Số ra ngày 01/01/2019: Sinh Hoạt & Đổi Mới |
trình bày/góp ý | |
THI ĐÀN LẠC VIỆT & CƠ SỞ VĂN THƠ LẠC VIỆT | |
THI ĐÀN LẠC VIỆT & CƠ SỞ VĂN THƠ LẠC VIỆT Thưa quí vị và quí ban: Như quí vị đã biết, Thi Đàn Lạc Việt được thành lập ở San Jose, tử Hè 1992, do đề khởi của nhả thơ Dương Huệ Anh, có sự cộng tác của nhà thơ, bác si Lê Văn Sắc…và mấy nhân sĩ lão thành cố vấn, nhu Hả Thượng Nhân, Trình Xuyên, Trùng Quang…; cơ sở đã nỗ lực hoat động từ ngày ấy, và một số thành quả đã đạt đươc…phần lớn do sự hỗ trợ, đóng góp tích cực của các tham dự viên xa, gần, trong, ngoài giới văn chương nghệ thuật … Sau hơn mười năm cố gắng phục vụ cộng đồng, theo luật chung, người sáng lập đã xin được tạm xa công việc tích cực thường ngày, và thi hữu Đông Anh đã vui vẻ nhận lãnh vai trò điều hành cơ sở trong những điều kiện thật khó khăn, thiếu thốn…Và hiện nay, như quí bạn đã thấy, cơ sở (TĐLV), - với danh mới – Văn Thơ Lạc Việt - do văn thi hữu Chinh Nguyên dân dắt…tiến bước trong tinh thần tích cực và và lề lối cách tân…. Thời gian gần đây, có một số bạn hội viên trẻ, muốn tìm hiểu thêm về quá trình hoạt đông trước của cơ sở…NT Dương Huệ Anh, trong thời gian huu dưỡng, đã cố găng sắp xếp thì giờ…bỏ công ôn thuật lại những điểm sinh hoạt chính của Có Sở (TĐLV) để đáp ứng một phần nhu cầu cần thiết đó. Với điều kiện hạn chế, hẳn những thiêu sót là điều khó tránh, xin được sự cảm thông của quí vi, và quí bạn. Người viết chân thành cảm ơn. Vùng Bay, Hè Năm Kỷ Hợi – 2019 Dương Huệ Anh Sáng lập viên TĐLV - 1992. Tiếp sau đây, Trang Nhà DHA xin đươc trích đăng nhiều kỳ nhũng phần chính yếu trong tập “ tư liệu “HƠN NỬA ĐỜI VUI VỚI THƠ VĂN & BẠN” “- dầy gần 600 trang khổ sách, do NT Dương Huệ Anh biên soạn, để quí ban đọc qua cho vui và tham khảo, khi cần; nếu có gì cần bổ chính, xin được chi bảo kịp thởi… Muc Lục (1- Dẫn Nhập –Thời Tiền Chiến ) - tạm bỏ lại. 2-Trở Lại Đàn Văn -A Văn Đàn Hải Ngoại Những Ngày Đầu -B Trở Lại Đàn Văn - Ra Mắt Tác phẩm - Kết Bạn 4 phương- - Mở Rộng Hoạt Đông (Lập Hội Thơ & Thi Đàn) - Tổ chức Thi Thơ - Chuyển hướng - Cải tổ nội bộ -Tái Hoạt Động… 3-Tuong Niệm Văn Nghệ Sĩ & Bạn - _ Thơ Tưởng Niệm 4 - a/ - Những Giao Cảm Ngọc Ngà:Thơ Văn & Bạn - b/-Tri Ân: Bảng # I - Bảng 2 5 - Hình Ảnh Văn Nghệ Sĩ &Sinh Hoạt … (6 - Phụ lục- 50 Bài Thơ Tuyển Dịch Qua Anh Ngữ ) –tạm bỏ lại. II – TRỞ LẠI ĐÀN VĂN VĂN ĐÀN HẢI NGOẠI NHỮNG NGÀY ĐẦU THAY LỜI DẪN NHẬP A - Những Năm Đầu -Từ 1975 Đến 1990. Những ngày đầu Miền Nam Việt Nam lọt vào tay Cộng Sản bạo tàn, một số đồng bào - hơn 100 ngàn - may mắn chạy thoát ra ngoài và được nhiều nước nhận cho vào tị nạn, đông nhất là ở Bắc Mỹ Châu và Canada. Qua thời gian cấp bách đầu, lo toan, xoay sở, chạy vạy tìm kiếm việc làm để ổn định đời sống, những người vốn yêu thích văn nghệ mới nghĩ đến hoạt động …trở lại qua những cộng đồng đầu tiên yếu ớt, vào khoảng đầu năm 1976. …Khởi sự là báo chí, người ta thấy có mấy tờ bán nguyệt san nhu Văn Nghệ Tiền Phong của nhóm Hồ Anh, Lê Triết ở vùng Virginia, thủ đô nước Mỹ, bán rất chạy; tờ này nặng về thông tin, giải trí, chính trị, ít phần văn nghệ. Vùng này còn có nhóm Giang Hữu Tuyên, Ngô Vương Toại…hợp tác với nhau, cho ra đời tạp chí Việt Chiến, sau đó hai bên đã tách ra làm riêng, và tương lai cũng không có gì hứa hẹn lắm! Ở bang California, chúng tôi còn nhớ có tờ nguyệt san Hồn Việt do nhóm Nguyễn Hoàng Đoan thực hiện cũng vào khoảng năm 1976 với sự trợ giúp của một vài cây bút có tiếng như Thanh Nam …; sau này báo được bán lại cho ông Đỗ Ngọc Tùng, và kế đó là Ngọc Hoài Phương… Nhà văn Võ Phiến, từ Minnesota - 1976 - dọn về California, cùng Lê Tất Điều, Thanh Nam, Hà Huyền Chi…cho ra tờ Văn Học Nghệ Thuật, khoảng đầu năm 1978?, nhưng đến tháng 9/1979 thì phải ngưng lại, sau 13 số báo. Vào giữa năm 1977, trên tờ Bút Lửa số 1, người ta đọc được một bài thơ - hình như là “Mai Mốt Anh Về”?- với bút hiệu lạ hoắc Cao Tần, bài thơ có một phong cách mới mẻ, táo bạo …được đa số hoan nghênh (về sau, người ta mới được biết tác giả là Lê Tất Điều !) Thời gian này, các báo được bày bán ở các tiệm thực phẩm Á Đông, hay qua các thân hữu ở địa phương, giá chừng 1-2 đô/số, nhuận bút tượng trưng…số thu nhập may lắm chỉ đủ nuôi sống tờ báo ! Ở Nam Cali, còn có tờ Người Việt của ông Đỗ Ngọc Yến và nhóm du ca, thân hữu …khởi từ 1978, sau này đã trở thành công ty NV; từ tuần báo đổi thành nhật báo, cho đến nay, có lẽ NV là cơ sở báo chí VN thành công nhất ở hải ngoại. Công ty NVsau này cũng cho ra tạp chí Thế Kỷ 21 một thời gian dài… Bên cạnh báo NV, cũng phải kể đến sự thành công của hệ thống tuần báo Little Sàigon do cô Hoàng Dược Thảo chủ trương, có nhiều ấn bản in ở các địa phương nước Mỹ. Ngoài ra, ở San Diego còn có nhóm của cựu luật sư Đinh Thạch Bích, xuất bản tạp chí Việt Nam Hải Ngoại một thời gian khá lâu, qui tụ nhiều cây viết quen thuộc như Phan Lạc Tiếp, Linh Bảo, Cao Tiêu… Ở bang Oregon thì có nhóm Đất Mới - sau đổi là Chân Trời Mới -, nặng về thông tin cộng đồng, có cặp Thanh Nam, Túy Hồng tham gia, - lúc đầu được chính quyền trợ cấp, sau một thời gian tự túc, thấy ít xuất hiện hơn. Bên Canada, có tờ Dân Quyền, do nhóm Trương Trí Vũ…ấn hành vào năm 1978, sống được 10 năm, có nhiều cây bút mới như Nguyễn Ngọc Ngạn, Võ Kỳ Điền…Ngoài ra, còn có nguyệt san Làng Văn của nhóm Nguyên Hương, Nguyễn Hữu Nghĩa khởi từ thập niên 1980? và Tự Do của Nguyên Nghĩa. Ở Pháp xa xôi, có tờ Quê Mẹ, do nhóm Võ Văn Ái, Từ Nguyên, Hồ Trường An…góp mặt với cộng đồng từ khoảng 1989…Chưa kể vô số những bản tin/tờ báo của các hội đoàn, cơ sở tôn giáo, đấu tranh ở khắp mọi nơi, phổ biến nhất có: Dân Chúa, Trái Tim Đức Mẹ, Hoa Sen, Viên Giác, Kháng Chiến, Đường Sống, Chứng Nhân, Bách Khoa, Diễn Đàn Thanh Niên, Măng Non, Tuổi Hoa… …Về xuất bản, lúc đầu có trung tâm Đại Nam và Sống Mới, sau có Xuân Thu (ở California), Zieleks - Texas …phần lớn chỉ in lại những tác phẩm đã xuất bản ở Việt Nam từ trước năm 1975, giá cả cũng phải chăng. Riêng cơ sở Người Việt của ông Trần Đình Long ở Iow, vào những ngày đầu tị nạn, đã in được một ít sách mới của Võ Phiến và Lê Tất Điều, như Đất Nước Quê Hương, Ly Hương, Đóng Cửa Trần Gian, Nguyên Vẹn, Thơ Cao Tần, Thư Gửi Bạn (1978), … hai tác phẩm sau này của cặp nhà văn tị nạn đầu tiên có một ảnh hưởng tốt. Thời kỳ này, các sách chỉ được in hai màu giản dị, gáy đóng kim, chữ xếp bằng máy composer, - máy chữ áp dụng kỹ thuật điện cơ - dấu chữ Việt còn phải đánh bằng tay! …Từ thập niên 1980, văn học Việt Nam tị nạn bắt đầu phát triển vì số người Việt đi ra nước ngoài ngày càng tăng (ước nửa triệu người), số độc giả thêm đông. Lại nữa, software đánh dấu chữ Việt cũng được phát minh, làm việc sắp xếp chữ in thêm tiện lợi, đẹp mắt…cùng với sự bùng nổ của các phong trào tranh đấu, chống Cộng ở hải ngoại đòi hỏi thêm nhu cầu học hỏi, thông tin . Từ khoảng 1982 ?, sách báo Việt bắt đầu được dùng máy xếp chữ theo kỹ thuật điện toán/điện tử; có lẽ những người đầu tiên sử dụng chúng là mấy ông Việt Định Phương (báo Trắng Đen), Nguyễn Kim Bảng (báo Nhân Văn - San Jose), Đỗ Ngọc Yến (Người Việt) ở Nam California…bên Canada thì có báo Làng Văn của cặp Nguyên Hương, Nguyễn Hữu Nghĩa, tiếp theo là Lửa Việt… Số báo chí thời kỳ này, theo ước lượng có thể lên đến mấy trăm tờ. Ở Úc, dù muộn hơn, đã bắt đầu có tuần báo Chuông Sàigon và Chiêu Dương của Nguyễn Vi Túy, Nhất Giang; về tạp chí thì nhóm Ngô Lâm có tờ Về Nguồn ở Brisbane… Ở Âu Châu, Hội Ái Hữu Người Việt Vùng Nam Paris cũng cho ra tờ Về Nguồn ! Nguyệt san Văn Học Nghệ Thuật của nhóm Võ Phiến, Lê Tất Điều ở California tái xuất hiện năm 1978; Mai Thảo qua Mỹ từ 1978, cho ra tờ Văn, vào tháng 2/1982. Du Tử Lê có Tay Phải Và Nhân Chứng; Nguyên Sa với Đời và Dân Chúng, Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi cho phát hành cặp đôi Việt Nam Tự Do; về nhóm Tưởng Năng Tiến thì có tờ Nhân Văn, Hà Thúc Sinh với Tân Văn, Nguyễn Xuân Phác, Hà Túc Đạo ra tờ Dân Tộc trong vùng Vịnh (Bay Area)…Từ tháng 10/1980, có thêm ông Nhật Tiến mới vượt biên qua Mỹ, mau chóng hăng hái tham gia vào mặt trận báo chí, văn hóa hải ngoại với một số sáng tác mới. Về phần các nhà xuất bản cũng mở rộng họat động: Chiêu Dương bên Úc, Âu châu có Lá Bối, Quê Mẹ, Nam Á, bên Mỹ có thêm nhà Văn Nghệ của thầy tu xuất Từ Mẫn ; ở Canada có Việt Publications (Làng Văn), Quê Hương (Bùi Văn Bảo) quang cảnh có vẻ là nhộn nhịp! Điểm sơ qua, những tác giả có sách ấn hành trong thời kỳ này sớm nhất là: Võ Phiến, Lê Tất Điều (Cao Tần) Hoàng Khởi Phong (1978), Hà Huyền Chi (1979). Cao Đông Khánh, Cao Ngọc Phượng, Hồ Trường An (1981), Vi Khuê, Hà Thúc Sinh (1985), Cao Xuân Huy (1986)… Những sách được hoan nghênh lại là của tác giả mói Nguyễn Ngọc Ngạn với tập Truyện Ngắn NNN và The Will Of Heaven; Võ Hoàng với Trong Lòng Cách Mạng; Lê Thị Huệ với Bụi Hồng; Nguyễn Mộng Giác với Ngựa Nản Chân Bon; Hà Thúc Sinh với Đại Học Máu; Trần Diệu Hằng với Vũ Điệu Của Loài Công; Duyên Anh với Một Người Tên Trần Văn Bá; riêng Võ Phiến khởi sự thảo bộ Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam… Ngoài những tác giả kể trên, mấy nhà văn khác, như Tưởng Năng Tiến, Diệu Tần Nguyễn Tinh Vệ (qua Mỹ từ đầu 1980) … cũng được dư luận đánh giá cao ! Những Tuyển tập Thơ Văn đầu tiên được đa số nghênh đón có lẽ là : -Tuyển Tập Thơ Văn 90 Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại sau 1975 do nhả Văn Hữu -Texas phát hành năm 1982. Kỹ thuật in sách còn mộc mạc, thô sơ nhưng đã sớm đáp ứng sự mong mỏi của lớp người có tâm hồn yêu văn nghệ lưu vong buổi đầu. Sách dầy gần 450 trang (cả quảng cáo), đề giá US.00…gồm có 66 nhà thơ và 25 nhà văn, đa số là những người đã hoạt động thi văn từ trước 1975, như Cao Tiêu, Du Tử Lê, Đan Quê, Đỗ QuýToàn, Hà Huyền Chi, Hà Thúc Sinh, Hoài Điệp Tử, Hoàng Anh Tuấn, Hồ Trường An, Mai Thảo, Minh Viên, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên, Nhất Tuấn, Thanh Nam. Thi Vũ, Trúc Sĩ, Tuệ Nga, Viên Linh, Vũ Khắc Khoan….Bên cạnh đó, có một số tên tuổi mới như Mạc Trần Lan, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp, Trần Mộng Tú…đặc biệt là Cao Tần (sau này mới biết là Lê Tất Điều!) trong bài “Thơ Cao Tần” được ưa chuộng với phong cách mới và những câu hơi khác thường , như:” Mai mốt anh về (VN) có thằng túm hỏi Mày qua bên Mỹ học được củ gì Muốn biết tài nhau đưa ông cây chổi Nói mày hay ông thượng đẳng cu li…” Nhưng thấm thía nhất có lẽ là nỗi buồn khi đọc trọn bài thơ “Khi tôi chết hãy đưa tôi ra biển “của Du Tử Lê… Số nhà văn trong tuyển tập ít hơn - 25, đối với 66 - nhưng số trang in truyện viết nhiều hơn. Có thề kể Đặng Phùng Quân, Đỗ Tiến Đức, Hoàng Dung, Hồ Văn Xuân Nhi, Lê Tất Điều, Lôi Tam, Mặc Đỗ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Thị Ngọc Anh, NT Ngọc Liên, Nguyễn Văn Mộc, Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Nhật Tiến, Phan Lạc Tiếp, Nguyễn Xuân Quang, Trần Hoài Thư, Trần Thế Du, Trùng Dương, Túy Hồng, Võ Đình, Võ Phiến, Võ Văn Hà, Vũ Mộng Hà… - Ấn phẩm tiếp theo là “Tuyển Tập 23 Người Viết Sau 1975” do NXB Văn Nghệ California in, ra đời năm 1988. Sách dày 307 trang, gồm các tác giả Bắc Phong, Cao Xuân Huy, Cung Vũ, Hồ Đình Nghiêm, Lê Tâm , Ngô Nguyên Dũng, Ngu Yên, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Đức Lập, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Ý Thuần, Nguyễn Bá Trạc, Nguyễn Mạnh Trinh, Phan Ni Tấn, Phan Tấn Hải, Phan thị Trọng Tuyến, Thế Giang, Trần Diệu Hằng, Trịnh Y Thư, Tưởng Năng Tiến, Vũ Huy Quang. Rồi sau đó Tuyển tập Trăng Đất Khách gồm 17 nhà văn nữ cũng được ấn hành trong khoảng thời gian ngắn ! Về số người viết, làm văn nghệ, ngoài những tác giả dẫn trên, sau này còn thấy: ở Orlando, Tampa - Florida có nhóm Trần Ngân Tiêu, Linh Phương, Triều Hoa Đại (Đỗ Xuân Nho), Vũ Quang Minh , Ái Khanh - Casselberry - Florida. Những nhóm khác: Ở Georgia có Hà Trung Yên/Lê Nhật Thăng, Vũ Văn Để - nhóm Tâm Việt - Thái Quốc Mưu; Lã Mộng Thường - Missouri, Ái Cầm, Thái Tú Hạp - Rosemead, Nguyễn Tấn Trạng, Hồ Phong Linh trên 80t - San Diego, Vũ Quang Hân, WA - Trần Quán Niệm - Marlton, New Jersey; Phương Triều, St Paul, MN; Lữ Yên, Portland - Or; Việt Chí Nhân - San Diego; Trần Quan Long, Linh Linh Ngọc - La Mirada, CA; Viên Phong - Anandale; Xuân Bích, Trường Thy, Midwest City, OK; Hải Đường, Vũ Triều Nghi, Tôn nữ Quỳnh Dao…San Jose: Thái Bạch Vân - Plano, Texas; Nhạc sĩ Linh mục Lã Mộng Thường - Missouri; Phan Bái, Hoàng Thy Triệu Đông, San Diego…Hồ Công Tâm, MA … - Ở Bắc California, ngoài Nhóm Nhân Văn, Tân Văn ghi trên…còn có một số cây bút khác như Quốc Nam, Diễm Châu - ca sĩ -, Nguyễn Bá Trạc - (Thời Luận), Nguyễn Xuân Phác, Hà Túc Đạo - (Dân Tộc), Dư Phước Long, Ngô Đức Diễm, Vũ Ngọc Ân - (Trống Đồng)… Đặc biệt ở San Jose, nhóm Nhân Văn, hoạt động từ 1982, - trong số báo tháng 9/1991 (kỷ niệm 10 năm), còn thấy hiện diện Thượng Văn; Lý Khánh Hồng, Võ Hoàng, Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Kim Bảng… Đặng Phùng Quân, Đỗ Kh. Nhật Tiến, Phan Ni Tấn, Phan Tấn Hải, Luân Hoán, Hoàng Xuân Sơn, Đào Trường Phúc, Trịnh Y Thư, Thập Lang (Hoàng Anh Tuấn). Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Hưng Quốc, Đỗ Thái Nhiên, Đoàn Viết Hoạt, Từ Đà Thành, Hy Yên, Ngu Yên, Trần Vấn Lệ…Chưa kể nhóm Tân Văn do Hà Thúc Sinh chủ trì… với Lê Thị Thấm Vân, Phạm Việt Cường, Đỗ Vẫn Trọn …ngoài ra lại có Nhóm Họa, Ảnh với Trương Thị Thịnh, Hà Cẩm Tâm, Lê Thị Quế Hương…Trần Cao Lĩnh ...thật là đông và vui! …Trong khoảng thời gian này, thỉnh thoảng có vài khuôn mặt sáng giá thuộc giới văn học trước 1975 đã bất ngờ bỏ cuộc chơi, sau khi qua Mỹ tị nạn, như nhà thơ Thanh Nam (Trần Đại Việt) mất ở vùng Tây Bắc (Mỹ) tháng 6/1982?, tiếp đến là nhà văn kỳ cựu Bình Nguyên Lộc, tạ thế ngày 7/3/1987 ở Rancho Cordova - Bắc California, sau hơn một năm đoàn tụ gia đình! Vài năm sau, nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh cũng rũ áo ra đi… …Qua những năm đầu, sự phát triển văn học/báo chí coi như đã ổn định, đến đầu thập niên 1990 thì số báo tồn tại còn khoảng 100, nhưng giá trị về phẩm tăng lên, vững mạnh nhất vẫn là Người Việt, Văn Nghệ Tiền Phong, Quê Mẹ, Sàigon Nhỏ, Phụ Nữ Diễn Đàn, Làng Văn, Việt Nam Nhật Báo, Thời Báo, Mõ (3 tờ sau ở San Jose) Thời Luận (Los Angeles)... Từ giai đoạn 1990, máy vi tính được cải tiến, giá cả tương đối hạ… giúp các nhà văn/nhà báo có phương tiện viết, soạn bài vở mau chóng, mỹ thuật hơn…tiết kiệm nhiều nhân lực và thì giờ. Đặc biệt, có một số họa sĩ/nhiếp ảnh nổi tiếng đã cộng tác chặt chẽ với báo chí về minh họa hay in tranh, ảnh… như Trần Cao Lĩnh, Long Ân, Nguyễn Nhật Tân, Vũ Thái Hòa, Thái Tuấn, Vi Vi, Lê Quang Xuân… …Bàn về khuynh hướng viết, sáng tác, có thể nói, lúc đầu đại đa số các tác phẩm nặng về hoài niệm, đấu tranh chống Cộng,… một số thiên về nghiên cứu, xã hội …thỉnh thoảng có ít bài chủ trương hòa hợp, giao lưu… Những nhà văn được ái mộ có thể kể: Võ Phiến, Mai Thảo, Nguyễn Ngọc Ngạn, Diệu Tần (Nguyễn Tinh Vệ), Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Đức Lập, Võ Kỳ Điền, Đào Trường Phúc, Lê Thị Huê, Trần Diệu Hằng …Về khuynh hướng xã hội có thể xếp: Duyên Anh, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Ngô Nguyên Dũng, Mai Kim Ngọc, Nguyễn Ý Thuần, Hồ Đình Nghiêm, Nguyễn Thiếu Nhẫn… Bộ môn Thơ lại càng đông đảo, có mặt Hà Huyền Chi, Đỗ Quí Toàn, Nguyên Sa, Vi Khuê, Nguyễn Mạnh Trinh, Du Tử Lê, Bắc Phong, Nguyễn Hữu Nhật, Cung Vũ, Lưu Nguyễn, Thường Quán, Luân Hoán, Lâm Hảo Dũng, Cao Tiêu, Tuệ Nga, Thu Nga,Trần Thiện Hiệp, Hương Khuê, Đan Quế, Vân Nương, Qùy Hương, Trùng Quang… cùng một số nhà thơ tị nạn mới xuất hiện như Trần Vấn Lệ, Trần Mộng Tú, Trịnh Gia Mỹ, Cao Bình Minh, Đặng Thị Quế Phượng, Như Chi …Và, chính nhóm tác giả kỳ cựu, cao niên do bà Trùng Quang thay mặt, đã đề xướng chuyện “đồng tâm hội bút” đầu tiên?, vào năm 1987 và thực hiện một tuyển tập trên 160 trang, gồm hơn 140 nhà thơ cũ/mới, trong đó có những tên tuổi quen thuộc như nữ sĩ Đào Vân Khanh, tuổi 102, Bảo Vân (Bùi Văn Bảo). Bằng Vân (Trần Kim Bảng), Cao Tiêu, Chử Ngọc Liễn, Chi Điền Hoàng Duy Từ, Đào Hữu Dương, Đào Trọng Đủ, Hà Huyền Chi, Hạo Nhiên, Hồ Trọng Khôi, Hồ Trường An, Huy Lực (Bùi Tiến Khôi), Huyền Châu Lữ, Phạm Đình Tân, Phan Nam Xuyên, Phương Du (Nguyễn Bá Hậu), Tâm Huyền, Thảo Bình, Thừa Phong, Tô Giang Tử, Trịnh Minh Cầu,Tuần Lý, Vi Khuê, Việt Chí Nhân, Y Vân Tử – không kể ban chủ trương (Trùng Quang, Tuệ Nga, Phương Hồ, Hương Khuê, Đan Quế, Qùy Hương, Thu Nga). Nhà văn Hồ Trường An, tiêu biểu cho phái hoài niệm đã viết nhiều tác phẩm khá dài như Giai Thoại Hồng, Thông Điệp Hồng, Bóng Đèn Tà Nguyệt, Cảo Thơm… ngoài ra còn có Phạm Thăng, Kiệt Tấn… Về Khuynh hướng tự do, hòa hợp… có thể tạm kể nhóm Hợp Lưu, Người Việt…và những cây bút như Nguyễn Bá Trạc, Vũ Huy Quang, Đỗ Kh., Phan Thị Trọng Tuyến, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Ngô Nguyễn Dũng… Nhật Tiến, nhóm Thông Luận (Pháp) và Nguyễn Gia Kiểng… Về nghiên cứu, biên khảo có một số kiện tướng như: Thái Văn Kiểm, Lê Văn Lân, Trần Văn Tích, Nguyễn Đình Hòa, Lê Hữu Mục, Nguyễn Ngọc Bích, Đỗ Khánh Hoan, Phạm Nam Sách, Hoàng Cơ Thụy (sử học)… Nói tóm, sinh hoạt văn học/báo chí của người Việt tị nạn ở hải ngoại trong giai đoạn này có vài điểm nổi bật: Một là sự xuất hiện ào ạt của các cây viết nữ - (nhất là về Thơ), khoảng năm 1985 - 87, đáng kể là Trần Mộng Tú (1944), Như Chi, Trân Sa, Đặng Thị Quế Phượng -1957-, Vũ Quỳnh Hương – 1957 và Lê Thị Huệ (1953), Trần Diệu Hằng (1952) , Phan Thị Trọng Tuyến (1951), Nguyễn Thị (NT) Ngọc Nhung (1955), NT Thanh Bình,-1957, NT Hoàng Bắc, Hàn Song Tường, Huyền Châu (Văn)… bên cạnh những nhả văn lớp trước như Minh Đức Hoài Trinh, Linh Bảo, Thiếu Mai, Túy Hồng…lúc này Nhã Ca chưa xuất ngoại, đinh cư… Điểm thứ hai, (có thể coi như) là hiện tượng Nguyễn Ngọc Ngạn. Ông nguyên là một nhà giáo ở Việt Nam, sinh năm 1946, khởi viết văn từ năm 1978, khi còn ở trong trại tị nạn Mã Lai. Sau khi định cư ở Vancouver, Canada năm 1979, ông bắt đầu gửi bài đăng trên các báo, tập san như Dân Quyền (Montreal), Việt Nam Hải Ngoại, Việt Chiến, Đông Phương, Nhân Chứng (Mỹ). Tập Truyên Ngắn NNNgạn đầu tiên của ông được nhà Xuất Bản Nhân Chứng in năm 1982, và đến 1990, ông đã có 15 tác phẩm được xuất bản, trong đó 3 cuốn được tái bản lần thứ 3 và có một cuốn bằng Anh ngữ: “The Will Of Heaven” do nhà Dutton, New York phát hành! Hầu hết tác phẩm của ông được viết theo thể tiểu thuyết phóng sự xã hội (Việt Cộng/ Tị Nạn) với lối hành văn giản dị, lôi cuốn, dễ đọc, dễ hiểu …có lẽ đó là những yếu tố thành công của ông ! Tóm lại, Văn học Việt Nam tị nạn hải ngoại đã có những thành tựu đáng kể trong gần hai chục năm đầu. Nếu so sánh với thời kỳ 1954 -1975, thì Văn Học Miền Nam thời kỳ này (54/75) đã có không ít những nhà văn, nhà thơ cỡ lớn như Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến, Mai Thảo, Bình Nguyên Lộc, Duyên Anh, Chu Tử, Lê Xuyên, Phan Nhật Nam, Nhất Hạnh, Lý Đại Nguyên, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Quách Tấn, Du Tử Lê, Đỗ Quí Toàn, Hà Huyền Chi … Thụy Vũ, Túy Hồng, Nhã Ca… Về tác phẩm biên khảo, ở hải ngoại trong thời gian 15 năm đầu, đã có những công trình khá công phu như “Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam” của Võ Phiến, “Nghĩ Về Thơ” của Nguyễn Hưng Quốc, “Âm Nhạc Việt Nam” của Trần Quang Hải, “Kinh Thi Quốc Phong” của Kim Y Phạm Lệ Oanh dịch…bộ Việt Sử của Hoàng Cơ Thụy (Pháp) và những bài biên khảo của Lê Văn Lân, Trần Văn Tích… Ngoài ra, về truyện dài, tiểu thuyết.., có “Đường Xưa Mây Trắng” -3 tập của thiền sư Nhất Hạnh, “Mùa Biển Động” của Nguyễn Mộng Giác, tuyển tập “Trăng Đất Khách” với 17 tác giả nữ…”Anh Hùng Lĩnh Nam” của Yên Tử Trần Đại Sỹ… Đáng kể nữa là những sách về Hồi Ký Tù Cải Tạo, như Những Năm Cải Tạo của Trần Huỳnh Châu, Đáy Địa Ngục của Tạ Tỵ, Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh… Hồi Ký Chính Trị (như sách của tướng Trần Văn Đôn …) chiếm một số lượng đáng kể, dù chỉ có một giá trị tương đối . Trong giai đoạn 15 năm đầu này, - bằng thời gian luân lạc của nàng Kiều, theo tác phẩm bất hủ của thi hào Nguyễn Du,- NV đang bận túi bụi về muu sinh trên xứ người – để nuôi một đàn con dại – nên không có cơ hội, thì giờ tham gia, đóng góp vào sinh hoạt chung – dù đã bắt đầu sáng tác lai dai…cho mãi đến đầu thập niên 1990, khi về huu dưỡng… B - TRỞ LẠI ĐÀN VĂN …Là người yêu thích văn nghệ ngay từ nhỏ, thủa học trò – có thi tập Thơ Xanh đã hoàn tất năm 1955 - nhưng từ ngày di cư vô Nam phẩn (1955) và sau này, qua định cư ở xứ người, -1975 -, hai mươi năm - NV (người viết) lại không chú ý mấy đến sinh hoạt thơ văn…, vì ít thì giờ và nặng gánh gia đình, phải lo kiếm sống, nuôi con trước đã. Cho đến gần tuổi về hưu (1990) mới bắt đầu nghĩ tới nó, dù vẫn lai rai sáng tác từ 1977, - khi có hứng và rảnh rỗi; vài bài thơ được gửi đăng trên nội san (Hoa Sen) của nhóm Phật Giáo (Palo Alto - California) dưới bút hiệu Tịnh Minh; bạn thơ chỉ có vài người làm cùng sở, như Ngô Quang Huynh, Hoàng Yến, Nguyễn Tiến, Vương Huỳnh Mai… Thời gian trước đó, năm 1955, khi cùng gia đình dời vào Sàigon, NV đã có cơ hội ấn hành một tập thơ mỏng – Thơ Xanh – và sau đó tập Sơ luận mỏng về Ca Dao Việt Nam, cả hai tác phẩm đều không còn nguyên bản sau mấy cuộc đổi rời bi thảm… …Năm 1991, - đén tuổi về hưu, tinh thần và thể xác đã quá mệt mòi,- sau vải lần tham khảo với bạn bè và người thân trong họ,- NV quyết đinh trở lại với hoạt động thơ văn (và nghệ thuật), vừa làm, vừa học, nghỉ ngơi, di dưỡng…Kế đó, sau một thời gian sưu tập lại bản thảo, NV dự định cho ấn hành tập thơ đầu ở nước ngoài (Mỹ) và tham gia sinh hoạt vói cộng đồng người Việt ti. nạn.. Trước hết, NV nhờ nhà văn Đào Khanh, có một thời cùng làm việc ở Hôi Tuổi Hạc, San Jose, - đánh máy và trình bày hộ thi tập , - lúc này kỹ thuật điện toán chưa phổ biến lắm,- sau khi đánh máy, phần lay out còn phải in ra từng tờ rồi cắt/ dán, trình bày cho thành sách rồi mới đem đi in được. Lúc đầu, NV đem bản thảo thi tập đến nhật báo Việt Nam của ông Nguyễn Kim Bảng (San Jose) hỏi giá in, sách dầy chừng 100 trang, bìa thường, (ở đây ước tính một ngàn đô/500 cuốn) - số tiền cũng khá lớn, đối với một lão niên tị nạn, nặng gánh gia đình sắp sửa về vườn… Khi layout xong, may gặp mấy người bạn mới quen giới thiệu, NV chạy lại nhờ ông Vũ Tiến Thủy, chủ nhà in Lam Sơn, ở đường Alum Rock San Jose, giúp hộ, - in vài trăm cuốn - mất hơn 500 đô. Đề sách là Huyền Ca, Diễm Ảnh, bìa sách do ông vẽ hộ, 2 màu đơn giản nhưng cũng dễ coi. VTT với bút hiệu Tường Vũ Anh Thy, - quê ở Thái Bình, Bắc Việt Nam -, là một nhà giáo, tuổi còn trẻ (sinh năm 1945?), có giọng ngâm rất khỏe và lôi cuốn, ông ngỏ ý khen thơ tác giả hay và điêu luyện sau khi ngâm thử vài đoạn. Lúc này, sinh hoạt thơ văn ở địa phương bắt đầu nhộn nhịp, cuối mỗi tuần thường có mấy cuộc ra mắt sách hay trình diễn văn nghệ, có khi trùng nhau, số người bị chia xẻ…không được đông như mong ước. Sau khi nghiên cứu và tham khảo bạn bè, NV chính thức cho trình diện với quan khách và bạn bè thi tập Huyền Ca, Diễm Ảnh 1, 2 vào lúc 1 giờ PM ngày 30/6/1991 ở Nhà hàng Café Les Amis, đường Santa Clara, bà chủ lịch thiệp có tên là Thanh. Nhờ sự giới thiệu của nhà thơ Chu Toàn Chung, bà đã dành cho tác giả mọi sự dễ dàng, nghĩa là bà không lấy tiền thuê chỗ, các bạn bè đến dự chỉ phải trả tiền nước uống, với giá vừa phải, 2 đồng một ly. Thực tế, từ khi dời bỏ quê hương yêu dấu qua Mỹ lánh nạn, NV thỉnh thoảng có hứng mới làm ít vần thơ để kỷ niệm, mỗi khi có dịp, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện dành hết thì giờ cho thi văn, lý do chính vì quá bận về chuyện mưu sinh, nuôi sống một gia đình quá đông con, mà bà xã thì không có cơ hội để đi làm ở ngoài (công hay tư chức), bởi suốt ngày tối tăm mặt mũi với công việc nhà (nội trợ) nuôi, dậy đàn con, đứa nhỏ nhất mới hơn 4 tuổi! Thực thế. lần đầu tiên NV được tham gia sinh hoạt văn nghệ ở San Jose là dịp ra mắt sách “ Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ” của nhà văn Đào Văn Bình, một đồng môn trẻ, trường Quốc Gia Hành Chính Sàigon trước 1975 - cùng với mấy bạn cựu sinh viên thân cận như Bùi Huy Hải, Phạm Hữu Độ, Bùi Thế Thành…ở Nhà hàng Phở Số I, số 1536 đường West San Carlos, San Jose vào ngày12/4/1987. Lúc này, NV đang ở trong tình trạng thất nghiệp, lo học gấp để thi lấy bằng địa ốc cuối năm, nên cũng không quan tâm theo dõi, tìm hiểu thêm - (sau này mới biết là trong buổi họp đó có sự tham dự của nhà văn Mai Thảo, và nhà thơ Nguyễn Bá Trạc, - (cũng là một đồng môn QGHC). Thú thật, đây là lần đầu tiên NV phải lo về tổ chức Ra Mắt Sách ở xứ người nên cũng không biết phải xoay sở ra sao. Hỏi ý kiến nhà văn Tường Vũ Anh Thy, người in hộ thi tập, thì ông bảo nên tìm đến nhà thơ nữ Huệ Thu, người có nhà in HT Kelton ở Sunnyvale, California,- nhưng có lẽ duyên lành chưa đến nên hỏi thăm mãi không được gặp cô. NV đành phải lo lấy, và đi vận động một số văn thi hữu, bạn thân quen như Đào Văn Bình, Hoàng Anh Tuấn, Vũ Ngọc Ân...giúp hộ một tay và ai nấy đều vui vẻ, sẵn sàng. Bạn Vũ Ngọc Ân mau mắn gọi phone qua nói với nhà thơ Ngô Đức Diễm, giám đốc Trung tâm VIVO đứng ra giới thiệu hộ về tác phẩm, bạn Đào Văn Bình nói về tác giả; còn cô Huyền Trân, một cộng tác viên về địa ốc lo giúp vè phần phụ diễn văn nghệ, với các nhạc sĩ, nghệ sĩ Trần Quảng Nam, Ngẫu Hồ, Hữu Huân… Gần giờ khai mạc, ban Tổ Chức mới nhận thấy thiếu cờ (để chào Quốc Kỳ) nên phải nhờ một bạn chạy về nhà lấy hộ, đem đến ngay mới kịp. Rồi đến lúc chào cờ, lại không có ban nhạc, nên các bạn Đào Văn Bình và Trần Quảng Nam vội ra xe lấy cây đàn guitar gỗ trong thùng xe ra đàn và hát theo nhịp quốc ca. Về phần quay video, -NV đã nhờ ông bạn trẻ Peter Nguyễn Hiệu - trước làm chung một sở - Qume - phụ trách hộ, và ông đã nhận lời, nhưng khi vào việc, mới được một thời gian ngắn, thoáng một cái đã mất bóng ông, có lẽ vì không quen cách sử dụng máy thâu video nên lảng tránh đi chăng, chứ không hẳn ông mệt vì đói, vì trước khi khai mạc,- vào lúc 1 giờ trưa, NV đã dẫn ông qua quán phở bên cạnh để lót bụng rồi. Sau phần giới thiệu và góp ý của các nhà thơ Ngô Đức Diễm, Đào Văn Bình, Hoàng Anh Tuấn,… rất có ý nghĩa và được cử tọa tán thưởng, chương trình văn nghệ bỏ túi do các bạn Hữu Huân, Ngẫu Hồ, Huyền Trân...