Số ra ngày 01/01/2019: Sinh Hoạt & Đổi Mới |
trình bày/góp ý | |
Bên Sân Ga | |
BÊN SÂN GA Gió chiều thổi nhè nhẹ . Nắng vàng bên ngoài chiếu sáng 1 khúc đường rầy xe lửa, lấp lánh trên những viên sỏi trắng. Đứng trong sân ga chờ xe trở về, trong đầu tôi lại vang lên khúc hát Thành Tô : Xa nhau 14 năm rồi Thành Tô gặp lại nghe trời vào thu Sân ga chiều nắng mây mù Thoáng nhìn mộng tỉnh, còn ngờ chiêm bao … Như lần đầu nghe bài nhạc này, trí tưởng tượng tôi lại sống động mạnh mẽ . Cảnh vật hiện ra trong trí … Sân ga Tô Châu. Một chiều đầu thu của những năm Dân quốc . Sân ga tấp nập hành khách .Một người thanh niên tóc cắt ngắn dong dõng cao, gương mặt rắn rõi chút phong sương bồn chồn đứng đợi . Mắt chợt bừng vui , giữa tiếng còi hú lên vang dội chàng cất tiếng gọi tên…. Cô gái tóc thắt bím ngang vai, đôi mắt den nhánh còn thoáng chút mệt mõi của đường dài, trên xe vừa bước xuống , tay cầm hành lý quay mặt lại . Đôi mắt họ gặp nhau giữa dòng người đông đảo . Đứng lặng nhìn nhau đôi giây, 2 người ôm choàng lấy nhau và chan hòa nước mắt … Tôi được biết đến nhà thơ Dương Huệ Anh mấy năm nay, qua sự giới thiệu của nhà thơ Mạc Thúy Hồng trong nhóm Thi Văn Bút Vàng tôi có dịp quen biết. Từ đó nhận được email nhà thơ - thân mật hơn tôi thường xưng hô là Bác DHA – với những bài thơ nho nhỏ mà tôi đã có dịp hoạ lại 1 số bài khi có giờ nghỉ rãnh trong sỡ làm . Bác DHA là một nhà thơ với lời thơ nhẹ nhàng, trong sáng dễ đọc, dễ hiểu, đã sáng tác cả ngàn bài thơ cho đến giờ với khuynh hướng trữ tình lãng mạn nổi bật . Đặc biệt, hiếm có hơn cũng là một nhạc sĩ đã có thể tự phổ nhạc những bài thơ của mình. Thành Tô là một trong những bài thơ phổ nhạc này, đã để lại ấn tượng mạnh nhất, nhớ nhất đối với tôi hơn cả bài Gợi Nhớ của mình được bác phổ nhạc hay bài thơ phổ nhạc Amsterdam Không Mưa mà bác đặc biệt sáng tác cho hai chị em chúng tôi, kỷ niệm chuyến ghé thăm Hòa Lan vài năm trước. Bài thơ lục bát Thành Tô chỉ gồm có 12 câu. Đoạn nhạc dạo đầu buồn buồn chầm chậm. Tiếng hát Thùy Dương thật truyền cảm, rõ ràng, nổi bật ý từng chữ. Lúc lên lúc xuống trầm bỗng theo từng dòng nhạc, lúc nghẹn ngào như lời thơ, lúc tưởng chừng như bình thãn mà thực sự đã chịu đựng, tiếc nuối. Bài nhạc toàn hảo nhờ điệu nhạc nhè nhẹ thích hợp với lời, giọng ca trầm ấm chân tình của Thùy Dương như rót vào lòng một cách tự nhiên “như máu chảy về tim “, một chuyện tình đẹp, cảm động như truyện Quỳnh Dao .Trong cái vui hội ngộ đã có nỗi lo sợ của chia ly : Ôm nhau khóc giữa thành Tô Lần này xa nữa, bao giờ gặp nhau ? Ai cũng biết thơ phổ nhạc rất khó vì thơ đã có âm vận riêng lên xuống theo thể thơ có sẵn nên điệu nhạc thường bị gượng gạo, khó gây cảm xúc. Đã có những bài lục bát phổ nhạc nổi tiếng như Ngậm Ngùi ( Huy Cận ) , Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng ( Phạm Thiên Thư ) nhưng nghe bài Thành Tô thì người nghe mới thấy cũng những vần điệu chầm chậm của thể thơ lục bát bài nhạc lại không bị đơn điệu, gò bó lê thê. Thành Tô khi nghe lại không biết là một bài thơ phổ nhạc vì điệu nhạc sao lên xuống rất tự nhiên , thoải mái …cứ nhẹ nhẹ nhàng nhàng đi vào tai, đi vào lòng và giữ lại trong đó ! Tôi đã được đọc bài thơ trước đó, nhưng chỉ khi nghe bài hát trong CD “ 30 Năm Ngàn..Kỷ Niệm “, mới cảm thấy thích bài thơ và cảm nhận được