng hạn định! 3.-PHỎNG VẤN CỦA NHÀ VĂN DIỆU TẦN -10/1996 Gần cuối năm này (10/1996), Ban Chủ trương Việt Nam Nhật báo San Jose đã thực hiện một cuộc phỏng vấn các văn nghệ sĩ trong vùng Bay, do nhà văn Diệu Tần phụ trách. Ông, thế danh Nguyễn Tinh Vệ, là một cựu sĩ quan trong Quân Đội VNCH, và là một cây bút nổi danh từ trước 1975, đã từng đoạt Giải Thưởng của Tổng Thống về bộ môn kịch. Qua Mỹ tị nạn, ông tham gia ban giảng huấn trường Sinh Ngữ Quân Đôi Mỹ ở Monterey, tiếp tục múa bút và cầm cọ… một cách đều hòa, đáng phục. Ngoài mấy tập truyện ngắn, dài được đa số ưa thích, ông còn để thì giờ viết khảo cứu…và giới thiệu các tác phẩm và tác giả mới (xuất hiện) trên văn đàn hải ngoại. 1-Riêng về cuộc phỏng vấn này, NV đã nhận được thư cùng mấy câu hỏi để trả lời. Câu thứ nhất liên quan đến hoạt động văn nghệ của tác giả, và tác phẩm đã ấn hành, ở đây, xin được bỏ qua để tiết kiệm chỗ và thì giờ, vì những thông tin này đã được phổ biến rộng rãi (xx trên Net và website www.duonghueanh.com) 2-Về câu hỏi thứ 2 : “Anh nổi tiếng là một người làm thơ nhiều, nhanh cũng như xuất bản liên tiếp nhiều tập thơ. Những yếu tố nào đã khiến anh có thể sáng tác thơ nhanh đến như thế?” Ở đây xin rút ngắn: “ Muốn làm thơ dễ dàng, cần thực sự chú tâm vào đề tài diễn tả, sống với nó, tập trung tư tưởng …thì sẽ sáng tác như ý muốn...Không hẳn là đạt, hoàn toàn, vì muốn được như ý, cần phải có vốn chữ nghĩa, năng khiếu và kinh nghiệm sống với thực tế. Cuối cùng, phải kể đế thi hứng, có khi chậm, có khi mau…Du ngoạn nhiều cũng giúp sáng tác dễ dàng; tất nhiên đây chỉ là những kinh nghiệm riêng biệt, không áp dụng cho mọi trường hợp…và mọi cá nhân… 3- Vấn đề tự do và sáng tác. Theo người viết, văn nghệ sĩ (VNS) cần được Tự Do sáng tác, lẽ tất nhiên Tự Do phải gắn liền với Dân Chủ va Luật Pháp. Chính quyền nên khuyến khích và giúp phương tiện cho VNS để họ có thêm điều kiện sáng tác. VNS cần tỏ ra có tinh thần trách nhiệm và phục vụ cao đối với một xã hội dân chủ tôn trọng pháp luật, nhân quyền… 4- Văn học Nghệ thuật có nên/hay không nên liên hệ đến chính trị? (quan điểm/lập trường người viết, sáng tác …). Theo người viết, đã ở trong một tổ chức (quốc gia, xã hội), cá nhân sẽ bị ảnh hưởng của chế độ chính trị đương thời, nhưng nên phân biệt có những vấn đề chung (ai cũng phải tôn trọng như luật giao thông, bảo vệ tài sản riêng, môi sinh công cộng...), có những vấn đề thuần túy chính trị… 5- Có cần về thăm Việt Nam để để thâu lượm chất liệu cần thiết