đóng góp thật linh động, lôi cuốn, với sự tham dự giờ chót của thi sĩ Phạm Hải Hồ làm tác giả hết sức cảm động, nói không nên lời. Cử tọa chỉ có chừng hơn 50 người, nhưng sự có mặt của nhiều vị thức giả và lão thành cùng với quí bạn Nguyễn Văn Thuộc, Nguyễn Đình Minh, Trần Mạnh Hoà, trong Ban Quản Tri Trung tâm Học Thuật Đông Phương đã làm tăng thêm phần long trọng của buổi họp mặt thân hữu, khích lệ tác giả rất nhiều. Gần đến giờ bế mạc, một tham dự viên - sau này mới biết là nhà báo Đỗ Quyên - đến hỏi mua sách, nhưng tác giả đã cảm ơn và hoan hỉ đề tặng, rồi nhân thể mời một số thân hữu tham gia ăn trưa ở nhà hàng Quốc Tế (hình như) do nhà văn nữ Lê ThịThấm Vân ? làm chủ ở gần đấy.Trong bữa ăn này, có lẽ vì ảnh hưởng của men bia, có sự trao đổi hơi gay gắt giữa hai bạn Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Thiếu Nhẫn... nhưng cả hai đểu biết tự chế nên không xẩy ra chuyện gì đáng tiếc. Điều đáng mừng là sau này, cả hai vẫn giao hảo thân mật với nhau trong sinh hoạt cộng đồng, ít ra cũng là ở bề ngoài. Kết quả buổi ra mắt rất thành công về phương diện tinh thần, còn về mặt tài chính thì cũng vừa phải - phần bán sách do cậu Quản, Lợi - người trong nhà giúp hộ. Vụ RMS này, đa số thành viên trong gia đình có vẻ không tán đồng vì hơi tốn tiền, mất thì giờ mà không có ích lợi thực tế nào ! …Thi tập Huyền Ca Diễm Ảnh 1, 2 có 57 bài thơ đủ loại, may mắn được giới văn nghệ địa phương nhiệt liệt tán thưởng, nhiều bài phê bình của các nhà văn Lê Văn Sắc, Đỗ Quyên, Trúc Lâm, Bình Dương…được đăng tải trên báo chí trong vùng Bay khiến tác giả rất phấn khởi; tuy nhiên có vài điểm về văn thể tác giả muốn làm sáng tỏ với Đỗ Quyên nhưng chưa có dịp thuận tiện nên lòng riêng vẫn áy náỵ Trong bài nhận xét thật công phu, ĐQ, ở phần cuối đã có một gợi ý như sau cho bài Xa một lần xa mãi...trang 13, khổ thứ 10 …Theo ý ĐQ, có câu ngược, nguyên văn : “Đôi má hồng em …bỗng nhợt xanh”. Xin được viết lại: “Đôi má em hồng...bỗng nhợt xanh”…Kể ra ý kiến của ĐQ cũng đúng nếu hiểu theo lối thông thường, nhưng ở đây ý của tác giả muốn nói là: đôi má hồng (của) em… nên (tác gỉả) nghĩ rằng viết như thế mới đầy đủ. Thi phẩm “Huyền Ca, Diễm Ảnh” gồm gần 60 bài thơ, chia làm 2 tập, tiêu biểu cho hai thời điểm và khung cảnh khác nhau, nhưng vì muốn thuận tiện cho người đọc nên đã được inchung một lần (vào cùng một tập).Bản thảo, như đã ghi, do nhà văn Đào Khanh đánh máy, (cắt dán)/ lúc này chưa có software tiếng Việt -; bìa do nhà văn Vũ Tiến Thủy vẽ và in tại ấn quán riêng ở đường Alum Rock San Jose, - kể ra cũng đẹp mắt - tuy bề ngoài sơ sài, mộc mạc, đến nỗi có nhà thơ, như Trần Vấn Lệ đã có lúc nghĩ là sách được in ở trong nước (Việt Nam), chứ không phải ở Mỹ! Huyền Ca Diễm Ảnh có 57 bài thơ đủ loại, ghi lại tóm tắt con đường tình mà tác giả đã trải qua từ tuổi học trò đến thời gian cuối thập niên 90, và đây chỉ là 1/10 số thơ ước tính đã trước tác trong thời kỳ này; không kể đại đa số thơ làm trước đây đã bị thất lạc, sau 4, 5 cuộc binh biến, đổi dời (di cư, tị nạn, chạy loạn…) Qua biến cố Bến Hải, 1954, tác giả như dã khôn ra, nên các trước tác thường được đánh máy thành nhiều bản,-lúc này chưa có máy copy hay computer- lưu giữ ở nhiều nơi, nhưng với biến cố 30/4/75, tất cả đã thất tán gần hết, vì sự việc xẩy ra quá đột ngột, chỉ thu nhặt được những vật dụng tối cần thiết trước mắt…vì lúc ấy ai cũng chỉ kịp lo cứu lấy thân mình. Nhờ buổi ra mắt này, tác giả đã làm quen được với nhiều thi, văn hữu có tên tuổi như Hoàng Anh Tuấn, Hà Thượng Nhân, Đào Hữu Dương, Lê Nhật Thăng, Vi Khuê, Trùng Quang, Đào Văn Bình, Ngô Đức Diễm, Nguyễn Thiếu Nhẫn, Nguyễn Ý Thuần…, được sự hứa hẹn cộng tác, hỗ trợ rộng rãi… nên đã lần hồi lấy lại niềm tin (đã mất) sau nhiều biến thiên, và thêm hăng hái trong hoạt động, đóng góp phần nào cho văn học Việt Nam ở xứ người. Dịp này, cũng xin nói thêm về NV Đào Văn Bình, một đồng môn mới gặp, thân quen từ giữa năm 1987, sau khi anh ra mắt thành công tập Hồi Ký “Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ”. Mới ở trong tuổi 50, ĐVB vượt biên đến Mỹ khoảng năm 1985, đã tích cực hoạt động, viết sách, viết báo và tỏ ra rất sung sức. Vào năm 1991, anh đã xuất bản được 4 tác phẩm đủ loại,- kể cả NSTKTCB -, được độc giả đón nhận khá nhiệt thành, đó là: Thơ Tuyển & Tổ Ấm Cuối Cùng (1987); Chọn Lựa, Truyện dài, 1989, và Tuyển tập Sóng Bạc Đầu, truyện ngắn, 1991…(và đến 2002, anh lại có thêm 3 ấn phẩm khác nữa!) . Trong thời gian này, anh Đào Văn Bình cũng hợp tác với nhóm nhà văn Chu Tấn (Trần Như Huỳnh) thành lập Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam để tiếp tục tranh đấu chống Cộng Sản; và nhân dịp đã in tuyển tập Thắp Sáng Quê Hương… … Sau ngày Ra Mắt thi tập HCDA hơn một tuần, tác giả lại có dịp đi du lịch ở xa, và ghé thăm quê nhà, nên có nhiều cảm hứng sáng tác thêm, kết quả là qua năm 1992, một thi tập mới mang tên “Quê Hương, Vĩnh Cửu Tình Yêu” được ra đời. Trong thời gian ngắn này, NV được quen thêm một số văn, thi sĩ tên tuổi… qua những buổi ra mắt thơ văn của thân hữu được tổ chức ở San Jose, trong số này có nhà thơ Trần Vấn Lệ, Huệ Thu, Hoàng Anh Tuấn, Hoài Việt, Thượng Quân,… mà sau này sớm trở nên thân thiết. Đặc biệt là nhớ đến buổi trình làng tiếp theo ở San Jose của nhà thơ Huy Trâm, con rể lão thi sĩ Đông Xuyên,- thân sinh của Mỹ Châu,- một học trò cũ ở Hà Nội khoảng đầu thập niên 1950. Rồi, sau đó, khoảng hạ tuần tháng 8/1992, còn có vụ nhà thơ trẻ Nguyễn Tất Nhiên tự vẫn trong xe ở vùng Santa Ana làm xúc động dư luận, nhân đó một nhóm văn nghệ sĩ do nhạc sĩ Trần Quảng Nam gợi ý, đã đứng ra kêu gọi các giới giúp đỡ cho gia đinh người quá cố một phần . Thời gian sau này, NV đã quen thân với nhà thơ, đạo diễn Hoàng Anh Tuấn (đang cộng tác với báo Yêu, thuộc cơ sở Viên Thao của Đỗ Vẫn Trọn San Jose), mới đầu là trong trường hợp hai người cùng đi dự lớp học tối về Nhân Điện do ông Lương Minh Đáng tổ chức ở Milpitas; môn này lúc đó đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Báo Yêu - khổ lớn - ra được một thời gian thì tạm nghỉ để chấn chỉnh lại. Riêng về trường hợp lão thi sĩ Hà Thượng Nhân thì do bạn Trịnh Văn Ngọc, một cố hữu từ 1954 ở Canada, nhân dịp qua chơi, dẫn đến thăm ông; lúc ấy ông mới sang định cư theo diện HO ở San Jose và đang trong thời kỳ dưỡng bệnh. Sau này hai bên năng đi lại trao đổi, trở thành thân thiết, lão thi sĩ đã tận tâm, hết sức giúp đỡ Thi Đàn Lạc Việt (sau này) hoạt động và bành trướng ở địa phương và nước ngoài. …Sau khi du lịch về, vào mấy tháng cuối năm - 1991- tác giả được 2 nhà thơ Thượng Quân Lê Văn Sắc và Hoài Việt Lê Trọng Hiền, - còn trẻ tuổi, - mời cộng tác biên tập tờ nguyệt san Về Nguồn, chuyên về thơ ở San Jose, lúc này đã ra đến số 3. Bài vở, nội dung Về Nguồn cũng bình thường, tiếc rằng sau đó VNg chỉ ra thêm được một số nữa thì phải đình bản vì thiếu bảo trợ tài chính, cũng như trường hợp những tập san khác. Hai năm sau, Hoài Việt, trong tuổi 40, đã cho ấn hành một tác phẩm nói về thơ hải ngoại khá công phu, với tựa đề “Dòng Thơ Hải Ngoại” trong đó có mặt mấy nhà thơ ở địa phương như Hà Thượng Nhân, Trình Xuyên… giúp cho phong trào thơ văn mở rộng, sôi động thêm. Chính lúc này, NV nghĩ đến chuyện tổ chức một Hội Thơ Định Kỳ (3 tháng), làm điểm liên lạc và gây tình thân hữu giữa những người yêu thơ văn trong vùng. Kể ra thì cũng là một ý tưởng táo bạo, liều lĩnh… vì thật ra NV, lúc ấy chỉ là một lính mới “tò te”, tài bộ chưa có bao nhiêu, dù được một số bân bè, nghệ sĩ thương mến ca ngợi (xx phần Góp Ý & Trao Đổi – Giao Cảm Ngọc Ngà), lại thiếu nhiều điều kiện thực tế : sức khỏe, tài chính, nhân sự …mà dám mơ làm một công việc “lớn” đầy khó khăn như thế, qua mặt các bậc trưởng thượng, bạn trung niên … tài, lực có thừa? Ấy thế mà, sau một thời gian ngắn vận động, với hỗ trợ của bạn Thượng Quân, có lẽ nhờ địa lợi, nhân hòa…một Ban Liên lạc Tổ chức Hội Thơ đã được thành hình với sự tán trợ của các bạn như Hoàng Anh Tuấn, Chu Toàn Chung, Thượng Quân, Hoài Việt… Và Hội Thơ đầu tiên trong vùng được ấn định vào cuối tháng 1/1992 ở trụ sở Hội Văn Hóa Việt Mỹ, số 1115 đường E. Santa Clara, San Jose; hội này do ông cựu Tỉnh Trưởng Sơn Tây, Đốc phủ Nguyễn Bích Liên sáng lập và làm giám đốc điều hành.. Vài tháng sau, cơ sở này (BLLTCHT) được đổi thành Hội Những Người Yêu Thơ, và cuối cùng là Thi Đàn Lạc Việt. 1992 …Buổi họp đầu của Hội Thơ đầu tiên tương đối đông, với sự tham gia của hơn 50 nhà thơ, văn… trong đó có các vị lão thành như Trình Xuyên, Trúc Lâm, Mai Châu, Nguyễn Văn Thuộc, nữ sĩ Trùng Quang, Thần Phong Nguyễn Hải Triều, Trần Trọng Phúc … mấy nhà thơ HO (cựu tù CS) Hoàng Kim Dũng (Cung Diễm-Tú Lắc), Vũ Đình Giá /Gia Sắc, Đào Văn Bình, Chu Toàn Chung, nhà thơ trẻ như Khương Hạ, ca sĩ Thanh Lập, không kể ban hướng dẫn; nhiều đề tài đã được đem trình bày, với sự góp ý sôi nổi của cử tọa….phần ca ngâm có các nghệ sĩ Thanh Hương, Khánh Hà (Thu Quyên), Khương Hạ… Kỷ niệm đáng ghi nhớ trong Hội Thơ là trưởng ban Tổ Chức (DHA) thường xuyên phải di đưa đón các nhà thơ lão thành, đường xa, trởi tối , có khi lại mưa, rất mệt và nguy hiểm - đã có lần đi lạc đường và bị đụng xe nhẹ… Thế mới biết làm việc chung ở xứ người khó khăn hơn ở trong nước nhiều, nhất là khi mình không tiền, không quyền, lại thiếu người có đủ điều kiện tốt, tài, lực phụ giúp. Cũng nhớ lại: vào mùa Hè năm trước, -1991, NV đã được diện kiến nhà thơ lão thành Hà Thượng Nhân, ở tư gia, trong khu Seven Trees, phía Nam thành phố San Jose; tiên sinh mới qua Mỹ được hơn 1 năm, sức khoẻ chưa được phục hồi hẳn .Vì lý do ấy, Hà tiên sinh chưa tiện tham gia các hoạt động thơ văn trong vùng một cách thường xuyên, tích cực. …Hoạt động của cơ sở tạm, ngoài những buổi Ra Mắt Thơ Văn được tổ chức thường xuyên/định kỳ theo nhu cầu, và hoạch định …còn có những sinh hoạt khác như hội luận, hướng dẫn kỹ thuật sáng tác thơ, văn (ngâm thơ, viết truyện ngắn…) tham dự sinh hoạt của các đoàn thể bạn… Đặc biệt, một buổi Hướng Dẫn về Thơ Đường đã được tổ chức ngày 22/2/1992 , từ 2pm tại trụ sở Hội Tuổi Hạc, 1115 E. Santa Clara St. San Jose - được một số người hiếu học tham gia, trong đó có các nhà thơ Mai Châu, 85 tuổi, Trương Như, 80 tuổi, Lại Tư, Hoàng Đắc Hỷ 76 tuổi, Lê Công Y, 69 tuổi, ngoài ra còn có thi sĩ HO Hoàng Kim Dũng, Vũ Gia Sắc, Phạm Minh Hoàng, Trần Trọng Phúc, tuổi trên 60. Lớp hướng dẫn do thi sĩ Trình Xuyên, 82 tuổi, phụ trách, đã làm nhiều bạn thêm hứng thú khi học hỏi. Sau buổi học, một tham dự viên (họ Trương), có vài thắc mắc về bài thuyết trình, đã viết thư nhờ báo YÊU của cơ sở Viên Thao đăng, nhưng bạn Hoàng Anh Tuấn, khi gặp NV đã trao thư này để ban tổ chức HT giải quyết lấy trong nội bộ. Kể ra, xử sự như vậy là đẹp, ây thế mà NV vẫn bị thuyết trình viên phụ trách hiểu lầm, ta thán…mãi lâu về sau, nội vụ mới được giải tỏa và người viết khỏi bị mang tiếng oan (là “chơi” xấu anh em trong hội!?) …Sinh Hoạt Khác…Vào mùa Xuân 92, tác giả nhận được giấy mời tham dự ra mắt băng thơ của nữ nghệ sĩ Khánh Hà - (Nguyễn Thu Quyên) - thực hiện, do chính cô diễn ngâm, cùng các nghệ sĩ Ngẫu Hồ và Đình Trung, - ở một quán cà phê đường Alum Rock San Jose…số thính giả tham dự khá đông. Ở đây, tác giả HCDA đã hội ngộ nhà thơ đàn anh Nguyễn Văn Đãi, một đồng môn trường Quốc Gia Hành Chính Sàigòn, có nhiều thành tích trong hoạt động văn học, chuyên nghiệp và được anh khích lệ nồng nhiệt… Qua buồi sinh hoạt ấy, người viết lại nhớ đến mùa Thu năm trước, đã có buổi ra mắt băng thơ của ca sĩ Hồng Hạnh, có rất đông người đến tham gia…Và tiếp theo sau đó là vụ trình làng thi tập Sương Chiều Thu Đọng của nữ sĩ Huệ Thu, gồm toàn bạn thân của cô, ở quán Thằng Bờm (sau đổi là Mây Tím), đường Monterey, San Jose, rất tiếc NV không có mặt. Rồi trước buổi ra mắt Huyền Ca Diễm Ảnh một tuần, lão thi sĩ Trình Xuyên, mới từ Việt Nam di chuyển qua chừng một năm, cũng cho trình diện thi tập “Hoa Bút Trình Xuyên”; nghe nói có một giọng ngâm mới xuất sắc trình diễn (Khánh Hà), rất được cử tọa tán thưởng. Lại nữa, trước đó vào ngày 5 tháng 5 năm 1991, một đại hội Thi Ca Việt Nam ? đầu tiên tại hải ngoại...cũng được nhà thơ Quốc Nam đứng ra tổ chức ở hội trường Call Me Dragon 500 ghế trong khu chợ Lion, San Jose, có mặt mấy nhà thơ tên tuổi như Hà Thượng Nhân, Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn…mở đầu cho những hoạt động văn học náo nhiệt, diễn ra gần như thường xuyên ở trong vùng… Vào giữa năm 1992?, lão thi sĩ Hà Thượng Nhân, nhân dịp bác sĩ Hoàng Văn Đức, nguyện đại tá Cục trưởng Cục Quân Y VNCH trước 1975, từ Los Angeles lên họp hàng năm Hội Y Sĩ Việt Nam Hải Ngoại, đã có nhã ý giới thiệu hai bên làm quen với nhau. Từ đó, Bs HVĐ thường gửi thơ và bài viết lên cho NV đọc, và hai bên thành khẩn trao đổi ý kiến với nhau, Hoàng quân có nhiều nhận xét thật cao sâu về đời sống thực tế và tâm linh! …Cuối năm 1992, lại có buổi trình diễn Kịch Thơ “Kiều Loan” của Hoàng Cầm lần đầu tiên ở hải ngoại, vào 4pm ngày 11/10 tại Thính đường Scottish Rite, số 2455 Masonic Dr. San Jose 95125, do cô Kiều Loan, ái nữ nhà thơ, tác giả, thủ vai chính. Theo báo chí, Ban Tổ chức và Cố vấn buổi trình diễn gồm có quí vi: Pham Duy, Hà Thượng Nhân, Lê Văn Vũ Bắc Tiến, Anh Việt, Hoàng Anh Tuấn, Vũ Bình Nghi, Phạm Huấn, Trần Bá Hợi, Sao Biển, Trần Nhật Hiền… Ngoài ra, còn có đạo diễn Nguyễn Đình Công, và họa sĩ Trần Vũ hướng dẫn về nghệ thuật, trang trí…Diễn viên, ngoài Kiều Loan, còn có sự cộng tác của các nghệ sĩ Sao Biển, Văn Dĩnh, Hữu Huân, Ngẫu Hồ, Hồ Hải Trân, Tôn Thất Hải, Nguyễn Anh Thư, Trần Mai Anh, với phần nhạc đệm của giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigon Ngọc Dung, và tiếng sáo Đinh Khắc Lôi… Bên cạnh phần kịch có chương trình Nhạc Thính Phòng (lần đầu tiên ở San Jose) và Ngâm Thơ do các nghệ sĩ tên tuổi đảm trách như Thu Hà (bác sĩ), Lệ Thủy, Hồng Hạnh, Kiều Loan, Trần Nhật Hiền, Đỗ Bảo San, Đỗ Quân Thụy, Tạ Đức Long, Đỗ Ngọc Giao, Trần Nhật Chính… Điều khiển và xướng ngôn là: nghệ sĩ Như Hảo - Hoàng Lê - Sao Biển. Buổi sinh hoạt đã thành công rực rỡ, theo như dự liệu…có khỏang 500 người tham dư, nên không đủ chỗ ngồi…Nhạc sĩ Pham Duy, nghệ sĩ Bích Thuận - từ Pháp qua, ca sĩ Bạch Yến, đã không tiếc lời ca ngợi sự cố gắng vượt bực của Ban Kịch và cô Kiều Loan, và mong mỏi buổi trình diễn ấy sẽ có thể lả khởi điểm cho một phong trào kịch nghệ và sân khấu ở hải ngoại. (Xin nhắc lại : nhà thơ Hoàng Cầm, thế danh là Bùi Tằng Việt, sinh năm 1921 ở xã Lạc Thổ, phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình Nho học. Lúc nhỏ, ông học trường tỉnh, sau lên Hà Nội theo bậc Trung Học và tốt nghiệp Tú Tài Pháp. Tham gia kháng chiến chống Pháp như bao trai trẻ khác cùng thời (1945), HC họat động về văn nghệ, năm 1947, ông làm trưởng ban Kịch cùng hoạt động với các văn nghệ nổi tiếng như Phạm Duy, Ngọc Bích, Văn Chung, Hoàng Tích Linh, Bùi Tuyết Khanh - sau là vợ ông. Gia đình ông bị ly tán sau Hiệp định Geneve 1954, bà Bùi TK cùng con di cư vào Miền Nam…HC có hơn chục tác phẩm để lại: Thơ, Kịch Thơ và Tiểu Thuyết, truyện dịch…) …Ngày 19/7/1992, NV cho ra mắt thi tập mới (thi phẩm thứ 3) “Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu” ở nhà hàng Chez Rendez Vous, 1818 Tully Rd. Suite 128 Lion Plaza - San Jose, vào lúc 2.30 trưa do nhà văn, nhà báo Sao Biển làm MC. Lần hội họp này có sự hiện diện của hầu hết các khuôn mặt hoạt động trong ngành văn học, nghệ thuật ở địa phương, và đặc biệt có sự tham gia, bảo trợ của quí ông Nguyễn Bích Liên, Chủ tịch Hội đồng Văn hóa Xã hội Việt Mỹ - Tuổi Hạc), Lê Van Cao, Hội Ái Hữu Tương Trợ Đông Dương, ông Trương Đình Sửu, Hội Người Việt Cao Niên Vùng Bắc Cali; ông Chu Tấn, Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do… và Bác sĩ Trần Quốc Thanh (con ông bạn già Trần Quốc Vượng) từ Miền Đông về ghé qua ...nên đã có sự ủng hộ tài chính rộng rãi ... Trong phần văn nghệ, có mặt cây đàn tranh Ngọc Dung, tiếng sáo Bùi Duy Long, các nghệ sĩ Khánh Hà, Thanh Hương, Ngẫu Hồ, Hữu Huân, Hồng Anh…, cùng các ca nhạc sĩ Thanh Lập,Tuấn Thịnh (con nhà thơ Cung Diễm), Diệu Linh... Rất tiếc nhà thơ, cựu thiếu tá Hà Ly Mạc (vì bệnh mắt) nên ông chỉ xin đọc (chứ không ngâm) một bài thơ Đường luật thôi! Sau đó, trên các báo chương Thời Báo, Quê Mẹ, Diễn đàn Thanh Niên… đều có bài giới thiệu hay tường thuật của các cây bút Thu Vân, Hoàng Ngọc Thúy, Trần Vấn Lệ…và bài ghép thơ tác giả HCDA -, khéo léo của nhà thơ Nguyễn Thị Bạch Tâm (Vũ Gia Sắc) thân tặng, làm người viết thêm phấn khởi, gắng tiếp tục hoạt động, xúc tiến công việc thành lập tổ chưc thơ mới. Thi tập Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu gồm 44 bài thơ, do Thượng Quân đánh máy và trình bày, phần in ấn vẫn được nhà văn Vũ Tiến Thủy trợ giúp, nhưng bìa sách thì không được như ý về kỹ thuật, vì gặp lúc nhà in bàn giao công việc cho chủ mới. Tuy nhiên, nhờ sự ủng hộ nhiệt liệt của các bạn yêu thơ, ấn phí của thi tập này chóng được thâu hồi, nên đến cuối năm 1992, thi tập Đường Nào Có Hoa Đào đã đuợc tác giả cho ấn hành tiếp ở nhà in của nhà văn Nguyễn Ý Thuần… 1993 Để chia xẻ gánh nặng hang ngày của có sở, trước đó ít tháng, NV đã vận động nhà thơ trẻ Khương Hạ (trên 30 tuổi) và nghệ sĩ Khánh Hà đứng ra phụ giúp việc điều hành Hội Thơ (lúc này đã đổi thành Hội Người Yêu Thơ và Văn Nghệ), vì muốn làm trẻ lại tổ chức và mở rộng phạm vi hoạt động. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, cả hai bạn đều xin tạm rút lui, lý do vì quá bận mưu sinh vất vả và còn lo đi học thêm vào buổi tối. Thành phần Hội Thơ ngày càng đông đảo, có sự tham gia, cố vấn của quí vị lão thành và dày kinh nghiệm và bạn trẻ đầy nhiệt huyết …như Mai Châu, Trùng Quang, Trình Xuyên, Hà Thượng Nhân, Trần Trọng Phức, Hoàng Đắc Hỷ, Nguyễn Văn Thuộc, Nguyễn Hải Triều, Thượng Quân, Chu Toàn Chung, Hoài Việt, Thanh Hương, Khánh Hà, Cung Diễm, Khương Hạ, Hoàng NgọcThúy, , Hữu Huân, Ngẫu Hồ… …Xin nhắc lại, năm 1992, sau buổi Hội Thơ đầu tiên, Ban Liên Lạc HT đã tổ chức thêm một Hội Thơ mùa Hè, vào tháng 4, và mấy buổi Thuyết trình hay Hướng dẫn hàng tháng về Thơ Đường, hay Ngâm Thơ …Đặc biệt, Lớp Ngâm Thơ có đóng tiền (100 MK/khóa), kéo dài trong 4 tuần lễ, có sự cộng tác của nghệ sĩ Bích Thuận, nguyên giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc & Kịch Nghệ Sàigon trước 1975, từ Pháp qua thăm gia đình ở San Jose. Lúc đầu, số bạn tham dự lớp Ngâm khá đông, nhưng sau cứ thưa dần, vì học viên bận đi làm, và thiếu người sử dụng đàn tranh phụ họa… Ca sĩ Quốc Chính được tuyên dương là học viên xuất sắc nhất của Khóa Ngâm I, và cô Thanh Hảo, 19 tuổi đã ngâm bài thơ Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, làm mọi người kinh ngạc vì giọng ngâm đặc biệt và diễn xuất của cô trong buổi lễ bế mạc (1993). Sau đây là danh sách chung kết của Lớp Ngâm Thơ Khóa I: Quốc Chính; Thuyền Vị (thân nhân nhà giáo Lê Thức Lân - San Francisco) ; Kim Phượng - 1147 Spiro Dr San Jose 95116; Thanh Hảo 1141 Raposa Dr San Jose 95121; Mỹ Hạnh 2040 Liberia Cir San Jose 95116; Quỳnh Dư 6181 Evangeline Dr San Jose 95123; và Nancy Nguyen - San Jose. Xin ghi lại, qua những hàng tiếp theo, vài cảm tưởng của NV khi gặp lại nghệ sĩ Bích Thuận ở văn phòng Hội Đồng Văn Hóa Xã Hội, - Tuổi Hạc - nơi Lớp Ngâm Thơ diễn hành công việc. ”Buổi trưa gặp Chị ở trụ sở HĐVHXH,... chúng tôi rất sửng sốt vì thấy chị không thay đổi mấy sau 30 năm xa cách. Chị vẫn trẻ (hơn tuổi thật đến vài chục) - đẹp và hoạt bát, lời ca giọng nói vẫn như thủa nào, nghĩa là cao vút, ít người theo kịp. Chị rất bặt thiệp nên khi chúng tôi ngỏ lời mời chị đến tham dự Hội Thơ Tân Niên 93, chị nhận lời ngay; và nhờ sự hiện diện của chị, buổi họp đã thêm sinh động và kết quả rực rỡ. Buổi Nói Chuyện của lão thi sĩ Hà Thương Nhân tiếp nối cũng kéo thêm được một số thi khách hiếu ký và hâm mộ chân tài của chị. Nhưng phải đến Lễ mãn khóa Lớp Ngâm Thơ vào tối 28/2/1993, nghệ sĩ Bích Thuận mới có dịp trổ hết tài diễn xuất: nào ngâm, nào hát, đủ thể, đủ điệu …làm cử tọa không muốn về, mặc dầu đã hơn 10 giờ tối chủ nhật. Để tỏ lòng tri ân của giới yêu thơ và riêng mình, NV có dịp được tặng Chị bài thơ, mà qua giọng ngâm điêu luyện của nghệ sĩ Kiều Loan, người được tặng cũng như kẻ tặng và cử tọa, hết thẩy đã hoan hô vỗ tay tán thưởng… Trong lời kết luận của bài thơ, chúng tôi cầu nguyện, chúc cho Chị luôn luôn khỏe đẹp – cũng như mọi người – để phục vụ cho Văn Hóa Nghệ Thuật cùng Đất Nước, như sau: “…Ta cầu, ta nguyện: Ta, Người sẽ Đẹp mãi, cùng Xuân, chẳng úa tàn …” …Nhân dịp, cũng xin bổ túc thêm về buổi Nói Chuyện Về Thơ của Thi sĩ Hà Thượng Nhân trong Ngày Hội Thơ Xuân 93 (26/2/1993) ở trụ sở HĐVHXH- Tuổi Hạc, đường Santa Clara do Thi Đàn tổ chức. Theo báo Thời Sự, có trên 50 quan khách gồm các nhà văn, thơ, nghệ sĩ, cựu tù chính trị …tham dự buổi họp này. Trong phần mở đầu, Hà Chưởng môn nói:‘Tôi đến với quí vị trong tình anh em, nói chuyện tâm tình với anh chị em mà thôi!” Cả hội trường vỗ tay tán thưởng! Hà tiên sinh nhấn mạnh :” Thơ phải xuất phát từ con tim, nẩy sinh từ cuộc sống, để làm cho cuộc sống có ý nghĩa.” Thơ làm đẹp cho cuộc sống của Con Người, như thi sĩ Quách Tấn từng định nghĩa: “ Hoa là Thơ của Đất, mà Thơ là Hoa của Người!” Thơ là sự tổng hợp của các nghệ thuật! Trong buổi họp, ngay từ đầu, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, bạn tù của Hà Chưởng môn, đã lên kể lại những kỷ niệm vui, buồn trong quãng đời tù ngục với thi sĩ. Lúc nào lão thi sĩ cũng giữ được thái độ ung dung, tự tại…Vũ quân cũng đọc lại thuộc lòng một số bài thơ làm trong tù của lão thi sĩ, khiến nghệ sĩ Bích Thuận xúc cảm, đã xin lên tiếng ca ngợi tức thời! Buổi Nói Chuyện đã thành công, tuy giới hạn trong vòng thân hữu, có hiện diện của mấy nhân vật hữu danh như nữ sĩ Trùng Quang, nhà thơ/văn/nhà báo Phạm Hải Hồ, Ngô Đình Chương, Đào Văn Bình, Hải Bằng, BíchThuận…Nghệ sĩ Khánh Hà được đánh giá cao trong phàn diễn ngâm những bài thơ xuất sắc của tác giả họ Hà… …Vào thời kỳ này, cơ sở Thi Đàn Lạc Việt đã chính thức thành lập (từ Hè 1992), được sự cố vấn của các thi sĩ Hà Thượng Nhân, Trình Xuyên, Trùng Quang, Hoàng Anh Tuấn từ những ngày đầu tiên với sự phụ trợ đặc biệt của nhà thơ Thượng Quân. Buổi họp giới thiệu cơ sở được khá đông người tham dự, cổ võ …với hiện diện của một số nhạc sĩ tên tuổi như Anh Việt, Vũ Đức Nghiêm… thi sĩ Quốc Nam, một nhà hoạt động cộng đồng năng nổ cũng có mặt (tuy rằng ông xin đứng ngoài cơ sở). Hoạt Động Mở Rộng Thi Đàn -Thăm Bạn ở Houston – Texas - …Đầu năm 1993, để thư dãn tinh thần – vì trong mấy năm 1990/92 bản thân phải lo nhiều việc nặng nhọc – như sửa nhà, cưới hỏi mấy cô cậu lớn... NV quyết định qua thăm vùng Houston, Texas thăm các bạn cũ như Nguyễn Văn Phục, Nguyễn Gia Bảo, Bác sĩ Nguyễn Như Lâm… và nhân tiện mở rộng phạm vi họat đông của thi đàn, (ra mắt tác phẩm mới) theo lời hứa hẹn của Nguyễn Gia Bảo, một người bạn trẻ rất thân, trước làm chung ở một cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài. Mới đầu NV định đi máy bay (đã mua vé) nhưng vì nội nhân (bà xã) e ngại trời mưa bão, dễ gặp nguy hiểm, nên đành lấy vé xe bus đi thẳng Houston. Ăn, ngồi hơn 2 ngày trên xe thì đến bến vào khoảng 10 giờ đêm, kinh qua nhiều chuyện và phong cảnh mói, lạ ở dọc đường (dài trên 2 ngàn dặm); nhung về phần hành lý thì sơ sài, ngoài một vali đầy sách.và mấy món đồ tặng bè bạn… Vợ chồng bạn Nguyễn Văn Phục đã thân ra đón bạn ở bến xe và đưa thẳng về nhà nghỉ, sau đó cùng ăn uống qua loa chút ít cho vững bụng. NV và bạn NVPhục quen nhau từ ngoài Bắc,-1954 - vào thời gian Chính quyền Quốc gia Việt Nam sắp rút khỏi thành phố Hải Phòng, sau hiệp định Geneve 1954, tình cảm rất thâm hậu, dù tính tình và chí hướng có thể khác nhau... Ở Houston gần một tuần, NV được gặp lại Bác sĩ Nguyễn Như Lâm và vợ Bùi Ngoc An, cùng Nguyễn Gia Bảo, lúc này con cái họ đều đã lớn và thành tài cả. Những ngày đầu, NVPhục đưa người viết đi thăm mấy cơ sở của người Việt ở địa phương (tiệm ăn, thuốc Bắc, nhà sách…); tiện dịp, NV có gửi một số thi tập để nhờ bán hộ, lâu ngày cũng quên mất tên và địa chỉ để tiện theo dõi, trao đổi tin tức, khi cần... Vùng này, trước đây 18 năm (1975), NV đã từng ở tạm vài tháng trước khi di chuyển qua xứ Cali nên cũng chẳng thấy gì hấp dẫn…lắm, chỉ được cái giá nhà rẻ, bằng 1/2 giá nhà ở Cali. NVPhục cũng chẳng đưa được bạn đi đâu chơi xa, như Louisiana, Florida…, vì đang bận trông nom bà vợ đau yếu. Vài ngày sau, Nguyễn Gia Bảo đến đón NV - người viết- về nhà chơi, đưa vợ con ra chào, và cùng dùng cơm hàng ngày, vui vẻ chuyện trò. Nhớ lại thời kỳ cùng làm việc ở Vientiane,- Lào - thấy NGBảo có vẻ đã thay đổi hẳn, và không còn liên hệ với các bạn xưa nữa.Tuy nhiên, dự định ra mắt sách của NV đã không thực hiện được, có lẽ vì thời gian quá gấp rút, không kịp vận động, sửa soạn Những ngày kế tiếp, NV được đưa đến thăm bác sĩ Nguyễn Như Lâm, một bạn thân, trước hành nghề ở Vũng Tàu - rất thành công, hiện làm về ngảnh châm cứu, (chắc ông không xin học lại để hành nghề y khoa như trước)… Nhà cao, cửa rộng, chẳng khác gì xưa hồi ở Vũng Tàu, và ông vẫn nhanh nhẹn, vui vẻ, mồm miệng khéo léo, đẩy đưa ... nên được lòng mọi người. Nhân dịp ông bà Nguyễn Đình Thư, - thân sinh bác sĩ Nguyễn Đình Phùng - đãi tiệc kỷ niệm Kim Hôn, NNLâm bèn kéo người viết đi dự, mặc dầu trong tay anh chỉ có 2 giấy mời (vợ và chồng). Đi đường lái xe NNLâm luôn luôn phải nhờ vợ chỉ lối… có lẽ vì tuổi già, mắt anh đã kém, không còn tinh tường như xưa nữa! Buổi dạ vũ rất đông và vui nên chuyến trở về Cali trên xe bus, người viết đã trước tác được bài 50 Năm, Ngày Cưới… để kỷ niệm, (nhưng mãi đến năm 1997, gặp lại ông NĐThư ở SanJose mới đưa tặng được). Về nhà NHLâm ngủ, sau khi trò chuyện thật khuya, mới biết chị BNA, vợ L. rất bất bình về việc anh ta đưa vé mời của chị cho bạn dùng vào cửa trong buổi dạ vũ Kim Hôn NĐThư. Hôm sau, khi dùng điểm tâm xong (rất trễ), NNLâm đưa người viết qua chơi nhà Nguyễn Đức Hiển, - giáo sư trung học, em ông Nguyễn Văn Thư, cựu thẩm phán cao cấp VNCH trước 1975 -, nhận thấy tánh nết NĐH vẫn không có gì thay đổi - mặc dầu H. còn thiếu nợ NV trước đây chưa trả, nhưng không thấy anh ta nhắc nhở gì đến. Sau đó, vợ chồng NĐH có mời hai anh em đến dùng cơm tối, nhưng đành phải từ chối vì không có phương tiện di chuyển. Vài bữa sau, NV trở lại Cali. vì hết còn hứng thú ở lại, nhưng ngồi trên xe đã trước tác thêm được một số bài thơ, trong đó có bài “Mỹ Nhân Ngủ”, được nhà thơ trẻ Nguyễn Bá Trạc ưa thich, nhắc đến nhiều lần, sau này được trích đăng trong thi tập:Tha Hương 18 Năm, Sầu Có Ai ? …Thời gian này, ở San Jose, Bắc Cali đã có Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (PEN), mới thành lập từ cuối năm 1991. Ban Chấp hành Lâm thời lúc đầu gồm có nhà văn Trúc Lâm Nguyễn Xuyên làm chủ tịch, nhưng sau khi đi hội ở Canada về, được chính thức công nhận,Trung Tâm đã cải tổ lại và nhà văn Phạm Quang Trình được cử thay thế thi sĩ Trúc Lâm. Có lẽ có sự bất đồng ý gì đó trong nội bộ, nhà văn Đỗ Quyên đã xin rút khỏi Trung Tâm, và mầm chia rẽ, chống đối bắt đầu từ đó. Đầu năm 1993, thi sĩ Trúc Lâm, đương kim Phó Chủ tịch, cũng rút lui, nên Ban Chấp hành TT, qua ông PQTrình, đã mời NV vào cộng tác, với đề nghị (của NV) là TT Bắc Cali sẽ mở rộng hoạt động và tiến đến hòa đồng với những bạn cầm bút ở ngoài tổ chức. …Tháng 3/1993, người viết lại có dịp cho ra mắt thi tập Đường Nào Có Hoa Đào ở phòng họp Hội Việt Mỹ, đường Santa Clara, số quan khách tham dự khá đông, gồm cả cựu Tổng trưởng Bộ Giáo Dục, Thanh Niên VNCH Ngô KhắcTỉnh, và một số nhân vật cao cấp chính quyền cũ, như Nguyễn Đình Xướng, nguyên Tổng Thư Ký Phủ Tổng Thống VNCH, đồng môn đàn anh trường Quốc Gia Hành Chính Sàigòn trước năm 1975, mới di cư qua Mỹ...Phần văn nghệ cũng rất sinh động với sư góp mặt của các nghệ sĩ Kiều Loan, Khánh Hà, Ngẫu Hồ, Tú Lắc …Ca sĩ Trần Bá Hợi, cựu trung tá Không Quân VNCH, đã có nhã ý mua một lúc 3 tác phẩm của tác giả (Huyền Ca Diễm Ảnh, Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu, ĐNCHĐ) và nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm… thì có mỹ ý tặng tác giả một món quà đặc biệt: 100 quan tiền Pháp. Điều đáng tiếc là nhà thơ TVLệ, vì một chút hiểu lầm chi đó, đã không lên đọc bài giới thiệu tác giả trong buổi họp như đã dự định. …Thi tập ĐNCHĐ gồm 43 bài thơ, trình bày trang nhã, hấp dẫn nên được thi văn giới tán thưởng, và giới thiệu rộng rãi …có một số độc giả thường đồng hóa tác giả với tác phẩm nàỵ Như bài Súng Đạn Như Thơ đã được nhà thơ Nguyễn Bá Trạc trích dẫn trong bài viết về thi tập Tha Hương 18 Năm, Sầu Có Ai ? của người viết, vào năm 1993, đăng trên Thời Báo - San Jose… Tuy nhiên, tập ĐNCHĐ có một khuyết điểm nhỏ do lỗi nhà in, là đã xếp lộn 2 trang trong nên phải tháo ra đóng lại, nhưng cũng ít người nhận thấy sơ sót này. Dù vậy, cũng nhờ nó mà người viết có thêm kinh nghiệm về đối nhân xử thế và hiểu biết chuyện đời hơn. Trong lúc chuyện trò vui, lại gặp bạn Huỳnh Mỹ Khê (Huỳnh Tấn Lực) đến mời dự buổi ra mắt tập thơ đầu của anh tại Oakland, vào cuối tháng 3/93.Tuy nhiên vì hôm ấy chương trình bắt đầu trễ sau 7 giờ tối - và đường quá xa, lại chỉ lái xe một mình nên tác giả bó buộc phải về sớm, dù cảm thấy vui vì phong trào thơ có vẻ sôi nổi, lan rộng ở nhiều địa phương, và vì đã làm quen thêm một bạn thơ trẻ có cái tên rất thơ, đẹp, hôm ấy đảm nhận vai trò hoạt náo (MC): đó là Hoàng Mộng Thu. Cái vui thứ hai là nhân dịp lên thành phố Oakland, người viết và bạn Kỳ Sơn, một người rành môn Tử Vi mệnh lý, đã có dịp ghé thăm hai nhà thơ Tuệ Nga và Phương Hồ, một tuần trước khi anh P.H mắc bệnh qua đời. Trong khi chuyện trò, người viết nhận thấy hai vợ chồng nhà thơ đôi lúc có vẻ như không cảm thông với nhau lắm – ý kiến về trước tác thường bất đồng…nên đã ngầm kéo tay bạn ra về sớm để tránh cái cảnh khó xử…có thể xẩy ra… Vài ngày sau, người viết gửi tặng HMT cả ba thi tập đã xuất bản, và khi nhận được, cô vội gọi điện thoại lên cảm ơn và khéo léo hỏi đùa: “Muốn xưng hô như thế nào, vì đọc trong sách thấy tác giả được tôn trọng quá, nên có ý nghi ngại”. Lẽ tất nhiên, tác giả nói với cô cứ kêu nhau thân mật như trước. Về sau này, hỏi thăm mấy bạn mới biết HMT cũng có làm thơ và viết văn nữa nên người viết càng mong có liên lạc mật thiết, vì nghĩ có thể nhờ cô giúp một tay trong việc mở rộng hoạt động của Thi Đàn ở địa phương… Thực sự, HMT là người có tâm hồn và thiện chí, nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt, và có nhiều ước vọng quá, không chú ý đến trọng tâm của công việc nên khả năng sáng tác đã không phát huy được như ý muốn. …Tháng sáu 1993, HMT gọi điện thoại nhờ NV viết hộ bài giới thiệu cho tuyển tập Thi Văn sắp xuất bản của cô. Nghe nói trước đấy, cô đã nhờ nhà văn TNgHg, - Trần Nghi Hoàng chủ trương tập san Văn Uyển ở San Jose giúp hộ, nhưng đến phút chót vì lý do riêng bất khả kháng, bản thảo được hoàn lại cô. Lúc ấy đã gần đến ngày hẹn với nhà in, khó kiếm người thay thế, nên người viết không tiện từ chối. Một ngày cuối tuần sau đó, HMT hẹn gặp người viết ở một nhà hàng đường Senter , San Jose để đưa tập bản thảo. Đến sớm, uống vừa hết ly nước thì HMT đến, cả hai mới đầu nhìn nhau hơi bỡ ngỡ vì y phục lần này cùng đổi khác; và hình như cô quen biết với rất nhiều người trong nhà hàng.Vẻ tự nhiên, cô đưa tác giả về nhà, hôm ấy lại có ba của Kim Oanh, một người có năng khiều về nhạc,- bạn cô, đến chơi nên buổi họp mặt càng vui thêm. -Tháng 9/1993, sách in xong, HMT tổ chức ra mắt ở nhà hàng Võ, thành phố Oakland vào một ngày cuối tuần; vì đường xa, người viết phải kiếm lý do đi ăn cưới bạn, và đi thật sớm mới đến kịp giờ khai mạc. Hôm ấy, trông HMT có vẻ tươi tỉnh trong chiếc áo dài trắng, căng sát ngực, thân mật ra đón quan khách. Gặp luôn nhà thơ Trần Vấn Lệ và nghệ sĩ Khánh Hà ở San Jose cùng đến dự với nhà báo Vũ Bình Nghi, lúc ấy đã dọn tòa báo xuống vùng thung lũng điện tử - Hoa Vàng, theo cách gọi của một bạn thơ - nghe nói là Quốc Nam!? Khi ra về (cùng đường với TVL và KhH), HMT ra tận cửa tiễn chân, cảm ơn mấy lần và dặn: “Take care” làm người viết cảm động, nhưng KH tinh nghịch đã nhắc:” Đừng có tin bề ngoài đấy!” -Vào tháng 6/1993, NV nhận được Thiệp Mời dự buổi Ra Mắt thi phẩm “Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười” của nhà thơ trẻ Trần Trung Đạo từ Miền Đông, do một nhóm thân hữu ở địa phương tổ chức, - tiếc rằng không được biết rõ những ai, vì thư không có ký tên hay nêu danh tính. Cuối cùng, ngày 12/6/1993, NV cũng gắng thu xếp thì giờ, bỏ công mò tới địa điểm Phòng Trà Dư Âm, 1900 đường Monterey Hwy - San Jose, để mong gặp một thi hữu trẻ tuổi nổi danh trong giới đấu tranh chống Cộng. Rất tiếc buổi họp không đạt được kết quả như ý muốn của ban Tổ Chức, vì sự vắng mặt bất ngờ của nhà thơ, mà trong thi tập có in hai câu thở dễ nhớ, đầy ý nghĩa: …Ví mà tôi đổi thời gian được, Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười! …Qua tháng 7/1993, một sinh hoạt có tầm vóc đã diễn ra ở thành phố San Jose, do Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do (VNSVNTD) đảm trách vào ngày 24, tại trụ sở Hội Việt Mỹ (Tuổi Hạc): đó là Đại Hội kỳ 3 của Hội VNSVNTD, qui tụ khoảng 100 đại diện và hội viên. Thực tế, Hội VNSVNTD đã được thành lập từ mấy năm trước, thành phần gồm nhiều nhà văn, thơ có tên tuổi…Đại hội kỳ này đã bàu nhà thơ Vĩnh Liêm, một cây bút quen thuộc ở hải ngoại 18 năm qua làm chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Hội VNSVNTD, nhiệm kỳ 1993-96 với thành phần thật hùng hậu: 5 phó chủ tịch là Nguyễn Như Hoàng (Nội Vụ), Nguyễn Văn Ba - Thái Minh Kiệt (Ngoại Vụ); Nguyễn Thiếu Nhẫn (đặc trách Mỹ Châu), Phạm Quang Ngọc (Úc Châu), Huỳnh Dung (Âu Châu); và Trần Quốc Bảo (tổng thư ký), Thanh Nhàn (thủ qũy). Ủy viên có: Minh Viên, Chu Toàn Chung, Nguyễn Ngọc Hạnh, Vũ Hối, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Minh Xuân, Nghiêu Minh, Vũ Thế Cường, Đặng Thiên Sơn, Lê Nhật Thăng, Nguyễn Thế Giác, Việt Dương, Lê Khắc Anh Hào, Thế Huy, Huyền Thanh Lữ…Về Ban Cố Vấn, có sự tham gia của quí vị giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, Vũ Ký, Trần Quang Đệ, nhà văn Chu Tấn…trong ban Sáng Lập Hội và tập san Thắp Sáng Quê Hương… Lập trường của Hội VNSVNTD là: thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các văn nghệ sĩ, phát huy văn hóa dân tộc - Tranh đấu cho một nước Việt Nam Tự Do Không Cộng Sản . -Ngày kế tiếp, ở cùng địa điểm này, đã có buổi Ra Mắt 3 tác phẩm mới của các nhà văn/thơ Hoàng Thị Đáo Tiệp với “Đa Tạ”, Trần Minh Xuân với “Trái Tim Hạnh Phúc”; tác phẩm thứ ba là tập “Di Cảo” của giáo sư quá cố Nguyễn Ngọc Huy (mất mấy năm trước.