từng chữ, từng lời. Bài thơ đơn giản mà cô động, nói lên đầy đủ được không gian, thời gian và xúc cảm của giờ phút hội ngộ, như một bức tranh sơn thủy chỉ với vài nét chấm phá mà diền tả được hết nước chảy mây bay, làm chao động cái nhìn về thơ phổ nhạc một cách thú vị . Bài thơ được phổ nhạc có thể ví như một bức tranh chợt được gọng khung, được đem đến phòng triễn lãm để mọi người chú ý thưởng thức, ngắm đi ngắm lại, càng ngắm , càng thấy những điểm mới lạ thay vì bị lãng quên trong chồng tranh xó góc. Bản thân bức tranh vẫn vậy nhưng giờ được trân quí nổi bật, tăng giá tri bội phần. Như một cô gái thoạt nhìn không sắc sảo đặc biệt lắm giờ được trang điễm quần áo, kiểu tóc thích hợp làm nổi bật khéo léo những nét đẹp tự nhiên sẵn có mà giờ trong đêm dạ hội mới được mọi người chú ý, nhắc đến thân thiện. Như cành hoa không cấn phải là danh hoa, chỉ cần biết khéo cắm vào trong bình với màu sắc tương ưng đặt nơi khung cảnh thích hợp thì vẻ tươi đẹp của hoa trở nên yêu kiều đặc sắc được trầm trồ, chiêm ngưỡng. Tôi đã ví như vậy về thi ca, thơ nhạc, vốn mong có nhạc sĩ nào chợt cảm ý thơ mình phổ nhạc thì được bác đề nghị để bác sẽ phổ nhạc cho vui ... Đối với người làm thơ, có bài thơ được phổ nhạc đã là một niềm vui nhưng được giọng hát thích hợp và nhất là có được điệu nhạc thích hợp diền đạt ý thơ làm bài trở nên sống động không cứng ngắc đọc một lần đầu thấy hay hay rồi bỏ qua, quên lãng là một duyên lớn. Bài Thành Tô thì đã hội đũ những yếu tố thành công đó: lời thơ, điệu nhạc, giọng hát; nhất là điệu nhạc, tự dưng sao ăn khớp với lời , lúc cần nghẹn ngào thì nghẹn ngào : Gọi tên nghe vẫn nghẹn ngào Phải đây diễm mộng ngày nào của thơ Lúc tiếc nuối , thở than thì tiếc nuối , thở than : 39 tuổi không ngờ Bao nhiêu biến đổi không chờ đợi xuân Hồng nhan dẫu có đa truân Hán vương còn gặp Chiêu Quân xứ Hồ để rồi bài thơ được khắc sâu vào trí …có dịp điệu nhạc tự nhiên trỗi dậy trong lòng rồi người ta lại hát trong đầu , ư… ữ trên môi . Bác vẫn khuyến khích và bảo tôi thử dịch những bài thơ bác xướng họa qua email đã gửi sang Hòa Lan và những bài thơ Thiền , Phật giáo . Rất tiếc, tôi chỉ dịch được một số bài của bác và bài họa lại của mình sang Anh ngữ trong tập thơ " Trời bên ấy có xanh không ? “ ( Is the sky blue over there?). Vẫn mong có lúc rảnh dịch thêm những bài xướng họa của hai bác cháu nhưng chẳng dám hứa với bác vì dịch thơ mình thì sao cũng được nhưng dịch thơ của nhà thơ có tiếng như bác thì dù sao cũng ngại nếu dịch không chỉnh, sẽ mất đi lời thơ hay, đẹp của nguyên bãn, và nhất là từ khi đi làm xa mỗi ngày xe lửa, xe bus, thì giờ không còn nữa ... Thành Tô cũng là một trong những bài thơ của bác DHA mà tôi đã thử dịch ra Anh ngữ để… hát vì thấy hay muốn ghi lại phổ biến nhiều hơn. Cả bài thơ “Thành Phố Mùa Thu " họa lại bài Thành Tô, tôi cũng cố chuyển ngữ để hát như lời Anh (ngữ) thứ hai cho điệu nhạc Thành Tô! (hình) như chừng chưa đủ giới thiệu sự thành công của việc 21/46- phổ nhạc bài Thành Tô này của bác. Thuyền qua … -Thắm tươi nụ cười…Amsterdam! Hai câu cuối bài thơ chấm dứt thật nhẹ nhàng từ âm điệu đến ý thơ, chỉ 1 thoáng mến nhớ, nhưng không vướng bận, ngày mai dường vô định mà thênh thang rộng mở khắp phương trời . Thơ rơi rơi bước em đi nhè nhẹ Nhìn mây bay nhớ bốn phương trời. Mỗi lần hát