Số ra ngày 01/01/2011: Xuân Thu Đổi Mới |
nghiên/khảo | |||||
Đi Tìm Chân Dung Truyện Kiều Và Cảm Tác | |||||
Trong 20 năm vừa qua, tác giả Dương Huệ Anh, dưới nhiều bút hiệu khác nhau, đã đóng góp cho văn học Việt Nam trên hai chục tác phẩm đủ thể loại: Thơ, Văn, Truyện Ký, Tiểu luận, Nhạc...những năm sau này, ông để nhiều thì giờ vào nghiên cứu học thuật; 2 tác phẩm đầu đã được ra mắt: Tìm Hiểu Về Phật Giáo và Dịch Và Bói Dịch ... được đa số người đọc cổ võ, khuyến khích. Về văn chương, ông đã tìm đọc, hiểu thêm về Truyện Kiều, một tác phẩm danh tiếng của thi hào Nguyễn Du, và ghi lại một số cảm tác về tuyệt phẩm này; hi vọng trong năm nay, soạn phẩm mới sẽ được phổ biến... Sau đây, BBT xin trích đăng trước phần tiểu sử về thi hào Nguyễn Du. Đi Tìm Chân Dung Truyện Kiều Và Cảm Tác 2/1.THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP NGUYỄN DU Sinh năm 1765 (Ất Dậu) . Con trai thứ 7 trong gia đình họ Nguyễn, tên húy Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Mẹ: Trần Thị Tần (Tấn- Tân), vợ thứ, lúc đó bà 25 tuổi. Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi sinh: phường Bích Câu, Thăng Long (theo ghi chú của Nguyễn Nễ, anh ruột ông). Cha: Nguyễn Nghiễm, lúc đó 57 tuổi, giữ chức Thị tham tụng trong Phủ Chúa (Trịnh) Có 8 vợ và 21 ngườI con (trai và gái). Anh em (cùng mẹ, hay khác mẹ) có : Nguyễn Khản, Nguyễn Điều, Nguyễn Trụ, Nguyễn Nễ, Nguyễn Ức, Nguyễn Quýnh … 1783. Ông được 19 tuổI, lúc này mấy anh ông (Khản, Điều, Nễ) đã ra làm quan; cùng năm này, Nguyễn Du đậu Tam trường (Sinh đồ: Tú tài ở trường thi Sơn Nam) 1786. 22 tuổi.Ông được kế chân giữ chức Chánh thủ hiệu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Cùng năm, ông lấy vợ, ngườI họ Đoàn xã HảI An, Quỳnh Côi, Sơn Nam. Lúc này, vận nhà Lê đã suy tàn, quân Tây Sơn hai lần ra Bắc, vua Lê (Chiêu Thống) bỏ chạy qua Trung Hoa xin cứu viện; một số cựu quan tướng nhà Lê mưu đồ chống lạI Tây Sơn, trong đó có gia đình Nguyễn Du, nhưng thất bạI, phảI lui về ở ẩn… 1792. Nguyễn Du được 28 tuổi. Vua Quang Trung mất ở Huế. 1793. Vua Lê Chiêu Thống từ trần ở Trung Hoa, năm 28 tuổi. 1795. Bà vợ ông – Đoàn Thị - tạ thế, có một con trai là Nguyễn Tứ. 1796. Ông trở về Tiên Điền, kết thúc” mười năm gió bụi”. CuốI năm này, ông định trốn vào Nam giúp chúa Nguyễn Ánh, nhưng bị lộ và bị bắt giam , sau được anh là Nguyễn Nễ (lúc này làm quan cho Tây Sơn) xin cho mớI được tha. ThờI gian ở quê nhà, ông lấy them hai biệt hiệu: Hồng Sơn Liệp Hộ (phường săn) và Nam Hải Điếu Đồ (nhà chài). 1801- Vua Tây Sơn Cảnh Thịnh thua chạy ra Bắc,sau bị bắt. 1802. Vua Gia Long ngự giá ra Bắc, xuống dụ cho cựu thần nhà Lê đến hầu, sẽ tùy tài bổ dụng; trong số hưởng ứng có Phạm Đình Hổ, Phạm Quí Thích …Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, Nguyễn Du “ …không thể từ chối, ông bất đắc dĩ phải ra (làm quan). Khởi đầu, ông được bổ Tri huyện Phù Dung, thuộc Khoái Châu. Ba tháng sau, được thăng Tri phủ Thường Tín; lúc này ông 38 tuổi. 1803. Mùa Đông, ông được cử tiếp sứ nhà Thanh ở Trấn Nam Quan sang phong sắc cho vua Gia Long, cùng vớI các Tri phủ Trần Quí Chuyên, Ngô Nguyễn Viên, Trần Lưu, phần đông là đại khoa (trong khi ông chỉ là một tu tài, như vậy có thể suy luận là vua Gia Long ưu ái ông đến mức nào!) Năm 40 tuổi,-1804- Nguyễn Du nại cớ bị bệnh, xin từ chức về quê, đủ biết ông không ham thích công danh (làm quan với nhà Nguyễn), nhưng năm sau, ông lại bị triệu vào Kinh làm việc, và được thăng Đông các học sĩ, tước Du Đức hầu. Thật rõ là triều đình đăc biệt trọng dụng ông, vì mới vào hoạn lộ mấy năm, ông chưa có công lao gì đáng kể. Năm 1807, ông được cử làm Giám khảo trường thi Hải Dương, nhưng qua năm sau (1808), ông lại xin về quê nghỉ 8 tháng. 1809, Nguyễn Du 47 tuổI, được bổ làm Cai bạ tỉnh Quảng Bình. Ba năm sau (1812), ông xin nghỉ hai tháng về quê xây mộ cho ông anh Nguyễn Nễ, mất năm 1805. 1813. Ông được thăng chức Cần Chánh điện học sĩ, và tháng hai năm đó, làm Chánh Sứ đi tuế cống nhà Thanh. Tháng 4 năm sau (1814), ông và sứ bộ trở về Phú Xuân; sau đó ông về quê nghỉ 4 tháng. 1815. Nguyễn Du trở lại Kinh, và được đặc cách thăng Hữu Tham tri bộ Lễ. 1820. Vua Gia Long băng hà, Minh Mạng nốI ngôi. Nguyễn Du được chọn làm Chánh Sứ qua Trung Hoa cầu phong (vương), nhưng ông nhuốm bệnh dịch và mât ngày 16/9/1820- không kịp lên đường, cũng không trối lại điều gì! - Văn nghiệp. Nguyễn Du có tài làm thơ và có chí phục Lê, nhưng không gặp thời. Tâm tư có nhiều u uất, bất đắc dĩ phải ra làm quan với nhà Nguyễn nên thường có thái độ dè dặt …có lần đã bị vua Gia Long quở trách … Tác phẩm để lại gồm có: -Hán văn: -Thanh Hiên tiền hậu tập -Nam trung tạp ngâm -Bắc hành tạp lục -Quốc văn : - Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều) -Văn chiêu Hồn thập loại chúng sinh -Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu -Thác lời trai phường nón … | |||||