…Tác phẩm Đa Tạ đã được đón nhận nồng nhiệt với hơn 600 cuốn bán ra trong vòng một tuần lễ. Chương trình văn nghệ giúp vui do ban “No Hồ” trợ giúp với các nghệ sĩ Nguyễn Anh Tùng, Đặng Thiên Sơn, Trần Mạnh Hòa, Bảo Tố, Hà Trọng Đoan, Ngẫu Hồ, Trần Đức Hải, Lê Nhật Thăng, Nguyễn Như Hoàng, Minh Viên… Có thể coi đây là một đại hội thành công nhất của Hội VNSVNTD, người ta mong tổ chức này sẽ gặt hái được những kết quả mong đợi trong những năm tháng tới…cũng như Bản Tin Văn Nghệ của Hội sẽ được gửi đến tay người đọc thường xuyên… …Tháng 9/1993, ở San Jose lại có 3 sinh hoạt nổi bật, đó là buổi giới thiệu “Tuyển tập Ngôn Ngữ Văn Tự Việt Nam” vào ngày 11/9, ở quán Café Kỳ Nữ, số 78 đường Dempsey, Milpitas của Nhóm Đặc san Dòng Việt, trong đó có các giáo sư Nguyễn Đình Hòa, Lê Văn và Hà Mai Phương… Đặc biệt là ngày 26/9 có đến hai sinh hoạt (trùng nhau), đó là bưổi Ra Mất tác phẩm “Hồ sơ Vua Duy Tân” của Hoàng Trọng Thược tại Hội trường Isaac Newton Center, 70 W.Hedding St. San Jose (góc First St.) do Hội Ái Hữu Quốc Học - Đồng Khánh và mấy hội đoàn bạn tổ chức. Trong dịp này, người ta thấy có sự hiện diện của cựu “Hoàng tử” Bảo Ngọc George Vĩnh San, trưởng nam của cựu hoàng Duy Tân. Trong buổi sinh hoạt, có phần giới thiệu tác phẩm của nhà giáo Hà Như Chi và nhà văn Vũ Văn Lộc; phát biểu của nhà văn Phạm Quang Trình, chủ tịch Trung tâm Văn Bút VNHN Bắc California; phần Triển lãm Hình ảnh và phần Ngâm vịnh thơ về Cựu Vương do giáo sư Ngọc Dung và ca sĩ Quốc Chính phụ trách…Dưới đây là một vài ý kiến của một số người đã được đọc tuyển tập: Theo giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, “… Lần đầu tiên, chúng ta có một hồ sơ đầy đủ về Vua Duy Tân…Riêng tôi đã đọc tập tài liệu này với say mê hứng thú.” Học giả Đào Đăng Vỹ nhận xét:” Đọc một tác phẩm lịch sử có giá trị như Hô sơ Vua Duy Tân là một viêc khá hi hữu…” Mặc dù triều đại Duy Tân tương đối ngắn ngủi, hành động của Nhà Vua chứng tỏ ông là một người yêu nước, ít hay nhiều nêu gương tốt, và có ảnh hưởng đến các phong trào Ái Quốc, Phục Hưng xứ sở về sau; tiếc rằng cuộc đời ông đã kết thúc một cách bi thảm qua vụ tai nạn máy bay năm 1945, mà đến nay cũng chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng… Sinh hoạt cùng ngày -26/9 - là Chương trình Nhạc chủ đề “ Thánh Ca Tình Ái” diễn ra từ 6pm tại Nhà hàng Lido, 30 S. First St. San Jose. Theo Thiệp Mời của Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương, do các thi sĩ Nguyễn Lam, Chủ tịch và Quốc Nam, tổng thư ký cơ sở ký, đây là “Chương trình Nhạc chủ đề Thánh Ca Tình Ái với sự góp mặt của nữ danh ca Mai Hân và 5 Tiếng Hát sáng chói đã trở thành Ca Sĩ tượng Vàng của 3 năm 1987,1991, và 1993 (Nguyễn Ánh Tuyết, Lam Thông, Bryan Công Bình, Ngọc Đài, Tuấn Thịnh) và cây kèn Saxo danh tiếng Quang Vui. Lời chủ đề đặc trách bởi nhà văn Sao Biển và nữ nghệ sĩ Như Hảo... Trong dịp này, nhà văn tài sắc Vũ Thị Dạ Thảo từ Toronto (Canada) lần đầu tiên đến gặp gỡ giới yêu văn nghệ tại Thung Lũng Hoa Vàng với hai tác phẩm: “Chúc Thư Của Một Người Mẹ Phương Đông” (tập truyện) và “Bản Thánh Ca Tình Ái” (tiểu thuyết). Sau phần Nhạc có Dạ vũ từ 9.30 pm…” Buổi trình diễn được giới yêu văn nghệ hưởng ứng như sự mong đợi! Sau này, tìm hiểu thêm, NV tình cờ biết được nhà văn nữ tài sắc này là con của ông bạn đồng liêu Vũ Hữu Trí, vốn là phán sự Tòa Hành Chính Tỉnh Phước Tuy- Baria năm 1958; hồi ấy, mới ra trường (QGHC), NV đã được ông bà VHT mời ăn tối và ngủ qua đêm tại nhà ông, trước khi đi Vũng Tàu nhận việc…Tiếp đó, NV có liên lạc để thăm hỏi nhưng không nhận được hồi âm… Nhân vụ VTDT, người ta lại nhớ đến một nhà văn nữ khác, Hoàng Thị Đáo Tiệp,- con gái ông Hoàng Xuân Nhị, giáo sư Đại Học Tổng Hợp Hà Nội,- trước đây cũng có dịp ra mắt giới văn học và độc giả San Jose khi cho phát hành hai tác phẩm của cô, là “Vầng Trăng Lẻ Bạn” và “Dặm khuya”, khác một điều là HTĐT, nghe nói, đã dành hết số tiền bán sách VTLB gửi về Việt Nam tặng các quả phụ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa…HTĐT còn một tác phẩm thứ ba là tập truyện ngắn Đa Tạ. …Cuối tháng 10/1993, ở San Jose, nhóm thơ của nữ sĩ Trùng Quang, lại tổ chức một ngày họp thơ ở quán Văn (cũ), từ 11 đến 4 giờ chiều, số tham dự cũng khá đông, nhưng sau bữa ăn trưa, một số bạn đã lặng lẽ vù qua dự buổi ra mắt đặc biệt (Thơ trường thiên) của cây bút trẻ Nguyễn Tiến, chồng của cô Hoàng Yến, trước kia cùng làm với NV một sở (điện tử) - Qume - San Jose. Buổi trình làng này có vẻ được sự ủng hộ nồng nhiệt của nhiều văn nghệ sĩ, một số ở dưới Nam Cali, như nhóm Khánh Trường, số tiền bán sách rất khá, trên một ngàn đồng. Đây có thể là con số kỷ lục, vì các buổi RMS khác thường chỉ thâu được chừng 5, 7 trăm là nhiều. -Đầu tháng 12/93, nghệ sĩ Khánh Hà lại cho trình làng băng ngâm thơ thứ 2 của cô là Đầu Non Mây Trắng ở nhà hàng Lido, San Jose, trong băng đó, người viết có đóng góp một bài thơ– Xa Gần, Gần Xa - do Ngẫu Hồ diễn ngâm. Vì ban tổ chức thiếu phương tiện tài chính nên tác giả xin được tùy tiện hỗ trợ một trăm đô tiền mặt…Lần họp này còn có sự hiện diện của nghệ sĩ Kiều Loan, con gái nhà thơ Hoàng Cầm, - một phần làdo sự vận động của người viết, vì nghe nói 2 cô trước không hợp tác với nhau, có lẽ do có sự thiếu liên lạc thường xuyên . Trước đây, năm 1992, KL đã có buổi trình diễn kịch thơ Bên Kia Sông Đuốngở San Jose, và các vùng lân cận khác, rất thành công. …Cũng vào năm 1993, người viết được gặp nhà thơ Nguyễn Bá Trạc, một đồng môn trè trường Quốc Gia Hành Chính, Sàigòn, nổi tiếng về tài viết báo và làm thơ, đã từng làm tờ tuần báo Thời Luận? đầu tiên ở San Jose khoảng đầu thập niên 1980 với bút hiệu Văn Lang Thi Sĩ… Thời gian sau đó, ông cộng tác với cơ quan thuộc Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Malaysia, và đã chu du nhiều nước Á, Âu, vào giữa thập niên 1980 . Ông NBT trở lại San Jose vào năm 1993 và sửa soạn ra mắt mấy tác phẩm mới: “Người Di Cư Nhức Đầu Vừa Phải” và “Ngọn Cỏ Bồng toàn tập”, do bè bạn hỗ trợ…trong ngày 29/7/1995 tại Trung tâm Mt. Hamilton Grange Hall, số 2840 đường Aborn San Jose. Tham dự buổi họp, đặc biệt có giáo sư Larry Engelman, Đại học San Jose State University, tác giả tập Tears Before The Rain (Nước Mắt Trước Cơn Mưa – do Nguyễn Bá Trạc dịch). Một chương trình văn nghệ thân mật được thực hiện với hai nhạc sĩ Trần Quảng Nam và Trần Chí Phúc, cô Như Hảo - Đài Mẹ Việt Nam, và thân hữu, trên sân khấu trung tâm …với các nghệ sĩ bạn như Vũ Hữu Dũng, Phan Văn Hòa, Lê Diễm, Đức Hoàng, Tuấn Anh, Vũ Nam, Minh Tâm, Đức Vượng, Nguyễn Tường Tâm, Kiều Loan, Hoàng Anh Tuấn, Ái Lan, Huy Phong, Đỗ Chương, Mai Minh Dũng… -Nhân dịp này, có một nhóm bạn văn khác đứng ra tổ chức “Ngày Giao lưu Hội luận” 2 miền Nam Bắc Cali. Buổi họp mặt khá đông người tham dự, ở trụ sở Hạt Santa Clara County, nhưng không khí buổi họp có lúc hơi căng thẳng vì có vài người, thuộc giới cựu quân nhân VNCH, đứng lên chất vấn về nội dung một cuốn sách của nhà văn Nguyễn Mộng Giác…có đoạn nói “xúc phạm” đến uy tín của tập thể quân lực VNCH trước 1975…; bởi thế có vài nhà văn lão thành ở địa phương đã tìm cách lánh mặt để khỏi bị vạ lây! …Nguyễn Bá Trạc là một nhà văn trẻ, có tài với một văn phong đặc biệt, đã tham gia hoạt động cộng đồng ở San Jose từ những ngày đầu tị nạn, …nhưng tính tình hay thay đổi, không làm ở đâu lâu, ông hay đi du lịch, có lần qua Ân độ, rồi Thái và đã vào ở một tu viện (cạo đầu) một thời gian ngắn, nhưng cuối cùng đã trở về San Jose với cô vợ ngoại quốc, trẻ, tài ba… và rất chịu khó đi cày. Lúc này, NBT chưa có việc làm chính thức, chỉ viết bài hàng ngày/tuần cho mấy tờ báo như Thời Báo ,Việt Nam, Tin Biển … chẳng biết được bao nhiêu! Cái xe cũ, thuộc loại lớn con (uống xăng), vài ba ngày lại trở chứng…Thỉnh thoảng gặp nhau, người viết lại cùng bạn rủ nhau đi ăn hút (thuốc lá) ở nhà hàng Đàlạt, góc đường Williams, gần nhà anh. NBT rất ghét hội hè, không tham gia hoạt động với nhóm, hội đoàn nào, nhưng lại có một số bạn cùng lứa tuổi, giao du rất thân mật như mấy nhóm Thế Kỷ 21, Hợp Lưu, Người Việt…ở Nam Cali… …Sự việc nữa đáng ghi trong năm 1993 là đại hội Văn Bút Hải Ngoại Việt Nam kỳ 4, ở San Jose. Đáng lẽ là Trung tâm Văn Bút Miền Đông (hay Nam Cali) phải phụ trách tổ chức kỳ này, nhưng giờ cuối, các anh em bên ấy bỏ cuộc nên Trung tâm Văn Bút Bắc Cali đã xung phong đứng ra gánh vác. Lúc này, nghe nói có một vài nhà văn chống đối ông PQT, nên đang vận động thành lập một Trung tâm mới (Văn Bút San Jose), do nhà văn Đinh Nhật Thịnh, mới di cư từ Việt Nam qua Mỹ làm chủ tịch.Nhưng cuối cùng Đại Hội Đồng Văn Bút kỳ 4 đã bác bỏ đơn xin hợp thức hóa trung tâm này, vì lý do ở một địa phương không thể có 2 trung tâm họat động cùng một lúc, theo như điều lệ của tổ chức Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Trung Ương. Trở ngại lớn nhất cho việc tổ chức đại hội 4 là tài chính, vì quá gấp rút (3 tháng), không đủ thời giờ vận động, nhưng rồi cuối cùng, với sự cố gắng tuyệt đối của ban chấp hành và các ủng hộ viên, tiêu biểu như ông Nhan Thành, chủ tiệm kim hoàn Victoria và một số Mạnh Thường Quân ẩn danh khác, đại hội cũng tiến hành được theo thủ tục đã định vào mấy ngày cuối tuần Lễ Tạ Ơn tháng 11/93. Thực tế, Ban chấp hành Trung Tâm Cali tuy có 5 người, nhưng chỉ có chủ tịch và (phó) - người viết- là vất vả, vì mấy bạn kia phần ở xa, phần bận việc ban ngày, không mấy khi có mặt. Buổi đầu đại hội, phần ghi danh đã có chuyện, do bài báo của ông Chử Bá Anh bên Virginia đăng trên Thời Báo San Jose, phơi bày nội bộ (lủng củng) của Văn Bút Hải Ngoại, rồi điện thư của ông Nguyễn Ngọc Bích (chủ tịch Văn Bút Trung tâm Miền Đông) phản đối, yêu cầu không cho ông CBA nói chuyện ở ĐHĐ Văn Bút Trung Ương ! Nhân dịp nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, cựu chủ tịch Văn Bút Trung Uơng Khóa 2 đi công tác ghé San Jose, Đại Hội có lời mời anh đến tham dự luôn; và người viết được anh em giao phó đi đón, và hướng dẫn NNN đi ăn trưa cho vững dạ, vì anh mới từ phi trường đến, chưa kịp dùng bữa. Trong khi trò chuyện, hai bên có dịp trao đổi với nhau về tình hình Văn Bút nói chung, đại để ai cũng mong sẽ có một ban Chấp Hành mạnh và thống nhất, cùng sửa đổi lại một số diều lệ cho hợp với nhu cầu của tình thế mới. Ngoài ra, còn cần vận động thêm để được sự hỗ trợ của các giới tư nhân, thương mại ngõ hầu có thêm phương tiện hoạt động về in ấn, truyền thông…Thực tế, nội lực của Văn Bút Hải Ngoại Việt Nam rất yếu, cả về tài chính lẫn nhân sự vì không có một cơ quan (công tư) nào bảo trợ hay giúp đỡ gì! Ngày hôm sau, ĐHĐ Văn Bút kỳ 4 diễn ra ở phòng họp của hạt Santa Clara County (đường Heđding), cuộc thảo luận khá gay go, cuối cùng, khi đến giờ bàu ban Chấp Hành mới thì NV phải ra ngoài, đi vận chuyển đồ ăn trưa về cho các anh em nên không được chứng kiến cuộc đầu phiếu. Chừng hơn 1 giờ trưa, trở lại thì mọi sự đã xong, nhưng có cái bất ngờ là Ban Chấp Hành mới không có ông Phạm Quang Trình trong chức vụ Tổng thư Ký, như đã được nghe nói. (Trong trường hợp PQT tham gia Ban Chấp Hành mới, nhà văn Diệu Tần sẽ được đề cử giữ nhiệm vụ Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Bắc Cali.) Buổi sang hôm ấy, người viết cùng ông PQT ra quán Phở Anh Đào dùng điểm tâm, gặp phái đoàn Văn Bút Trung tâm Toronto và vợ chồng nhà văn Nguyễn Hữu Nghĩa - Nguyên Hương. Khi chào hỏi nhau, anh NHN có nói: trông (bác) hình hơi khác bên ngoài,- chẳng biết là xấu hơn hay đẹp hơn? Buổi tối, có bữa ăn chung tại nhà hàng Kobe của cựu luật sư Đinh Thành Châu, một nhà kinh doanh rất năng nổ “ Ông Châu đây rồi”!- hơi xa- nhưng may mắn cũng có chừng 150 người tham dự (mỗi phần ăn góp , luôn cả quan khách) nên cũng không lỗ mấy (phần lớn cũng nhờ có một số ủng hộ viên bạn vào giờ chót). Kỷ niệm còn nhớ được là nhà thơ Hoàng Xuyến Anh, một hội viên mới, đã kéo cả mấy con nhỏ cùng đến dự, khi đóng tiền, đã dốc cả túi tiền lẻ, lẻng kẻng một đống đồng dimes và quarters, nhìn thật cảm động… Buổi tối hôm sau lại có chương trình văn nghệ, quan khách cũng khá đông. Dịp này, NV có mời được ca sĩ Hà Cẩm Tú và anh chị Trần Bá Hợi đến giúp vui cùng cô Đoan Trang Đài Phát Thanh Quê Hương, trong vai trò M.C… …Sau đại hội Văn Bút ít ngày, người viết đuợc gặp lại anh chị Chử Bá Anh - Vi Khuê; hồi tháng 8/1993, anh CBA đã qua San Jose vận động thành lập Hội Thân hữu Đà Lạt ở nhà hàng Yu Heung, đường Piedmont San Jose, có khá đông người tham dự. Dịp này, anh CBA có mời một số thân hữu đến dùng cơm tối ở nhà hàng Fung Lum, đường S.Bascom, San Jose; bạn Trần Vấn Lệ và người viết kéo nhau đi dự, buổi gặp mặt khá thành công… Cũng dịp họp Đại hội Văn Bút, người viết đã cho giới thiệu thi tập mới :”Tha hương 18 Năm, Sầu Có Ai “, mới in xong, và dự liệu sẽ phát hành vào đầu năm 1994, cùng một lần với các văn hữu Diệu Tần và Hoàng Mộng Thu…Kể từ thời điểm này, gánh nặng của người viết thêm nặng nề, một thân đảm nhiệm công việc của hai tổ chức, thiểu mọi phương tiện cần thiết (tuổi trẻ, tài chính, nhân sự…), nghĩ thêm lo, nhưng ở trong thế “cỡi cọp”, đành phải vận dụng hết sức bình sinh để tự tồn và gắng thoát hiểm… Dù vẫn biết là L`Homme propose, Dieu dispose, như ngạn ngữ phương Tây đã nói, nhưng cũng tin như thi hào Nguyễn Du là “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều !”nên cứ lạc quan và hi vọng, cố gắng…Nhưng lần này thì NV sợ phải bó tay vì tình thế không thể “đổi thay” được, bởi đã quá…quá sức mình… …Ở đây, chỉ xin ghi vội mấy hàng về thi phẩm “ Tha Hương, 18 Năm…Sầu, Có Ai?” Đây là tác phẩm thứ 5 được phổ biến từ tháng 6/1991, sau khi NV trở lại đàn văn (VN) ở hải ngoại, thật sự là đáng mừng, vì với thành quả này, dường như người viết đã tìm được lại phong độ xưa, sau hơn 30 năm xa lánh trường văn, trận bút, vì hoàn cảnh riêng! Thi tập này chỉ gồm có 48 bài thơ đủ thể loại, nhưng laị được nhiều độc giả ưa thích, có lẽ vì nói trúng tâm tư hoài niệm cố hương của những người bỏ nước ra đi tị nạn Cộng Sản chuyên chế, dã man…Những bài được tán thưởng là: Phóng Bút*, Ngày Đầu Tị Nạn, Thành Tô (phổ nhạc). Phi Châu Đói Khổ, Chúa Ở Đâu? Viên Viên*, Mỹ Nhân Ngủ, Chợ Đời, Hai Dòng Máu… *Mấy bài được trich đăng trong Từ Điển Thi Ca Quốc Tế của Gs Nguyễn Đình Tuyến – Texas –USA. 1994 …Cuối tháng 1/1994, gần dịp Tết Âm lịch rất bận rộn, sau khi hội ý với một số thân hữu, NV miễn cưỡng phải tổ chức “Ngày Văn Nghệ Sĩ” vào trưa chủ nhật 31/1, thay vì đã dự liệu là thứ 7/30/1- vì muốn tránh ngày có Super Bowl (theo ý kiến của nhà thơ, ưa thích thể thao là HAT.) Bất đồ, hôm ấy (chủ nhật) lại là ngày một số cựu quân nhân dự định tổ chức phản đối ca sĩ ThanhLan (mới từ Việt Nam qua), nên kết quả buổi hội không được tốt, chỉ có chừng hơn 60 người có mặt, số thu hoạch không đáng kể…Theo dự trù, sẽ có khoảng trên 100 văn nghệ sĩ đến tham dự, vì ít khi nào có buổi họp mặt tương tự. Hoàng Mông Thu đóng vai trò MC một cách tích cực, nhưng vì thiếu thời cơ và nhân sự, nên sự trình diễn không đem lại kết quả mong đợi (theo như nhận xét của một nhà thơ lão thành.) …Thời gian này, nhóm của nhà văn Đỗ Quyên và Nhật Thịnh vẫn hoạt động ráo riết, dù đã bị thất thế trong việc chia xẻ lực lượng Văn Bút địa phương. Nhân có dịp liên lạc với nhà văn Nhật Thịnh trong nhóm (Văn Bút San Jose), với tấm lòng thành thực, trình bày lẽ hơn thiệt, và vận động kiên trì anh tham gia cơ sở Văn Bút sẵn có (Bắc Cali) để rồi dần cải tổ nó, nên cuối cùng anh cũng đồng ý. Tháng 2/94,Trung tâm VB Bắc Cali nhóm họp để bầu lại Ban Chấp Hành, nhà văn Diệu Tần, không ra ứng cử chủ tịch, nên ông Phạm Quang Trình lại được đề nghị tiếp tục nhiệm vụ điều khiển Văn Bút. Tiến sĩ Dư Phước Long, nguyên Phó Chủ Tịch, vắng mặt trong buổi họp, nên NV giới thiệu nhà thơ nữ Tuệ Nga đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch 2, với tư cách hội viên viễn cư - lúc ấy, bà đã di chuyển lên bang Oregon. Lại đề nghị cải danh xưng Văn Bút Bắc Cali thành VB Bắc Mỹ cho đúng với tình trạng và địa dư, và sẽ mở rộng tổ chức, mời các thành phần văn nghệ sĩ khác tham gia, tất cả đều được hội nghị đồng ý. Bước đầu, NV thay mặt BCH, mời nhà văn Nhật Thịnh và được Ban Chấp Hành đồng ý giao anh nhiệm vụ Tổng thư ký thay bạn Vũ Quang Trân đảm nhận vai trò Thủ Qũy. Lại vận động một số bạn khác gia nhập Văn Bút (như NgTh Nh.) nhưng đa số mấy bạn đều muốn thành phần Ban Chấp Hành được sắp xếp lại trước đã ! Thấy thời cơ chưa dược thuận tiện , BCH xin mấy anh em nán đợi một thời gian nữa, thì vừa lúc ấy sự xung đột ý kiến giữa Ban Chấp Hành Văn Bút Trung Ương (mới) và các Trung Tâm VB địa phương bắt đầu bùng nổ, và càng ngày càng lan rộng. Lý do các Trung Tâm địa phương đưa ra là chủ tịch VBTU Viên Linh đã tự tiện sửa đổi một vài điều lệ đã được Đại hội VB kỳ 4 ở San Jose thông qua, trong đó có khoản nói “về điều kiện thông qua” – chuẩn nhận - sự thành lập những trung tâm mới và quyền chuẩn nhận của Đại Hội Đồng Văn Bút. …Vào muà hè 1994, Trung tâm Văn Bút Bắc Cali dự định tổ chức một ngày Kỷ niệm Thi hào Nguyễn Du nhưng không thực hiện được vì thiếu sự tham gia của các hội đoàn bạn và cơ sở văn hóa ở địa phương, trong khi đó thì nhóm Dòng Việt (của giáo sư Hà Mai Phương) lại tổ chức được Ngày Khánh Thọ 85 tuổi của giáo sư Nguyễn Khắc Kham. Buổi lễ này, vì quá bận việc, trong khi lái xe đến phòng họp Ban Tổ Chức để tham dự lễ, người viết đã ngẫu tác được mấy vần chúc mừng giáo sư và được ban tổ chức cho đọc trong buổi lễ, và sau đó in ngay trong đặc san Dòng Việt. …Bắt đầu từ giữa tháng 5/94, sau khi bàn luận với nhà thơ HTN, người viết đã nhận cộng tác với nhật báo Việt Nam San Jose của cô Quỷnh Thi, trên trang Văn Nghệ cuối tuần, để lấy đất cho anh em trong Thi Đàn “múa võ”. Hà tiên sinh có viết mấy bài đầu giới thiệu ở mục Tạp Luận về thơ, phần còn lại do mấy cây bút thân quen, và người viết phụ trách dưới nhiều bút hiệu khác nhau, ngoài bút hiệu Thụy Cầm, cũng như trường hợp đã viết trong mục giới thiệu thơ văn trên các tuần báo Diễn Đàn Thanh Niên và Duyên, Dân Ta, Rạng Đông... từ 1992. Trong phần giới thiệu/ nhận xét, có những bài viết về các nhà thơ ở địa phương như Huệ Thu, Hoàng Mộng Thu, Tuệ Nga, Nguyễn Bá Trạc,Trình Xuyên, Tú Lắc, Chu Toàn Chung, Minh Viên… Một số bạn cho rằng các bài ấy viết hơi ngắn và không đi vào chiều sâu, nhưng thực ra đó là chủ ý của người phụ trách chỉ nhằm mục tiêu ngắn hạn, giới thiệu sơ qua, chờ dịp có thêm phương tiện/tài liêu sẽ bổ túc sau. Có một kỷ niệm: sau khi tuần báo Duyên đăng bài viết về nhà thơ Huệ Thu, vài tuần sau có một độc giả ở miền Đông, hình như Minnesota ? - có viết thư cho Thụy Cầm ngỏ ý không hoàn toàn tán đồng với ý kiến cho là HT có khả năng vững vàng về Thơ, vì bạn này nghĩ rằng bài thơ “Nói Với Các Em Lớp 6 “- của HT- có nhiều chỗ sai niêm luật. Tác giả Thụy Cầm đã viết thư bàn về quan niệm và lập trưòng về thơ hiện đại để giải thích nhưng độc giả ấy vẫn không chịu vì cho là không đúng với sự dẫn giảng của nhà giáo dạy Việt văn cho ông ta trước đâỵ. Kỷ niệm nữa là nhà thơ Trần Vấn Lệ có phàn nàn là tại sao trong bài viết (về ông) có ghi là “thơ ai ông cũng chê!”, mà sự thực thì ông không nói. Người viết giải thích đó là những điều được nghe thấy, vả lại ai cũng có quyền nhận xét theo ý riêng, điều quan trọng là nó đúng hay sai, và có đưọc độc giả chia xẻ hay không. Nữ sĩ Huệ Thu khi được hỏi về bài viết về cô có gì cần bổ khuyết không, thì cho biết là bài viết “đầy đủ lắm!” -Trường hợp khác, NV lại nhận được thư của nhà thơ Phạm Kim Khôi ngày 19/4/1994 từ Palm Desert, California viết cảm ơn NV đã có bài nhận xét về thơ của ông :” Thật là hân hạnh cho tôi khi những bài thơ của tôi được thi hữu…lưu ý. Làm thơ có người đọc tới đã là mãn nguyện, nay lại còn được giới thiệu trên sách báo nữa thì quả thực tôi là một người làm thơ may mắn. Xin …thi hữu nhận nơi đây lời cảm tạ chân thành của tôi về những khích lệ mà nhị vị đã dành cho. Tôi thực sự cảm kích trước duyên thơ hạnh ngộ. Mặc dù “ Chuyện Đời tất cả chỉ là Duyên” như thi sĩ…đã viết, nhưng bên cạnh đó tôi vẫn cảm thấy thực và còn có một cảm tình đặc biệt mà tôi rất tri ân...Đa tạ, PKK.” Xin ghi thêm một số tác phẩm khác mà bạn PKK đã in: Cai Tù Việt Cộng- 1992; Chinh Khách, Thơ, 1991; Khói Súng, Truyện dài, 1991. …Trong thời gian cộng tác với báo Duyên, -1993-94, vào những tháng sau cùng, người viết thấy có vài bài thơ ký tên Song Nh., bút pháp thật vững vàng nên lưu tâm chờ một thời gian ngắn có đủ tư liệu sẽ viết bài giới thiệu. Không ngờ qua năm 1994 thì báo Duyên bất ngờ đình bản cũng vì khó khăn về mặt tài chính. Tổng cộng NV đã có hơn 50 bài viết giới thiệu các nhà thơ (cũ, mới xuất hiện), NV chờ có phương tiện sẽ cho phổ biến cùng với tập 50 năm:Thơ và Người Thơ. -Trong tháng 5/1994, làng văn ở Bắc Cali và hải ngoại nhận được một tin buồn. Nhà văn nữ Lê Thao Chuyên, - chị của ca sĩ Ngọc Lan, Nam California, - tác giả tập “Giọt Nước Mắt Thủy Tinh” đã bất ngờ bị một thanh niên Mỹ đen ở bang Missouri? ám hại bằng súng khi đi làm về, khi ấy cô cón ngồi ở trên xe, buổi chiều 13/5/1994. Tuổi còn trẻ, Cô còn có mấy tác phẩm khác nữa, như: Bóng Mây, Bóng Mờ Hiu Quạnh, Tình Thu Mắt Biếc …thật đáng tiếc thương. Thi sĩ Hà Huyền Chi đã có bài thơ “Thủy Tinh”để tưởng niệm LTC dài cả trăm câu, đọc rất cảm động…Đây là cái chết thứ 6? xẩy ra cho những người cầm bút Việt Nam tị nạn trên đất Mỹ (những nạn nhân khác là: Đạm Phong, Hoài Điệp Tử, Đỗ Trọng Nhân, Lê Triết, Dương Trọng Lâm), cho đến nay chưa ai biết rõ tên hung thủ và động cơ nội vụ ! -Tháng 6/1994, Thi đàn Lạc Việt lại tổ chức ra mắt cho 2 nhà thơ Hà Huyền Chi và Tuệ Nga, (mỗi bạn có 2 thi phẩm) ở nhà hàng Khiêu vũ Lido, San Jose, số tham dự chừng hơn 100 vị, không đúng với dự liệu, vì nghe nói có một số quân nhân - nhẩy dù VNCH trước 1975 – hình như thiếu thiện cảm với HHC- đã vắng mặt. Trong buổi họp mặt, nhà văn Vũ Văn Lộc, giám đốc Hội Quán Việt Nam - IRCC- Santa Clara có lên phát biểu ý kiến rất xây dựng, hô hào độc giả mua sách giúp các tác giả, và riêng ông, đã tặng mỗi nhà thơ 50MK. Hôm sau, người viết mời vợ chồng bạn HHC, nhà thơ HThN và bạn Đào Quí Châu … đến dùng cơm trưa tại nhà, HHC có vẻ bất bình với sự hiện diện của ĐQCh, nhưng rồi mọi sự đã được dàn xếp khéo léo, êm đẹp. Cái đáng nhớ là khi mở nắp hộp củ kiệu mời khách trong bữa ăn, người viết đã vô ý bị đứt tay, chảy máu … nên sau này mỗi khi mở nắp chai lọ, hộp thiếc…là lại nơm nớp lo ngại! …Cũng khoảng thời gian này, NV được gặp nhà văn Mai Thảo, nhân dịp ông ghé San Jose thăm người bạn văn là Lê Thị Thấm Vân…lúc đó là chủ nhân Nhà hàng Quốc Tế ?