lẩm bẩm theo điệu nhạc lời dịch anh ngữ của bài thơ Amsterdam không mưa : Amsterdam, it’s not rainy today … Poetry lingers by your each light pace Looking at clouds , I miss you .. far away ( Rainless Amsterdam, TyNa translated ) dù cảm thấy chút ngộ nghỉnh: lời thơ nói về một thành phố Tây Âu nhưng dòng nhạc thì sao du dương, êm ái như nhạc .. Trung Hoa tôi vẫn thấy thich cái âm hưởng nhạc Tàu này ! Bác đã đặc biệt phổ bài thơ thành khúc hát du dương một cách thật khéo léo vì biết chúng tôi rát thich nghe nhạc film Hong Kong . - Gợi Nhớ- Một kỷ niệm đáng nhớ khác với bác DHA là bài thơ Gợi Nhớ được bác phổ nhạc trong dĩa DVD “Thương về 12 Bến Nước “. Bài thơ này thật ra tôi đặt tựa là Gợi Nhớ Thêm, họa lại bài Gợi nhớ của nhà thơ Hòang Ngọc Liên. Dù biết người nhạc si phải có sự cảm nhận trong bài thơ, cái gọi là hứng mới sáng tác được những dòng nhạc thích hợp nên bài thơ mình thích ý chưa hẳn là bài thơ được nhạc si chọn phổ nhạc, đôi khi tôi cũng tự hỏi sao trong khá nhiều bài thơ họa lại thơ bác hoặc đã gửi đóng góp đến thi đàn , bác lại chọn bài này ..Nhưng khi xem DVD những tà ào trắng bên mài trường và nghe lại đoạn thơ bác chọn ra phổ nhạc tôi nghỉ là mình đã có câu trả lời : cảnh quê nhà mới sâu đậm , ngọt ngào cũng như thời học trò mới hoa mộng dề thương và gợi nhớ nhất trong lòng ngườI .Trời hoa phượng , hàng dương gió nhẹ lay … tuy đơn sơ mà quen thuộc, tuy bình thường nhưng lại khó mà quên nhất : - - Gợi nhớ ngày xưa ai với ai Phía sau nhà ga Amsterdam , chuyến phà đưa người sang bờ hồ bên kia rời bến . Sóng nước lao chao bên phà . Tòa building của hãng xăng Shell như một ngọn tháp cao sừng sững nổi bật trên nền trời bên kia bờ nước. Hàng ngày đi qua nhà ga này, vẫn với những buớc đi vội vả chen vào dòng người cho kịp chuyến xe , hình như chẳng bao giờ tôi để ý đến, nhưng hôm nay chậm rãi không vội buớc , cảnh vật này giờ đây sao hợp với đoạn thơ .. và gợi nhớ quá !. Sông nước Hậu Giang… Bức tranh quê xưa bình dị của tôi giờ đã được gọng khung, treo lên tường thay vì bị chính tác giả lãng quên trong chồng tranh nào đó !. Cám ơn dòng nhạc bác đã làm sống động lại hình ảnh Cần Thơ với nhánh sông nhỏ của Hậu giang êm đềm chảy ngang phía trước khu phố chợ Bến Ninh Kiều , đậm đà lại cảnh ngôi tháp nhỏ bên kia Xóm Chài đêm trăng sáng còn in trong ký ức tuổi thơ.. Bác DHA thường nhắc đến chữ duyên của Phật giáo . Được biết đến bác chúng tôi cũng đồng ý là duyên. Cô chị tôi ngày xưa học Dược, giờ học qua châm cứu , thích nghiên cứu đông y và cũng có ý muốn biết về dịch số. Lúc bác sang Âu châu ghé thăm, chúng tôi bảo thế là có duyên “Văn nghệ học thuật” : Bác có thể chỉ dẫn tôi thơ, văn, nhạc , chị T.Ánh có thể học hỏi bác về các thuật đông y, châm cứu và dịch số cũng như lại có dịp tìm hiểu về Phật giáo … Khi nghe được một đóng góp thành thật của chị T.