để trước tác (thơ, truyện…) cho sát thực tế? - Theo NV, rất nên về VN, nếu có điều kiện bảo đảm về luật pháp, vì thơ văn cần/phải phản ảnh đời sống thực tế. 6+7- Về những câu hỏi liên quan đến giao thiệp cá nhân và chương trình họat động tương lai, xin tạm bỏ qua ở đây vì xét không cấp thiết, sẽ xin phổ biến sau. NV nhân dịp này, cũng xin nhắc lại lời cảm ơn Ban Chủ Trương Việt Nam Nhật Báo San Jose và Nhà văn Giáo sư Diệu Tần về chương trình Phỏng Vấn hợp thời và hữu ích này ./. 4-THƠ TƯỞNG NIỆM CAC VĂN NGHỆ SĨ VIẾNG BẠN THƠ Năm mươi năm vẩn vẩn, vơ vơ, Đang muốn vinh danh mấy kẻ khờ. Bạc, kiếm, không lo, thơ với thẩn, Thơ, đeo, mãi đuổi mộng và mơ. Thi vương, thi bá...vừa đi khuất, Thi lão, thi ông...chẳng chịu chờ!! Hà Chưởng môn say... còn chuếnh choáng, Hoàng Anh Tuấn...vội chiếm tiên cơ!!! 04/9/06 #82/06 BAO NHIÊU LÁ RỤNG. BẤY NHIÊU LỜI Viếng hương hồn thi lão Hà Thượng Nhân Thân quen nhau, mấy chục năm rồi. Đọc, họa, nghe, thơ cả vạn bài... Đôn hậu tính tình, luôn sảng khoái, Thanh nhàn nếp sống, dễ buông lơi? Có sinh, có diệt, vui theo Phật, Không bệnh, không đau, dám gọi Trời! Té xuống, vùng lên, dăm bẩy "cú", Chín hai, thọ mệnh ...vẫn hơn người! Hí trường, đóng trọn vai trò nhi, Thân xác trả về cát bụi thôi! Khóc tiễn anh đi, trời trở gió, Bao nhiêu lá rụng, bấy nhiêu lời... 36/11 SJ 12/10/11 100 NGÀY TƯỞNG NIỆM Bốn tháng hơn rồi, vắng bóng Ông,* Về triều Thiên Chúa, có mừng không? Ba Ngôi chầu chực, tha hồ ngắm, Mấy bạn thẩn thờ, cứ việc trông! Ngoài mặt, uy nghiêm, chừng để rỡn, Bề trong từ phác, phải đâu ngông? Thương người, xin gắng theo gương Chúa, Cứu rỗi đời, đừng ngại uổng công! Mấy tháng hơn rồi, vắng bóng Anh, Lên Thiên Đường, hẳn sống yên lành! Đêm, ngày cầu nguyện, vinh danh Chúa, Sớm, tối tìm nghe, thuyết giảng Kinh. Trần giới khổ đau, thù với hận, Thế nhân mê muội, đấu và tranh! Ba Ngôi, phép lạ, mau đem cứu Vạn pháp, muôn lòai, mọi chúng sinh! *Nhân tin báo 100 ngày giỗ Hà Chưởng môn. Sáng 05/01/12 #01/2/12 NHỚ & THƯƠNG Đã mấy năm rồi không gặp nhau, Ra đi, kẻ trước với người sau… Chưởng môn Hà Thượng, thương ông lão: “Bẩy bước, thơ làm đúng bẩy câu!” Nhớ bạn Phương Triều tặng mấy vần: “Tuổi già, tình vẫn nặng ngàn cân…” Giờ này, bạn ở phương nao nhỉ, “Đồng loại thương, xin giúp một lần!” Hiền tỉ Trùng Quang với bác Trình* Đã từng rành rẽ chuyện nhân sinh… Đàn em, - dẫn dắt cho nhau nhé, Nhẹ túi, chao ôi, vẫn nặng tình! 2015 *Thi sĩ Trình Xuyên THUẬN, NGHỊCH Viếng NT Bác sĩ Nguyễn Thanh Giản “ Bốn