…Nghe mấy bạn văn nói tính anh tự cao, lạnh nhạt nhưng nhận xét sơ qua, anh có vẻ như hơi ngang tàng, tuy nhiên cũng vui vè, hòa nhã, dễ thương… NV nhân dịp có gửi tặng anh một lọ thuốc để bồi dưỡng sức khỏe, vì nghe nói anh bị bệnh đã lâu! Và gần như trùng hợp, Hè năm ấy, NV được người bạn thơ mới - Bùi Duy Thuyết, với bút hiệu Duy Nghiệp, đại diện nguyệt san Thế Kỷ 21 ở San Jose, nhờ đứng ra tổ chức buổi Ra Mắt tác phẩm “Hà Nội Trong Mắt Ai?” của nhà văn Phạm Xuân Đài (Phạm Phú Minh), trong nhóm Người Việt, Nam California, ở San Jose, thành phố nhà… số tham dự viên cũng khá đông, có lẽ nhờ uy tín của bạn Lê Đình Điểu, chủ nhiệm nguyệt san TK 21. Trong phần giới thiệu tác giả, Ban Tổ chức có hô hào các bạn yêu văn tận tình ủng hộ bạn PXĐ, nhưng sau đó LĐĐ cho biết dự án này đã được Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ Nam California đỡ đầu nên không phải lo nhiều về vấn đề tiền bạc, được như thế cũng mừng! Mấy ngày sau, bạn Bùi Duy Thuyết lại gặp riêng NV ở nhà hàng Phú Lâm…và nhân dịp bàn nhau mở rộng sự cộng tác giữa nguyệt san Thế Kỷ 21 (có nhiều phương tiện về truyền thông) - và Thi Đàn Lạc Việt, - đấy cũng là một tin vui. …Rồi tiếp đó, ít tuần NV lại được gặp anh Văn Thanh, San Francisco, một nhà văn đã hoạt động lâu năm ở miền Bắc Việt Nam, và được đọc thêm tác phẩm “Gái Miền Bắc, Khóc Ai?” của anh, nhận thấy sách có khá nhiều tư liệu và thông tin hữu ích cho sáng tác văn học. Mở Rộng Họat Động - Thi Thơ - Kết Bạn …Thực hiện mục tiêu chương trình nói trên, tháng 8/1994, người viết có dịp qua Canada thăm bạn, trước tiên ghé Montreal với ông Trịnh Văn Ngọc, một cố hữu từ 1954, ngoài Hải phòng, Bắc Việt Nam. Ở lại với anh 5 ngày, nhưng NV không được đi đâu xa vì anh “kẹt” bà vợ đang bệnh và thân mẫu đau nặng. Hàng ngày, sau khi ăn trưa ở nhà, TVN lại đưa bạn đến nhà hàng của (một) thân hữu trò chuyện, ăn nhậu, mất rất nhiều thì giờ. Mấy hôm sau, người viết xin được tự đi tham quan thành phố Ottawa bằng xe bus và dự định đi Quebec tiếp, nhưng sau phải hủy bỏ vì quá mệt mỏi. Trong chuyến đi Ottawa, NV đã thâu được một bài học về tinh thần phóng khoáng bất vụ lợi của người sinh viên hướng dẫn trẻ tuổi Canada. Ngoài ra, những thời giờ rảnh, người viết đã dùng xe Metro đi xem vài nơi trong thành phố Montreal và mua được vài cuốn sách về học thuật, nghiên cứu xuất bản ở Việt Nam (Cộng Sản). May mắn nữa, lại được gặp giáo sư/nhạc sĩ Lê Hữu Mục và cây bút Nguyễn Trọng ở Oklahoma qua chơi, vài lần, cũng như bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, bạn Nguyễn Thái, đồng môn Quốc Gia Hành Chính…bác sĩ NTTh có cho NV đọc một số bài thơ mới sáng tác, tiếc rằng chưa có thời gian/phương tiện viết bài giới thiệu. Ngày thứ 6, người viết từ giã Montreal, dùng xe bus đi thăm Toronto, sáng hôm sau có bạn Lê Văn Toàn, đồng môn QGHC, nguyên Phó Thị trưởng Vũng Tàu trước năm 1975, ra đón đưa về nhà. Bạn LVT đã thay đổi nhiều, mập ra, nhưng đang bị bệnh tiểu đường, và phải giải phẫu mắt, nên ít dám lái xe đi xa… Người viết đành nằm nhà, không nhờ anh đưa đi tham quan thành phố, trừ khi anh tự động dẫn đi. Liên lạc với cố nhân cũng không được, - hình như người xưa không có điều kiện thuận tiện . May sao lại tiếp xúc được với các nhà thơ/văn Nguyễn Hữu Nghĩa, Trà Lũ … hôm sau bạn NHNg. đến đón về nhà riêng thăm cơ sở làm việc của nguyệt san Làng Văn … Thật gọn gàng, sạch sẽ, dưới basement là cả một kho sách đã xuất bản, còn thơm mùi giấy mực in… Sau đó, mấy bạn mời NV đi ăn tối tại một nhà hàng Tàu ở Toronto. Nhân dịp, NV hỏi ý các bạn về dự án tổ chức cuộc Thi Thơ Liên Xứ cho người Việt tị nạn, thì mấy anh chị đều hoan nghênh, khích lệ… Hôm sau, người viết trở lại San Jose, chuyến này về phải đợi máy bay chuyển tiếp tới 4 tiếng, nhân lúc này ngồi ghi lại những vần thơ đã thai nghén trong thời gian du ngoạn, được tất cả gần 20 bài, đã đăng trong Tổng tập Thơ DHA, phần I, in trong năm 1997. Khi trở lại SJ, buổi tối, câu Năng đã lái xe ra phi trường đón bố, tội nghiệp cậu ta đã 25 tuổi, mới tốt nghiệp BS ở đại học UC Davis, nhưng cũng chưa có một việc làm chắc chắn, vẫn còn ở chung với bố mẹ…! …Tháng 9/1994, Thi Đàn Lạc Việt cho phát động cuộc Thi Thơ Liên Xứ; sau hai tháng quảng bá, đến ngày 15/11/94, đã nhận được 78 hồ sơ tham dự (với trên 400 bài thơ) ở khắp mọi nơi, kể cả Úc châu, Hong Kong, Canada, Âu Châu, và 50 bang Mỹ quốc. Ban Giám khảo (sau đổi là ban Tuyển Trạch), gồm các nhà thơ Viên Linh, Cao Tiêu,- trưởng ban - Dương Diên Nghị, Minh Viên, Duy Năng, Hà Huyền Chi, Huệ Thu (2 vị sau, xin rút tên vì lý do bận việc). Sau hai tháng làm việc liên tục, đầu tháng 1/1995, Ban Tuyển Trạch, do nhà thơ Cao Tiêu thay mặt, đã ra bảng tổng kết số điểm về cuộc Thi Thơ 1994. Kết quả: - Nhà thơ Mai Thạch Lý Thái Vượng (nguyên tổng Thư Ký Bộ Nội Vụ VNCH trước 1975) được chọn lĩnh Giải Danh Dự với bài Thu Ca; - Nhà thơ Nguyễn Vĩnh Long, với bài Quê Người; NT Thục nữ Văn Lang (Nguyễn Ngọc Danh) với bài Gửi Em Bé Việt; NT Nguyên Phương, với bài Trả ; NT Song Nhị, với bài Bài Viết Về Mẹ; được lĩnh giải đồng hạng. …Cũng năm 1995. Thi Đàn còn phụ trách tô chức giải “Thi Thơ và Câu đối” tại Hội Tết do Liên Hội Người Việt Quốc Gia Bắc Cali tổ chức hàng năm, thay thi sĩ Trúc Lâm ngọa bệnh. Giải này có ít người tham dự vì phần thưởng chỉ có tính cách tượng trưng (không có tiền mặt), và nhằm khuyến khích giới yêu thơ nói chung, nên Thi Đàn đã nhận giúp hộ qua đề nghị của nhà thơ Đông Anh, một thành viên của Liên Hội. Và đây là Kết Quả Cuộc Thi Thơ Và Câu Đối Hội Tết năm Ất Hợi- 1995, theo Thông Cáo của Ủy Ban Phụ Trách: Bộ môn Thơ - Giải Danh Dự: Không có - Giải Khuyến Khích: Hoàng Giang (New Mexico); Trần Kim L. (San Jose). Câu Đối - Giải Nhì: Lôi Chấn Tử - Giải Khuyến Khích: Dương Long Năm này, trong số người được giải khuyến khích có một nhà thơ HO khá nổi danh, đúng ra thì bài thơ dự thí này (Vẫn Đợi Mùa Xuân) đã bị ban chấm thi (trong đó có lão thi sĩ Trình Xuyên) loại bỏ (mặc dầu là một bài thơ khá hay!), vì vô ý làm sai chủ đề: Xây Dựng Cộng Đồng của cuộc thi. Vì tiếc một thi tài, Ban Tổ Chức (TC) đã đề nghị tặng giải Khuyến Khích (sau đổi là đồng hạng). Để tránh những dị nghị có thể có (bạn này đã gia nhập Thi Đàn Lạc Việt và trúng giải Thi Thơ Liên Xứ kỳ I) nên Ban TC đã ghi tên thật của ông là TKL Đây là điểm đã gây ra sự hiểu lầm, và nhà thơ này có vẻ đã quá bận tâm về nó một thời gian khá lâu mới nguôi ngoai. …Vào dịp cuối năm 1994, Thi Đàn hân hạnh được đón tiếp bạn Lê Cao Phan, giáo sư và nhạc sĩ từ Canada ghé thăm thi sĩ Hà Thượng Nhân; sau này chúng tôi trở thành bạn tâm giao, có rất nhiều kỷ niệm, và cộng tác với nhau trên nhiều lĩnh vực văn chương, nghệ thuật. Đặc biệt giáo sư Lê đã chuyển dịch qua Anh Pháp ngữ một số bài thơ (50) của người viết mà ông đắc ý; những tiểu phẩm này đã được in trong tuyển tập ‘Thơ, Thơ Và Những Giao Cảm Ngọc Ngà” năm 2008 tại Sàigòn - Việt Nam. Và “ Phúc trùng lai”, người viết cũng được làm quen với nhà thơ, nhà văn Hà Bỉnh Trung, bậc đàn anh đa tài, năng nổ hoạt động về văn học, đã từng đảm nhiệm vai trò lĩnh đạo Văn Bút Hải Ngoại miền Đông nước Mỹ nhiều lần …Tò mò hỏi thăm mới biết chắc là ông có liên hệ về gia đình với cầu thủ Hà Bỉnh Di ở Hải Phòng trước năm 1945, thời Pháp thuộc! Hàng năm, Hà huynh thường ghé Cali chơi, nên gặp nhau luôn, và học được ở ông nhiều điều hữu ích, tiếc rằng chưa có cơ hội nào tốt (thời điểm thường bị trùng tréo nhau) thực hiện cho ông một buổi hội ngộ với anh em văn nghệ sĩ vùng Thung Lũng Hoa Vàng thành công như ý muốn … Nói tóm, trong năm 1994, Thi Đàn Lạc Việt đã mở rộng thêm phạm vi và có nhiều thành tích hoạt động đáng kể nhưng nội bộ cũng đã ngầm chứa chất những mâu thuẫn sẽ đưa đến sự chia rẽ trong tương lai. Tuy nhiên, về thực lực (tài chính, nhân sự, cơ sở…) cũng không có gi khá hơn những năm đầu vi là một hội tư, không có trợ cấp công, tư …thiếu những điều kiện thuận lợi cơ bản chính yếu. …Vào thời điểm này, lại có cựu nghị sĩ, đại tá VNCH trước 1975 Trần Ngọc Nhuận chủ trương ra một tờ nguyệt san (Chiến Sĩ Quốc Gia) và có mời Thi Đàn hỗ trợ về nhân sự. Đây là dịp mở rộng ảnh hưởng của cơ sở nên người viết đã vận động một số văn, thi hữu qua giúp việc biên tập cũng như trị sự cho tờ nguyệt san... mỗi tháng nhân viên phụ trách (như LVS, DDN) được trả vài trăm đô, đủ tiền cà phê, thuốc lá; đang gặp hoàn cảnh ngặt nghèo (đa số là cựu sĩ quan HO) nên mấy anh em cũng tạm chấp nhận làm cho vui, qua ngày tháng. Thật ra, người viết quen thân với TNN qua nhà thơ Băng Tâm, một bác sĩ D.C (Chiropractic) có tiếng mà lại thích thơ. BT thân cận với nhà thơ Chu Toàn Chung, và thường có thơ đăng trên các báo ở trong vùng, NV đã có dịp viết bài giới thiệu cô trên báo Duyên. Tình cờ, một hôm người viết được CTC đẫn đến thăm phòng mạch của cô BT, thấy trên tường treo đầy hình ảnh của đứa con trai (duy nhất) cùng vài vần thơ tặng, ý tình rất tha thiết, nên ngỏ ý tán tụng. BT nói đùa: “ông khen thơ chỉ vì cảm tình mẫu tử, chứ không phải là thơ hay phải không?” Người viết chỉ cười trừ, chống chế cho qua… NV đã đến nhà ông TNN (và BT) họp vài lần v/v ra báo CSQG và mượn chỗ tổ chức nói chuyện về thơ vài lần, có buổi do thi sĩ TX (Trình Xuyên) thuyết trình. Khi có việc đi ra ngoài, qua hàng ghế sau, NV thoáng nghe có tiếng phê bình: “đề tài quá cũ” (Thơ Đường) ! Biết rõ người nói nhưng NV lờ đi, không can thiệp, vì nghĩ đó là quyền tự do cá nhân mặc dầu thiện ý của Thi Đàn là muốn giúp anh em có một hiểu biết đầy đủ và căn bản về loại thơ này mà trong thực tế không mấy ai dám nói là mình rành rẽ. …Đồng thời gian năm 1994/95, Thi Đàn tiến hành ráo riết việc ấn hành một tuyển tập Thơ đầu tiên ở vùng Thung lũng Hoa Vàng: lấy tên là “Một Phía Trời Thơ”. Lúc này, Thi Đàn đã có thêm một số hội viên mới, như Song Linh, - từ Texas qua- Nguyên Phương, Song Nhị, Duy Năng, Diên Nghị ... đa số là cựu sĩ quan VNCH trước 1975, mới đến Mỹ định cư theo diện HO. Mấy bạn này đều ở trong ban biên tập Tuyển tập Thơ, ngoài ra, Song Linh còn là thư ký của Thi Đàn. Lúc đầu NV đã nhờ hai nhà thơ Cung Diễm và Song Nhị tuyển đọc sơ bộ các bản thảo thơ gửi đến tham gia, nhưng sau có vài thắc mắc cá nhân nêu ra, nên phải ủy thác cho cả ban BT phụ trách việc này. Cuối năm 1994, Thi Đàn đột ngột mất một hội viên có tinh thần hăng say hoạt động, đó là cựu thiếu tá Phạm Đức Điều, lặng lẽ ra đi trong giấc ngủ vào thời gian gần ngày Chúa Giáng Sinh. Thật buồn, PĐĐ. là một cựu giáo chức, tính tình hiền lành, vui vẻ, cần mẫn… 1995 Vào một phiên họp đầu năm 1995, Thi Đàn có tuyên dương một số bạn có tinh thần công tác cao độ, trong đó có nhà thơ Song Linh, Tú Lắc, HMT…Sau này, được HXA, một đàn viên nói lại cho biết HMT có vẻ không vui vì cho là Thi Đàn muốn lợi dụng tên tuổi của cô .Vì lý do đó, sau này Thi Đàn ít mời HMT tham gia hội họp và công tác như thời gian trước đấy. Đầu năm 1995, Thi Đàn lại có thêm sự góp mặt của Ngọc An, lúc ấy được coi như trẻ tuổi nhất về nữ phái. Sau 2 tháng làm việc tích cực, bản thảo “Một Phía Trời Thơ I” đã hoàn tất và được chuyển tiếp qua nhà in, ngày ra mắt được ấn định vào cuối tháng 3/95 .Thi Tập này dày hơn 500 trang, bìa 2 màu trắng, đỏ, gồm có 38 tác giả, người cao niên nhất là thi sĩ Trình Xuyên, 84 tuổi,- có tác phẩm - Duyên Văn - xuất bản từ 1932 ở Hànoi,- (và trẻ nhất là Khương Hạ, mới ngoài 30 (sinh năm 1963) . Những nhà thơ khác là: Hà Thượng Nhân, Đinh Việt Liên, Dư Phước Long, Dương Huệ Anh, Cung Diễm (Tú Lắc), Diên Nghị, Ngô Đình Chương, Phạm Đức Điều, Tuệ Đàm Tử, Đào Tiên Luyện, Vũ Gia Sắc, Duy Năng, Lâm Văn, Hoàng Ngọc Văn, Song Linh,-Hoài Nhân- Song Nhị, Nguyễn Thanh Giản - bác sĩ, Trường Giang, Huệ Thu, Hà Ly Mạc, Bùi Duy Thuyết, Hoàng Ngọc Thúy, Nguyên Phương, Hoàng Xuyên Anh, Chinh Nhân, Sương Mai, Hoài Việt, Băng Tâm - bác sĩ Chiropractic, Ngọc An, Thi Cầm, Phúc Hữu, Áo Tím, Thượng Quân…Sách gồm 260 bài thơ, do các bạn Giang Hồng và Song Nhị đánh máy, được in tại ấn quán Huyền Sử, San Jose, chi phí do các bạn thơ đóng góp , vì quỹ Hội trống rỗng (không có trợ cấp của cơ quan hay cá nhân nào); sự đóng góp của đà viên cũng không thường xuyên). Lúc đầu, ban Tổ Chức dự định mướn phòng hội trường Trung học Kennedy, San Jose để ra mắt nhưng sau thấy lệ phí quá cao, đành xin ghé vào buổi họp mặt của Phật Giáo đồ địa phương ở trường trung học Overfelt, San Jose, lệ phí hạ và lại sẵn có một số khách mời tham dự. Buổi ra mắt Tuyển tập diễn ra thật cảm động trước cảnh gần bốn chục tác giả nam, nữ, già có trẻ có, trang trọng trình diện trước cử tọa; một vài nhà văn, thơ bạn ở xa như Như Hoa Lê Quang Sinh, Nguyễn Phúc Sông Hương,… đã đến tham dự từ Sacramento, San Francisco ... Điều khiển chương trình là hai bạn Ngọc Huỳnh và Lê Văn Sắc, hết sức nhịp nhàng và khéo léo, trừ có chuyện đáng tiếc xẩy ra vào phút cuối, khi bạn LVS không cho cô Ngọc An lên ngâm thơ như dự liệu, lý do vì đã đến giờ trả lại phòng ốc cho nhà trường. Sau này ít thấy sự xuất hiện của cô NA trong các sinh hoạt thơ văn một thời gian. Rủi nữa là hôm đó, NV bất thình lình bị đau bụng giữa chừng nên cảm thấy rất mệt chỉ muốn bỏ về sớm mà không được, phải cố gắng hết sức mình… Trong buổi ra mắt này, có phút mặc niệm nhà thơ Phạm Đức Điều, nguyên giáo viên, thiếu tá, cộng tác viên tích cực của Thi Đàn, có thơ đóng góp trong MPTT- I, đã quá vãng bất ngờ trong một đêm trước ngày lễ Noel 1994, anh em ai cũng bùi ngùi thương tiếc. Số thu được trong buổi ra mắt, gần một ngàn đô, - trong đó có 200 đồng của nhà thơ Phúc Hữu, mua ủng hộ 10 cuốn MPTT- đủ để thêm vào, trang trải tiền in sách và chi phí trong buổi ra mắt. Nhà thơ PH họ tên chính là Nguyễn Đình Peter (Phú), sinh năm 1953, và đã có thơ đăng trên Đặc san Xuân Petrus Ký ở Sàigon, năm 1971. Buổi ra mắt thi tập MPTT còn được báo chí địa phương và vùng khác đăng tải, sẽ có thể được trích đăng để giữ làm kỷ niệm. … Qua tháng 4/1995, chương trình sinh hoạt của Thi Đàn càng bận rộn, nhất là phải đón nhà thơ Bích Xuân từ Paris, rồi nhà văn Trà Lũ từ Canada đến cùng một ngày. Chưa kể phải tham gia Ngày Văn Hóa Dân Tộc do Trung tâm Văn Bút Bắc Cali tổ chức cùng một thời gian. Ngày Bích Xuân đến (và tạm trú ở nhà đại tá TNNh.), Hội nhờ nhà thơ - chiến sĩ Hoàng Ngọc Văn đi đón cô về. Buổi trưa hôm ấy, người viết bận công việc nên đến trễ. Bước vào nhà, được BX đứng dậy chào và ôm hôn vào má và nói: sao châm thế ? Nhưng bỗng dưng BX khựng lạị, chùi miệng như muốn nhổ cái gì xuống đất? Chợt nghĩ ra, có lẽ má mình còn đẫm mồ hôi bởi mới hộc tốc chạy xe từ xa đến, người viết lặng lẽ… nhìn nàng, ngầm xin lỗi người bạn phương xa mới gặp lần đầu. Buổi giới thiệu BX và Trà Lũ được tổ chức tại phòng hội Công viên Emma, đường King, San Jose, có độ 80 người tham dự, số thâu cũng không được nhiều - có lẽ đây là đặc điểm của các sinh hoạt văn học VN ở nước ngoài, trừ trường hợp có sự ủng hộ cao độ của giới mạnh thường quân hay các thân hữu. Cũng nên nhắc đến trường hợp của nhà thơ nổi tiếng Du Tử Lê, 2 lần ra mắt ở vùng Bay (trong đó có San Jose), nhưng đều không thu được kết quả khả quan, ngoài một số ít thi, văn hữu, trong khi đó ông đã được tán thưởng nhiệt liệt ở mấy địa phương khác như Nam Cali, và Orlando, Florida – nhưng số người dự, nghe nói cũng không được đông lắm. Sau này, nhà thơ Hoàng Anh Tuấn có lần nói đùa: Hôm BX ra mắt, mà được bằng dó cũng khá rồi, vì gặp lúc có nhiều sinh hoạt chồng chéo, mà sở dĩ người ta đến dự là để “xem mặt BX thôi!” Thực sự, BX là một người đa tài, ngoài thơ, cô còn viêt văn, ca hát, đánh đàn…độc diễn trong những buổi sinh hoạt văn nghệ, chưa kể có ngoại hình đẹp, ăn nói duyên dáng, khả ái… NV- dưới bút hiệu Từ Phong dẫn lại lời HAT trên nhật báo VN hàng tuần, và ít lâu sau đã có bài phiếm của cô Nguyễn Tà Cúc phản bác lại, kể cũng vui thôi! Sau này mới biết NTC là người Nam Định, cùng quê với bên họ nội, nhưng NV chỉ được gặp mặt cô (lần đầu) trong ngày họp Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại kỳ 5, vào cuối tháng 11/1995 dưới Nam Cali. Rất tiếc hôm ấy máy hình bị trục trặc, phim hư, mấy tấm hình chụp buổi sinh hoạt cũng hỏng luôn, nên NV không có một kỷ niệm nào với NTC cả. Tuy nhiên vẫn thoáng nhớ đấy là một mẫu người bên ngoài có vẻ mảnh mai, ẻo lả, nhưng bề trong ẩn tàng một tinh thần tranh đấu quyết liệt. ….Tháng 4/1995, một tin không vui đến với văn giới, đó là: sự ra đi đột ngột của cây bút Trương Ái Minh, tức bác sĩ y khoa Phạm Thế Trường, cũng là tác giả tập truyện ngắn “Chị Lụa” và “Thơ Phạm Thế Trường” mới xuất bản, dày 310 trang. Theo tin hành lang thì tác giả Trương Aí Minh là một trong hai bác sĩ đã sốt sắng gửi bài dự cuộc Thi Thơ Liên Xứ Kỳ I, năm 1994 do Thi Đàn Lạc Việt phụ trách. Theo nguyệt san Thế Kỷ 21, “TAM viết truyện ngắn chắc tay, các truyện đem đến cho người đọc một số hình ảnh khá sâu sắc về những tình, những cảnh mà một người Việt Nam miền Nam đã trải qua trong giai đoạn lịch sử của đất nước…” Xin nhắc lại lời phân ưu, thương tiếc của Thi Đàn và các đàn viên với gia đình bác sĩ, nhà văn/thơ Phạm Thế Trường. …Cuối tháng 4/1995, nguyệt san Chiến sĩ Quốc Gia do ông Trần Ngọc Nhuận chủ trương, ra mắt số đầu tiên, tòa soạn đặt ở đường Phelan (góc đường số 7), lúc này nhà thơ DDN phụ trách biên tập CSQG, đồng thời kiêm xử lý thường vụ Thi Đàn ở San Jose. Trong số các quan khách có vợ chồng cựu đại tướng Nguyễn Khánh, có thời đã là thủ tướng, chủ tịch Nhà Nước, kiêm Tổng Tư lệnh Quân Đội VNCH – 1964/65, thâu tóm mọi quyền hành như một ông Vua, có người không ưa, đã xếp ông vào nhóm những nhà độc tài chuyên chế…. Lúc đầu, nghe ông TNN nói là tờ báo sẽ sống được, vì có hậu thuẫn tài chính vững chắc của đa số bạn bè, chiến hữu và nhất là nội tướng, BS Băng Tâm. Nhưng chỉ sau vài số, CSQG đã gặp vấn đề quen thuộc: số thâu không quân bình số chi, sự toan tính quá lạc quan so với thực tế và nghe nói chủ nhiệm (TNNh) đã ra lệnh cho thuộc viên không gửi báo biếu cho một cựu tướng lãnh vì tòa báo đã không nhận được sự đóng góp nào (về bưu phí) của ông ta. …Sau buổi ra mắt thi tập MPTT-1, NV nhận thấy ban phụ trách Biên Tập có ít nhiều khuyết điểm và dường như có mưu toan chia rẽ nội bộ, nên chú tâm suy nghĩ cách cải tổ lại. Ban đàu, tạm đặt một Ban Công Tác phụ giúp việc điều hành…gồm một số thi văn hữu có tinh thần phục vụ cao, và một thư ký thường trực, từ trước vẫn do nhà thơ Song Linh đảm nhiệm. SL là một người có thi tài, rất sốt sắng với công việc, tinh thần phục vụ hăng say, đáng phục, nhưng vì mắc chứng đau đầu kinh niên, nhiều khi nhu cầu công tác khẩn cấp đòi hỏi - không dằn được cơn đau nên đôi khi có thể lỡ lời…làm mất lòng một vài anh em.Vì vậy, đã có sự chỉ trích và vận động thay thế anh, nhưng do công việc bận rộn và tế nhị, nên NV thấy cần có thêm thì giờ suy tính lại. Ngoài ra, vào lúc này lại có một số hội viên mới gia nhập thi đàn như Sương Mai, Ngọc An, Hàn Nhân…nên NV nghĩ nên có một buổi giới thiệu đặc biệt với cộng đồng, chí phí do mấy anh chị em đó tự lo liệu. Như đã nhận xét, làm công tác chung ở nước ngoài, nhất là về văn nghệ mà không có sức khỏe, nhân sự, tiền, thế lực… sự thành công nếu có, phần lớn là do sự đoàn kết và nỗ lực của các thành viên (nhất là về tài chính), tinh thần hoạt động, sự hi sinh (làm không lương) của họ và sự điều hợp khéo léo, mềm mỏng, và kiên nhẫn của người chủ xướng, vì ở đây, thực ra không có một kỷ luật nào cưỡng chế được họ như ỏ bên nước nhà, tỉ như đối với quân nhân hay công chức. Ngoài ra, trăm người, trăm ý -, tất sẽ nẩy sinh bất điìbg, chia rẽ, chống phá nhau (kéo bè, kéo cánh…) đưa đến sự tan rã tổ chức, nhất là những lúc cần mở rộng, lấy thêm người mới…như trường hợp mâu thuẫn giữa SL và Ngọc H. trong ban biên tập nguyệt san Chiến Sĩ Quốc Gia trước đây... Rồi cựu đại tá TNNhuận lại bị bệnh suy thận, đã phải nhò anh Mặc Đạm, em ông Mạc Đìa, một đông y sĩ, chữa hộ, nhưng cũng không bớt, và vài năm sau đó ông thất lộc, tờ nguyệt san CSQG cũng bị đinh bản luôn. Vào những tháng đầu năm 1995, Thi Đàn đã gặp một tình trạng đáng buồn: có sự vận động chia rẽ, kéo bè cánh, và chỉ trích nhau… Biết mình bị một vài anh em chống đối, SL ngỏ ý xin từ chức (Thư ký); NV thấy hòa giải không được nên tạm phải chiều theo, triệu tập các anh em bàn lại. Ngày họp, SL vắng mặt nên khi nêu vấn đề bầu người thay thế, ban Công Tác đã đề cử nhà thơ Song Nhị làm thư ký; và nhà thơ SL được ủy giữ một nhiệm vụ khác. …Vào tháng 7/1995, nhạc sĩ Bảo Tố thuộc đài phát thanh Chuông Vàng, Campbell, thay mặt Đài PT, có mỹ ý nhờ Thi Đàn phụ trách giúp chương trình Thi Văn hàng tuần vào tối thứ Bẩy vài giờ nên NV đã chuyển nhờ ban Công Tác nghiên cứu, thực hiện càng sớm càng tốt (vì nếu để lâu, có thể chủ đài đổi ý.) Vài ngày sau, nhà văn Ngoc Huỳnh điện thoại lại cho biết anh em đã họp và quyết định mọi việc như chương trình, thứ tự giới thiệu nhân vật, và số máy móc, dụng liệu cần có (mua mới)… để thực hiện công tác này. Đối chiếu tình hình thực tế, Thi Đàn – một hội tư độc lập - hoàn toàn thiếu phương tiện (tài chính) - không có một cấp khoản hỗ trợ nào của chính quyền hay tư nhân, - để thỏa mãn đề nghị trên; bởi thế, NV nghĩ nên thực hiện gấp chương trình Phát Thanh theo những phương tiện cơ hữu (có sẵn). Thấy ban công tác chần chờ, NV quyết định tạm làm lấy một mình, trong khi chờ đợi gom được đủ phương tiện như yêu cầu của anh em.Từ đó, mỗi thứ bẩy (sau là sáng chủ nhật), đều có chương trình Thi Văn Giao Hưởng do Thi Đàn phụ trách, kéo dài đến năm 1997 mới dứt - khi đài Chuông Vàng đóng cửa. Sau đó, dự định tổ chức buổi giới thiệu các hội viên mới cũng không thực hiện được, vì theo nhà thơ SN, có một ít anh em ngỏ ý không tán thành…trong khi các bạn kia đã góp đủ chi phí rồi. Thấy tinh thần anh em ban Công Tác chưa được nhất trí, NV yêu cầu hoàn lại tiền đóng góp cho họ, và nhận thấy ban CT khó chu toàn được nhiệm vụ giao phó trong hiện trạng, cần phải có thời gian sắp xếp lại. (Vào thời điểm này, kể từ tháng 3/93, gia đình NV đã dọn đến nhà cô Kỳ, con gái thứ 5, ở đường Mt. Pleasant Rd. 95148, theo yêu cầu của cô ấy để trông nom nhà hộ, vì căn nhà cô cho thuê bị renter làm hư hại quá nhiều. Nhà này ở gần chân núi, thoáng mát, chỗ đậu xe thật rộng rãi… Lại được ở bên cạnh nhà giáo sư Diệu Tần nên NV thường ghé thăm ông bà và được tâm sự với nhau luôn). … NV cũng có nhiều cơ hội thân cận với nhà thơ Trần Vấn Lệ, chính ông đã giớI thiệu cho NV quen biết thêm các cây viết có danh ở các nơi khác, như Vi Khuê, Hà Trung Yên, Hà Bỉnh Trung…và khuyến khích mở rộng hoạt động của Thi Đàn ở các nơi xa, trong và ngoài nước Mỹ… Thực tế, NV cũng gặp nhiều khó khăn, ngay cả trong gia đình vì không có ai thích hoạt động về cộng đồng, văn nghệ, mà bản thân lại trong tuổi hưu, tiền bạc quá eo hẹp không được như những năm trước còn có việc làm. Vấn đề nữa là tiện nội sức khỏe kém, bệnh thường, cần có người trông nom, nhất là chứng khó ngủ, lúc nào cũng cần thuốc có toa bác sĩ mới mua được (xu hướng của y sĩ là luôn hạn chế vì sơ quen thuốc). Bà lại có tính hay lo…nên bệnh càng khó chữa ... Cái Không may nữa trong năm (1995) là Hội Văn Hóa Xã Hội Việt Mỹ của ông Nguyễn Bích Liên đã xẩy ra mấy vụ tranh chấp... làm chia rẻ một số chiến hữu HO cộng tác, và bạn thơ/văn ở địa phương, (như Hà Hữu Kiều, Vũ Thế Cường…) nên sinh hoạt chung bị trì chậm lại, rất đáng tiếc! …Từ vài năm trước, NV hân hạnh được gặp họa sĩ Vũ Hối, - em nhà giáo Vũ Ký,- ở vùng Virginia, nhận dịp ông qua tham dự Hội Tết hàng năm do Liện Hội Người Việt Quốc Gia Bắc Cali tổ chức; ông dáng người tầm thước, thư sinh, ăn nói nhỏ nhẹ, dễ thương! Giữa năm 1995, - ngày 26/6 - họa sĩ Vũ Hối đã có nhã ý gửi tặng NV mấy bức thư họa rất trang nhã, trong đó có những câu thơ trích trong thi tập “Tha Hương 18 Năm, Sầu Có Ai” và “Huyền Ca Diễm Ảnh” như: “Tóc xanh ơi, sớm bạc màu, Tha hương, mười tám năm, sầu có ai?, và ”Tâm tư từ sớm trao hồng ngọc, Trăm nẻo suy tư, bóng dáng kiều!”, kèm theo mấy câu thơ của ông:” Việt Nam Quê Mẹ ta ơi, Trong từng nhịp thở đất trời trở trăn!... …Ít tuần nữa,- gần hết năm, nghe tin các bạn DDN, SN, Duy Năng …có ý định tách ra (khỏi thi đàn) lập nhóm riêng, sau vụ bất đồng ý kiến về dự án phát thanh của Thi Đàn. Và cuối năm ấy, cơ sở CộI Nguồn do mấy bạn SN, DDN …chủ trì được thành lập, và thông báo kêu gọi các văn nghệ sĩ (đa số là HO) góp bài vở để ra một Tuyển tập “Thơ Văn Nhạc Tù”, kể ra càng đông người hoat động càng vui ! … Vào mùa Thu 1995, NV lại nhận được tin vui nữa: ông đốc sự Nguyễn Chu Hậu, bạn từ ngoài Bắc (từ thời GAMO 1953) mới được qua định cư ở Nam California theo chương trình HO; chân ướt chân ráo, ông đã có mấy bài gửi đăng trên nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong, Virginia của Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng,- với bút danh Hiếu Thiện, bàn về một số vấn đề nóng bỏng của dân Việt tị nạn, như bài “Nhập Gia Tùy Tục” đăng trên tập san Văn Nghệ Tiền Phong, số 478, tháng 12/1995, nội dung rất thực tế và hữu ích…Sau này, ông có ý nhờ Thi Đàn hỗ trợ về việc in ấn một số bài nghiên cứu và luận thuyết khác, nhưng vì Thi Đàn tài lực quá yếu ớt và nội bộ đang lủng củng, nên chỉ giúp đỡ ông được phần nhỏ, kể cũng đáng tiếc. …Ngày 30/7/1995, theo đề nghị của nhà thơ Viện Linh, Thi Đàn Lạc Việt cùng một số thân hữu đứng ra tổ chức buổi Ra Mắt Sách của các nhà văn/thơ Viên Linh (Hóa Thân) và Nguyễn Sĩ Tế (Tinh Thần Khoan Dung Trong Văn Hóa) ở Nhà hàng Paris Deli, 2451 Alvin Ave. San Jose. Trung tâm Văn Bút Bắc Cali không tham dự vì bất đồng ý kiến với tổ chức Văn Bút Trung Ương do ông VL lèo lái. Buổi sinh hoạt không được thành công như ý muốn dù được sự trợ giúp của một số bảo trợ viên và những người yêu thích văn nghệ, như các bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh, Quan Quốc Cường, cơ sở Viên Thao, Thời Báo, Việt Nam NB, Nhà Sách Hồng Bàng…có lẽ là do địa điểm không thích hợp… -Tháng 11/1995, Thi Đàn được nhà văn Đỗ Vẫn Trọn nhờ đứng ra tổ chức Ra Mắt tập Thi Tuyển Tô Thùy Yên, vì anh đang bận nhiều việc khẩn. Thời giờ quá gấp rút, lại thiếu phương tiện, mấy bạn như Phạm Việt Cường và …góp nhau, mỗi người một chút, đưa cho Ban Tổ chức khoảng một trăm…để lo liệu mọi thứ. Ngày 19/11, NV thân chính lái xe đi chở mấy đồ âm thanh đến thẳng địa điểm, - Les Amis Café - mới xuống xe thì gặp bạn PVC cũng vừa tới, nhìn nhau cười thông cảm…Rồi mọi chuyện sửa soạn cũng xong, đến gần giờ khai mạc, NV mới sực nhớ để quên bộ denture ở nhà, vội nhờ cậu con rể phóng xe về nhà lấy gấp, may đem đến kịp, thật là mừng. Chương trình sinh hoạt bắt đầu với lời chào mừng của nhà thơ Hoàng Anh Tuấn; tiếp theo là vài ý kiến đóng góp của lão thi sĩ Hà Thượng Nhân, người thường đánh giá cao tác giả họ Đinh (Thành Tiên); sau đó là phần trò chuyện, tâm sự với bạn đồng tù Vũ Đức Nghiêm, Diệu Tần…Nhà thơ Tô Thùy Yên được mời lên phát biểu ý kiến, ông tỏ ra xúc động, và cảm ơn ban tổ chức cùng các bạn đã giúp ấn hành tuyển tập Thơ Tuyển,- sau đó sách được phát hành và có sự ủng hộ nhiệt liệt của bạn bè và quan khách. NV cũng có cơ hội được lên góp ý, nhưng chỉ xin nói vài lời cảm ơn và chúc sức khỏe tác giả, vì đến giờ phút đó cũng chưa được đọc qua tập thi tuyển của ông (có lẽ ban phát hành quá bận nên quên không cho mượn sách đọc trước!) Cuối năm 1995, NV cùng phái đoàn Trung Tâm Văn Bút Bắc Cali, gồm các bạn Phạm Quang Trình, Tuệ Nga, Vũ Quang Trân …lái xe riêng xuống Nam Cali để tham dự Đại hội Văn Bút VNHN kỳ 5, - ngày 25/11- bàu lại ban Chấp Hành nhiệm kỳ mới. Qua một buổi họp sóng gió, tranh luận gay go không có kết quả, đại hội được dời lại hôm sau. Rất tiếc, đến giờ hẹn, Ban Chấp Hành đương nhiệm (Chủ tịch Viên Linh) lại ra thông cáo xin hoãn phiên họp, lý do không đủ túc số? Bận chuyện nhà, - cũng như một số đại biểu khác ở xa,- NV xin được về trước; đến tối hôm ấy thì được báo tin tổ chức Văn Bút VNHN đã gặp cơn “khủng hoảng” lớn: nội bộ chia thành 2 phe chống đối nhau quyết liệt, thật đáng tiếc! 1996 …Qua năm 1996, tuyển tập Thơ Văn Nhạc Tù của Cơ Sở Cội Nguồn được ra mắt, bất ngờ trùng với ngày giờ Thi Đàn Lạc Việt họp đại hội kỷ niệm 5 năm thành lập; để tránh sự hiểu lầm, NV quyết định đổi giờ khai mạc sớm hơn …nhưng dù sao vẫn không tránh được lời dị nghị của vài người ở ngoài cuộc. -Khoảng tháng 4-5/1996, một buổi cô nghệ sĩ Khánh Hà gọi điện thoại cho biết có cô Lưu Thanh Phương, con gái giáo sư Lưu Khôn, dạy học trước 1975, - lúc ấy là phóng viên Đài VOA (Tiếng Nói Hoa Kỳ), muốn đến phỏng vấn NV, và xin cho biết ý kiến; tất nhiên là NV vui vẻ nhận lời. Một ngày trong tuần, cô Lưu Phương và một người bạn - Phạm Công Hoằng ?