Ánh , cũng là nhận xét của các nữ nhân cùng có khuôn trăng Thúy Vân đầy đặn : Trong văn chương sao thấy ít nói về người mặt tròn , vậy là văn học mình nghèo nàn lắm không ?! , bác đã có ngay cảm hứng sáng tác bài thơ Mê Người Mặt Tròn gửi sang tặng. Bài lục bát này là một sự phối hợp của cả hai chiều hướng sáng tác của bác : trữ tình lãng mạn và Thiền, Phật giáo. Bài chuyển đạt một tư tưởng chính yếu trong Phật giáo: Nhân duyên - mọi sự đều là duyên hợp - qua lời thơ lãng mạn, trữ tình, lôi cuốn: ..Hẹn lòng sẽ chẳng còn yêu.. Yêu bao nhiêu, khổ bấy nhiêu.. teo rồi! ..Tự nhiên, nay lại mê người mặt tròn như búp bê đời nhà Minh.. bên Tàu.. -học giỏi, lại xinh.. Mới nhìn ảnh, biết lưới tình, mình sa! Rút chân không nổi- Hỏi Cha Lắc đầu.. chỉ lão đầu đà.. Xua tay.. Lên chùa, Sư Thái bảo ngay Về nhà lạy Phật.. phút giây hiểu liền! .Dời trăm sự khổ vì duyên, Duyên còn, tạm hợp- Dứt- Bèn rã chia. Bài thơ rất linh động với những từ lắc đầu, xua tay và cũng rất dễ thương trên đã gợi nhiều thi hứng, dẫn đến thêm vài bài thơ họa tặng người đẹp mặt tròn nữa . Trong bài " Thương người mặt tròn" , tôi thì lạc quan mong cho người có duyên đẹp thì được đẹp duyên, gặp một lần là thương, mọi điều vui, không gì ngăn trở mối duyên xứng đôi tiền định!. Và nếu duyên không thành thi cũng nên hiểu không duyên có nghĩa là không có nợ nần phải trả. Không duyên tốt thì tốt nhất là đừng vướng lụy, đấy là thiện duyên như lời thơ AnaDa đã chia xẻ trong bài " Mặt tròn, trăng sáng ". Một khi hiểu lý nhân duyên , kẻ đã tự trói buột mình thì cũng sẽ tự mình tháo mở được sợi dây tham ái . Thương Người Mặt tròn… 46/46 - Nhắc đến bác DHA , người ta nhớ đến nhà thơ nhà văn DHA, nhạc sĩ Triều Đông , nhớ đến Thái Uyển người viết những sách tìm hiểu về Phật giáo, đến tác giả của các sách nghiên cứu đông y, dịch số…với những bút hiệu khác nữa. Chúng tôi thật ra chỉ biết được 1 phần của 50 năm hoạt động văn học nghệ thuật của bác, nhưng cũng đủ thán phục sự hoạt động hăng say không mệt mỏi, sự ham học hỏi nghiên cứu không ngừng nghĩ của bác để có một kiến thức rộng rãi nhiều lãnh vực và nhất là sự chia xẻ kiến thức này. Dường như mỗi lần bác học hỏi , biết thêm được điều gì là bác ghi nhận lại, viết sách để chia xẻ sự hiểu biết này, không muốn mai một đi .. Như khi đọc bài Trở về với ta , tôi không hiểu nghĩa từ "Sa Bà " lại hỏi một vài câu về Phật giáo, bác gửi sau đó tập sách " Tìm hiểu về Phật giáo ", một quyển sách dẫn nhập rất hữu ích cho người bắt đầu tìm hiểu về Phật giáo với lối văn trong sáng, trình bày dễ hiểu . Đây cũng là một khuynh hướng sáng tác đặc thù khác bên cạnh khuynh hướng trữ tình lãng mạn tiêu biễu của nhà thơ DHA . Trong cuộc sống nhiều lo toan , mệt mỏi, lắm việc mà Bác có lần kể : Cả tuần nay chán với buồn, Đã ho mất tiếng, lại còn sưng môi Lo làm việc thiện cho đời, Đội mưa, đạp gió, kẻ cười, người chê! Tư tưởng Phật giáo được phản ảnh trong những câu thơ nối tiếp, hẳn đã cho năng lực bác tiếp tục hoạt động cho đời , vượt qua buồn chán : Tham sân, thiên hạ lầm mê, Ngã ta không chấp, trở về với Ta! Cám ơn nhiều nhé, TyNa, Hằng Hà tắm mát, Sa Bà rong chơi!.. (Trở về với ta, DHA ) Đời người trăm tuổi có là bao, có lẽ không đủ cho con người thực hiện tất cả những dự tình trong đời và học hỏi được mọi mặt sâu rộng. Bác vẫn còn những chương trình muốn làm và nguồn hứng trong nhà thơ DHA vẫn dào dạt, sôi nổi … Chắc chắn sẽ có những tác phẩm mới của DHA sẽ được ra mắt, đóng góp vào nền văn học hải ngoại còn đang cần những người như bác để tiếp tục duy trì, phát triễn . Bên cạnh những thành công, nhiều điều như ý, xin chúc bác vui mạnh, thân tâm an lạc, có giây phút trở về với ta, và rất mong lại có dịp đóng góp với 60 , 70 năm , v.. v cho những kỷ niệm vui nữa với nhà thơ Dương Huệ Anh . TyNA | |