chín” ngày, định đến thăm nhau, Nhớ lộn đường, xe stop ở đâu? Đêm trước, bụng đau, nên ngủ ít, Sáng này, dậy trễ, chạy cho mau! Có duyên, chưa biết duyên xuôi, nghịch, Soi nghiệp, nào hay nghiệp trước, sau! Tạ lỗi, đọc câu kinh sám hối, Gặp nhau lần nữa, chắc còn lâu!! *Lễ cầu siêu 49 ngày, Bs Nguyễn Thanh Giản, mất năm 2015 TRỞ VỀ NGUYÊN THỦY Kính viếng Bạn Chu Toàn Chung …Hai mươi năm trước, gặp nhau Giữa mùa Xuân, đẹp muôn màu cỏ hoa! Rủ nhau, mở Hội Thơ nhá, Huệ Anh, Xuân Sắc, (Hoài) Việt và Toàn Chung! Đón, đưa, xe chở không công, Hô hào, vận động…hết lòng, cùng vui! Luận bàn, già trẻ nói cười, nghe say tiếng hát, ngâm lời thân thương! Khánh Hà, Khương Hạ, Thanh Hương, Ngày Xuân ngắn, kiếp tha phương, nặng sầu! Quên nhìn… Ngày tháng qua mau, Tuổi đời chồng chất, mái đầu bạc phơ… Bạn bè chia cách, ngẩn ngơ, Lâu không găp, nhớ Tiếng Thơ ngày nào… … Chợt nghe hung tín, lệ trào, Trở về Nguyên Thủy, tiễn chào Toàn Chung...! 30/11/2015 12.01 am #57 ĐỌC THƠ HÀ THƯỢNG, NHỚ NHAU Chín mươi, thêm một, sắp rồi, Đọc thơ Hà Thượng, bùi ngùi nhớ nhau! Năm năm, kể đã hơi lâu, Giã từ cõi tạm, về chầu thiên nhan! Rửa xong nghiệp trướng, tiền oan, Trở thành bất tử, Niết Bàn đâu xa? Vô thường, cuộc sống Ta Bà, Sao thay đổi? ngó tuổi già, thêm thương! Ngủ, Ăn, mong được bình thường, Thân tâm an lạc, nhớ đường ta đi… Độ nhau. Tham ác, sân si Diệt mau, cứu trợ nhau… Vì thương nhau! Chiến tranh dứt, bớt khổ đau, Sống vui, khỏe…vượt qua cầu tử sinh! 5/21/2016 #29 NỬA ĐÊM, NHỚ Nửa đêm thức, ngủ lại không yên, Ngồi viết nhăng, thương tiếc bạn hiền… Hả Thượng Nhân, Đào Thanh Quế mất Bao năm rồi, nhớ mãi, không quên! Ái Khanh * đi…7, 8 năm rồi, Thương quá người em đủ sắc tài… Gục ngã bất ngờ vì bạo bệnh, “Thiên Tai”, bài ấy tặng riêng ai! Tần ngần nhớ mấy bạn thân xưa, Bùi Hải, Nguyên Minh chẳng phải vừa. Lớn chức, giàu tiền…thêm khéo léo đi chầu Phật sớm, được hay thua?! Nguyễn Thanh Giản với Đặng Cao Ruyên, Biết trễ, không thăm kịp bạn hiền… Lạc lối, bỏ qua Ngày Thất Thất, Hiểu chăng, nhớ bạn chẳng sao quên! Nhớ đàn anh Nguyễn Bích Liên, và Bà chị Trùng Quang trăm tuổi già… Nhạc sĩ Phạm Duy, Nguyễn Chí Thiện, Lê Cao Phan thật sự tài hoa ! Còn ai nữa nhỉ, nhớ, không quên! Tất cả, cầu cho bạn, khách quen Hồn sớm tiêu diêu miền Cực Lạc Ta Bà, trả hết mọi nhân duyên! *Nhà văn, nhà báo AK ở Orlando, Florida 14/9/16 #51 SAO KHUÊ…Đà RỤNG -Viếng hương hồn nữ sĩ Vi Khuê-- … Còn buồn chuyện sếp Nguyễn* ra đi, Cõi Tịnh, mong phiêu dật, sớm về… Tang lễ, hình