- thân đến nhà NV ở đường Mt. Pleasant Rd. San Jose thực hiện cuộc phỏng vấn, theo đó cô đặt nhiều câu hỏi về sự thành lập và hoạt động cùng thành tích của Thi Đàn Lạc Việt - Hội Văn Học Nghệ Thuật kẻ từ năm 1992. Với tư cách Trưởng Thi Đàn và Chủ tịch Hội, NV đã trình bày những khó khăn và cố gắng của ban Điều Hành cùng các cộng sự viên trong thời gian qua, vài thành quả nhỏ bé đã đạt được và hứa hẹn sẽ gắng tiến mạnh trên con đường đã vạch để góp phần nhỏ mọn vào công cuộc bảo tồn và phát triển văn hóa nước nhà… + Thi Đàn Lạc Việt/ Hội Văn Học Nghệ Thuật là cơ sở tư, hoàn toàn tư túc, thành lập tháng 7/1992; khởi đầu là Ủy Ban Tổ Chức Hội Thơ Định Kỳ vào đầu năm này, để tập hợp những người yêu thơ văn 3 tháng họp nhau xướng họa, bàn luận về thơ văn một lần. Đã tổ chức được 2 khóa họp Mùa Xuân và Mùa Hè, với trên dưới 50 vị tham dự mỗi lần, thành phần đủ già, trẻ, nam, nữ, như quí vị Trùng Quang, Trình Xuyên, trên 80 tuổi, Trần Trọng Phúc, Cung Diễm, Chu Toàn Chung, Bs Lê Văn Sắc, Vũ Gia Sắc, Hoài Việt, Khương Hạ,30 tuổi, Khánh Hà…còn có một số nghệ, ca sĩ hỗ trợ về văn nghệ, như gs Ngọc Dung,Thanh Hương, KH, Hoàng Thúy, Thanh Lập… Ngoài sinh hoạt thơ văn, Hội còn nhằm liên lạc, thiết lập, khuếch trương những cơ sở hỗ trợ hoạt đông (như nghiên cứu học thuật, thông tin, ấn hành,..) - Chương trình hoạt động: + Hàng tháng, tổ chức các buổi sinh hoạt thơ, văn…nội bộ, trong đó có sự trao đổi về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật sáng tác… +Tổ chức các buổi Ra Mắt Sách, Giới Thiệu Tác phẩm, Tác giả (cả cho các bạn ở phương xa) nếu có điều kiện; + Mở những Lớp ngắn hạn Bổ túc Kỹ thuật Sáng tác, Diễn Ngâm… + Liên lạc với các hội đoàn bạn để học hỏi kinh nghiệm, họp tác tổ chức những buổi thuyết trình về Thuật Nghệ có tính cách chung, tầm vóc… + Ấn hành tác phẩm chung; Năm 1995 đã in được Tuyển tập Một Phía Trời Thơ I, dày trên 500 trang, có 37 tác giả tham dự ; lão thi sĩ Trình Xuyên là người cao tuổi nhất (84). – Một tác phẩm khác là “Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu” gồm thơ tuyển của 60 tham dự viên cuộc Thi Thơ Liên Xứ Kỳ I – 1994 - do Thi Đàn Lạc Việt đề xuất. Năm 1996, dự định phát động thêm cuộc Thi Thơ Liên Xứ Kỳ 2 vào khoảng giữa năm. + Đã tiến hành một “Chương Trình Thi Văn Giao Hưởng” trên Đài Phát Thanh Chuông Vàng để phổ biến tin tức/ sinh hoạt văn nghệ trong vùng Santa Clara…. +Thực hiện các băng cassettes ngâm phổ biến thơ của đàn viên và các thi hữu,,, - Những Điểm Yếu Kém Vì là cơ sở tư nhân, không có trợ cấp tài chính của một cơ quan công hay tư nào, nên sự thành công của tổ chức sẽ tùy thuộc vào khả năng tài chính cơ hữu; sự đóng góp vật chất của các đàn viên không có tính cách bó buộc và thường xuyên, sẽ tùy theo dư án hoạt động, và chương trình công tác. Ít ngày sau, cuộc phỏng vấn đã được truyền thanh lại qua làn sóng quen thuộc của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, được đa số tán thưởng và có thể có một vài ảnh hưởng hạn định! …Vào giữa năm 1996, Thi Đàn lại tổ chức cuộc Thi Thơ Liên Xứ kỳ 2, cũng được cộng đồng người Việt tị nạn và văn nghệ sĩ hưởng ứng đông đảo, tiếc rằng phương tiện eo hẹp nên các giải thưởng, dù thế nào, cũng chỉ có tính cách tượng trưng. …Trong năm 1996, có vài tin buồn trong giới truyền thông, báo chí và văn học: Nhà báo Chử Bá Anh, chồng của nữ sĩ nổi tiếng Vi Khuê, ngã bệnh vào một đêm cuối năm và sau đó (nghe tin) đã từ trần vì bệnh suyễn. Ở địa phương, cơ sở IRCC (của ông Vũ Văn Lộc) có hoàn cảnh và điều kiện thuận tiện, đã kịp thởi tổ chức một buổi tưởng niệm ông CBA, có một số thân hữu có mặt chia buồn cùng bà Vi Khuê, bay từ Virginia qua, buổi họp mặt thật trang nghiêm, đầy xúc động! Rồi sau đó, lại có tin giáo sư, thạc sĩ Sử Học Hoàng Xuân Hãn ở Paris ra đi trong tuổi 90, càng làm nhiều người thương tiếc.. Gs HXH là nhân vật trí thức nổi tiếng từ thập niên 1940; đã tham gia Nội Các đầu tiên (Trần Trọng Kim) của người Việt sau 80 năm Pháp thuộc vào năm 1945 với chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục, và là tác giả của chương trình Việt hóa ngành giáo dục quốc gia…Trong thời kỳ chiến tranh Nam-Bắc Việt, ông đã lặng lẽ qua sống ở Pháp và dành thì giờ vào công cuộc sưu tầm, khảo cứu văn hóa, văn học dân tộc, với nhiều thành quả đáng ca ngợi . …Sau kỳ Thi Thơ Thứ Nhất - 1994, nhiều bạn đã có sáng kiến đề nghị Thi Đàn tuyển chọn những bài thơ được đánh giá cao, làm thành một tuyển tập mang tên là “Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu”…đa số anh em đã vui vẻ góp tiền in ấn, và chỉ một thời gian ngắn, dự án đã thành hình, sách được phân phối để anh em giữ làm kỷ niệm; các bạn đều vui vẻ và hoan nghênh. . Dịp này, nhà thơ Hồ Công Tâm, Chủ trương nguyệt san Dân Chủ Mới và Hải Ngoại Nhân Văn có viết một bài giới thiệu Tuyển tập, xin trích ghi vài đoạn. “ Bài viết ghi: Thi sĩ Dương Huệ Anh,…Thi Đàn Lạc Việt vừa gửi tặng tạp chí Dân Chủ Mới thi phẩm Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu, tuyển tập những bài thơ có giá trị nhất của trên 60 tác giả dự cuộc Thi Thơ (Kỳ I) do Thi Đàn đề xướng. ….Chúng tôi xin phép được trích đăng những bài trúng giải để độc giả của tạp chí Dân Chủ Mới thưởng lãm. -Thu Ca Giải Danh Dự Lý Thái Vượng - 4 Giải Đồng hạng: - Bài Viết Về Mẹ - Song Nhị; Trả Nguyên Phương; - Quê Người – Nguyễn Vĩnh Long; Em Bé Việt- Nguyễn Ngọc Danh…. …Trên đây là những bài thơ được xem như sáng giá nhất trong tuyển tập. Tuy nhiên, cũng phải kể đến bài thơ xuất sắc của nhà thơ Dương Huệ Anh cảm tác, tặng các tác giả trong tuyển tập Thi Thơ 1994-95…mở đầu thi tập này, và được dùng làm tựa đề chung cho tác phẩm với nhan đề: Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu Ta vốn yêu thơ tự thiếu thời Năm mười hai tuổi ngắm mây trôi Bỗng dưng nhớ dáng người sơn nữ Khép nửa đôi môi kín mộng đời Ta thấy thương Người, muốn đổi trao Tâm tư một sớm vội xôn xao Thương người nhưng cũng thương mình nữa Nỗi khổ ăn sâu vạn tế bào Ta muốn đem thơ nói chuyện lòng Biết người có hiểu được mình không ? Hiểu hay không hiểu, thôi đành chịu Máu lệ hòa, tâm vẫn chẳng đồng! Trời Đất chung vui nhịp thái hòa Cùng sông và núi với muôn hoa Đây thơ, tiếng của lòng ta gửi Bạn tám phương gần, bốn biển xa Để giúp đời vui quên nỗi đau Vô thường đi, đến, trước hay sau Họa may còn chút ân tình cũ Bốn biển, Thơ Chung Nối Nhịp Cầu Dương Huệ Anh …Trong năm 1996, Thi Đàn vẫn được sự hỗ trợ tinh thần của ông bà Nguyễn Thiện Căn - Quỳnh Thi (chủ báo VNNB) nhưng NV không còn thì giờ để góp/viết bài thường xuyên như thời gian trước ví quá bận lo những công tác khác – nêu ở trên.. Rồi, vào khoảng mùa Thu trong năm, NV bất ngờ được tin lão thi sĩ Trình Xuyên (thế danh Nguyễn Ngô Riễn) lâm bệnh và ít lâu sau từ trần ở bệnh viện San Jose, hưởng thọ 85 tuổi. Anh em văn nghệ sĩ nghe tin ai cũng ngẩn ngơ thương tiếc một nhà thơ lão thành tài, đức vẹn toàn! NV cũng dự định tìm kiếm phương tiện tổ chức một buổi tưởng niệm lão thi sĩ, nhưng rất tiếc chưa thực hiện được! THI THƠ KỲ 2 Giữa năm (6/1996), Thi Đàn lại phát động cuộc Thi Thơ Kỳ 2, hạn chót nhận bài là ngày 15/10/1996; tính đến ngày 15/8 đã nhận được một số lớn hồ sơ dự thi, mỗi tham dự viên có thể gửi từ 3 đến 5 bài thơ, - đa phần từ những vùng ở xa như Úc châu, Canada, Miền Nam và Miền Đông nước Mỹ. Vào thời điểm này, đã có một số mạnh thường quân và cơ sở mau mắn hưởng ứng ủng hộ cuộc thi như sau: -Liên Hội Người Việt Quốc Gia Bắc Cali hứa ủng hộ Giải Danh Dự; -Bác sĩ Đỗ Trung Anh, Oakland, tặng chi phiếu …100$; -Bác sĩ Phan Bích Ngà - San Jose tặng CP 100$; -Bs Tô Ngọc Ẩn San Jose tặng CP 100$; -Trung Tâm Học Thuật Đông Phương 100$; -Cơ Sở Thời Báo, CS Seal Printing, Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngải: Hứa tặng một giải 150$; -Một số thi, văn hữu: Hứa tặng một số hiện vật. Tiếp theo, Thi Đàn lại nhận được thêm một số tiền mặt và tặng vật của quí vị hảo tâm kê sau: - Nhà văn, nhà thơ Vũ Ngọc Anh San Jose: 100US; Vũ Thúy – Tampa:100US; Nữ sĩ Trùng Quang: 20US; Thanh Hương - San Jose: 100US; NT Đinh Việt Liên San Jose : 20US; Phở Lý San Jose: 100US; Bs Phan Kim Nguyên Oakland: 50US; Kim Việt Oakland: 150US ; Travel Agency International Oakland: 40US… Dự liệu sẽ có: một Giải Danh Dự, ba Giải Nhì và một số Giải Khuyến Khích, dù thế nào trị giá giải cũng chỉ là tượng trưng. Sau nhiều tháng làm việc, trao đổi của các bạn trong Ban giám tuyển , kết quả cuộc Thi Thơ Kỳ 2 được Ban Tổ Chức công bố ngày 15/01/1997, vào dịp Tết Đinh Sửu, như sau: -Số người tham dự: 60 -Ban Giám Tuyển: Thi si Cao Tiêu - Thi sĩTrần Vấn Lệ - Thi sĩ Trần Nghi Hoàng - Thi sĩ Tô Thùy Yên - Thi sĩ Hà Huyền Chi* …*Rút lui vì bận việc. - Giải Thưởng: Không phát Giải Danh Dự/Giải Nhất. Những bạn được Ban Giám Tuyển lựa chọn gồm có: - Giải Nhì : -Lưu Thái Dzo – Texas;- Lê Phong Vũ - Canada; - Đồng Hạng:-Phạm Ninh Hòa (Hồ Văn Thinh) - Florida; Đan Hà Nguyễn Văn Tạ - NS Wales - Australia; Nguyễn Vĩnh Long-North Carolina Mỹ;- Đình Nguyên NĐT San Jose California Mỹ; - Phần Thưởng Đặc Biệt:- Nguyễn Phan Nhật Nam, Nam California; -Trần Văn Huyên (DH) West Germany; - Vũ Gia Sắc, (Vũ Đình Gía) - San Jose California. Ban Tổ Chức một lần nữa, không quên nhắc lại lời cảm ơn Ban Giám Tuyển, các thi hữu tham dự cuộc Thi Thơ, các nhà hảo tâm cùng các cơ sở bạn đã không quản thì giờ, công sức, tiền bạc…hỗ trợ hai cuộc Thi Thơ 1994 và 1996 được kết quả tốt đẹp như mong muốn, và hẹn dịp tái ngộ khi có đủ điều kiện vào một thời điểm khác trong tương lai… Đặc biệt xin ghi nhận trường hợp nhà thơ Lê Nguyễn ở Alabama, có tinh thần dấn thân và hảo tâm, đã nhiều lần ngỏ ý muốn giúp Ban Tổ Chức…, nhưng vì điạ lý xa xôi, trở ngại… nên chỉ xin cảm ơn và hẹn bạn dịp khác. Theo nhận xét riêng, Ban Tuyển Trạch Cuộc Thi Thơ lần này tỏ ra rất khắt khe trong việc đánh giá các bài thi, số bài bị dưới điểm trung bình rất là cao; tuy nhiên không có tham dự viên nào có ý kiến thắc mắc hay phê phán, trừ bạn Bùi Tùng, ở Santa Ana, California. Trong thư đề ngày 3/15/1997, bạn BT viết: “… Tôi rất lấy làm sung sướng nhận được kết quả cuộc thi thơ. Tuy thế có một điều tôi ước muốn là có sự phê bình ngay thẳng và được phê bình càng nhiều càng tốt để những lần thi sau có khuyết điểm ít hơn!” Thực tế là các bạn trong Ban Giám Tuyển đều “rất bận”, không có thì giờ để góp ý, giúp các tham dự viên về vấn đề này! Trong số những nhà thơ dự cuộc thi kỳ 2, - cũng như kỳ trước,- có không ít bạn HO, - mặc dầu mới định cư ở xứ người, hoàn cảnh tài chính ngặt nghèo, - cũng cố gắng xoay sở đóng góp đầy đủ lệ phí…cần thiết để giúp Ban Tổ Chức có thêm phương tiện (tối thiểu) hoạt động, xin được trích đăng vài hàng trong thư của mấy bạn ờ xa (được giải đồng hạng) đọc thật cảm động: -Đan Hà Nguyễn Văn Tạ- NSW - Australia ” Ngày 18/12/1995 Thưa Cụ: Mãi đến nay tôi mới xoay được US để đóng góp với thi đàn. Số tiền tuy nhỏ, nhưng với tôi, kẻ đang thất nghiệp, thì khá vất vả. Cuối cùng xin lỗi cụ vì sự chậm trễ này. Xứ Úc lúc này mùa hè, nóng kinh khủng, tuy rằng sắp Noel rồi. Cầu chúc cụ một Noel ân phúc và năm mới khang an. Kính: Đan Hà (ký tên)”. -NT Vinh Hồ –Phạm Ninh Hòa, Orlando- Florida “ Kính thưa…Vì đến Mỹ trễ,- 1995- không dự cuộc Thi Thơ 1994, nhưng nhà văn Ái Khanh …có cho mượn Tuyển tập Thơ “ Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu” do Thi Đàn … ấn hành năm 1995. Sách dầy 208 trang, …bìa thì đẹp và sang. Tôi thích màu trắng như khói nổi bật trên những nét chấm phá của bức tranh bìa có vẻ trầm mặc, tinh khiết, nhẹ nhàng…Bài vở bên trong phần nhiều thật hay. Bài “Thu Ca” của tác giả Lý Thái Vượng xứng đáng trúng giải danh dự. Đọc bài này, tôi rất xúc động nhớ lại những đêm đông trong trại tù Xuyên Mộc …Vài lời tâm sự cùng tiên sinh, kính mong….hướng dẫn…nối bước như tiên sinh đã từng thao thức:” Ta muốn đem thơ nói chuyện lòng, - Biết người có hiểu được mình không? … Kính, Hồ Văn Thinh (ký tên)” …Vào khoảng gần giữa năm 1996 (ngày 02/4), một hôm ông Phạm Quang Trình, chủ tịch Trung tâm Văn Bút VNHN Bắc Cali, đến thăm và ngỏ ý muốn tạm nghỉ một thời gian, vì lý do riêng, và yêu cầu NV, với tư cách Phó Chủ tịch 1, đứng ra chấp nhiệm quyền CT để tổ chức bàu lại Ban Chấp Hành nhiệm kỳ mới. Thấy ông có vẻ quá mệt mỏi, NV miễn cưỡng đồng ý, vì lúc này công việc của Thi Đàn đang hết sức bộn bề (xx những đoạn trên); vả lại thời gian tổ chức bàu lại BCHVB cũng không nhiều lắm… Để xúc tiến, NV đã mời các thành viên trong Ban Chấp Hành và Cố Vấn lại bàn thảo và bắt đầu cho kiểm kê lại số hội viên để làm danh sách bàu cử (xx thông cáo của Trung tâm VB ngày 07/4/1996). Lúc này thì Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tạm thời bị bể làm hai phe, sau Đại hội VBVNHN kỳ 5 bất thành ở Nam Cali vào cuối tháng 11/1995: một bên là Viên Linh, một bên là Sơn Tùng. Sau đó, NV nhờ báo chí phổ biến rộng rãi quyết định bàu lại tân BCH VBVNHN Bắc Cali, thì một nhóm nhỏ người ủng hộ phe Viên Linh, đã ra thông cáo trên vài nhật báo ở địa phương, phản đối với những lời lẽ hàm hồ, thiếu đòan kết, xây dựng…Vừa may, gặp lúc ông PQT hồi phục lại sức khỏe, NV liền yêu cầu ông đảm nhận lại chúc vụ CT, để bản thân có thể dành hết thì giờ công tác cho Thi Đàn Lạc Việt. Và, sau đó, vì quá bận rộn, NV cũng ít có cơ hội trực tiếp tham gia hoạt động của cơ sở Văn Bút ở địa phương ! …Bắt đầu từ năm 1996, NV đã có hứng khởi để trở lại bộ môn Nhạc bỏ quên từ lâu vì thiếu thì giờ…Thật ra thì NV đã tập tành học/viết nhạc từ đầu thập niên 1950 trong Khu Kháng Chiến chống Pháp - Hà Đông/ Hòa Bình, và có nhiều cơ hội cộng tác với nhạc sĩ Hoàng Dương, tác giả bài” Nhớ Về Hà Nội” ? ; bản thân cũng viết được ca khúc” Ngày Về” và vài bài khác mà bản thảo vẫn được giữ làm kỷ niệm… Dịp may đến, khi NV được gặp nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt ở San Jose, và nhạc sĩ Hoàng Trọng, nổi tiếng về những ca khúc điệu Tango từ thời tiền chiến, mới di chuyển đến (SJ) cùng gia đình từ một tiểu bang xa. NS PMĐ đã vui vẻ nhường lại cho NV tập “Cách Viết Một Ca Khúc” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, biên soạn rất công phu và ấn hành ở Sàigon từ thập niên 1950, khổ lớn dầy mấy trăm trang, để làm tài liệu ôn tập lại…Còn nhạc sĩ Hoàng Trọng thì, trong một buổi đàm đạo ở nhà riêng (Mountain View?), ông đã hoan hỉ nhận lời cộng tác với Hội Văn Học Nghệ Thuật, và coi lại một số nhạc bản mà NV mới soạn thảo trong thời gian gần đấy. …Vào khoảng giữa năm 1996, NV được gặp lại nhà văn nổi tiếng Duyên Anh, có số tác phẩm kỷ lục ở quê nhà trước 1975, nhân dịp ông ghé San Jose ra mắt bộ tiểu thuyết mới; trong buổi họp mặt với nhiều văn, thi hữu – trong đó có bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, người đã tặng một giải đặc biệt cho cuộc Thi Thơ Liên Xứ Kỳ 2, do Thi Đàn Lạc Việt tổ chức; và ca sĩ Mai Hân, nhà báo Sao Biển… những người bạn luôn luôn hết lòng hỗ trợ Thi Đàn trong các chương trình sinh hoạt văn nghệ bất vụ lợi ở địa phương…Nhà văn Duyên Anh đã ép buộc NV phải nhận bộ sách mới của ông, khi NV trao ông một tặng phẩm nhỏ, mặc dù NV đã được đọc qua tác phẩm mới của ông …Ít lâu sau, NV được tin nhà văn DA đã từ trần vì bệnh, sau khi trở lại Paris. Dịp này, NV mới được đọc thơ của ông mới phổ biến, xin được trích một bài để làm lưu niệm. Thơ Duyên Anh TRÓT QUÊN Gửi Huy Cận, thi sĩ yêu thơ Paris của tôi. Vòng tay ôm cái trăm năm Vòmg tay ôm cả nín câm đất trời. Vòng tay ôm thế ôm thời Vòng tay ôm trọn cuộc đòi thâm u Vòng tay ôm lý tưởng ngu Vòng tay ôm chủ nghĩa mù nhỏ nhen Vòng tay ôm lãnh tụ hèn Vòng tay ôm ý thức điên rối bời Vòng tay ôm rã, ôm rời Đã quên ôm chặt một người mình yêu (10-87) Trích “Em tôi Sàigon Và Paris” -Theo Việt Nam Hải Ngoại số 218- -Phỏng Vấn Của Nhà văn Diệu Tần Gần cuối năm này (10/1996), Ban Chủ trương Việt Nam Nhật báo San Jose đã thực hiện một cuộc phỏng vấn các văn nghệ sĩ trong vùng Bay, do nhà văn Diệu Tần phụ trách. Ông, thế danh Nguyễn Tinh Vệ, là một cựu sĩ quan trong Quân Đội VNCH, và là một cây bút nổi danh từ trước 1975, đã từng đoạt Giải Thưởng của Tổng Thống về bộ môn kịch. Qua Mỹ tị nạn, ông tham gia ban giảng huấn trường Sinh Ngữ Quân Đôi Mỹ ở Monterey, tiếp tục múa bút và cầm cọ… một cách đều hòa, đáng phục. Ngoài mấy tập truyện ngắn, dài được đa số ưa thích, ông còn để thì giờ viết khảo cứu…và giới thiệu các tác phẩm và tác giả mới (xuất hiện) trên văn đàn hải ngoại. 1-Riêng về cuộc phỏng vấn này, NV đã nhận được thư cùng mấy câu hỏi để trả lời. Câu thứ nhất liên quan đến hoạt động văn nghệ của tác giả, và tác phẩm đã ấn hành, ở đây, xin được bỏ qua để tiết kiệm chỗ và thì giờ, vì những thông tin này đã được phổ biến rộng rãi (xx trên Net và website www.duonghueanh.com) 2-Về câu hỏi thứ 2 : “Anh nổi tiếng là một người làm thơ nhiều, nhanh cũng như xuất bản liên tiếp nhiều tập thơ. Những yếu tố nào đã khiến anh có thể sáng tác thơ nhanh đến như thế?” Ở đây xin rút ngắn: “ Muốn làm thơ dễ dàng, cần thực sự chú tâm vào đề tài diễn tả, sống với nó, tập trung tư tưởng …thì sẽ sáng tác như ý muốn...Không hẳn là đạt, hoàn tòan, vì muốn được như ý, cần phải có vốn chữ nghĩa, năng khiếu và kinh nghiệm sống với thực tế. Cuối cúng, phải kể đế thi hứng, có khi chậm, có khi mau…Du ngoạn nhiều cũng giúp sáng tác dễ dàng; tất nhiên đây chỉ là những kinh nghiệm riêng biệt, không áp dụng cho mọi trường hợp…và nọi cá nhân… 3- Vấn đề tự do và sáng tác. Theo người viết, văn nghệ sĩ (VNS) cần được Tự Do sáng tác, lẽ tất nhiên Tự Do phải gắn liền với Dân Chủ va Luật Pháp. Chính quyền nên khuyến khích và giúp phương tiện cho VNS để họ có thêm điều kiện sáng tác. VNS cần tỏ ra có tinh thần trách nhiệm và phục vụ cao đối với một xã hội dân chủ tôn trọng pháp luật, nhân quyền… 4- Văn học Nghệ thuật có nên/hay không nên liên hệ đến chính trị? (quan điểm/lập trường người viết, sáng tác …). Theo người viết, đã ở trong một tổ chức (quốc gia, xã hội), cá nhân sẽ bị ảnh hưởng của chế độ chính trị đương thời, nhưng nên phân biệt có những vấn đề chung (ai cũng phải tôn trọng như luật giao thông, bảo vệ tài sản riêng, môi sinh công cộng..), có những vấn đề thuần túy chính trị… 5- Có cần về thăm Việt Nam để để thâu lượm chất liệu cần thiết để trước tác (thơ, truyện…) cho sát thực tế? - Theo NV, rất nên về VN, nếu có điều kiện bảo đảm về luật pháp, vì thơ văn cần/phải phản ảnh đời sống thực tế. 6+7- Về những câu hỏi liên quan đến giao thiệp cá nhân và chương trình họat động tương lai, xin tạm bỏ qua ở đây vì xét không cấp thiết, sẽ xin phổ biến sau. NV nhân dịp này, cũng xin nhắc lại lời cảm ơn Ban Chủ Trương Việt Nam Nhật Báo San Jose và Nhà văn Giáo sư Diệu Tần về chương trình Phỏng Vấn hợp thời và hữu ích này ./. 1997 Qua năm 1997, NV lại được làm quen với nhạc sĩ Lê Trung Lộc (Nhật Sơn) ở G. Clemenceau, Lille,* Pháp, và anh đã tự động làm một ca khúc phổ thơ của DHA, gửi tặng; cùng một lượt với thơ của một số tác giả khác, như Trần Vấn Lệ …Trong thư đề ngày 11/10/1997, anh LTL đã viết (trích): “ Thưa Đại Ca DHA, …Trước hết xin cảm ơn đã chuyển hộ thư tôi đến Anh Trần Vấn Lệ…. Tôi….đã gửi cho Anh bài nhạc phổ vào thơ: Chiều Lạnh Trên Phố Xưa, và Chiều Ngẩn Ngơ…2- Như trong thư 22/9/1997, tôi sẽ hoàn tất….bản nhạc Tháng Chín, Mùa Tựu Trường… Vậy hôm nay xin gửi đến Anh bản nhạc+băng nhạc…5- Sau này có dịp xuất bản tập nhạc/băng nhạc…cũng sẽ nhờ các Anh Chị viết bài nhận xét…Xin chúc Anh…và các Anh Chị…trong Hội luôn khỏe…. Lê Trung Lộc (Nhật Sơn). Thật là một tin vui và một tặng phẩm quí giá bất ngờ!! …Ngày 12/7/97, NV nhận được thư của nhà thơ Đoàn Yên Linh Sàigon v/v thực hiện băng nhạc phổ thơ (DHA) đầu tiên của Thi Đàn: Những Khúc Buồn Vui. Băng nhạc thực hiện bị chậm trễ vì phải qua cơ quan kiểm duyệt, nhưng cuối tháng 8/1997 thì mọi việc cũng xong. Và, thật cảm động khi được nghe tiếng hát đầu tiên, quyến rũ, cao vút qua bài “Thơ Vui Nở Nụ Hồng Đào” của ca sĩ Hồng Vân trong chiêc CD mới cắt chỉ phát ra… …Năm 1997, gia đình và cá nhân NV gặp nhiều xui xẻo, phải lo nghĩ nhiều để vượt qua, nhất là về mặt tài chính (xx tập 40 Năm Tị Nạn Buồn Vui), dù sao, để “xả hơi” và thư dãn, hạ tuần tháng 7 năm ấy, sau khi sửa xong cái bếp ở căn nhà đường Brenford Dr San Jose thì NV cũng thu xếp lên đường qua Georgia, theo hẹn trước, thăm nhà thơ Hà TrungYên và mấy bạn khác – như Vũ Văn Để, Mạc Thúy Hồng - (trong nhóm Tâm Việt), sau đó lại ghé Orlando - Florida gặp mấy bạn văn nghệ sĩ, cùng ra mắt tác phẩm với nhà thơ Song Linh. Nhân dịp này, NV cũng đã dùng xe bus từ Georgia lên Virginia - thăm nhà thơ Hà Bỉnh Trung ít buổi, sau đó hi vọng được gặp gỡ một số văn nghệ sĩ nổi tiếng, quen thuộc ở trong vùng tại tư gia của ông vào chiều chủ nhật. Và đến tối, ông bà HBT lại phải đưa NV ra xe bus để xuống Orlando thăm bạn bè (Linh Phương - Phan Long), và Vũ Thúy (Tampa), Thật tội nghiệp nhà văn đàn anh cứ phải trần thân lái xe một mình đưa rước đàn em...đi đây đi đó trong vùng …Kết quả cuộc du hành thành công mỹ mãn, được biết thêm nhiều bạn và văn nghệ sĩ nổi danh và có lòng, được hứa hẹn cộng tác và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động bảo tồn, phát triển văn học nước nhà ở hải ngoại. Cụ thể, NV đã làm thêm được 37 bài thơ trong hai tuần lễ du hành, - đã in trong tổng tập Thơ DHA - I, - năm 1997 - trong số này có: Bềnh Bồng Thơ Bay; Lối Nào Đến Được Thiên Đường?; Đén Saint Louis; Chồn Chân Mỏi Gối; Chiều Saint Louis; Em Trong Nhung Lụa; Thăm Atlanta; Tri Âm Tri Kỷ; Georgia Thăm Bạn; Đường Đi Tennessee; Trong Chiều Nắng Tắt; Mưa Đường Xa; Không Bạn Bè Thân Cũng Thoáng Sầu; Đường Đến D.C; Mười Năm Trước; Tan Rồi Mộng Ngọc; Tình Yêu Đã Chết; Không Như Chim Kia!, Thích Nhạc, Mê Thơ; Chuyến Tàu Thống Nhất; Ngày Xấu; Ghé Virginia; Đi Tìm Mùa Xuân; Cùng Chuyến Xe, Xuôi Ngược Mấy Đường; Buông Thả; Ăn Trưa; Cháo Vịt; Thơ In, Mấy Kẻ Mua; Thơ Trẻ, Hồn Trẻ; Trở Lại Saint Louis; Ở Đâu Cũng Có Bạn Và Thơ; Chút Hương Tình; Lãng Nhân Thi; Miền Đông; Atlant, Xin Chào! …Sau đây, xin trích vài đoạn về chuyến viếng thăm Atlanta của tờ Atlanta Việt Báo, Rạng Đông: “Chiều Chủ nhật 27/7/1997, tại tư gia anh chị Nguyễn Ngọc Châu, đường Millbrook Tucker, Georgia, đã có buổi họp mặt đón tiếp thi sĩ Dương Huệ Anh từ San Jose, California đến thăm Atlanta. Tại ngôi nhà quen thuộc này đã từng đón tiếp các thi, văn sĩ như nữ sĩ Vi Khuê, nhà thơ trẻ Trần Trung Đạo, Nguyễn Vĩnh Long, cũng như nhạc sĩ Lê Gioang…Dương Huệ Anh người mà Cao Mỵ Nhân xưng tụng là đại phu, là một người hiền hòa, có nhiều tài năng.Ông làm thơ, viết văn, khảo luận, phê bình văn học, viết sách Đông Y và Dịch Lý, năng hoạt động xã hội. Ông cũng là người sáng lập Thi Đàn Lạc Việt và các sáng tác của ông được ký dưới nhiều bút hiệu khác nhau.Trong số thân hữu đến tham dự, có ông Vũ Văn Để, trưởng nhóm Tâm Việt, Lê Văn Dương, Lê Ngọc Diệp, ông bà nhà thơ Xuân Trà, nhà thơ Kim Âu, Mạc Thúy Hồng, Nguyễn Như Quỳnh, Phương Điền Nguyễn, nhà văn Hồ Minh Dũng, Nguyễn Tấn Đức, Thảo Nguyên, Tôn Nữ Hoàng Hoa… Bằng một giọng nói hoạt bát, trẻ trung với kiến thức rộng rãi, sâu sắc, điểm qua chút trào phúng, nhà thơ Dương Huệ Anh trình bày về đề tài và hoàn cảnh sáng tác của văn nghệ sĩ qua kinh nghiệm và quan niệm của ông. Những tràng pháo tay nổ ran tán thưởng, mọi người trầm trồ hưởng ứng và khen phục…Diễn giả luôn luôn mỉm cười với tư thế chủ động và như trẻ lại bên đóa hoa hồng đỏ tươi!… Tác giả Dương Huệ Anh đã nhận được sự ủng hộ nổng nhiệt bằng ngân khoản để phụ chi phí ấn loát các tổng tập sau này! Cô Thảo Nguyên, chủ bút tuần báo Phụ Nữ, thay mặt Ban Tổ chức cảm ơn các thân hữu đến tham dự buổi họp … Sau Atlanta, ông Dương Huệ Anh lần lượt sẽ thăm viếng thủ đô Hoa thịnh Đốn, hai thành phố Orlando và Tampa thuộc bang Florida. Chúc chuyến du hành này của ông sẽ thành công mỹ mãn và tâm hồn của ông đã trẻ ngày càng trẻ trung thêm, mang lại nhiều nhựa sống và dòng máu nóng, để sự nghiệp văn chương của ông càng thăng tiến”. …Tháng 8/1997, sau chuyến Đông du với nhiều kết quả bất ngờ, Thi Đàn đã tổ chức buổi Ra Mắt tuyển tập “Một Phía Trời Thơ 2”, ở quán Les Amis Café, 301 Santa Clara, San Jose vào ngày 17/8/1997. Tuyển tập MPTT- 2 có 38 tác giả đóng góp bài vở– đa số có mặt trong tuyển tập MPTT- I, năm 1995 -, vì thiếu nhân viên chuyên nghiệp phụ trách, nên sự trình bày, in ấn không được hấp dẫn như ý muốn; tuy nhiên sự chi tiêu cũng được quân bình, nhờ tinh thần đóng góp cao độ, bất vụ lợi của các tham dự viên và ban tổ chức…Đặc biệt, về phần văn nghệ, có sự hỗ trợ đông đảo của các ca, nghệ sĩ vùng Vịnh như Kiều Loan, Thanh Hương, Khánh Hà, Nam Phương, Ngẫu Hồ, Hữu Huân, Đình Trung, giáo sư Ngọc Dung, Thi Cầm (sáo trúc)…Ái Lan, Trúc Mai, Hạ Vân, Diệu Linh, Trần Ngọc… …Hơn hai tháng sau chuyến Đông du thăm và kết thêm bè bạn…NV đã gắng mở rộng thêm sinh hoạt Thi Đàn: tổ chức một “Ngày Văn Học Truyền Thông” lần đầu tiên ở vùng Vịnh vào ngày chủ nhật 26/10/1997. Theo tường thuật trên các báo Việt Nam NB và VBUSA, “ Ngày VHNT & Truyền Thông” diễn ra ở Trung tâm Yu Ai Kai (Japanese Senior Center) San Jose, lúc 2pm, với gần 200 quan khách tham dự, thành phần hầu hết là những thi, văn, ca, nghệ sĩ …văn nghệ, truyền thông… Sau phần nghi thức khai mạc, cô Như Hảo, Đài Phát Thanh & Báo Mẹ Việt Nam, ngỏ lời chào mừng quan khách…Tiếp theo là ông Dương Huệ Anh, thay mặt Ban Tổ Chức…trình bày ý nghĩa và mục đích Ngày Họp Mặt và kêu gọi sự cộng tác và hỗ trợ của mọi giới trong công cuộc bảo tồn nền văn hóa dân tộc, đại chúng…Nhà thơ Hoàng Ngọc Văn kế đó xin thông qua danh sách quan khách ghi tên, trước là quí vị lão thành như Hàn Nhân, Hà Thượng Nhân, Đinh Việt Liên, Trùng Quang, Tâm Huyền, Dư Phước Long…kế là quí ông bà Agnes Hồ Mộng Thiệp, Nguyễn Tấn Hưng (HDHTTG), quí văn, thi, nhạc, nghệ sĩ và thân hữu Phạm Quang Trình, Chu Tấn, Nhật Thịnh và Khuê Dung, Nguyễn Thanh Giản, Đặng Cao Ruyên, Nguyễn Trung Dũng, Bùi Duy Thuyết, Lê Duy San, Diệu Tần, Hồ Linh,Ngọc Thủy, Kathy Trần, Song Nhị, Hà Ly Mạc, Cung Diễm, Khương Hạ, Huỳnh Mỹ Khê, Nguyễn Văn Hiển, Tô Châu, Bùi Quỳnh, Trần Hoài Thư, Minh Viên, Hoàng Trọng và Thu Tâm, Vũ Đức Nghiêm, Phạm Đức Huyến, Lê Quốc Tấn, Nguyễn Hữu Tân, Trần Mạnh Ái, Trần Ngọc, Phạm Mạnh Đạt, Ngọc Dung, Khánh Hà, Ngẫu Hồ, Ái Lan, Đặng Mỹ Xuân, Hoài Hương, Ngọc Doãn, Phương Thuận, Hoàng Xuyên Anh, Hoàng Mộng Thu, Lam Lương, Đào Hoàng Oanh, Tô Ngọc (Sacramento), Lê Minh Nguyên, Cao Sơn, Phan Thiện Vinh, Hoàng Sơn…và nhiều vị đến muộn, hoặc quên ghi danh … Sinh hoạt mở đầu với nhà thơ Minh Viên thuyết trình về thơ. Với kinh nghiệm 40 năm sáng tác, được nhiều giải thưởng quốc tế/Mỹ năm 1994/95/96, ông đã được cử tọa tán thưởng nhiệt liệt…Tiếp theo là nhạc sĩ Trần Ngọc, thuyết trình ngắn về nhạc hải ngoại sau 22 năm lưu vong, súc tích, rõ ràng…cũng được bạn bè, quan khách hoan hô…Nhà văn Phạm Quang Trình đóng góp nhiều ý kiến xác đáng về vấn đề văn học và nhiệm vụ người cầm bút chân chính…làm người nghe chăm chú, quên cả thì giờ…Chương trình văn nghệ xen kẽ nhịp nhàng dưới sự điều khiển khéo léo của nhạc sĩ Lê Quốc Tấn…và cộng tác của các ca. nghệ sĩ Đào Hoàng Oanh, Khánh Hà, Thu Tâm, Hoài Hương…đã được đánh giá là thành công vượt mức. Buổi sinh hoạt kết thúc khoảng 5.30 chiều với những tràng pháo tay vang dội…liên tiếp…” Bởi trong năm 1997 quá bận nhiều công tác, nên NV đành bỏ qua chuyện trình làng tổng tập I Thơ Dương Huệ Anh, rất được các văn thi hữu hoan nghênh, khuyến khich…nhất là bạn Hà Trung Yên đã viết bài tán thưởng, coi nó như một hiện tượng ở hải ngoại, có ít người thực hiện! Nếu có dịp, chúng tôi sẽ xin trở lại vói tuyển tập này, nhưng ở đây cũng xin nói vài đậc điểm về nó. Tổng tập Thơ DHA I, dày ngót 500 trang, gồm có 6 thi tập riêng biệt là: Thương Cả Trăm Hoa (I), Gót Ngọc Quan Âm (2), Thơ Xanh (3), Thơ Hồng (4), Ba Mươi Năm Trươc (5), Hai Mươi Năm Lưu Vong (6)…với non 300 bài thơ đủ thể loại, chia ra theo thứ tự trước sau cấc tập: Tập 1: 51bài, T2: 51 bài; T3: 31 bài; T4: 45 bài; T5: 51 bài; T6: 50 bài…Lư do để in chung 6 tập thơ vào một tổng tập chỉ là để tiết kiệm kinh phí và thi giờ…tác giả có nói rõ trong lời mở đầu sách… … Cũng trong năm 1997/98 văn đàn địa phương thêm khởi sắc, có sự góp mặt tích cực của hai nhà văn Kathy Trần Thị Khương (nữ) và nhà giáo Nguyễn Phước Đáng (Đào Nguyên Phúc) với mấy tác phẩm mới như Đàn Bà, Đàn Ông, Ngoài Cổng Thiên Đường …, và nhiều bài báo bàn luận về thời sự, chữ nghĩa Việt được dư luận chú ý với nhiều cảm tình … 1998 … Mới đầu năm mới đã có tin buồn: Nhà văn/thơ Mai Thảo, 71 tuổi, đã mãn phần lúc 3 giờ sáng ngày 10/01/1998 sau nhiều năm lâm trọng bệnh… Theo hộ tịch, ông tên Nguyễn Đức Qúy, sinh ngày 08/6/1927 ở xã Quần Phương Hạ, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định …viết văn, làm báo từ năm 1946 ở Hà nội. Di cư vào Nam Phần năm 1954, ông (và mấy bạn trẻ khác) đã chủ trương tạp chí Sáng Tạo - 1956/59, tuần báo Nghệ Thuật - 1963 và và Tạp chí Văn từ 1974. Năm 1978, MT vượt biên đến Mỹ, sau đó chủ trương nguyệt san Văn (ở hải ngoại) từ 1982, đến 1997 thì giao cho NV Nguyễn Xuân Hoàng phụ trách. Ông có chừng 50 tác phẩm gồm Truyện ngắn, Truyện dài, Nhận Định, Tùy bút và Thơ …; tác phẩm đầu tiên là Đêm Giã Từ Hà Nội, tác phẩm sau cùng của ông là thi tập Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền in ở hải ngoại, cùng Ngọn Hải Đăng Mù (Làng Văn 1988), Một Đêm Thứ Bẩy (truyện ngắn)… Mai Thảo có tư tưởng Chống Cộng rất mạnh, có thể coi như một trong những khuôn mặt tiêu biểu của Văn Học Tự Do Miền Nam. …Bốn tháng sau, đến lượt nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan (sinh ngày 01/3/1932) cũng ra đi vĩnh viễn vào ngày 18/4/1998 ở Orange County, California; để lại trên một chục tác phẩm về thơ, văn, biên khảo … - 27/01/1998. Góp Ý với Huy Giang, tác giả thi tập “Tâm Khúc” Vài tuần trước đấy, NV được bà Vân Nương, một nhà thơ đàn chị ở Pháp, nhờ viết Mấy Lời Giới Thiệu cho thi tập Tâm Khúc của bạn Huy Giang, định cư ở West Germany, Âu Châu. Thật sự, NV với nhà thơ Huy Giang không quen biết nhau…Khi HG dự định in tập thơ này, có nhã ý nhờ nữ sĩ Vân Nương ở Pháp viết bài nhận định. Gặp lúc bà có chuyện gấp phải lo không giúp được…nên nhờ chúng tôi viết đôi lời. Lúc đầu chúng tôi cũng ngần ngại…nhưng sau vì tình tri ngộ với chị Vân Nương, một người bạn vong niên…nên cũng xin góp vài ý kiến thô thiển. Ấy thế mà bà chị (cũng như tác giả HG) đã mấy lần viết thư cảm ơn, NV cảm thấy hơi áy náy. Sau khi in sách, bạn Huy Giang có gửi tặng chúng tôi một bản để làm kỷ niệm, từ đó hai bên cũng ít liên lạc với nhau, vì địa lý cách xa và cùng bận rộn như nhau. Buồn thay, lúc có hoàn cảnh thăm hỏi đến bạn thì mới được biết tin anh đã sớm xa lìa cõi thế, thật là bất ngờ, chỉ còn biết phân ưu cùng chị Huy Giang và gia đình, cùng cầu nguyện cho nhà thơ sớm được tiêu dao cõi Vĩnh Hằng! 31/5/1998: Ra Mắt Thi Văn tập Xuân Thu Sau một thời gian mở rộng hoạt động, - thêm hội viên, thêm địa bàn…Thi Đàn bắt đầu đổi hướng, ngoài Thơ, chuyển qua các bộ môn văn, khảo cứu, nhạc ảnh… Với sự tán trợ và đóng góp của đàn viên và thân hữu, thức giả… tuyển tập Thi Văn Xuân Thu I ra đời, và được giới thiệu trưa ngày Chủ Nhật 31/5/1998 tại nhà hàng Les Amis Café, 301 E. Santa Clara San Jose. Tuyển tập có sự tham gia đông đảo của 39 nhà văn/thơ, nhạc, nghệ sĩ trong ngoài Hội như Hà Thượng Nhân, Tâm Huyền, Diệu Tần, Tuệ Nga, Cao Mỵ Nhân, Đặng Cao Ruyên, Minh Viên, Duy Nghiệp Bùi Duy Thuyết, Huỳnh Văn Phú, Song Linh, Hoàng Ngọc Văn, Đào Đức Chương, Nguyễn Trung Dũng, Đặng Phạm Khảo, Thiên Tâm, Vũ Hữu San, Ngọc An, Yên Bình, Hà Ngọc Lân, Hoàng Xuyên Anh, Tâm Thọ,Thái Uyển, Dương Huệ Anh, Cung Diễm, Vi Khuê,Trường Giang, Sương Mai, Mặc Lan Đình, Vũ Gia Sắc, Phạm Đức Huyến, Lê Hà, Triều Đông, Hoành Linh, Trần Ngọc, Lê Quốc Tấn, Khương Hạ,Tú Lắc, Tùng Linh… Sách dày 260 trang, bìa in nhiều màu, trình bày đẹp trang nhã… Về phần văn, khảo, có nhiều bài được ưa thích như truyện “Tình Xuân Nam Bắc của Diệu Tần”; Chuyện Một Người Vô Tích Sự của Huỳnh Văn Phú, “Con Gái Bình Định” của Đào Đức Chương; “Người Dịch Cổ Thi” của Nguyễn Trung Dũng; “Về Phong Cách Thiền” của Thái Uyển; và những bản nhạc mới của các nhạc sĩ Phạm Đức Huyến, Lynh Phương, Lê Quốc Tấn…Đặc biệt là phần thơ, rất đa dạng, đủ thể loại, khuynh hướng,.. của những tác giả tên tuổi, quen thuộc… Buổi họp mặt được rất đông quan khách và văn nghệ sĩ tham dự…cũng là để tán thưởng chủ trương đổi mới của Thi Đàn. Tuy nhiên vì chi phí in ấn tương đối cao, chưa gom đủ điều kiện thuận lợi nên mãi mấy năm sau Ban Chủ trương mới thực hiện thêm được tuyển tập 2, Thi Văn Xuân Thu, sau lại đổi thành Xuân Thu tam nguyệt san… cũng là điều đáng tiếc! Theo bản tin của Thị Trường Tự Do Magazine, trong số quan khách có các thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, Cao Mỵ Nhân, Đinh Việt Liên, Trúc Ti, ông bà chủ báo Việt Nam Quỳnh Thi/ Nguyễn Thiện Căn, giáo sư Nguyễn Châu, nhà văn Lệ Hằng từ Úc châu nhân dịp ghé qua; về phần văn nghệ rất phong phú có sự tham gia của nghệ sĩ Huyền Trân (ban Tao Đàn trước 1975), nhạc sĩ Đức Thành, ca sĩ Thu Hà (bác sĩ), Diệu Linh, nhạc sĩ Lê Quốc Tấn, Nguyễn Đức Chung, Phạm Đức Huyến, giáo sư đàn tranh Ngọc Dung, nghệ sĩ Thi Cầm, Hữu Huân, Ngẫu Hồ…Buổi hội kết thúc với bữa cơm tối tại nhà hàng Bắc Hương, San Jose, do ban tổ chức khoản đãi… Kết quả chi thu như sau: - xuất 2.400$US; thu: 2.204$US. Thiếu hụt: US196, được thanh lý sau. -16/8/1998 Chiều Thơ Nhạc Dương Huệ Anh Kể từ cuối năm 1996, sau 2 lần tổ chức Thi Thơ Liên Xứ thành công, NV nghĩ đến bộ môn Nhạc và bắt đầu xem lại, edit những bài nhạc cũ, soạn thêm một số bài mới, và chuẩn bị phổ biến một CD Nhạc vào thời gian tới. Lúc đầu gặp khá nhiều trở ngại, vì thiếu điều kiện thuận lợi, phần tiền bạc, sức khỏe, thì giờ lại thua kém người… nên mãi một năm sau mới làm xong CD “Những Khúc Buồn Vui” gồm 10 bài cũ, mới do nhóm nghệ sĩ Đoàn Yên Linh ở Saigon thực hiện, phẩm chất tạm OK. Sau đó, phải chạy tiền in ra nhiều bản, cũng khá bộn, lúc này ở địa phương có ít cơ sở chuyên trách làm nghiệp vụ này. Chuẩn bị, vận động mãi…đến tháng 8/1998 mới dám liều tổ chức Ra Mắt CD ở địa điểm 1115 E. Santa Clara - San Jose (sở phí trả nhẹ nhất); lúc này NV đã làm quen thêm được với một số ca, nhạc, nghệ sĩ bán chuyên nghiệp có tinh thần dấn thân và khả năng chuyên môn hứa trợ giúp như: Quỳnh Dung, Nguyên Khang SJ, Diệu Linh, Yên Bình (DC), Lê Quốc Tấn , Huyền Trân, Kiều Loan, Khánh Hà, Ngẫu Hồ, Hữu Huân, Nam Phương, Thanh Hương…Rất tiêc, cô (cháu) Quỳnh Dung – từ Oakland lái xe xuống - đi lạc đường, không liên lạc/đến được địa điểm làm cử tọa hơi mất vui; bữa sau, NV phải thân hành lái xe đi gặp QD ở Oakland để cáo lỗi và ủy lạo …May mắn là kết quả buổi họp cũng khả quan, vì cử tọa đã hết lòng ủng hộ soạn giả. Trước và sau ngày 16/8 năm này, thi văn giới Việt Nam ở hải ngoại nhận được hai tin buồn: Sự ra đi của nhà văn/nhà báo Nguyễn Văn Ba, tục danh Thái Minh Kiệt ở tuổi 51, ngày 14/8/1998 tại Canada để lại nhiều thương tiếc, vì ông là một cây viết có tài, năng nổ, đã cộng tác với Rạng Đông hơn 8 năm qua. Mấy ngày sau, - 18/8/1998 - nhà thơ “đang lên” Vũ Kiện ở Quebec, Canada, cũng theo bước đồng nghiệp phiêu du lạc cảnh… 1999 - Gửi Sách Báo Tặng Các Em bị cải huấn – Giữa năm 1999, Thi Đàn nhận được thư của em Trương Phúc, - đề ngày 9/5/1999 - từ Yuba County Jail gửi lời cảm ơn Thi Đàn đã gửi tặng 5 cuốn sách cho các em đọc .Nghe tin, ai cũng ái ngại, khuyên NV không nên giao tiếp với các em nữa, vì sợ cơ quan Hình sự có thể nghi ngờ, và sẽ bị liên lụy, mất thì giờ… trường hợp này nghĩ cũng khó xử trí ! - 25/7/1999. Đáp lại chuyến viếng thăm của hai nhà thơ Dương Huệ Anh và Song Linh tại Orlando tháng 8/1997, nữ nhạc sĩ tài hoa Linh Phương đã có nhã ý tổ chức một buổi trình diễn dương cầm, giới thiệu một số CD mới của cô, như Mưa Tương Tư, Mưa Lệ, Mưa Tình và nhạc tập Cung Đàn Muôn Điệu, vào lúc 2pm, ngày 25/7 ở Thánh Đường Tự Do số 2296 Quimby Rd San Jose. Buổi sinh hoạt được sự bảo trợ của Hội Văn Học Nghệ Thuật - Thi Đàn Lạc Việt- Trung Tâm Văn Bút Bắc Cali- Saigon Radio - Nhật báo Cali Today …và được đông đảo đồng hương hưởng ứng, tham dự. Qua chương trình sinh hoạt, nhạc sĩ lão thành Anh Việt (cựu đại tá Trần Văn Trọng) nguyên Chủ tịch Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trước 1975, - đã đứng ra giới thiệu tác phẩm của nữ nhạc sĩ một cách tỉ mỉ, sâu sắc; sau đó nhạc sĩ Linh Phương độc tấu đàn dương cầm một số nhạc bản Việt Nam tiền chiến, và ngoại quốc nổi tiếng… Với MC Trần Ngọc, một số nhạc, ca sĩ, nghệ sĩ bạn đã đến giúp vui trong phần văn nghệ, như Lê Quốc Tần, Nguyễn Hữu Tân, Diệu Linh, Hạ Vân, Huyền Trân, bác sĩ Dạ Lan Hương, Đan Hùng, Trần Ngọc…Buổi sinh hoạt kết thúc lúc 5.30 pm trong bàu không khí hào hứng, và đã thành công mỹ mãn làm vui lòng người nhạc sĩ duyên dáng có thực tài và giàu lòng nhân ái. Vài năm sau, qua đặc san “Phụ Nữ Thời Nay Hải Ngoại” của ca sĩ Diễm Châu/ViVi - San Diego, chúng tôi rất mừng nghe tin nhạc sĩ LP được Tổ chúc International Biographical Center ở Anh quốc vinh danh là “Nhạc sĩ Xuất Sắc của Thề kỷ 20”. Rồi, tháng 9/2002, LP và nhóm Văn Nghệ “Về Nguồn” đã ghé thăm xứ Vạn Hồ - Minnesota, và trình diễn hai đêm văn nghệ đặc sắc ở đại học đường St. Thomas và St. Paul, Rochester. Kết quả thu được trên 30 ngàn mỹ kim đã được dành tất cà cho Qũy Cứu Trợ Nạn Nhân trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở New York. Thật đáng ca ngợi! -22/8/1999: Ra Mắt Tuyển Tập “Một Phía Trời Thơ 3” tại Trung tâm Văn hóa Thánh Đường Tự Do 2296 Quimby San Jose. Nhà văn, giáo sư Diệu Tần phụ trách giới thiệu tác phẩm. Tuyển tập có 36 nhà thơ ở hải ngoại tham gia như Hà Thượng Nhân, Cao Mỵ Nhân, Minh Hồng (Hàn Nhân), Tuệ Nga, Đinh Việt Liên, Dư Phước Long, Thúy Vũ, Thiên Tâm, Bắc Giang, Lê Minh Nguyên, Hà Ngọc Lân, Mặc Lan Đình, Chinh Nhân, Lệ Hoài Hương, Yến Thi, Từ Phong, Khai Trinh, Hướng Dương, Đoan Thanh, Vân Trang, NBH (Nguyễn Văn Hiển), Trúc Giang, Thi Cầm, Mai Lan, Nguyễn Lý, Thu Trang, Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, Huỳnh Quang Thế, Vương Thanh, Trần Hồng Văn, Tố Nguyên, Hoàng Xuyên Anh, Tô Lữ Hoàng Lan, Dương Huệ Anh, Song Linh, Yên Bình… Trong một bài điểm báo, nhà văn Thụy Cầm nhận xét (trích):” …Đã có một số thi tài (mới) được phát hiện. Đó là niềm vui, người nhiều tuổi nhất là nữ sĩ Đinh Việt Liên (bà Võ Toàn); ít tuổi nhất là nhà thơ Hướng Dương, - cô giáo Nguyễn Ngọc Minh - sanh năm 1953…Số nhà thơ nữ tham gia tăng gia so với các tuyển tập trước (1, 2). Ngoài ra, còn có các thi hữu Mai Lan, Tô Lữ Hoàng Lan, Thu Trang… Đặc điểm của tập thơ không phải là bề dầy của nó, nhưng là bề dầy trước tác của tác giả, từ 10 đến 30 năm, có vị đã hoạt động thi ca trên/dưới nửa thế kỷ…cộng lại cả mấy trăm năm kinh nghiệm sáng tác. Về nội dung thơ, người ta nhận thấy có đủ mọi khuynh hướng: tình cảm, quê hương, xã hội, thời thế, với đủ đề tài, hình thức: lãng mạn, tôn giáo, chiến đấu, trào phúng…nhưng Tình Yêu vẫn được đa số đề cập đến (34 trên 36 tác giả)…Về phẩm chất, ý kiến đại đa số độc giả là: trong tuyển tập không thiếu những bài có giá trị, cũng như mấy tuyển tập trước, đó là điều khích lệ cho Ban Biên tập… Ban Phụ Trách đã nhận được một bài thơ do đàn trưởng ngẫu tác: “Dương Huệ Anh, Này Kẻ Góp Vui” để tặng các tác giả, trong đó có đủ danh tính của các nhà thơ tham gia tuyển tập, sẽ xin lục đăng lại ở phần tài liệu. -Ra Mắt tập Truyện Ký “Những Cánh Thư Hồng” Cuối tháng 10/1999, theo góp ý của một số thân, văn hữu, trước tình trạng trì trệ của thị trường sách, báo chung (quá tải), để hạn chế chi phí tổ chức, NV đã cho trình làng Tập Truyện Ký Dài “Những Cánh Thư Hồng” tại tư gia, số 1923 đường Mt. Pleasant Rd. San Jose. Vụ này sau được nhà báo Lâm VSang, viết trong báo Việt News gọi là “Văn Học Nghệ Thuật Lùi Về Tư Gia” , với con số tham dự viên trên dưới 30 người. Nhưng theo chứng liệu của ban tổ chức,- hình ảnh, phiếu ghi danh, bao thư ủng hộ - con số thực sự là trên 70 người…Thâu hoạch về tài chính khá bất ngờ… gấp đôi số dự liệu, đây là một niềm vui cho tác giả. Theo bài “ Dư Âm Một Buổi Ra Mắt Sách” đăng trên báo SaigonUSA 22/11/1999 thì Ban Tổ Chức đã thành công tốt đẹp; - bạn bẻ kéo đến đông…, thiếu ghế ngôi – Thâu hoạch tài chính thật khả quan…Theo ý tác giả, “ chưa buổi RM nào (của tác giả) thành công như thế…Bạn bè thuật lại (một) nữ sĩ kia nói đã để trọn một đêm đọc xong cuốn sách… Tập Truyện Ký “Những Cánh Thư Hồng” dày trên 500 trang, chia làm hai phần, là một chuyện tình có thực, và một phần đã được tiểu thuyết hóa, nhưng tác giả cũng e ngại ngòi bút của mình còn non, chưa lột được hết những tình tiết của sự diễn biến …tuy rằng nhà thơ Song Linh có nhận xét trong một bài viết…là tác giả tả cảnh còn bạo hơn nhà văn nữ Lệ Hằng trước đây (1975). Đã có nhiều kỷ niệm về tập truyện ký này sẽ được ghi thuật lại trong một dịp khác, ở đây, tác giả chỉ xin nhắc lại lời thâm tạ các thi, văn hữu, độc giả phương xa…đã chân tình, nồng nhiệt, góp ý, khích lệ, ủng hộ người viết, đặc biệt là: Âu Dương Trọng Lễ, Lâm VSang, Song Linh, nữ sĩ HT., bác sĩ Dạ Lan Hương, bác Nguyễn Thị Duyên, và những độc giả ẩn danh… Tác giả cũng xin tri ân sự tham gia, ủng hộ, đóng góp của các bậc trưởng thượng, văn thi hữu, thân hữu, ca nhạc, nghệ sĩ, độc giả, như: Trùng Quang, ông bà thi sĩ Đặng Trần Khuê, Hà Thượng Nhân, Trương Đình Sửu, Nguyễn Hữu Hãn, Diệu Tần, Phạm Quang Trình, Vũ Quang Trân, Bs Nguyễn Thanh Giản, Bs Đặng Phương Trạch, Bs Bùi Ngọc Tô, Huệ Thu, Minh Viên, Đào Đức Chương, Ngô Đình Chương, Nguyễn Trung Dũng, Thanh Thanh Lê Xuân Nhuận, Duy Năng, Nguyễn Châu, Nhật Thịnh, Song Linh, Bùi Duy Thuyết, Hoàng Ngọc Văn, Lê Quốc Tấn, Lynh Phương, Mặc Lan Đình, Tố Nguyên, Hoàng Xuyến Anh, Kiều Loan, Khánh Hà, Thanh Hương, Ngọc An, Ngọc Dung, Tú Minh… - 05/12/1999. Chiều Ca Nhạc Lynh Phương … Nhạc sĩ Lynh Phương (thế danh Phạm Văn Lượng) mới đến định cư ở vùng Santa Clara một thời gian theo diện HO, là một nhạc sĩ tài hoa, có sức sáng tác mạnh mẽ, với tinh thần hăng say, tham gia và hỗ trợ cộng đồng tị nạn…Ít có sinh hoạt văn nghệ nào ở địa phương thiếu bóng ông…Đáp lời yêu cầu của những người mến mộ, và bạn thân, nhạc sĩ Lynh Phương đã dành trọn chiều Chủ Nhật 05/12/1999 để giới thiệu và trình diễn một số sáng tác mới của ông, đặc biệt là những bài thơ của các thi hữu do ông phổ thành ca khúc . Bắt đầu tứ 14 giờ trưa, chương trình diễn ra liên tiếp đến 5pm, do một thành phần hùng hậu gồm các ca sĩ hữu danh và bạn, như Ái Lan, Dạ Lan Hương, Mai Hân, Tuấn Thịnh, Lệ Hằng, Huy Chương, Công Thuận, Đức Thanh, Minh Hùng, Minh Thành, Hoàng Sơn, Quốc Việt, Vân Thi, Minh Hà, Thanh Chi, , John Nguyễn, Thăng Nguyễn, Hoài An…Ban Tổ chức cũng không kém đông đảo, có 14 vị tham gia, ngoài ban điều hành, người ta nhận thấy quí ông/bà Ngọc An, Hoàng Ngọc Văn, Vũ Gia Sắc, Song Linh, Yến Thi, Mặc Lan Đình, Mạc Trần Lan, Yên Bình… Đồng hương và bạn hữu đã đến ủng hộ tận tình, hội trường không còn ghế trống…hẳn đây là một phần thưởng dành cho người nhạc sĩ đa năng và vui tính, chiếm được nhiều thiện cảm của cộng đồng địa phương… 2000 … Qua năm 2000, ngày 10/ 2, NV nhận được thư của giáo sư Nguyễn Đình Tuyến, nguyên đại tá tùy viên Bộ Quốc Phòng trước 1975, soạn giả một số sách bàn về văn học, từ điển thi ca có giá trị… cảm ơn NV đã tặng ông quyển truyện dài Những Cánh Thư Hồng, ấn hành năm 1998. Ông nói sẽ giới thiệu tác phẩm này trong tập” Nhà Văn, Nhà Thơ Hải Ngoại Hôm Nay” trong tương lai, sau khi ấn hành cuốn “Lịch Sử Việt Nam 1975-2000”. NV đã quen biết giáo sư NĐT từ khi được ông gửi tặng quyển “Từ Điển Thi Ca Quốc Tế”, trong đó ông có trích đăng vài bài thơ của tác giả, đăc biệt là bài “Viên Viên”… vào khoảng năm 1995. Tháng 5/2000, Thi Đàn tổ chức Ngày Kỷ niệm Thi hào Nguyễn Du cùng các đoàn thể bạn ở địa phương. Trước đó, NV phải ghé về VN kiếm thêm tài liệu, được gặp các bạn thơ/văn Phan Nghị, Trụ Vũ, BS Trương Thìn, giáo sư Thanh Vân, Lê Cao Phan... (lúc này đã hồi hương, sau ít năm di chuyển ra hải ngoại - Canada!) Theo thông báo ngày 16/01/2000, Ban Tổ chức cho biết: “Thi hào Nguyễn Du là danh nhân Việt Nam duy nhất được cơ quan Liên Hiệp Quốc công nhận là một (trong những) nhà thơ lỗi lạc của Thế giới ,với tác phẩm Truyện Kiều đã được chuyển dịch qua 31 ngoại ngữ, và được coi là di sản văn hóa quốc tế. Trong chương trình Ngày Nguyễn Du, ngoài phần thuyết trình, nói chuyện do những tác giả chuyên nghiên cứu về TK (như Đặng Cao Ruyên, Nguyễn Bá Triệu…) đảm trách, quan khách/ thi văn hữu còn được tham quan phần Trưng Bày tác phẩm, và tư liệu, tranh ảnh …độc đáo về tác giả Nguyễn Du (200 sách báo, gần 600 bức tranh Kiều - trong đó có 200 tranh màu…) đặt trong 10 chiếc kệ lồng kính đặc biệt. Thêm nữa, còn có một chương trình Văn Nghệ đặc sắc do một số ca nhạc sĩ nổi danh ở Miền Bắc Cali đảm trách để giúp vui cho buổi sinh hoạt. Đây là một công tác chung nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, Ban Tổ Chức xin kêu gọi sự tham gia, đóng góp tài chính, nhân sự, ý kiến và phương tiện của tất cả mọi giới, nhất là các văn thi sĩ…để buổi sinh hoạt đạt được những kết quả mong muốn. Dưới đây là Danh sách Sơ khởi quí vị đã hỗ trợ Ngày Nguyễn Du: Ông bà Bác sĩ Đặng Cao Phúc/Nguyễn Mỹ Hạnh…300US; - Hội Văn Học Nghệ Thuật…500US; Gs Đặng Cao Ruyên…500US…Nhật báo San Jose Mercury News có hứa sẽ ủng hộ. T/m Ban Tổ chức: Dương Huệ Anh - Đặng Cao Ruyên - Đông Anh - Huệ Thu – Bùi Thị Trường- Trần Ngọc- Song Linh…” … Chuyến về lại nước Mỹ, NV bất ngờ gặp vợ chồng nhà báo Vũ Bình Nghi trên cùng máy bay, đang lúc thiếu tiền lẻ mua nước uống mà không dám hỏi mượn ...để đành chịu khát, nghĩ cũng buồn cười! Trên máy bay, cũng được nghe đầy đủ tin tức về vụ Quốc Hội Mỹ hạch tội Tổng Thống Bill Clinton vì bị tố cáo lăng nhăng với cô sinh viên nội trú trẻ đẹp Lewinsky ở phòng việc, nghĩ cũng đáng thương và đáng phục tài biện luận (chối tội) của ông! Kết quả “Ngày Kỷ Niệm Thi Hào Nguyễn Du” đã thành công tốt đẹp đúng như kỳ vọng của ban Chủ Trương và các thân hữu, cộng tác.” Chiều Thơ Nhạc Minh Viên … Chủ Nhật 27/8/2000, từ 1pm, tại Trung tâm Sinh Hoạt Văn Hóa (Thánh Đường Tự Do) 2296 Quimby Rd, San Jose, giới thi văn nghệ sĩ và truyền thông, báo chí và đồng hương San Jose và phụ cận đã kéo đến đông đảo tham dự “ Chiều Thơ Nhạc Minh Viên” của nhà thơ MV, kỷ niệm 40 Năm Góp Mặt trên Thi Đàn trong, ngoài nước. Đặc biệt có chưởng môn Hà Thượng Nhân đứng ra giới thiệu (tác phẩm và thân thế) tác giả, và nội tướng của nhà thơ đảm nhận phần điều khiển chương trình buổi họp mặt! Phần Văn Nghệ phụ diễn cũng có nhiều nét riêng biệt với sự góp sức của các nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ bạn và có tên tuổi như: Lê Quốc Tấn, Phạm Đức Huyến, Lê Hà, Nam Phương, Khánh Hà, Dạ Lan Hương, Thanh Trúc, Ngẫu Hồ, Hữu Huân, Đan Hùng, Thi Cầm… Buổi sinh hoạt vui nhộn, hấp dẫn…kết thúc lúc 5pm, kết quả đúng như mong đợi của Ban Tổ Chức và tác giả. …Tháng 9/2000, nhà thơ Hà Trung Yên (Nguyễn Ngọc Châu), - cũng là nhà văn Lê Nhật Thăng,- chủ bút của nhiều tờ nguyệt san ở Miền Đông nước Mỹ, đã từ Georgia ghé qua thăm Thi Đàn và thân hữu; một buổi đón tiếp đã được tổ chức tại tư thất NT Song Linh, San Jose,Thư ký Hội vào lúc 6pm ngày Chủ Nhật 10/9. Nhà thơ HTY là người đa tài, tinh thần năng nổ, hăng say hoạt đông trong nhiều lĩnh vực (thơ, văn, báo chí…), với những thành tựu rất khả quan…Đã có khá đông đàn viên và thân hữu đến tham dự, chương trình còn có phần Mạn Đàm và Văn Nghệ bỏ túi…thật vui! Hơn một tuần sau, 17/9, NV lại được thiệp của nhà văn, giáo sư Diệu Tần mời dự buổi Mạn Đàm về Ngôn Ngữ Việt Nam nhân dịp Ra Mắt tập biên khảo “Sơ Lược Về Ngôn Ngữ” tại Nhà hàng Sam Kee 301C đường N. Jackson Ave. San Jose. Buổi họp có tính cách thân mật và giới hạn trong gia đình và giới yêu thơ văn, nhưng diễn ra sôi nổi, sụ đổi trao (ý kiến) trang trọng, xây dựng, hữu ích làm đẹp lòng cử tọa…Ký giả lão thành Hoàng Xuyên, San Jose, sau khi được đọc sách, đã gọi diện thoại cho NV, nhờ chuyển lời “hết sức thán phục văn tài của tác giả tập Sơ Lược Về Ngôn Ngữ ”! …Tháng 11, ngày 12, Thi Đàn còn giúp bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh ở Texas tổ chức ra mắt ở Thánh đường Tự Do, 2296 Quimby Rd. San Jose, một tác phẩm rất đặc biệt là cuốn Tự Điển Hán Việt Nhân danh, Đia danh Văn Học Nghệ Thuật (phiên âm tiếng Phổ thông Trung Hoa qua giọng Việt) …rất hữu ích cho những người khảo cứu và viết văn. Cái cực nhọc, ai cũng cảm thấy khi đọc sách ngoại ngữ là lúc bắt gặp những từ Hoa ngữ viết theo phiên âm Pin Yin hay Wade Giles - lại không có chữ Hán kèm theo. Như mấy chữ Thôi Hộ, Tây Sương Ký, Tào Tháo … được ghi là Cui Hu, Xi Xang Ji, Cao Cao…Phải mất rất nhiều thì giờ tra cứu (qua nhiều từ điển ngoại ngữ) mới đọc/hiểu được. Đây là một trường hợp do giáo sư Đàm Trung Pháp, chuyên khoa Ngôn Ngự Học ở Texas nêu lên; nếu là người thường thì biết đâu mà mò! Bác sĩ HXC đã phải để ra 10 năm để biên soạn từ điển này, sách dày hơn 700 trang, rất dễ dùng, có tính cách thực dụng, vì được trình bày giản dị và đa dạng, có bảng chỉ dẫn (index) tóm tắt, rõ ràng… Ban Tỗ Chức RM gồm nhiều nhân vật có tên tuổi như giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, chưởng môn Hà Thượng Nhân, Kỹ sư Nguyễn Hàn Tý, Bác sĩ Nguyệt Mehlert (ca sĩ Thu Hà) …Kết quả buổi RM về mọi mặt đã đạt được như mong muốn, như trong mấy lần ra mắt trước ở Dallas, Houston, Washington …số sách được mua ủng hộ mỗi nơi cả trăm cuốn… đấy hẳn là niềm vui cho BTC và an ủi cho tác giả phương xa. … Gần hết năm này, 2/12/2000 - Thi Đàn lại gắng giúp nhà giáo Đỗ Quang Vinh, đến từ Canada, tổ chức nói chuyện ở Hội quán Việt Nam (IRCC)- 399 West San Carlos, San Jose, về đề tài: ” Hồn Nước Trong Tiếng Việt & Thơ Việt” khá hấp dẫn. Nhân dịp này, diễn giả ĐQV cũng phổ biến 4 tác phẩm mới của ông, biên soạn rất công phu, là: “Tiếng Việt Tuyệt Vời”, “Học & Đọc Tiếng Việt”, “Ca Dao Đố Vui”, “Về Nguồn”. Giáo sư ĐQV 68 tuổi, tốt nghiệp Cử Nhân Luật, Cao Học Kinh Tế Đại Học Saigon, dậy ở trường Nguyễn Trung Trực Rạch Giá, Trung Học Petrus Ký và …từ 1954, đảm nhận nhiều chức vụ cao cấp khác. Vượt biên từ 1987, định cư tại Cananda; tốt nghiệp Cử Nhân Giáo Dục Toronto, dạy Trung Học, và làm nhiều công vụ khác, nghỉ hưu năm 1998. Đã soạn và in 11 tác phẩm sách giáo khoa, luận văn học và thơ. Tác phẩm Tiếng Việt Tuyệt Vời đã được in lần thứ 2. Buổi họp khá thành công về mọi mặt. …Cuối cùng, 12 giờ trua ngày 25/12- ngày Giáng Sinh, đáp lời mời của nhà văn, nhà báo Nhật Thịnh -, NV cùng vài bạn thân cận, cố gắng thu xếp thì giờ, lái xe lên thủ phủ Sacramento, - đi, về lối 250 miles, để tham dự buổi họp mừng tân gia (7750 Rockcreek Way) và sinh nhật của chị Khuê Dung- nội tướng của anh, thật đúng là: “Của một đồng, công một nén”. Hai ông bà NT trước kia cư trú ở thành phố San Jose nhiều năm, từ ngày qua Mỹ theo diện HO – nay di chuyển về nhà mới được 3 tháng, sau khi bán căn townhouse, lời được một món kha khá, đủ để tậu một căn single house lớn gấp đôi trên Sacramento. Ông Nhật Thịnh, dáng người nhỏ nhắn nhưng tinh thần năng nổ, hoạt động không lúc nào ngừng…Về sau này, nhà ở Sacto lại lên giá, kể như hai ông bà…trúng số hai lần! Sau khi ở Sacto về, NV không quên gõ máy gửi ngay thư trả lời cho nguyệt san Y Học Thường Thức ở Nam Cali cảm ơn Ban Chủ Trương đã có nhã ý cho NV góp ý kiến trên mục “Tâm Tình Với Độc Giả” của nguyệt san., và thăm hỏi, khuyến khích sự hoạt động, thành đạt của Thi Đàn Lạc Việt …Đồng thời, NV cũng chuyển anh chị chủ nhiệm YTTT bài thơ ngẫu tác trong dịp này: Năm 2000 sắp hết rồi ư? Bận rộn ngày đêm muốn ngất ngư. Ba buổi hội đàm lo ngộp thở, Nghìn trang thơ đánh, chạy lu bù! Hỏng lên, hỏng xuống, buồn ơi, máy, Ôm đến, ôm về, tốn bộn xu! Đêm Giáng Sinh, cùng vui đón Chúa, Quên đi cực nhọc kiếp phù du! #143/20 … Năm 2001, NV cho ấn hành Tuyển tập “Thơ Việt Hải Ngoại: Một Góc Nhìn” viết theo thể Tản Mạn, có sự tham gia của 63 thi hữu : Ngọc An, Đông Anh, Dương Ngọc Ánh, Tràn Nguyên Anh, Hoàng Xuyên Anh, Lê Văn Bá, Đỗ Quí Bái, Lê Xuân Bích, Dương Đức Bửu, Đỗ Bình, Đào Đức Chương, Nguyễn Văn Cường, Hà Chi, Hoàng Duy, Lưu Thái Dzo, Tâm Huyền, Vinh Hồ, Ngô Minh Hằng, Lê Kỳ Hoa, Mạc Hoài Hương, Mai Thanh Huyền, Đào Thanh Khiết, Nguyễn Đắc Khoa, Ngô Trung Khiêm*- Illinois, Hoàng Ngọc Liên, Song Linh, Trúc Lang, Nguyễn Ái Lữ, Tràm Cà Mâu, Thái Quốc Mưu, Hạo Nhiên (Nguyễn Tấn Ích), Trần Tuệ Nga, Lê Nguyễn, Chinh Nhân, Nguyễn Năng Nhu, Lê Trọng Nghĩa, Duy Ngọc, Diệu Tần, Thanh Thanh (Lê Xuân Nhuận), Thiên Tâm, Phương Triều, TyNa (Bùi Tuyết Nga), Huệ Thu, Ngô Thy Vân, Thúy Vũ, Minh Viên, Hà Trung Yên.. Phần Bổ túc (vì gửi bài trễ) có: Cao Mị Nhân, Bs Phạm Văn Hải, Duy Nghiệp, (Bùi Duy Thuyết), Hà Huyền Chi, Hà Bỉnh Trung, Hồ Công Tâm, Tô Thùy Yên, Trần Vấn Lệ, Thúy Sơn, Lê Văn Ngọc, Thái Bình, Hoa Văn, Trần Thiện Hiếu, Hà Thượng Nhân, Đặng Phạm Khảo, Dư Thị Diễm Buồn, Hoàng Thị Bích Đào… Sách dầy trên 500 trang, bìa hai màu xanh da trời dịu mát, chữ den, trình bày thật thanh nhã, hài hòa… *Đáng tiếc là sau này, bạn NgôTrK đã thay đổi địa chỉ và không cho Thi Đàn biết nên sách không chuyển được đến tay bạn, dù TĐ đã liên lạc, thăm hỏi nhiều lần/nơi nhưng không có kết quả! Sách này đặc biệt được NT Dương Diên Nghị viết bài nhận xét rất công phu, tỉ mỉ…trên nhật báo Thời Báo San Jose; và qua sự trao đổi xây dựng …mọi thắc mắc đã được tác giả giải đáp thỏa đáng. …Họa vô đơn chí? Cuối tháng 10/01, NV lại được một tin không mấy vui. Sau ngày Tuyển tập“Thơ Việt Hải Ngoại: Một Góc Nhìn”phát hành ít lâu, nhà thơ nữ Tuệ Nga đã gửi thư riêng cho NV, phê bình nghiêm khắc cách thức chọn lựa thơ (tiêu biểu là bài của Thanh Thanh) đăng trong tuyển tập này. NT Tuệ Nga viết: “…Đọc sơ tiểu sử (Thanh Thanh) nghĩ có thể tin tưởng được, nào ngờ vào trang thơ, thưa thật với anh không còn gì có thể nói được, mời anh đọc lại, tôi nghĩ rằng anh cũng sơ ý vì không đọc kỹ mới để cho in bài”Bạn Gái” của tác giả Thanh Thanh. Mang tên là Thanh Thanh mà ngược lại chẳng “thanh” chút nào, uế tạp quá! Mà còn dịch ra ngoại ngữ, thật đáng tiếc anh đặt chủ đề cho tập thơ là Thơ Việt Hải Ngoại, trong này bài “Bạn Gái” một sản phẩm không thể tưởng tượng được lại goi là văn thơ.Người Việt hay người ngoại quốc nếu đọc bài này sẽ nghĩ gì về nền Văn Học của nước ta!...Hiện tượng lạm dụng thái quá làm uế tạp văn thơ, xin anh lưu ý…….Thân kính - Tuệ Nga” Nói cho đúng, ý kiến của NT Tuệ Nga không sai trái, vấn đề ở đây chỉ là quan niệm về thơ văn khác nhau mà thôi! Trong thư trả lời ngày 29/10, NV nhấn: ” Cảm ơn Cô đã lưu ý tôi về bài thơ của anh Thanh Thanh mà tôi cũng nhận thấy không được bình thường lắm, theo như ý Cô. Bài này đã được đưa cho vài thi hữu coi qua và ý kiến của họ là “Cứ đăng”, một là do tác giả yêu cầu, hai là hợp với chủ trương của Ban Phụ trách, phản ảnh rộng rãi sinh hoạt thi ca Việt Nam ở nước ngoài! Ở đời có Tốt thì có Xấu, cái Xâu nhiều khi làm nổi bật cái Tốt, cũng có lợi ích. Vả lại trong thực tế, từ trước đến nay, còn nhiều bài thơ “trần tục” hơn, mà vẫn được công bố, lưu truyền, như thơ (của)”Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Đỗ K… Chúc Cô và gia đình thân tâm an lạc.