xem, thêm tiếc nuối, Tin xa, khấp báo…nặng bờ mi ! Vi Khuê nữ sĩ lìa dương thế, Hải Ngoại văn đàn vắng nguyệt thi… Lối cũ,”Vẫn Chờ Xe Thổ Mộ,”** Xứ người, còn luyến cảnh trời quê! “ Cát Vàng” đây, nhớ ơn tri ngộ , Áo tím đâu, còn lũ bướm si ! “Sinh ký, tử qui”, sầu mấy nỗi, Tây Phương, Phật độ khỏi bờ Mê … * Ls Nguyễn Hữu Thống ** Một tác phẩm của VK 9/28/18 CUỐI ĐƯỜNG VIẾNG BẠN Viếng NT Hoàng Ngọc Văn Lạnh không độ. Tháng Mười hai. Ngồi buồn, lên mạng, rong chơi, gu gồ… E mail, tin báo: sững sờ! Hòang ngọc Văn, (bạn) đã…bất ngờ ra đi… “ Ba ngôi Thiên Chúa” gọi về chầu bên, hằng cửu, mọi bề bình an ! Quên đi, mọi chuyện thế gian, Tranh đành, thù hận miên man, trùng trùng… Nhớ bạn xưa: kẻ sĩ hùng, Thủyquân Lục chiến, hết lòng vì dân! Ra, vào” thậm thụt” bao lần, Bên Tàu, bên Mỹ ..mấy vần thơ vui ! “ Đời Tôi”,“Lãi Được Tiếng Cười”, Nhạo mình, chừng muốn khuyên người tịnh tu !? Từ nay, khuất bóng thiên thu, Biết bao giờ găp lại…cù nhau chơi! Sinh, Già, Bệnh, Tử…luật trời Cuối đường, viếng, gửi vài lời: Adieu !!! 5/01/2019 #4/19 Dương Huệ Anh * Sinh thời, với tài diễu hài và khá rành ngữ phạm Viêt, bạn Hoàng ngọc Văn đã đóng góp, giúp sức cho Thi Đàn Lạc Việt có hiệu quả, nhà thơ đã để lai mấy tác phẩm, nêu trên (theo tư liệu riêng!) DƯƠNG HUỆ ANH - SƠ LƯƠC TIỂU SỬ & HOẠT ĐỘNG Pen names: Thai Uyển -Thụy Cầm -Triều Đông .Y Lương… Born in Hai Phòng City, North Vietnam. Education: Graduate from High School & the National Institute of Administration – Saigon in 1958. Escaped Vietnam with hís large family and settled in San Francisco Bay Area – USA since July 1975. Pub: 1- Thơ Xanh (Poems - Vietnam - 1955); 2- Tâm Lý Phụ Nữ Qua Phong Dao (a short essay) – Saigon – 1957; 3- Huyền Ca Diễm Ảnh 1, 2 – Poems -USA 1991; 4- Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu – Poems - USA 1992; 5- Đường Nào Có Hoa Đào – Poems – ÚSA 1993; 6- Tha Hương, 18 Năm, Sầu Có Ai? – Poems - ÚSA 1993; 7 -Sơ Giải Đông Y học - USA 1994;- 8 -Thơ Dương Huệ Anh - Tổng tập I (A first collection of 6 new books of poems, with 450 pages) –ÚSA 1997; 9-Những Khúc Buồn Vui (Thơ phổ Nhạc -1998 USA; 10-Những Cánh Thư Hồng 1, 2 (Truyện Ký 1999- USA) -11.