- Thân DHA.” …Trong năm 2001…dù gặp nhiều chuyện bất ngờ, Thi Đàn vẫn tổ chức được một buổi sinh hoạt văn học ở địa điểm mới: hội trường Mt Hamilton Range, 2840 Aborn Rd. San Jose 95133 vào ngày 30/9/2001. Chương trình gồm có: Nói Chuyện (Thêm) về Thi hào Nguyễn Du - Giới thiệu các tác phẩm Thơ Việt Hải Ngoại Một Góc Nhìn của Dương Huệ Anh và Autumn Cloud, hồi ký của bà Jackie Bông, phu nhân cố giáo sư Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chính trước năm 1975. Thành phần Ban Tổ Chức và Bảo Trợ khá hùng hậu, ngoài chưởng môn Hà Thượng Nhân, giáo sư Đặng Cao Ruyên, chuyên gia Truyện Kiều, các nhà thơ năng động của Thi Đàn (Song Linh, Đông Anh…), nhà văn Trần Ngọc, bạn Phan Thanh Hùng, chủ tịch Hội Cựu Sinh Viên Hành Chính San Jose ; tuy nhiên số người tham dự chỉ vừa phải, có lẽ vì địa điểm mới còn xa lạ với cộng đồng…Nhà văn Thụy Cầm đã có một bài giới thiệu sơ lược về tác giả Jackie Bong Wright và tập hồi ký, xin trích đăng một phần: “…Nghe đề Tựa sách là “Autumn Cloud -Mây Thu”, ta có thể nghĩ đấy là một cuốn tiểu thuyết, nhưng thật ra nó là một tập hồi ký. Sách viết bằng Anh Ngữ, dày trên 300 trang, gồm 8 chương, do nhà Capital Books, Inc. xuất bản. Tác giả là Jackie Bong Wright, kể lại cuộc đời mình trong 60 năm, từ năm mới sinh (1940) đến nay. Vậy JBW là ai? - Bà nhũ danh là Lê Thị Thu Vân, sinh năm 1940 và là áp út trong một gia đình đông con (10 người), nhà khá giả. Mới 5, 6 tuổi đời, Bà đã được nếm mùi chinh chiến, nhưng lớn lên bà vẫn còn may, được theo học tại trường Pháp Marie Curie , và Couvent Drs Oiseaux với tên Jacqueline Thu Vân, Cái buồn là gia đình bà cũng bị ảnh hưởng cuộc chiến, một số anh chị em chia cách, và đối nghịch nhau trong hai chiến tuyến Quốc - Cộng. Riêng Thu Vân, sau khi học hết bậc Trung học, theo đúng ý nguyện, đã được qua Pháp du học tại trường đại học Sorbonne và Bordeaux và có dịp thăm Anh quốc thực tập Anh ngữ. Rồi như duyên tiền định, năm 1962, bà gặp cố giáo sư Nguyễn Văn Bông ở Pháp, thời gian ấy ông sắp trở về nước phục vụ ở Luật khoa Đại học Sàigon. Cuối năm 1963, theo tiếng gọi của con tim, Thu Vân trở về Sàigon, và đầu năm 1964, Bà kết duyên với giáo sư Bông, Cuối năm ấy, bà sinh đôi, rồi hai năm sau lại có thêm một trai (cộng 2 trai, một gái!) Tháng 10/1971, nghe tin đồn giáo sư NVBông (có thể) sẽ được chính quyền mời giữ chức vụ Thủ Tướng, nhưng ngày hôm sau, ông đã bị ám hại chết, thủ phạm được cáo buộc là hoạt động cho đối phương Cộng Sản ! Mới 30 tuổi và 3 con nhỏ trong tay, bà bỗng trở thành quả phụ trong một tình trạng khó khăn. May thay nhờ thừa hưởng tính quả cảm và ý chí mạnh mẽ của thân mẫu, 3 tháng sau, bà đã đứng lên, phấn đấu trở lại, làm việc để sinh tồn, nuôi con dại. Trở lại làm việc với Hội Việt Mỹ, năm 1972, bà thành lập “Hội Gia Đình Hạnh Phúc” và tham gia các cuộc Hội thảo Quốc tế về Phụ nữ… Sau tháng 4/1975, bà cùng 3 con lưu lạc sang Mỹ, trước ở Missouri, sau qua Washington DC, ở đây, bà đã gặp lai người bạn cũ, Lacy Wright, một viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ. Sau nhiều lần gặp gỡ, hai người quyết định sống chung …Năm 1979, bà lập ra hội IRSS (Trung tâm Dịch vụ Xã hội) và hoạt động trong Hội Phụ Nữ gốc Á châu (APAWC), được giải thưởng của cơ quan US - Asia Institute . Năm 1999, bà lập cơ sở Cử tri Người Mỹ gốc Việt, khích lệ đồng hương tham gia bàu cử. Hiện thời, bà là một social worker - cán bộ cao cấp ngành xã hội. Ba con bà nay đã thành đạt cả. Cặp Lacy/Jackie Bong , ngoài sự hăng say trong hoạt động cộng đồng, xã hội…còn có khả năng ca diễn, giúp vui trong các buổi sinh hoạt hàng tuần… Tổng quát, có thể coi Autumn Cloud như một Hồi Ký tình cảm, ta nên đọc để cảm thông cho số phận con người trong cuộc chiến, (và cuộc đời), chia xẻ với nỗi trăn trở của một phụ nữ có học, có chí đã vượt qua (những) thử thách để tìm thấy hạnh phúc! …” 2002 Sau 10 năm lèo lái cơ sở Thi Đàn Lạc Việt, nhận thấy kết quả đạt được không như ý, vì thiếu nhiều điều kiện thuận lợi, - nhất là tài chính và nhân sự - và cũng tự cảm thấy mệt mỏi, NV muốn được nghỉ ngơi một thời gian để suy nghĩ, nên có ý tìm người phụ giúp việc điều hành cơ sở... Giữa lúc ấy, bạn Song Linh đưa nhà thơ Việt Bằng đến thăm và khuyến khích, ông là một cựu giáo sư Trung học, có nhiều khả năng,- thơ văn, sinh ngữ …, tính tình hiền lành, nhưng trực tính nên có vài anh em trong hội không tâm phục; vì thế dự định chuyển quyền cứ phải lần lữa chờ đợi...Và sau vài hiểu lầm, xuyên tạc…cần có thời gian giải tỏa, NV nghĩ tạm cho Thi Đàn ngưng hoạt động chính thức một thời gian. Tính đến thời điểm này, Thi Đàn dã liên tục hoạt động được 10 năm, nhưng thành quả đạt được chưa đúng như chương trình dự liệu vì thiếu nhiều điều kiện: nhân sự, tài chính, và thời thế (hoàn cảnh thực tế) … nhân tâm ly tán, giới trẻ ít tham gia, tình thần công tác của đàn viên không đồng đều… Thực ra, Ban Điều Hành đã nghĩ đến nhiều phương thức để khắc phục tình trạng, nhất là tài chính. Ngoài sự đóng góp khiêm tốn theo nhu cầu (in sách/hội họp) không thường xuyên của đàn viên, BĐH đã gửi thư đến một số trường Đại Học của Mỹ, mời mua giúp một số ấn phẩm của cơ sở, nhưng chỉ được vài cơ quan đáp ứng, như Thư viện trường Cornell ở New York, một nhà xuất bản Mỹ mời cộng tác in sách…và đặc biệt cơ sở Total Information ở New York, đặt mua một quyển: “Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu” in năm 1995, theo thư ngày 03/9/1996. Sau cùng, không quên ghi nhận sự hỗ trợ kín đáo, hạn định của mấy bạn bên Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chính trong vùng, như Nguyễn Trung Quang, Lê Đình Gia, Phan Thanh Hùng, Nguyễn Văn Sanh… Kỷ niệm đáng ghi là cố giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đình Hòa, khi còn sinh tiền, thật lòng muốn giúp Thi Đàn có phương tiện hoạt động, nên đã đề khởi Cơ Sở đứng ra tổ chức những buổi Ra Mắt Sách của ông – đã được Nhà Xuất Bản ở Mỹ in - tại địa phương để có dịp gây thêm qũy, nhưng chưa thực hiện đươc thì ông đã qui tiên; dù sao Thi Đàn cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của cố giáo sư đối với họat động văn học Việt Nam ở nước ngoài! Sáng kiến mới của BĐH là, - dù hơi trễ - theo chỉ dẫn của bạn Nguyễn Đình Tạo (Đông Anh),- Thi Đàn đã lập hồ sơ/ giấy tờ cần thiết gửi cơ quan Resources For Families & Communities, Santa Clara County, để xin một khoản trợ cấp đặc biệt cho niên khóa 2003. Hồ sơ này đứng tên nhóm Family & Culture Support Group (Tinh Việt), do bạn Phan Đình Tề, chủ nhiệm, địa chỉ ở số 3162A Landess San Jose, 95132. Rất tiếc, ngày 19/4/2002, cơ quan RFC đã tin cho biết đơn xin của FCS không được chấp nhận, vì lý do thiếu ngân khoản, và cho biết có tới 160 cơ sở nạp đơn xin trợ cấp, trên số tiền 1.7 triệu $US; sự kiện này đã đưa BĐH đến quyết định: Thi Đàn tạm ngưng họat động chính thức trong một thời gian. Tuy nhiên, trươc đó Thi Đàn cũng đã hoàn tất việc in ấn tuyển tập “Một Phía Trời Thơ 5”, sau tập 4, theo như ý nguyện của ban Biên tập, gồm có 49 nhà thơ nam nữ. Trình bày giản dị và trang nhã, tuyển tập dày gần 400 trang, phần mục lục, tác giả xếp theo ABC, dễ tìm kiếm, bên cạnh những nhà thơ quen thuộc là một số khuôn mặt mới (xuất hiện), trẻ: Cao Mỵ Nhân, Bạch Vân Hợp Trọng Bùi, Dương Đức Bửu, Dương Huệ Anh, Duy Viên, Đào Nguyên, Đào Thanh Khiết, Đỗ Bình, Đông Anh, Hà Thượng Nhân, Hà Trung Yên, Hải Bằng Hoàng Dân Bình, Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, Hoa Thu, Hoàng Xuyên Anh, Huỳnh Mai Hoa, Huỳnh Thị Gấm, Lê Minh Nguyên, Lê Văn Bá, Mặc Lan Đình, Mây Tiên, Nguyên Khoa, Nguyễn Hữu Tân, Nguyễn Tấn Phước, Phan Long, Phạm Ngọc Phi, Phương Du, Quang Hà, Quốc Lân, Song Linh, Sương Mai, Thái Quốc Mưu, Thi Cầm, Thiên Sơn, Thúy Sơn, Tố Nguyên, Tuệ Đàm Tử, Từ Phong, Trần Việt Yên, Trúc Giang, Trường Giang, Vân Trang, Việt Bằng, Việt Chí Nhân, Võ Đình Tiên, Vũ Gia Sắc, Xuân Bích, Xuân Đà, Hướng Dương… …Trong năm 2002, giới văn học ở vùng Vịnh San Francisco và hải ngoại lại mất một kiện tướng là nhà thơ Duy Năng (Nguyễn Văn Trí). ông ra đi bất ngờ sau cơn bạo bệnh, tiếp sau cái chết của hai nhà văn/thơ lớn Mai Thảo và Nguyên Sa vài năm trước. Ngoài ra, nhà báo, nhà thơ “lão đại” Mặc Thu Lưu Đức Sinh trong nhóm “tứ ác?” - Mặc Thu, Sơn Điền, Nguyễn Sĩ Tế, Trần Dạ Từ - cũng “lặng lẽ” ra đi sau mấy năm định cư ở hải ngoại. 2003 Đầu năm 2003, đựợc tin dữ: nhà văn/ nhà báo Long Ân (Lê Nguyên Long) cộng tác viên báo Hồn Việt, bất ngờ ra đi vĩnh viễn vì tai nạn xe ngày 7/01/2003 ở dưới Nam Cali. để lại nhiều tiếc thương cho văn giới và báo giới. Ông được coi là một cây bút/họa đa năng trong những bộ môn bình luận, phiếm, làm thơ và hội hoạ… Thi Đàn lại gắng tổ chức Ngày Sinh Hoạt Mừng Xuân Quí Mùi ở Thánh Đường Tự Do, 2296 đường Quimby, San Jose, dù trong thời kỳ tạm ngưng hoạt động chính thức, vào ngày 23/2. Chương trình gồm có phần giới thiệu 3 tác phẩm của giáo sư Nguyễn Bá Triệu, Canada như: Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Truyện Phan Trần…và thi phẩm “Những Mảnh Tình Trong Khuôn Viên Đại Học” của nhà thơ Việt Bằng. Ngoài ra, có phần hội luận về những vấn đề Văn Học khác và phần biểu diễn nghệ thuật (trống) của lão thi sĩ Hải Đường…Rất tiếc, giáo sư NBT cuối cùng lâm bệnh bất ngờ nên vắng mặt, còn trưởng ban Tổ chức (DHA) cũng bị cảm ho nặng vì thời tiết quá lạnh, mất cả tiếng, phải nhờ một thân hữu khác thay thế điều khiển chương trình. Nhân dịp này, để soi sang vấn đề hoạt động của cơ sở, Thi Đàn cũng cho phổ biến một Thông Cáo trên Việt Nam Nhật Báo nói rõ về sự tổ chức và điều hành của thi đàn, trích một phần như sau: “ Thông Cáo Đáp chung ý kiến của một số văn, thi hữu về qui chế và chương trình hoạt động của cơ sở, xin thưa quí vị rõ: Hội Văn Học Nghệ Thuật - Thi Đàn Lạc Việt là một cơ sở tư nhân, đã đăng ký với cơ quan Tư Pháp, và Chính Quyền liên hệ. Cơ sở không có tài trợ của cơ quan, tổ chức nào, - đã tự cung, tự nguyện làm việc giúp bảo tồn nền văn hóa nước nhà ở xứ người. Cơ sở thực sự không có hội viên chính thức, (như các hội có qui chế khác) nhưng đã có nhiều văn thi hữu tự nguyện cộng tác để thực thi những đề án văn học chung…với sự sắp xếp của cơ sở.” ...... …Tháng 3/2003, NV đi Los Angeles mấy buổi, dự họp bàu Ban Chấp Hành Văn Bút Hải Ngoại VN mới, cùng với ông Phạm Quang Trình, một ứng cử viên Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Trung ương ; - cả hai cùng eei nhờ xe bạn Vũ QuangTrân. Ở phòng hội, NV đã tái ngộ vợ chồng nhà văn Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyên Hương; và gặp lại nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhận thấy ông có vẻ không còn đưọc tinh tường như trước nũa. Nhân dịp làm quen được với một số nhà văn/thơ khác như bác sĩ Nguyễn Ý Đức, Nguyễn Đức An,- cũng ra ứng cử chủ tịch VB kỳ này-; Đáng phục nhất là HO Trần Thy Vân, có tật ở hai chân, vẫn nhanh nhẹn di chuyển mọi chỗ trên chiếc xe lăn. Kết quả, liên danh Phạm Quang Trình đắc cử, và chi phí ăn ở, di chuyển chung, anh em góp tiền chia xẻ nhau. Bất ngờ ở nhà, nhân dịp này, mấy người trong gia đình bàn nhau đem recycle một số lớn sách báo tài liệu hiếm, quí của NV lưu giữ trong garage. Khi về đến cửa (nhà), NV đã thấy đậu sẵn ngoài đường một xe truck loại lớn chở đầy sách, báo đem đổ đi. NV vội trèo lên xe, gắng nhặt lại được một ít, vì lúc này đã đến giờ xe chuyển bánh...Nghĩ cũng buồn, nhưng có lẽ là cái số của mình chăng? Xem ra không khác trường hợp đống báo cũ mấy năm trước ở đường Brenford SJ năm lần bẩy lượt cố giữ lại, rồi cũng bị vất vào xe rác! …Giữa năm, -2003 - NV qua Paris tham quan trong 2 tuần lễ, không quên đem theo một số sách như Tổng tập I Thơ DHA, Những Cánh Thư Hồng …để tặng các văn, thi hữu nhân dịp gặp gỡ ở nhà bạn Đỗ Bình.., ngoại ô Paris, có mặt mấy bạn Hồ Trường An, bác sĩ Trần Đại Sỹ, Nguyễn Bá Hậu, nhà văn/thơ Võ Đức Trung, Thụy Khanh, Trọng Lễ...Đặc biệt, NV Trọng Lễ sau có viết thư nồng nhiệt khen ngợi sự thành công của tác phẩm "Những Cánh Thư Hồng", xuất bản năm 1998 ở Mỹ (xx phần tư liệu). Qua tuần sau, NV tranh thủ đi xe lửa qua Hà Lan thăm mấy bạn thơ /văn bên đó như TyNa Bùi, TA, những người đã nhiệt tình tham gia, hỗ trợ, quảng bá cho hoạt động của Thi Đàn Lạc Việt trong thời gian qua... Rất tiếc thì giờ ngắn ngủi, NV không có cơ hội tham quan phong cảnh và những công trình nổi tiếng của địa phương. Sau đây, sẽ xin trích ít hàng trong bài viết của nhà thơ Đỗ Bình, trưởng Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam ở Paris, ghi lại cuộc viếng thăm của tác giả Dương Huệ Anh, vào tháng 6/2003. 2004-2005 Đầu năm 2004, nghe tin nhà thơ Huy Cận đã ra đi, tuổi hơn 80, và còn nhiều nhân vật tiếng tăm khác nữa… Dịp gặp bạn Lê Cao Phan ở Sàigon, ông có nhắc đến nhiều kỷ niệm với nhà thơ HC (như chuyện HC nhờ ông - LCP - dịch hộ thơ qua Anh ngữ để phổ biến ở Paris gần đây)… Ngày 25 tháng 4, NV nhờ nhạc sĩ Lynh Phương giúp trình bày về phần nhạc trong buổi Mạn Đàm Văn Nghệ & RM thi tập "Thiên Niên Kỷ Mới, Độc Hành, Ta Vui " mới in, ở quán cafe Rendez Vous , 301 E. Santa Clara/ đường số 7, San Jose, kết quả khả quan... đặc biệt có giáo sư Phạm Quang Minh, chủ tiệm Phở World ở Milpitas gọi đến “ủng hộ” giữa buổi họp mặt…Gs PQM là người thích thơ, có tài (và thành công) về kinh doanh), đã giúp thành lập một số nhà hàng Phở World ở vùng thung lũng Hoa Vàng; ông lại có lòng, lưu ý hỗ trợ các hoạt động văn học ở địa phương… Cũng dịp này, NV được gặp nhà thơ Hà Phương, Nam Cali, - anh của ca sĩ Vân Phi, San Jose ở nhà LPh., sau này, bạn HP đã nhiệt tình tham gia, giúp một tay trong dịp NV tổ chưc họp bạn dưới Westminster vào thời gian gần đấy. Theo bài tường thuật của Thường Dung trong chương trình Phát Thanh VNHN: ” Đúng 2pm, NT Dương Huệ Anh, trưởng ban Tổ Chức, thay thế MC buổi họp Ngọc Thủy vắng mặt-, lên xin khai mạc bằng những lời chào mừng nồng nhiệt, và cảm ơn cử tọa, số quan khách và thân hữu hiện diện gần đủ như sự dự liệu của ban tổ chức. Tiếp sau, ông xin phép trình bày qua những công việc đã làm trong những năm qua, những khó khăn đã trải, và vượt qua và kêu gọi sự hợp tác của các cơ sở văn học nghệ thuật ở địa phương và tổ chức Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại để có thể thực hiện những mục tiêu chung, những công trình có tầm vóc, mà do những dị biệt nhau về quan niệm, và hành động, những người làm VHNT đã không đạt được trong thời gian (gần 30 năm) lưu lạc xứ người! Nói về những tác phẩm mới ấn hành, ông kể lại những khó khăn trong sự in ấn - vì thiếu điều kiện thực tế- nhưng nhấn mạnh là chỉ xin được trao đổi trong tinh thần hỗ trợ -, tương thân, tương ái (vì thế sách và CD đã không đề giá bán). Riêng CD Nhạc “30 Năm, Ngàn Kỷ Niệm” gồm những bài thơ ghi đầy kỷ niệm (do ông tự phổ nhạc dưới bút hiệu Triều Đông) đã lần lượt được trình bày nhịp nhàng qua những tiếng hát gợi cảm, thân thương ở vùng Thung lũng Hoa Vàng, dưới sự điều khiển điêu luyện, gắn bó của nhạc sĩ và ban nhạc Lynh Phương… Chương trình được tiếp nối bằng những ca khúc được ái mộ, trích trong CD, như “ Em Về, Măt Biếc Mưa Đông”, Thành Tô, Tháng 12, Sương Mù Bay, Amsterdam Không Mưa…với Vân Phi, Lệ Hằng, Thanh Loan, Thiên Ân, Trần Hoàng Vũ…Và sau Nguyên Đán, Lê Thu…là bài nhạc “Cho Ta Một Chút Tình Người” do nhạc sĩ Lynh Phương phổ thơ Dương Huệ Anh và tự trình bày, rất gợi cảm, được cử tọa hoan hô nhiều lần kêu”bis, bis”… Cuối cùng, chương trình được chuyển qua phần Mạn Đàm, với nhiều ý kiến xây dựng được đóng góp sôi nổi, trong tinh thần cảm thông, đoàn kết…hứa hẹn những sinh hoạt văn nghệ rộng lớn và thường xuyên trong tương lai… Phần văn nghệ tự do (ca, ngâm) phong phú, linh động đã kết thúc buổi sinh hoạt vào lúc 5pm trong không khí lạc quan, thân hữu…” Cuối cùng, xin có vài lời giới thiệu về tập "Thiên Niên Kỷ Mới, Độc Hành, Ta Vui ". Đây là thi phẩm thứ 12 của NV ấn hành ở xứ người, kể từ ngày 30/6/1991, khi ra măt tác phẩm Huyên Ca, Diễm Ảnh 1-2 ở vùng Thung Lũng Hoa Vàng, sau các tác phẩm Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu, Đường Nào Co Hoa Đào, Tha Hương 18 Năm, Sầu Có Ai? và 6 thi phầm trong Tồng tập I Thơ Dương Huệ Anh (Thương Cả Trăm Hoa, Gót Ngọc Quan Âm, Thơ Xanh, Thơ Hồng, Ba Mươi Năm Trước, Hai Mươi Năm Lưu Vong). Thi tập chỉ gồm 304 trang, với hai trang bìa mộc mạc, giản đơn, thanh tịnh…nhưng có đến 291 bài thơ đủ thể loại, là công sức hiếm có trong suốt một năm dòng - 2003 - của một người thiết tha, tận tụy vì thơ….măc dù niên kỷ đã khá cao – (quá tuổi cổ lai hi !) Đặc biệt trong thi tập lại có bài Bạt của thi sĩ Hồ Trường An-Pháp quốc- viết rất đầy đủ, phân tích tỉ mỉ, soi rõ nhiều góc cạnh, rất nên đọc để có thể hiểu rõ tâm sự nhà thơ- tác giả… Thời gian sau đó, từ LA, ông Huy Trâm, rể của nhà thơ Đông Xuyên -, cũng viết thư nhờ tác giả cùng mấy người bạn thân giúp tổ chức Ra Mắt sáng tác mới ở San Jose, kết quả cũng bình thường có lẽ vì thời điểm không thuận lợi (quá nhiều sinh hoạt trong tuần); trong dịp này, ông đã tự đệm đàn keyboard trong phần trình diễn văn nghệ khá đặc sắc! ......... …Và, như đã ghi sơ ở phần trên, Tháng 6/2005, NV lại có dịp xuống thành phố Westminster ra mắt một số tác phẩm thơ văn mới, vào ngày 18/6/2005 - có nhờ Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chính Nam California và nhà thơ nữ Vũ Hoài Mỹ giúp một tay trong việc tổ chức, nhưng rất tiếc kết quả cũng khiêm nhường, vì dường như Ban Chấp Hành Hội (chủ tịch Châu Văn Để) không vận dụng được tòan lực, có lẽ gặp trở ngại bất ngờ - trừ nhà văn, nhà báo Đỗ Tiến Đức, và nhà thơ Cao Mỵ Nhân, đã hết sức năng nổ, tận tâm hỗ trợ...Không may nữa là ngày RM sách lại trùng với lễ an táng của nhà thơ Trần Thúc Vũ – (Bùi Kim Định- sinh năm 1940)- mới qua đời 15/6/2005 - , nên số ngừoi đến tham dự có thể bị chia xẻ một phần . May phần văn nghệ có sự trợ giúp tận tình của các bạn nghệ sĩ Hà Phương, Hữu Bộ, Kim Loan, Ngọc Nuôi… Chính cô CMN đã vui lòng nhường chỗ - mà cô đã đặt mướn ở trụ sở Nhật báo Viễn Đông 14901 Moran St. thành phố Westminster, vào lúc 2pm, ngày Thứ 7, 18/6/2005 - cho NV với lệ phí 120US, vì vào thời điểm này không nơi nào còn chỗ trống ! Phần cô VHM thì "kẹt" chuyện nhà, đi vắng, thư mời chắc không được phổ biến rộng rãi, kịp thời... Nhớ lại: cũng mấy năm trước, Hội CSVQGHC đã đứng ra tổ chức giúp người viết RMS một lần, kết quả...cũng chỉ có vài chục người trong hội nhà tham dự... kể như duyên lành chưa đủ, làm khổ cho nhau!? Điểu làm NV cảm động nhất là giao tình của ông bạn già Mai Thạch Lý Thái Vượng ở Santa Ana, đồng môn QGHC và nguyên tổng thư ký Bộ Nội Vụ, trước năm 1975. Trong thư ngày 6/6/2005 hồi đáp Thiệp Mời mời dự buổi RM, bạn Lý Thái Vượng viết:” Tôi đã nhận được tập thơ Anh gửi cho cùng Thiệp Mời dự buổi ra mắt. Mong Anh thể tất cho tôi không thể đến dự, vì nhà tôi tay chân bại (liệt), đầu óc u mê Alz…Tôi thì mấy năm liền ở bên trông nom nên già yếu và cũng lo không biết chống đỡ bao lâu nữa? Bận suốt ngày và đêm, và đi dự hội chẳng lẽ để một người bệnh trên xe lăn kéo theo? Vậy xin chúc Anh thành công buổi ra mắt. Gọi là có chút gửi Anh () yểm trợ nỗ lực văn hóa, cùng vài hàng tâm sự: Vợ bệnh, thân đau, trăm nỗi bận, Sách thơ ra mắt hụt vui chung. Thiên Niên Kỷ Mới anh vui bước, Giăng mắc tâm tình với núi sông! Chúc….Thân ái Mai Thạch Lý Thái Vượng “ …Trên nhật báo Thời Luận ngày 2/7/2005, có bài tường thuật lại buổi sinh hoạt “Thơ Văn Dương Huệ Anh” này, xin trích vài đoạn:”… Ông Châu Văn Để, Chủ tịch Tổng Hội Cựu Sinh Viên Hành Chánh, nhân danh Ban Tổ chức, đã lên tiếng chào mừng quan khách,…cho biết nhà thơ DHA là một thành viên của Tổng Hội; ông…tốt nghiệp Khóa 2 Học Viện QGHC trước năm 1975…đã phục vụ ở nhiều phủ, bộ…(trước năm 1975) nhiệm sở cuối của ông là ở Lào quốc (Vientiane). Tiếp theo, nhà thơ MC duyên dáng Nhất Phương, mời một cựu sinh viên khác, ông Đỗ Tiến Đức, nhà văn, chủ nhiệm, chủ bút Nhật báo Thời Luận, Los Angeles, lên giới thiệu tác giả; ông ĐTĐ cho biết: DHA là đàn anh của ông về mọi phương diện, hai bên ít có dịp gặp nhau. Ông chỉ biết DHA làm thơ thật nhiều, thân hữu của ông đều ghi nhận ông có một số lượng thơ “đồ sộ” nhất. Ông kể rằng một lần đi ăn với DHA, lúc chia tay, ông thấy NT móc trong túi ra một mảnh giấy, và được biết đây là bài thơ mà ông DHA vừa sáng tác trong lúc ngồi chờ bạn tới… Và, sau đó ông ĐTĐ đã làm một cuộc phỏng vấn “tại chỗ” khá dài, nhiều câu hỏi được đặt ra nóng bỏng, và nhà thơ DHA đã có những câu trả lời chân thực, dí dỏm làm cử tọa thích thú…Sau phần nữ sĩ Cao Mỵ Nhân lên phân tích sâu sắc vế tác phẩm “Thiên Niên Kỷ Mới, Độc Hành, Ta Vui” của nhà thơ, có sự đóng góp ý kiến của thi sĩ Hoàng Duy, hát và ngâm thơ của các nghệ sĩ Hà Phương, Bích Ti, Hải Bộ và Hạ Ái Khanh…Buổi sinh hoạt chấm dứt lúc 5 giờ pm, nữ ca sĩ Thái Thanh có ghé thăm tác giả giờ đầu khai mạc và có vẻ cảm xúc khi nhận sách “Những Cánh Thư Hồng” do tác giả đề tặng, và nhà truyền thông nữ, Như Hảo, dù hết súc bận rộn, cũng gắng có mặt vào những giây phút cuối để tỏ tình thân hữu, tương trợ…” Dịp ra mắt sách này, NV ở tạm nhà cháu Phạm Quốc Hưng, nhân đó lại nhờ đươc đứa con nhỏ của Hưng giúp hộ những việc lặt vặt về tổ chức trong buổi ra mắt... Có cái vui là trong khi bận rộn…căng thẳng tinh thần thì được cô Kỳ báo tin chiếc xe Toyota bị mất trộm (lần thứ 2) tuần trước đã được tìm thấy. …Thực tế là, dù chính thức Thi Đàn tạm ngưng hoạt động, nhưng hàng tháng vẫn tiếp tục có những sinh hoạt thân mật, riêng tư để củng cố nội bộ; tỉ như vào 12pm ngày chủ nhật 25/9/2005 có vụ đón tiếp hai nhà thơ Hoàng Dân Bình và Khánh Minh từ bang Arizona và Nam California qua thăm thân hữu, tại nhà hàng Cao Nguyên, trong thương xá Sun Plaza, San Jose… (…Thêm một tin buồn riêng: Tháng 8 năm này - 2005 -Khánh, tiện nội, qua đời, sau nhiều năm bệnh liên miên vì tuổi già, thọ 81 tuổi. Và, căn nhà của cô Kỳ - con gái thứ 5 – cũng được bán đi, NV phải dời qua chỗ ở khác, và nhờ đó có một thời gian dài nghỉ ngơi… để biên soạn thêm được vài tác phẩm mới, như: 50 Năm Thơ Và Người Thơ, Dịch & Bói Dịch, Tìm Hiểu Về Phật Giáo, Những Vần Thơ Đạo… cùng DVD Thương Về 12 Bến Nước…) HOAT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ BẠN …Về hoạt động của các cơ sở bạn ở địa phương, - không tính những năm đầu cuộc định cư - trong thời gian qua, các bạn đã có những thành tựu đáng kể. Năm 2003, cơ sở Cội Nguồn - CN - đã ấn hành Tuyển tập Thơ “ Lưu Dân Thi Thoại”gồm nhiều tác giả có danh, trong buổi ra mắt ở San Jose đã có những trao đồi, thảo luận đúng đắn, sôi nổi, có tính cách xây dựng… Tính đến năm 2001, Cơ sở Cội Nguồn đã phát hành được một số tác phẩm biên soạn khá công phu như: Gửi Người Dưới Trăng - 1995; Tiếng Hờn Chiến Mã, Thoáng Chút Hương Xưa, Thơ Sương Mai-1996; Một Thời Lưu Lạc-1997; Đường Xuôi Nẻo Ngược, Thơ Văn Nhạc Tù-1997; Từ Trong Tiếng Gọi -Thơ Nguyên Phương - 1998; Về Lối Đi Xưa - Thơ Song Nhị, Đò Trăng,-Thơ Ngô Đức Diễm - 1999, Và, tập thơ song ngữ: Sự Im Lặng Của Ngày Hôm Qua 1999… Sau đó cơ sở CN, với sự cộng tác tích cực của nhà thơ Trần Anh Lan, dã cho ấn hành Tập san Nguồn hàng tháng, được vài chục số, có thể gây được một số ảnh hưởng tốt trong cộng đồng, nhất là giới cầm bút ở hải ngoại…Rất tiếc qua năm 2005, nội bộ có sự bất đồng, mâu thuẫn kéo dài…nên nguyệt san Nguồn phải tạm đình bản…(Tham chiếu Thư của hai ông Trần Anh Lan và Nguyễn Thùy v/v báo Nguồn… ) Cũng xin được nhắc đến hoạt động của Thi Văn Đoàn Bốn Phương do nhà thơ Trường Giang chủ trì với các bạn Mạc Phương Đình, Hoàng Ngọc Văn, Ngọc Bích…, trong thời gian Thi Đàn Lạc Việt tạm nghỉ xả hơi, chấn chỉnh nội bộ. Thành lập vào năm 2004, trong hai năm liền, cơ sở bạn đã phát hành được hai tuyển tập Thơ gồm nhiều thi văn hữu quen thuộc có tên tuổi tham gia. Tuyển tập 2-2006 đã được giới thiệu trang trọng vào lúc 1pm ngày 11/11/2006 tại Học khu Franlin - Mc Kinley, số 645 Wool Creek, San Jose, trong một chương trình đầy đủ các tiết mục và khá thành công…Đấy là một khích lệ cho giới văn nghệ sĩ yêu chuộng tự do ở hải ngoại! Ngoài ra, cũng phải ghi lại những đóng góp của các tổ chức/cơ sở bạn ở địa phương khác (trong và ngoài nước Mỹ) - rất nhiều, không thể kể hết - đã bỏ ra không ít công sức, thời giờ, hiện vật để khơi động, duy trì, quảng bá sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam ở hải ngoại; dưới đây chỉ ghi lại những trường hợp nổi bật đã được (thông báo) cho biết : - Về Báo Chí, vào năm 2002 người ta thấy sự có mặt : Nguyệt san Nghệ Thuật của Ns Lê Dinh – Montreal; Hương Quê Magazine với NT Anh Vân, Houston; Diễn Đàn Phụ Nữ - Garden Grove; Dân Việt: TQMuu; Viên Giác : Germany; Tự Do : Nguyên Nghĩa, Toronto; Thế Giới Mới - Arlington, Texas; Con Ong Việt - Lê Vũ; ? Làng Văn - Nguyễn H Nghĩa; Quốc Gia - Montreal; Tiếng Việt - TG Phụ Nữ, Nguyễn Viết Hưng - Cali.; Đoàn Kết, Trần Đỗ Cẩm – Austin, Texas; Florida Việt Báo - Chu Bá Yến, Mirama, FL; Thế Giới Ngày Nay - Lê Hồng Long, Wichita, Kansas; NS Việt Nam - Hải Triều, Vancouver, Canada; Hồn Việt - Nguyễn Đức Chung, Anh quốc; Thời Báo Montreal - Canada; Đất Sống News - Vũ Uyên Giang - Charlotte - No. Carolina, Cỏ Thơm của Lưu Nguyễn Đạt, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Virginia; Khởi Hành của Viên Linh, California… Về thơ văn, có nhiều tuyển tập mới tiếp tục được ấn hành, - ngoài những tác phẩm đã ghi ở những phần khác,- xin ghi lại một số tiêu biểu: -1994. Nhóm Tiếng Thơ Hải Ngoại của Hoàng Duy. Với Tuyển tâp TTHN 1994, 210 trang, có: Thúy Trúc - Thái Châu - Trần Vấn Lệ - Hồng Nhật Thiên Thanh -Vân Nương, Trình Xuyên - Thư An - Người Đất Trảng - Cơ Phu - Nguyễn Thương Quê - Trần Văn Ân - Quốc Huy - Gia Trang Lê Ngọc Quỳnh - Việt Thao - Lê Văn Bá - Thanh Hữu Huyền - Phong Sơn - Lê Khắc Anh Hào - Quốc Nam - Tuệ Nga - Linh Quân Lê Bá Năng - Trần Ngọc Hà - Bội Điệp - Quế Trân - Qùy Hương - Đàm Ngọc Văn Chương - Thảo Bình - Quang Vũ - Hoàng Hà - Vân Trình - Tuệ Đàm Tử - Song Nguyên - Thanh Hiền - Nguyễn Cát Tường - Huỳnh Mỹ Khê - Nguyễn Văn Cường - Võ Phước Hiếu (Đúc Trung) - Lam Nguyên - Mạc Ly Tao - Nguyễn Thùy - Tùy Anh - Lâm Xương Yên - Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng - DHA- Vũ Hối - Võ Đình Hữu - Thái Lâm - Văn Phúc - Đinh Việt Liên - Hoàng Mai - Nhất Phương - Nguyễn Thị Bạch Tâm - Hồng Hoàng Trần Quang Thái - Trần Hồng Châu - Mộng Tuyết - Lâm Thùy Giang - Lê Quân - Vũ Ký - Lư Hoàng Vị - Thanh Trí Cao - Vũ Khang - Vũ Lang - Song Thuận - Hà Việt Văn - Võ Hoàng Châu – Hoàng Duy. -1995. Tuyển tập “20 Người Viết tại Canada” của Nhà xuất Bản Nắng Mới cũng kịp thời góp mặt trên văn đàn hải ngoại. Đa số tác giả là những tên tuổi mới’cũ đa năng như Hoàng Chính, Hoàng Du Thụy, Hoàng Xuân Sơn, Hổ Đình Nghiêm, Hồ Phổ Lại, Hồng Hoang, Lâm Hảo Dũng, Lưu Nguyễn, Nguyễn Đông Ngạc, Nguyễn Đức Bạt Ngàn, Nguyễn Minh Đúc, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Văn Ba, Phạm Đình Cường, Phan Ni Tấn, Song Thao, Trang Châu, Vũ Kiện…bên cạnh những Đỗ Quý Toàn, Luân Hoán … -2000.Tuyển tập Thơ “Những Giọt Sương Rớt Muộn” của nhóm Đào Nguyễn Song Yên, phát hành năm 2000, dày 404 trang, bìa màu, trình bày giản dị, trang nhã, gồm có 15 tác giả, như Giáng Hạ, Hải Âu, Hàn Song Tường, Lan Anh Nguyễn Ái Khanh, Lan Cao, Lưu Nguyễn Từ Thức, Mộng Thúy, Từ Lê Ngô, Nguyễn Kim Long Phụng, Nguyễn Nguyệt Ánh, Thu Nga, Trần Thiện Hiệp, Từ Yên, Vĩnh Tuấn, Yên Sơn… - 2002. Tuyển tập Thơ “Những Đóa Hoa Nở Muộn” do Nhóm Người Việt Lưu Vong ấn hành, gồm 8 nhà thơ quen biết như Anh Vân, Dư Thị Diễm Buồn, Đỗ Bỉnh, Hồ Trường An, Nguyễn Mỹ Phượng, Nguyễn Thế Hà, Phương Triều, Thy Lan Thảo; sách dày khoảng 170 trang, bìa trình bày nhiều màu trang nhã… -2002. Tuyển tập Thơ “Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca VN Hải Ngoại” do nhóm Võ Đức Trung Paris, thực hiện gồm 24 nhà thơ, đa số quen thuộc như Cao Mỵ Nhân, Chu Vương Miện, Diên Nghị, Du Tử Lê, Duy Năng, Dư Thị Diễm Buồn, Đõ Bình, Hà Bỉnh Trung, Hải Triều, Lê Nguyễn, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Tư, Phan Lạc Giang Đông, Phương Hà, Song Nhị, Sương Mai, Thanh Trí Cao, Thúy Trúc, Thy Lan Thảo, Trần Ngân Tiêu, Trần Thúc Vũ, Trần Vấn Lệ, Tùy Anh, Vân Nương Lê Ngọc Chấn … - 2002. Tuyển tập Thơ Văn Tam nguyệt san Phụ Nữ Thời Nay Hải Ngoại của Nhóm Diễm Châu/Vi Vi San Diego. Nhóm còn dự tổ chức “Ngày Tác Phẩm & Tác Giả” ở San Diego vào 17/3/2002. Cơ sở này đã thực hiện trong năm 2001: Vườn Thơ Hải Ngoại, dày 470 trang với 119 tác giả và 460 bài thơ đủ loại, đề tài. Có danh sách 228 nhà thơ ở hải ngoại. Ngoài ra, cũng đã ấn hành: Đời Ca Sĩ; Tình Người Nữ Tu; 1000 Cách Quyến Rũ & Đề Phòng Đàn Bà; Cây Đuốc Sống; Vườn Thơ Hội Ngộ I với 31 tác giả; CD Thơ Nhạc Giao Duyên 1,2,3, 4, 5…Tình Quê Hương của Xuân Đà; Bụi Trần…Xuân Đà; Thơ BHT (Bùi Hữu Trí). - 2002. Trong số tác phẩm in năm 2002, có tập Bút Khảo “Thập Thúy Tầm Phương” của Hồ Trường An viết về 10 tác giả Vi Khuê, Hoàng Ngọc Liên, Diên Nghị, Linh Linh Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Bình Huyên, Phương Triều, Nguyễn Văn Cường, Đỗ Bình, Dư Thị Diễm Buồn. Sách do nhà Hoa Ô Môi xuất bản. Dầy 404 trang, bìa hai màu, giản dị. -2003 Văn Nhân Lục của Văn Bút VNHN được phát hành với danh sách 500 người cầm bút ở hải ngoại, sách dày 212 trang. Bìa in đen trắng, trình bày thật giản dị. - Năm 2003, Cơ sở Văn Học Cỏ Thơm đã phát hành một tuyển tập đặc biệt- Thơ Xướng Họa - với sự đóng góp của nhiều tác giả tên tuổi như Hồ Trường An, Vân Nương Lê Ngọc Chấn, Cao Mỵ Nhân, Trần Quốc Bảo, Vi Khuê, Huệ Thu, Tâm Minh Ngô Tằng Giao, Văn Thị Kiều Anh, Phan Khâm.Trong sách có bài tựa lão thi sĩ Hà Thượng Nhân, đóng góp nhiều ý kiến độc đáo về họa thơ… -2003.Tuyển tập Thơ “Hoa Vông Vang” của Nhóm Bút Duyên Hội Tụ, 250 trang, có`: Đặng Đức Bích - Ngô Đình Phùng - NĐC- Thái Tẩu - Trần Hoành - Trần Minh Triết - Võ Ngọc Uyển. - Trong năm 2003, có thêm Tuyển tập Thơ Văn Hoa Vàng do nhóm Hoa Vàng – nhà thơ Ngọc An phụ trách - thực hiện. Sách dầy 435 trang, in trên giấy tốt; có 50 tác giả tham gia, đủ già trẻ, cũ mới: Toàn Chân -Trùng Quang - Hà Thượng Nhân - Đông Anh - Xuân Bích – Ngô Đình Chương - Đào Đức Chương - Nguyễn Thị Ngọc Dung - Rose Dung (viễn xứ) - Băng Đình - Hồ Đinh -Trường Giang - Lai Mỹ Hà - Huỳnh Mai Hoa - Vũ Hối - Nguyễn Đăng Hưng – Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích - Nguyên Khoa – Vi Khuê - Trọng Lễ – Hà Ly Mạc - Tràm Cà Mâu - Chu Vương Miện - Hoàng Định Nam - LQ Lê Bá Năng – TyNa Bùi Tuyết Nga – Lê Mộng Nguyên – Trần Quán Niệm – Cù Hoa Phong – Cao Phước – LT Đông Phương - Viễn Phương – Mloanhoasử – Chu Tấn – Diệu Tần – Cao Tiêu – Thanh Thanh - Uyên Thi – Vô Tình - Lưu Nguyễn Từ Thức – Phạm Cây Trâm – Hà Bỉnh Trung – Vũ Đình Trường – Tuệ Đàm Tử – Nguyễn Lý Tưởng – Hoa Văn – Ngô Thy Vân – Minh Viên – Bích Xuân – Lữ Yên. -2005. Thi Văn Đoàn 4 Phương- thành lập ngày 9/5/2004, ấn hành Tuyển tập Hoa Thơ 4 Phương năm 2005, dày 310 trang, gồm có các tác giả: Hà Thượng Nhân, Trùng Quang, Đỗ Quí Bái, Từ Phong, Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, Xuân Bích, Vũ Đức Nghiêm, Hòang Xuyên Anh, Song Linh, Mạc Phương Đìmh, Đông Anh, Ngọc Bích, Cao Mỵ Nhân, Tố Nguyên, Đông Hà (Oklahoma), Thiên Tâm, Trường Giang, Trúc Giang, Duy Tâm (Australia), Phụng Thiên, Lưu Thái Dzo, Trần Việt Yên, Nguyễn Hữu Nhật (Na Uy), Hoàng Ngọc Văn… -2005. Cuối năm này, xuất hiện thêm Tuyển tập Thơ “Đêm Nghe Lòng Thao Thức”do Nhóm Đoàn Kết ấn hành. Sách dầy 210 trang, bìa màu, gồm 10 tác giả mới, như: Thi Hạnh, Chấn Vũ, Tâm Đăng, Đăng Duy, Phan Tưởng Niệm, Minh Khoa, Dương Ánh Đăng, Phiến Băng, Thanh Tâm, Chu Hà. - Qua năm 2006, đã có thêm một ấn phẩm rất đặc biệt của nhà An Tiêm, đó là Tuyển tập Hương Mùa Cũ gồm toàn những bài thơ Luật Đường do lão thi sĩ Hà Thượng Nhân, và nhà thơ Tú Lắc (Cung