-Thơ Việt Hải Ngoại –Một Góc Nhìn…Tản mạn - 2001- USA; 12- Thơ Việt Thế Kỷ 20 - sẽ in (Biên tập - 2002 USA);13- Ba mươi Năm, Ngàn Kỷ Niệm (Thơ phổ Nhạc -2003- USA; 14- Thiên Niên Kỷ Mới, Độc Hành, Ta Vui (Thơ 2004 – USA); 15- Dịch Và Bói Dịch (Sơ Khảo 2004 – USA) ; 16 - 50 Năm: Thơ Và Người Thơ (Biên Tập - 2007 USA; 17- Tìm Hiểu Phật Giáo Tập1 (Sơ Khảo USA 2005); 18 - Những Vần Thơ Đạo (Thơ - 2005 USA);19 - Thơ, Thơ & Những Giao Cảm Ngọc Ngà(Biên tập -2008 Việt Nam); 20 - Thương Về 12 Bến Nước (DVD và CD Video Thơ phổ Nhạc- 2006 USA); 21- Chân Dung & Giá Trị Truyện Kiều - Vài Căm Tác Mới - (Biên tập -2010 USA); 22- Những Bước Đường Đã Qua ;23- Bốn Mươi Năm Tị Nạn Buồn Vui ; 24– Hơn Nửa Đời…Vui Với Thơ & Bạn… Sẽ in: - Sống Khỏe, Sống Đẹp, Sống Vui - Thơ DHA - Tổng tập 2 – 3 (1995 - 2000) : 2001 - 2010 & nhiều thi, văn tạp khác… - Sáng lập, Chủ Nhiệm - Founder/President, “The Thi Đàn Lạc Việt Forum” and “ The Association For Letters & Arts Promotion in San Jose, California, from 1992 to 2007. - Member of the “ PEN - Association of Vietnamese & Writers Abroad” since 1993; First Vice President of Chapter “Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Tây Bắc ” 1993-96… - Pub: Một Phía Trời Thơ 1,2, 3, 4, 5; Xuân Thu Giai Tập 1, 2) 1998, 2000, - Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu (1996); -Tổ chức Thi Thơ Liên xứ (Mỹ, Âu, Á, Phi…) 1994 và 1996, thâu hút hơn 150 nhà thơ tham dự (xx Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu -1996)…. - Tham gia, cộng tác bài vở trên nhiều nhật bao , tuần san …của các cộng đồng tị nạn Việt Nam ở các địa phương (bang, xứ) và vùng Vịnh San Francisco và San Jose…- Website: www. duonghueanh. com-đuonganhhue.blogspot. com HÌNH ẢNH LƯU NIỆM Tâm Huyền Trùng Quang Vân Nương Hoàng H Trang Nguyễn Ngoc Dung Cao Mỵ Nhân Tuệ Nga Tyna BTN Vi Khuê Chinh Nguyên Chu Toàn Trung Dương Huệ Anh vvvvvDiệu Tần Du Tử Lê Duy Nghiệp Hà Bình Trung Hà Huyền Chi Hà Trung Yên Hồ Công Tâm Hồ Trường An Lê Xuân Nhuận Lưu Thái Dzo Lý Thái Vương Nguyễn Ái Lữ Nguyễn Bá Trạc Nguyễn Dũng NguyễnThanh Giản Ngô Đức Diễm Phương Du Song Linh Thái Quốc Mưu Thiện Tâm Đặng Thượng Quân Trần Ngân Tiêu Trần Vấn Lệ Trình Xuyên Trúc Lang Vinh Đỗ Vi Vi Việt Bằng Vinh Hồ Vũ Gia Sắc Xuân Bích Dỗ Quyên - Khương Hạ Ca, Thi Nghệ sĩ Bích Ngọc-Mai Hân-Kiều Loan-Ngọc Thủy RMS DHA Little Saigon NV Đỗ Tiến Đức-NT Hoàng Duy NV Đỗ Bình – GS Vũ Ký (Paris 6/2003) Mai Hân-Duyên Anh- Sao Biển-Bs Nguyễn v. Ngải (1996) DHA –Huệ Thu - Hà Thượng Nhân - Hà Trung Yên Hồ Trường An -Lê Mộng Nguyên-Trọng Lễ (Paris 6/2003) Thi, Ca sĩ Hoàng Mộng Thu – Hạ Vân Quốc Nam-Nguyên Sa-Hoàng Anh Tuấn-Hà Thượng Nhân Ra mắt “Một Phía Trời Thơ I”-San Jose, Xuân 1995 Đoàn Yên Linh-Hồng Vân & các nghệ sĩ bạn (Sài gòn 1998) Nt Sương Mai – Ns Lynh Phương |
|||||