Diễm) chủ trương, chọn lựa. Sách in khổ lớn, dầy 236 trang, bìa màu, trình bày cổ kính, trang nhã, với 28 tác giả, có nhiều vị sớm thành danh, và quen thuộc, như : Hà Thượng Nhân, Trùng Quang, Đan Quế, Hương Khuê, Cam Lĩnh, Đồng Nhân, Hà Bỉnh Trung, Cung Diễm, Cao Mỵ Nhân, Phạm Cay Trâm, Thành Lương, Hồ Trường An, Ngọc Dung, Đông Anh, Trần Đình Lộc, Đạt Nhân, Mặc Lan Đình, Trần Đình Nga, Huệ Thu, Việt Thao Đào Đức Chương, Tâm Minh, Ngô Tằng Giao, Tuệ Quang Tôn Thất Tuệ, Trúc Lang, Dương Huệ Anh, Lạc Thủy Đỗ Qúy Bái, Lan Hinh, Du Sơn Lãng Tử, Khương Hạ …Đáng tiếc có một khuyết điểm nhỏ trong dàn bài của một nhà thơ đã không kịp được hoàn chỉnh. -2006. Trong không khí hợp hòa đồng tiến, nhóm “Hương Thời Gian” gồm các bạn Đinh Yên Thảo, Hoàng Đình Nam, Hồng Phúc, Hương Xuân, Mạc Phương Đình, Vũ Đình Trường… xuất hiện từ năm 2005 và cho ra mắt thi tập đầu tiên; qua năm 2006, tiếp tục phát hành tuyển tập thứ 2, gồm các tác giả thơ, văn, nhạc: Băng Thu, Bích Huyền, Đắc Trung, Đinh Yên Thảo, ĐCCB, Đức Hồ , Giang Bắc Vĩnh Ân, Hạnh Lưu, Hoa Cỏ, Huỳnh Mai Hoa, Hương Sơn, Hồng Phúc, Lan Quỳnh, Lâm Châu Sơn, Lâm Hoàng, Lê Hữu Liệu, Liên Trà, Linh Đắc, Mạc Phương Đình, Mai Hoa, Miên Thụy, Minh Hồ, Minh Hồ Đào, Minh Nhã, Ngọc Thiên Hoa, Như Thương, Nhật Quang, Nhất Lang Phương, Nhược Thu, Nguyễn Đình Hoài Việt, Nguyễn Hải - Hà Lan Phương, Phiêu Lãng, Phương Vi, Song An Châu, Tiểu Thảo, Thiên Tâm, Thy Lan Thảo, Thủy Lâm Synh, Trần Diễm Thúy, Trần Minh Hải, Trần Thị Hà Thân, Văn Thị Kiều Anh, Vân Hà, Võ Đình Tiên, Xuân Bích … Trong nhóm này, có tác giả Mạc Phương Đình đã ấn hành liên tiếp 4 tác phẩm: Lời Ru Của Mẹ (2001); Những Dòng Kỷ Niệm (2002); Những Nhánh Sông Quê Hương (2003); Ru Người, Ru Đời (2005)…được thi giới đánh giá cao. …Năm 2006, có thêm một tuyển tập thơ khác của nhóm Hoa Sơn Trang được in ra, Sách dầy 285 trang, gồm 28 tác giả, đa số mới xuất hiện: Bích Khuyên, Cạn Cùng, Cao Nguyên, Châu Thái Lê, Dạ Thảo, Đình Nguyên, Đỗ Hữu Tài, Hoa Sơn, Hoang Vu, Hương Xuân, Huỳnh Vũ Hoàng Tuấn, Khúc Ngân Vy, Lida Nguyễn, Miên Du, Miên Thụy, Minh Long, Nguyễn Thị Tê Hát, Nguyễn Vạn Thắng, Nhỏ Xí Xọn, Phiêu Lãng, Phương Vi, Sống Hoài Tiến, Thu Hằng, Toàn Anh, Tuấn Sơn, Tường Vân, Vành Khuyên, Vô Duyên Tử. -2007. Nhóm Phụ Nữ Việt. TT Truyện Ngắn Hương Đời Kỳ Diệu 2007, 358 trang, gồm có: Ái Ưu Du - Ấu Tím - Bảo Trân - Bình Nguyên - Đỗ Quỳnh Dao - Đức Trí Quế Anh - Hồng Thủy - Lê Thị Nhị - Lê Thu Hương - Linh Vang - Lưu Trần Quỳnh Hương - Miên Thụy Miêng - Nguyễn Thị Minh Ngọc - Nguyễn Thị Tê Hát - Thi Hạnh - Túy Hồng - Từ Dung - Vi Hoàng - Võ Thị Điềm Đạm - Vũ Thị Thiên Thư - Xuân Vinh. - Song song với TT nói trên, còn có một Tuyển tập Thơ “Hoa Nắng” cũng của nhóm Phunuviet.org phát hành, dày 230 trang, trình bày giản dị, thanh nhã…gồm 15 tác giả nữ như Dã Qùy, Ấu Tím, Bình Nguyên, Đức Trí Quế Anh, Lưu Trần Quỳnh Hương, Thảo Chi, Trần Tường Vi, Vương Hồng Ngọc, Phương Vi, Sương Lam, Sương Mai, Tùy Anh, Thanh Trí, Sương Mai, chủ trương cùng Vũ Thị Thiên Thư … 2007. Lại thêm một tuyển tập xướng họa được phổ biến với tựa đề “Giao Cảm” do Nguyên Hà và Thân hữu phụ trách, gồm thơ xướng họa của hơn 60 tác giả; dầy 256 trang, bìa in màu thanh nhã, trình bày giản dị…+ 2008. Tuyển tập Thơ Văn mói nhất nhận được là “Cụm Hoa Tình Yêu - Thi Tập 12” của Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại do nhà thơ Như Hoa Lê Quang Sinh chủ trì. Xin được nhắc lại, HTTTVNHN thành lập vào năm 1995 ở thành phô Sacramento, thủ phủ bang California,- lúc Thi Đàn Lạc Việt ấn hành thi tập Một Phía Trời Thơ đầu tiên ở San Jose. Lúc đầu Lê quân chỉ dự liệu hoạt động ít năm rồi nghỉ hưu; nhưng về sau, có lẽ vì được hưởng ứng quá nồng nhiệt nên đã kéo dài hơn chục năm, chưa ngừng nghỉ! Những Tuyển tập đầu chỉ dầy ba/bốn trăm trang, con số (trang)tăng theo với thời gian, và đến nay thì sách đã lên đến gần 700 trang, in và trình bày trang nhã, đẹp mắt. Tuyển tập CHTY 12 qui tụ 160 tác giả cũ, mới, có thể coi là một soạn phẩm bề thế, một thành đạt đáng ca ngợi của người trưởng nhóm chủ trương tuổi khá cao mà vẫn “cả tiếng dài hơi!” Sau đây là danh sách tác giả theo ABC, trong đó có một số là bạn thân hay quen biết: Á Nghi, Ái Khanh, Ánh Việt, Bạch Hải Long, Bão Nhất, Bích Bửu, Bích Ngọc, Bùi Đức Dung, Bùi Quang Tuấn, Bửu Truyền, Cao Mỵ Nhân, Cao Phước, Chúc Anh, David Hùynh, Duyên Huỳnh, Dư Phan, Dương Đức Bửu, Đạm Thạch, Đằng Nguyên, Đinh Duy Phương, Đông Vi, Đúc Hồ, Geneviere Uyên Hà, Hà Huyền Chi, Hoa Thu, Hoài Chi, Hà Linh Bảo, Hà Khánh Phương, Hoài Nhân, Hoàng Bảo Lâm, Hoàng Duy, Hoàng Hạc, Hoàng Hoa, Hoài Thương, Hoài Việt, Hoài Việt LTH, Hoàng Trùng Dương, Hoàng Thanh, Hoàng Vinh, Hồ Công Tâm, Hồ Đắc Đông Chào, Hồ Đắc Thiếu Anh, Hồ Đắc Thu Anh, Hồ Thị Kim Hoàn, Hồng Phượng, Huy Đạo, Huỳnh Mai Hoa, Hùynh Thị Mi Hương, Huỳnh Văn Hà, Kiều Mộng Hà, Kim Liên, Kim Thành Xuân, Lan Cao, Lâm Anh Nguyễn Bala, Lê Cẩm Thanh, Lê Dung Phạm Phú, Lê Hữu Liệu, Lê Hữu Minh Toán, Lê Mộng Nguyên, Lê Nguyễn, Lê Sỹ Đông, Lê Trọng Nghĩa, Lê Tùng, Lệ Hồng, Liễu Nam Duy Tử, Lưu Hoài, Lưu Thái Dzo, Lưu Trần Nguyễn, Mai Huyền Nga, Mây Ngàn, Miên Thụy, Minh Hồ, Minh Hồ Đào, Minh Nhã, Minh Tâm, Naaam Giao, Ngô HỮu Đoàn, Ngô Sĩ Hân, Nguyên Bông, Nguyên Dzuy, Nguyên Đại – Phương Thu, Nguyên Khoa, Nguyễn Diên, Nguyễn Huệ Nhật, Nguyễn Hữu Diệu Liên, Nguyễn Khắc Tuân, Nguyễn Phan Ngọc An, Nguyễn Phan Nhật Nam, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Tất Vịnh, Nguyễn Thanh Huy, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nhất Lang Phương, Nhất Thắng, Nhật Quang, Như Đăng, Như Hoa, NHư Liên, Như Phong, Phạm Hồng Đậm, Phạm Ngọc, Phạm Nhã Dự, Phan Khâm, Phan Long, Phan Tưởng Niệm, Phan Văn Thuận, Phổ Đức, Phượng Hải, Quang Diệu, Quang Hà, Song Linh, Tăng Sĩ Hiến, Thanh Tâm, Thanh Thương Hoàng, Thái Bạch Vân, Thái Quốc Mưu, Thế Phong, Thu Hương, Thu Minh, Thu Vân, Thùy Trang, Tina Thanh Hương, T.T.N, T.T.X, Trang Ngọc Kim Lang, Trầm Khanh, Trần Minh Hải, Trần Minh Hiển, Trần Thị Hoài Thanh, Trần Tịnh Như, Trần Vấn Lệ, Triệu Dương NLT, Triệu Phong LQH, Trịnh Hưng, Trọng Lễ, Trung Dĩ, Trúc Lang, Trương Văn Vấn, Tùng Linh, Tuấn Định, Từ Phú, TyNa, Uyên Phương, Vi Khuê, Việt Hà, Việt Yên, Vinh Hồ, Vĩnh Nhất Tâm, Võ Phong Vân, Vũ Đức Tô Châu, Vũ Hối, Vũ Quang Minh, Vũ Thành Lân, Vũ Thế Hưng, Xuân Bích, Xuân Đình, Xuân Nghĩa …Bên cạnh đó, sự có mặt của mươi khuôn mặt ngoại quốc nam, nữ trong tác phẩm làm tập thơ có một đặc tính riêng. -2010. Qua năm 2010, lại có thêm một tuyển tậpThơ mới ra lò của nhóm Bảo Linh (Dư Thị Diễm Buồn phụ trách). Sách dày 312 trang, bìa màu, trình bày giản dị, có 14 tác giả, đa số là những tên tuổi quen thuộc: Hoàng Ngọc Liên – Hà Thượng Nhân - Phương Triều – Minh Nguyên – Sương Mai – Hàn Thiên Lương - Lê Nguyễn- Võ Thạnh Văn – Kiều Mộng Hà – Hoa Văn - Đào Thanh Khiết – Ngô Trung Khiêm - Nam Giao - Dư Thị Diễm Buồn . - HOẠT ĐỘNG của Cơ Sở Đông Phương Foundation - Quốc Nam, đồng Sáng Lâp Viên. Nhà thơ/văn Quốc Nam tị nạn tại Hoa Kỳ từ tháng 9 năm 1975. Đã cư ngụ ở 3 bang Missouri, Washington, California, rồi định cư ở đô thị Seattle (WA) từ năm 1993 đến nay. 1- Sáng lập Đông-Phương Foundation (ĐPF) từ tháng 8 năm 1976. 2- Sáng lập Giải Quốc Tế Tượng Vàng Ca Sĩ Việt Nam, cùng 2 nhạc sĩ Phạm Duy & Anh Việt từ năm 1987. 3- Thực hiện “Ngày Thi Ca Việt Nam” đầu tiên tại hải ngoại, vào 5 tháng 5 năm 1991 tại hội trường Call Me Dragon 500 ghế, vùng Bắc California, với sự hiện diện của các thi sĩ: Hà Thượng Nhân, Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn và Quốc Nam. 4-Thành lập đài phát thanh Việt Ngữ SAIGON RADIO đầu tiên tại Seattle - Miền Tây Bắc Hoa Kỳ từ năm 1993, phát thanh suốt ngày đêm (24/7). 5- Tổ chức ngày "Quốc Tế Đại Hội Văn Hóa Việt Nam Mừng Thế Kỷ XXI" tại Tacoma Dome, ngày 27 tháng 5 năm 2000 6-Tổ chứcĐại Hội Văn Chương Phụ Nữ Việt Nam kỳ III tại San Jose - Unify Center 1500 ghế. Lần đầu tiên 132 phụ nữ áo dài đứng dàn hàng trên sân khấu đồng ca nhạc phẩm “Chào mừng văn chương nữ lưu” của ca nhạc sĩ Nhật Hạnh, phổ thơ Quốc Nam… …Lần sinh hoạt sớm nhất của NV sau thời điểm 2005 là buổi Ra Mắt tác phẩm “50 Năm Thơ Và Người Thơ “ cùng tập truyện “Mẹ Tôi” của nhà văn Chinh Nguyên ở hội trường Nhà Thờ Saint Philip Episcopal Church - 5038 Hyland Avenue San Jose 95127, có đầy đủ bà con, thân hữu, các bạn thơ/văn tham dự, trong đó có nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, nhà văn, giáo sư Diệu Tần, Ngô Đức Diễm, cũng là những người đứng ra giới thiệu các tác giả… Buổi RM được sự bảo trợ và phối hợp của các tổ chức, cơ sở: Xuân Thu-Lạc Việt, Lương Tâm Công Giáo, Hội Ái Hữu Không Quân Bắc Cali, Hội Ái Hữu TH/BMT, Hội Ái Hữu NhaTrang, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Bắc Cali…… Kết quả khá tốt đẹp, trung bình về mọi mặt… Xin trích dẫn dưới đây một số ý kiến của vài bạn thơ về tuyển tập: “50 Năm Thơ & Người Thơ” phát hành năm 2007: -Nhà thơ Vinh Hồ - Orlando, Florida:”Trong thư đề ngày 15/3/2007, ông viết: ” Kính gửi Dương tiên sinh, Đáng lẽ em gửi thư này cho tiên sinh lâu rồinhưng không có địa chỉ. Em rất khâm phục ý chí của tiên sinh, dù tuổi đã cao, nhưng vẫn làm việc, bồi đắp cho VHNT hải ngoại thêm những hoa trái đẹp đẽ đầy sắc hương, Một quyển sách rất dày ghi chép về Người Thơ rất chính xác , dù chỉ chấm phá đôi câu, và nhận định về Thơ rất tinh tế, vì t/giả là một nhà thơ nên rất am hiểu thơ. Xin chúc Anh và gia đình sống thọ và may mắn. Xin cảm ơn Anh đã dành cho em những cảm tình đặcbiệt. Kínhthư, VinhHồ. Email: vinhho95@yahoo.com” -NT Trúc Lang- Oklahoma. Trong thư ngày 8/2/2007, ông TL viết: ” Tôi xin thành thật cảm ơn AC đã gửi 2 tập thơ “ 50 Năm Thơ & Người Thơ”. Tập thơ in rất đẹp, tao nhã từ hình thức đến nội dung. Tôi cũng rất hài lòng và rất cảm ơn AC đã viết về tôi rất tình cảm, tuy chưa có dịp diện kiến nhưng rất ngưỡng mộ tâm tình AC đã dành cho tôi trong tình thi hữu thân thương. Tuy nhiên có một sự sơ xuất trong việc trích thơ Ban Biên tập đã nhầm lẫn…” - Đặc biệt, nhà thơ nữ Vi Khuê,Virginia, nhân dịp năm mới, ngày 15 thảng 3/2007, đã gửi Thiệp Mừng soạn giả “50 Năm Thơ & Người Thơ” như sau: “ Kính Anh Dương Huệ Anh, Mừng Anh, cuối cùng lại đã thành công với tác phẩm dài, đầy thiện chí xây dựng, và không mất lòng ai. Thật đáng quí. Tôi định gọi, nói những lời trên, nhưng nghĩ lại: chắc Anh không còn nghe rõ nữa. Thăm ông anh nhiều, nhé! Vi Khuê” -NT Bùi Vĩnh Hưng - Garden Grove, California . Trong thư đề ngày 20/2/2007, ông BVH viết:” “Tôi gửi kèm theo đây tấm ngân phiếu US0. Và xin ông gửi cho tôi 07 cuốn “50 Năm Thơ & Người Thơ” như tinh thần email ông đã gửi ngày 15/02/2007. Nếu có nhu cầu thêm, tôi sẽ liên lạc với ông sau. Kính chúc…. Kính BVH 12351 Georgian St. GGr CA 92841 “… …Vào thời điểm này, sức khỏe NV đã bắt đầu hồi phục sau một thời gian bệnh lai dai; trong 2 năm 2006 và 2007, nhưng nhờ đó đã hoàn tất thêm vài tác phẩm khác nữa như: Dịch Và Bốc Dịch, Tìm Hiểu Về Phật Giáo và Những Vần Thơ Đạo…; vì thiếu điều kiện thuận lợi nên mấy tác phẩm này chưa được phổ biến rộng rãi. Ở đây, xin được ghi sơ qua vài điểm vê tác phẩm Những Vần Thơ Đạo, in chung với cuốn Tìm Hiểu Về Phật Giáo. Thi tập này chỉ dầy khoảng 100 trang nhưng có gần 70 bài thơ, đa số dành kỷ niệm những ngày bênh hoạn trong y viện và tưởng nhớ nội nhân sau khi mãn phần (8/2005), một số bài đã được dưa lên mạng Internet… …Đồng thời, lại có tin mơi: Cơ sở Thi Đàn Lạc Việt cũng đã được nhà thơ Đông Anh nhận lãnh điều khiển vào cuối năm 2005, sau khi nhà thơ Song Linh từ khước vai trò chính vì lý do riêng; và nhà văn /thơ Chinh Nguyên cũng được NV ủy thác qua trợ giúp tân đàn trưởng một thời gian… …Sau nhiều ngày suy nghĩ và cân nhắc, để củng cố tinh thần tương trợ, thân hữu giữa những người cầm bút tự do, NV đã đưa ra một dự án mới: Thi Đàn Lạc Việt sẽ đứng ra vận động các cơ sở văn học ở Mỹ hợp tác tổ chức một đại hội các nhà thơ/văn ở hải ngoại, ít ra là một lần,- để các bạn có dịp gặp nhau, kết tình thân hữu; địa điểm hội họp là thành phố San Jose. Đề nghị này được đa số các cơ sở bạn và thi văn hữu tán thành, nhưng không thực hiện được kịp thời trong năm 2007, vì thiếu sự hỗ trợ tài chính, nhân sự cần thiết nên đành phải chờ một dịp khác, thật đáng tiếc ! Xin trích vài đoạn trong thư đề ngày 01/3/2007 của nhà thơ lão thành Hà Bỉnh Trung, ở Springfield Virginia: ”Thân gửi Anh Dương Huệ Anh, Tôi rất hoan nghênh ý kiến của anh tổ chức một buổi đãi hội qui tụ các anh em trong thi giới, để chúng ta có dịp gặp nhau kết tình thi hữu tại San Jose vào cuối tháng 5/2007. Nếu đại hội thực hiện được thì vui lắm. Tôi nghĩ mình có thể mời các bạn nào có tác phẩm thì đem tới bày cho mọi người xem (và có thể mua!)Anh nghĩ sao? Còn về tiền đóng góp, anh cũng phác tính cho anh em biết để lo liệu trước. Ngày họp vào cuối tháng 5 thì tôi có thể thu xếp qua bên đó được…Xin anh cho biết tiến triển của việc tổ chức sớm để tôi chuẩn bị. Kính chúc……. Thân Kính HBT” THI ĐÀN LẠC VIỆT TÁI HOAT ĐỘNG Cuối năm 2005, có tin vui: bài viết của cô Nguyễn Phan Ngọc An, trên báo Cali Today ngày24/12 cho biết: “Sau gần ba năm im lặng trong mọi sinh hoạt chính thức, có nhiều bạn nghĩ rằng Thi Đàn Lạc Việt đã ngưng hoạt động, nhưng trong suốt mấy năm qua, vẫn có những vận động để chính thức phục họat Thi Đàn trở lại với cộng đồng. Người sáng lập Thi Đàn Lạc Việt, Dương Huệ Anh, nay vì tuỗi tác, muốn được nghỉ ngơi, đã mời một số cộng tác viên và cố vấn hội họp, bàn bạc nhiều lần tại cơ sở riêng, và cuối cùng đã đi đến kết quả là: các nhà thơ Đông Anh được mời đảm trách nhiệm vụ Thi Đàn Trưởng, Nguyễn Phan Ngọc An, Thư ký, nhà báo Duy Văn, phụ tá Ngoại Vụ/ Ủỷ viên báo chí, nữ nghệ sĩ Kiều Loan, thủ quỹ…Dự tính trong những ngày tới, Thi Đàn sẽ mở rộng mọi mặt sinh hoạt ở địa phương. , Bước đầu tiên sẽ mở một quày trưng bày sách (gồm văn, thơ, biên khảo) tại hội chợ Tết Fairground vào hai ngày 4, 5 tháng 2 dương lịch -2006- tức ngày mồng 7/8 âm lịch Tết Bính Tuất tới đây.Tác giả nào muốn gửi sách để trưng bày xin liên lạc với Nguyễn Phan Ngọc An, đến ngày 30/1/2006.Liênlạc:email:ngocan06@yahoo.com. Bước thứ hai, sẽ có một buổi họp Tất niên/ Tân niên cho tất cả các bạn tham gia Thi Đàn Lạc Việt vào trung tuần tháng1/2006 để trao đổi và thảo luận về những dự án công tác trong tương lai…Nhân dịp này, nhà thơ Đông Anh đã trước tác một bài thơ ngắn để làm kỷ niệm: THI ĐÀN LẠC VIỆT PHỤC HỒI Lạc Việt hôm nay đã phục hồi Kính chào bằng hữu khắp nơi nơi. Thơ văn tao ngộ vui ngày tháng, Bút mực cơ duyên ngát núi đồi! Hoa nở xuân sang, trời đất thắm, Trăng treo mây lượn, nước non tươi! Tình xưa xin góp làng văn học, Mỗi chữ âm vang rộn tiếng cười! Đông Anh Nguyễn Đình Tạo 2007-Kỷ Niệm 15 Năm Thành Lập Thi Đàn Lạc Việt (TĐLV San Jose) Ngày 6/5/2007 vừa qua, vào lúc 6 giờ chiều, bữa tiệc đánh dấu 15 năm hoạt động của Thi Đàn Lạc Việt tại nhà hàng Flourishing Garden đã thành công tốt đẹp. Gần 200 quan khách gồm các nhà hoạt động văn học, các thi văn hữu và các thân hữu miền Bắc California đã đến tham dự. Như được biết, từ năm 1992, do sáng kiến của tác giả Dương Huệ Anh, một số nhà thơ hải ngọai đã họp nhau để thành lập một nhóm, sau này trở thành Hội Thơ lấy tên là Thi Đàn Lạc Việt nay đã được 15 tuổi. Thời gian qua, có vị đã qui tiên như Hoàng Anh Tuấn về với tình yêu Hà Nội, Trình Xuyên, Trúc Lâm vui chơi nơi hạc nội mây ngàn… Những vị sáng lập viên đang có mặt đã hãnh diện với Hội Thơ trải qua 15 năm hoạt động như Dương Huệ Anh, Chu Toàn Chung, Thượng Quân, Hoài Việt ... Ban chấp hành tiền nhiệm còn gồm có nhà thơ Song Linh, Thư Ký; Hoàng Xuyên Anh, Thủ Qũy…với quí vị cố vấn lão thành Hà Chưởng Môn, Diệu Tần… đã sát cánh với đàn trưởng Dương Huệ Anh vượt qua những giai đoạn khó khăn mang lại một sức sống mới cho thi đàn. Ngoài những buổi Ra Mắt thơ văn của các cây bút quen thuộc ở địa phương và những nhà thơ ở xa, như Hà Huyền Chi, Tuệ Nga …, Cơ Sở được mở rộng, thêm nhiều đàn viên tham dự. Cuộc Thi Thơ đầu tiên đã quy tụ được 78 người ở khắp mọi nơi, trong, ngoài nước Mỹ với gần 500 bài thơ; 5 giải thưởng chính thức, và 3 phần thưởng khuyến khích đã được phát ra. Cuộc Thi Thơ thứ 2 tiếp nối vào năm 1996, kết quả cũng khả quan về mọi mặt. Tuyển tập Thơ qui mô đầu tiên ở vùng Vịnh mang tên Một Phía Trời Thơ I, gồm 37 tác giả, dày hơn 500 trang, được ấn hành. Ba năm sau, tập san Văn Nghệ Xuân Thu trình làng, gồm 40 tác giả đủ các ngành Văn, Thi, Nhạc, Ảnh, biên khảo. Kế tiếp là các tuyển tập Một Phía Trời Thơ 2, 3 ,4 lần lượt ra mắt tại San Jose, tập sau cùng, mang tên Một Phía Trới Thơ 5 phát hành năm 2002. Tuyển tập thơ Lạc Việt cũng ra mắt giới yêu thơ vào năm 2006… Năm 2000, Thi Đàn đã tổ chức Ngày Kỷ niệm Nguyễn Du quy tụ đông đảo những nhà hoạt động văn học và những người ưa thích Truyện Kiều ở vùng Bay và địa phương khác. Trong dịp này Giáo sư Đặng Cao Ruyên đã thuyết trình về tác phẩm Kiều. Ông là nhà khảo cứu đã tập trung những tài liệu sưu khảo được thành tập Thư Mục về Nguyễn Du và Truyện Kiều dày cộm. Sau này, tác giả có thêm mấy tập Truyện Kiều: Tác Giả, Nhân Vật Và Luân Lý do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ ấn hành năm 2005. Chương trình sinh hoạt trong buổi kỷ niệm 15 Năm…khá phong phú với sự góp mặt của nhạc sĩ Sonny Lê cùng ban nhạc Sonny Entertainment và các ca sĩ địa phương như Quỳnh Vy, Andrew Nguyen, Vĩnh Thanh Thảo, Huy Phong, Anh Huy, Anh Vũ và Dương Ánh Tuyết. Nhạc sĩ Huỳnh Anh đã làm sống động hội trường với lối trình diễn độc đáo. Mai Hân của đài Little Saigon, Hạ Vân và Thiên Ân của đài Việt Nam AM cũng đóng góp một màn tam ca rất đặc sắc…Buổi Kỷ Niệm 15 năm thành lập Thi Đàn Lạc Việt đã kết thúc lúc 10 giờ đêm với sự thành công tốt đẹp quá sự dự liệu. 2007. Bổ Chú: …Tuyển tập” 50 Năm Thơ Và Người Thơ” của Dương Huệ Anh và …có nhiều bạn thơ mới tham gia như Bùi Vĩnh Hưng, Kim Vũ, Lê Mộng Nguyên, Lý Thái Vượng, Nguyễn Đông Giang,Vi Khuê, Võ Thạnh Văn, Chinh Nguyên, Du Sơn Lang Tử, Hoa Hướng Dương, Đào Văn Bình, Ngô Thy Vân, Ái Khanh, Hồng Khương, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hoàng Dân Bình, Trần Ngân Tiêu, Vi Khuê…số đóng góp tài chính được hơn 3,000US vừa đủ để trang trải ấn phí cho tuyển tập in bìa màu rất đẹp. Tác phẩm “50 Năm Thơ & Người Thơ” đã được trình làng cùng tập truyện ‘Mẹ Tôi’ của nhà văn Chinh Nguyên tại nhà thờ Saint Philips Episcopal Church, 5038 Hyland Ave San Jose, vào mùa Hè 2007, có các NV, NB, GS Diệu Tần, Nguyễn Viết Khánh, Ngô Đức Diễm và hơn 100 thân hữu tham dự… Bên cạnh niềm vui, có một nỗi buồn: tin giáo sư Nguyễn Khắc Kham, một nhân vật tài đức, có nhiều công lao, thành tích về hoạt động văn hóa,, giáo dục trong chế độ quóc gia đã bất ngờ tạ thế ngày 8/3/2007 ở San Jose, với số tuổi 100 hiếm có…Sinh thời, giáo sư NKK đã tận tình tìm cách giúp đỡ Thi Đàn trong những ngày đầu trứng nước, khó quên! Nhân đây, cũng xin nói sơ qua về việc soạn thào Tuyền tập “50 Năm Thơ & Người Thơ” - và các tác phẩm khác - đề bạn đọc càm thông nỗi niềm, khúc nhôi…của người phụ trách. Như các bạn nhà báo Lâm Văn Sang, nhà văn Đào Văn Bình đã có lần so sánh, hoàn cảnh và điều kiện làm việc giữa hai hạng người cầm bút “bản xứ” và “tị nạn/tạm dung” khác nhau/hơn kém nhau rất xa, một bên quá đầy đủ, một bên hết sức thiếu thốn. Biên soạn một tuyển tập như “50 Năm Thơ Và Người Thơ” dầy trên 500 trang một mình, mất từ 4 đến 6 tháng- làm hết mọi việc từ lớn đến nhỏ, như mọi lần - cần bao nhiêu công sức, năng lượng, sức khỏe, tiền bạc – máy móc- mực in…- mới tạm hoàn tất. Không mấy khi/được/có ai trợ giúp… vì bạn bè, đồng nghiệp đều ở xa nhau, trình độ kỹ thuật, điều kiện. phương tiện làm việc khác biệt nhau… Nếu cái gì cũng phải thuê mứơn/trả tiền thi không (bao giờ) có đủ tài lực, sẽ phải bó tay, không thể thực hiện được một cái gì ! Đã đành, sức người có hạn, dù gắng sức, chịu cưc đến đâu để xem lại bản thảo vài ba lần -, vẫn không thể tránh khỏi hết sai lầm, thiếu sót…tuy nhiên đa số người đọc cũng nhận thấy, và thông cảm, bỏ qua. Riêng tuyển tập “50 Năm Thơ Và Người Thơ”, vì sau ngày trình làng, người soạn sách ít có cơ hội tiếp xúc với độc giả nên chưa nhận được ý kiến, nhận xét nào. Riêng trong nội bộ, thì mấy tháng sau, có cơ hội gặp nhà thơ Việt Bằng, ông mói phàn nàn về phần biên tập bài của ông có chỗ bị trùng điêp mấy hàng …ở trang 362; tuy chưa có điều kiện kiểm tra ngay lỗi lầm (đánh máy/ dàn bài/in ấn), chúng tôi cũng xin nhận ngay, và may là lỗi lầm cũng nhẹ, không có ảnh hưởng gì đến giá trị thơ của ông và của văn tập. 2007- Thi Đàn Lạc Việt chụp hình lưu niệm. Từ trái: Tâm Thơ-Kiều Loan-Ngọc An- HXAnh - Dương H Anh - Hà Thượng Nhân - Mặc Lan Đình -Trường Giang; Hàng sau: Võ Thạnh Văn - Ngô Đình Chương… … Còn nữa, vào những ngày rảnh rôi, sau thời gian Thi Đàn tạm ngưng hoạt động công khai, trong khi lục lại những hồ sơ, giấy tờ cũ, NV đã bất ngờ tìm thấy 2 tấm chi phiếu () của NT Võ Thạnh Văn? phuhudatsi@yahoo.com, và của một lão thi hữu khác- thất lạc địa chỉ...đóng góp, bị bỏ quên, chưa lĩnh tiền ra…Đồng thời, còn có một chi phiếu khác hoàn trả tiền dư cho một nữ đoàn viên khác…cũng chưa kịp gửi đi, - vì không may là cũng lạc mất địa chi….Lỗi lầm ấy một phần là do NV quá bận rộn, giấy tờ quá nhiều, mà không có người phụ giúp. …Rồi có một chuyện vui nữa mới biết gần đây là trong khi search các website trên Net, NV mới đọc được một tin vui của một cơ sở tư nhân nhắn gửi (cogio@ gmail.com?) : xin thơ để in vào một Tuyển tập Thơ chung sẽ phát hành vào năm 2011 – NV đã liên lạc nhưng không được, nay thì đã quá hạn từ lâu ! Cuối cùng thì chợt nhớ đến chuyện đã gửi chi phiếu US$ 60 cho một cơ sỏ bạn để góp ấn phí in một tuyển tập thơ văn chung, nhưng cũng mất tăm tích cả chục năm nay, chắc các bạn cũng gặp vấn nạn như NV kể lại trên đây… Ca sĩ Mai Hân -Thiên An- Hạ Vân Để ghi lại những nét chính về tiến trình hoạt động của Thi Đàn trong thời gian (hơn 10 năm) qua, NV có một trước tác riêng là bài thơ “Kể Chuyện Về Thi Đàn Lạc Việt “ được in ở phần cuối tác phâm, đê tri ân quí vị cố vấn, bạn hữu, cộng sự viên đã rộng lòng chỉ dẫn, cộng tác, hỗ trợ vật chất, tinh thần người viết… với ước mong được quí vị tiếp tục chỉ giáo, hỗ trợ để tiếp tục/ khởi động lại công tác sau này…Xin có lời cảm tạ trươc. (TÓM TẮT THÔNG TIN VỀ THI ĐÀN LẠC VIỆT - đến 2005 - 1 Mục Đích -Liên hợp những bạn yêu thơ, văn học nghệ thuật, cùng góp sức hoạt động, nhằm duy trì, phổ biến và phát triển… các bộ môn văn nghệ (thi, văn, nhạc, ảnh, họa …) trong các giới đồng bào tị nạn Việt Nam ở nước ngoài. - Gia nhập: Những bạn có tinh thần yêu thơ, văn nghệ, thích hoạt động chung và tùy khả năng đóng góp theo nhu cầu công tác thực hiện… 2-Thành Lập Cơ sở Thi Đàn Lạc Việt bắt đầu hoạt động từ 01/1992 trong khuôn khổ “Ban Liên Lạc và Tổ Chức các Hội Thơ định kỳ.” Thành phần sơ khởi có nhà thơ Dương Huệ Anh, chủ nhiệm, Thượng Quân, Hoài Việt, ủy viên…Quí vị Hà Thượng Nhân, Hoàng Anh Tuấn, Cố vấn; Chu Toàn Chung, tham vấn đặc biệt … nhưng sau này chỉ còn Dương Huệ Anh, Thượng Quân tiếp tục hoạt động, các bạn kia không tham gia thường xuyên nữa. Hội Văn Học Nghệ Thuật cũng được tổ chức song song vào đầu năm 1993 để liên lạc, kết hợp các thành phần văn nghệ khác, như Văn, Cổ nhạc …với nhà thơ Hà Thượng Nhân, nhà văn Diệu Tần trong ban Cố vấn Sáng lập. Đã ghi danh hoạt động như môt có sở tư nhân, tự cung, không có trợ cấp của chính quyền hay quỹ riêng (foundation) nào. Để giới trẻ trực tiếp tham gia việc Hội, các bạn Khương Hạ, Khánh Hà (San Jose) đã được yêu cầu giúp điều hành Thi Đàn Lạc Việt, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã xin rút khỏi, vì quá bận công việc mưu sinh và đi học thêm hàng ngày. 3- Hoạt Động Sơ Lược Trong năm 1992 và 1993, cơ sở đã tổ chức nhiều Hội Thơ định kỳ (3 tháng), các buổi Ra Mắt sách của nhiều tác giả; thuyt trình hướng dẫn kỹ thuật thơ (như Thơ Đường - Trình Xuyên, Ngâm thơ (Bích Thuận), Đàn Tranh (Ngọc Dung); Nói Chuyện Về Ca Dao, Cách Viết Truyện Ngắn (Diệu Tần), Nói Về Mệnh Số Học (Kỳ Sơn, Thái Uyển)…. Qua năm 1994, ngoài mấy buổi tổ chức ra mắt thơ văn của các nhà văn, thơ cộng tác ở địa phương như Diệu Tần, Hoàng Mộng Thu, Dương Huệ Anh (cuối 01/94 ),và hai nhà thơ kỳ cựu nổi tiếng ở xa, như Hà Huyền Chi, Tuệ Nga (6/94), các buổi sinh hoạt hàng tháng được tiến hành đều đặn, cơ sở được mở rộng thêm, từ 1994, có nhiều nhà thơ, văn HO mới qua định cư, tham dự, cộng tác như Song Nhị, Nguyên Phương, Diên Nghị, Nguyễn Thanh Giản, Song Linh - tổng thư ký Thi Đàn... mà công tác nổi bật là in ấn Tuyển tập Một Phía Trời Thơ I, dày trên 500 trang, năm 1995, với 37 tác giả; tổ chức 2 cuộc Thi Thơ rộng lớn - 1994 và 1996 - dành cho các nhà cầm bút đồng hương tị nạn ở khắp 4 phương (Âu, Á, Mỹ, Úc, Canada ..). Kỳ Thi đầu có 78 bạn tham dự với gần 500 bài thơ. Có 5 bạn được giải thưởng chính thức, và 3 bạn lãnh phần thưởng khuyến khích. - xx thêm phần Trở Lại Đàn Văn. Qua năm 1996, ngoài những công tác thường lệ, Hội chú ý đén việc dùng hình thức băng thơ để phổ biến các tác phẩm của đoàn viên. Vào khoảng hai chục băng cassette thơ đã được thực hiện. Để giới thiệu các nhà thơ mới-xuất-hiện, tuyển tập thơ Bốn Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu 1 đã được ấn hành gồm hơn 60 tác giả tham dự. Tiếp theo, những tập Một Phía Trời Thơ 2, 3, 4 và 5 đã được thực hiện/giới thiệu tiếp vào những năm sau với sự tham gia của gần 200 nhà thơ.Từ năm 1995 đến 1997,Cơ sở lại phụ trách một chương trình phát thanh Văn Nghệ hàng tuần trên đài Chuông Vàng, làn sóng 1500AM với hàng 100 buổi, tạo nhiều tiếng vang trong giới yêu văn chương nghệ thuật… Trong năm 1997 và năm 1998, Hội đã tổ chức đươc một Ngày Văn Học Nghệ Thuật và Truyền Thông toàn vùng, số tham dự được gần 200 bạn thuộc đủ các bộ môn, rất thành công về mọi mặt. Đầu năm 1998, thực hiện chương trình đổi mới, ấn hành tập san Văn Nghệ Xuân Thu, ra định kỳ, gồm gần 40 tác giả đủ các ngành Văn, Thi, Nhạc, Ảnh, biên khảo, tập đầu dày 270 trang. Dự định ấn hành những tuyển tập nối tiếp, với một hình thức gọn, và súc tích hơn. Từ 1998, đã thực hiện một CD thơ phổ nhạc của Triều Đông,-Những Khúc Buồn Vui- được đón nhận nồng nhiệt; nhiều tapes nhạc phô thơ cũng được thực hiện cho các hội viên và thân hữu… 4- Hướng Đi Mới Từ năm 1998, chuyển hướng công tác thực hiện theo chiều sâu, và rộng: tổ chức các Nhóm Nghiên Cứu chuyên đề, - những buổi Hội Thảo, Nói Chuyện về những đề tài văn nghệ có ích lợi thiết thực, có thể giúp hội viên nâng cao trình độ, kiến thức.... Cuối tháng 2/98, tôt chức buổi Nói Chuyện Về Thơ trong nội bộ kết quả mỹ mãn; tiếp theo là cuộc Nói Truyện về tác phẩm Kiều đã thành công quá sự dự liệu . Phản ánh ý kiến của đa số, sau khi tham khảo với các văn nghệ sĩ và thức giả các nơi, một Ban Nghiên Cứu Truyện Kiều đã được thành lập để tìm hiểu sâu rộng hơn về tác phẩm này. Đồng thời, hàng năm, Hội dự định sẽ hợp lực với các đoàn thể, cơ sở thân hữu ở địa phương , gắng tổ chức Ngày Kỷ Niệm Thi hào Nguyễn Du, khi có điều kiện. Tháng 5/2000, Ngày Kỷ niệm Nguyễn Du lần đầu ở Bắc Cali, đã được thực hiện long trọng với số người tham dự kỷ lục, và những kết quả mong muốn; rồi buổi Nói Chuyện về tác phẩm Kiều lần thứ 2 tiếp nối vào tháng 01/2001, sau những buổi Mạn đàm Văn Học, về Hồ Xuân Hương, Thiền…trong cùng năm; tuyển tập Xuân Thu được chuyển qua khổ tập san ra được 2 số rồi trở lại hình thức cũ, ấn hành số 3 đầu năm 2003. Hội lại cho ra mắt 2 thi tập Một Phía Trời Thơ 4, và 5 với sự có mặt của gần 100 nhà thơ xa, gần; tổng cộng, số tác phẩm đã ấn hành là 10, dày gần 3000 trang, với gần 300 bạn tham dự. Qua năm 2003, Hội tổ chức ngày Đại hội Văn Hóa Kỳ 3 vào đầu năm, rồi tạm ngưng sinh hoạt để chấn chỉnh cơ sở. Kể từ 01/2005, cơ sở dự định tạm cải danh là “Liên Nhóm Xuân Thu - Lạc Việt” thành phần gồm có Xuân Thu Hoc Hội và Thi Đàn Lạc Việt. 5-Nhận xét. hoạt động chưa có kết quả như chương trình dự liệu vì thiếu nhiều điều kiện: nhân sự eo hẹp, tài chính hạn chế, không có tài trợ công/tư, và hoàn cảnh thực tế (nhân tâm ly tán, giới trẻ ít tham gia, hoàn cảnh cộng tác viên khó khăn, ngặt ngheo, thiếu thốn không giúp có sở được theo ý muốn…) 6-Hi vọng: trong tương lai, nhờ sự giúp đỡ của các cơ sở bạn, quí vị hảo tâm,và hoạt động tích cực của các văn, thi hữu, một số khó khăn, trở ngại sẽ sớm được khắc phục để công tác đạt được những kêt quả khả quan như mong muốn…) | |