Số ra ngày 01/04/2006: Đông Xuan 2006 |
trình bày/góp ý | |
VÀI Ý KIẾN VỀ THƠ VIỆT BẰNG.. | |
VÀI Ý KIẾN VỀ THƠ VIỆT BẰNG Nhà thơ Việt Bằng gặp chúng tôi qua Thi Đàn Lạc Việt, cách đây khoảng 4, 5 năm. Cảm tưởng lúc đầu của chúng tôi thì đây là một nhà giáo, ăn nói nhỏ nhẻ, dễ mến và có nhiều hiểu biết và tinh thần hoạt động hăng say về bộ môn thơ . Sau đó, chúng tôi có dịp cùng đứng ra tổ chức phần ra mắt thi tập thứ hai cuả ông, “Những Mảnh Tình Trong Khuôn Viên Đại Học” trong buổi sinh hoạt Văn học của liên cơ sở Xuân Thu- Lạc Việt vào muà Xuân năm 2003. Từ ngày ấy, chúng tôi vẫn tiếp tục cộng tác với nhau qua những hoạt động thi văn thường nhật, nhất là trên các mạng lưới công cộng. Cuối năm nay, ông ấn hành thi phẩm thứ ba, và có nhã ý cho tôi được góp một vài lời trong phần cuối sách. Trái với lệ thường, tôi vui vẻ nhận lời, không kịp nghĩ tại sao, có lẽ một phần do ảnh hưởng của những bài viết của nhiều văn thi hữu tên tuổi ở những tác phẩm trước của ông.Và đây cũng là dịp tốt cho chúng tôi được đọc lại những tác phẩm ấy, mà về phần hình thức rất mát mắt, và hấp dẫn. Thực ra, viết về thơ văn là cả một vấn đề tế nhị- nhất là thơ- vì “văn chương tự cổ vô bằng cứ” mà, biết dựa vào đâu (ý, từ, vận, nhạc điệu..) để khen chê, nhận định? Trong lịch sủ văn học nước nhà, có nhiều bài thơ, lời lẽ rất mộc mạc, dung dị..mà được đại chúng tán thưởng, đâu có cần điển cố, hoa mỹ.., như mấy câu của ông Tú Xương: Sông kia giờ đã nên đồng Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai Ðêm nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò Trần Kế Xương (Vịnh Sông Lấp Nam Ðịnh) Chữ ai cũng là ẩn du nói về những người bạn cùng chí hướng với nhà thơ có thể là một số nhà nho trong phong trào Ðông Du. Đối lại, người ta khó thể phủ nhận những vần thơ du dương, mỹ lệ trong bài thơ thời tiền chiến Tiếng Sáo Thiên Thai của Thế Lữ đã được một nhạc sĩ phổ thành nhạc rất hay. Vậy cái hay trong thơ có thể chỉ tìm thấy ở trong sự rung động, cảm xúc của người đọc chăng, còn tất cả những hình thức khác .. chỉ là phụ thuộc. Theo cổ nhân, “Thi dĩ ngôn chí,” nói cho dễ hiểu là làm thơ để nói lên cái chí hướng của mình, hiểu theo bây giờ là diễn tả cảm nhận, ghi nhận cảm xúc, tư tưởng của cá nhân. Như vậy thơ có thể dùng để nói về mọi thứ, tình cảm, tư tưởng.. với mọi khía cạnh, vấn đề của nhân sinh và xã hội. Thế kỷ 20 là một thế kỷ đầy biến động về mọi mặt, riêng ở Việt Nam chúng ta đã chứng kiến nhiều thay đổi về chính trị, và văn chương nghệ thuật, nhất là từ cuộc đổi đời 30/4/1975, hơn một triệu người bỏ nước ra đi, tìm một nếp sống mới. Lẽ dĩ nhiên những biến thiên ấy đã (và sẽ) có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và cảm nhận của mỗi người, nhất là những văn nghệ sĩ, loại người có tâm hồn dễ nhậy cảm. Trong bối cảnh này, người ta đã tìm thấy những dấu nét gì trong thơ của nhả sư phạm Việt Bằng. Trước hết, như một cây bút nữ đã nhận định, ông là một nhà thơ tình cảm, như đại đa số người làm thơ, và thơ ông không hẳn chỉ nói đến tình yêu nam nữ, mà còn ghi lại những nét sâu đậm đối với tình yêu gia đình, tổ quốc.. Theo một nhà thơ khác, “tình yêu tỏa đầy trong thơ Việt Bằng”, kể ra cũng dễ hiểu, vì xưa nay tình yêu vốn là đề tài muôn thủa của thi ca. Nhà văn, nhà giáo Diệu Tần có những nhận xét đặc biệt hơn về nhà giáo, nhà thơ Việt Bằng. Theo ông, tác giả Ánh Mắt Tình Nhân, Những Mảnh Tình Trong Khuôn Viên Ðại Học và Hình Ảnh Trôi Ði đã dùng những lời thơ đẹp nhất để thi vị hóa tình yêu, và có những nét chấm phá táo bạo về áí tình. Không ai phủ nhận VB là một nhà thơ của Tình Yêu, vì trong ba tác phẩm của ông, người ta nhận thấy tác giả đã nhắc đến tên của nhiều mỹ nhân, và đề tặng thơ cho không ít người , trong đó có các nhà thơ Cao Mỵ Nhân và Sương Mai v.v... Thơ Việt Bằng hẳn nhiên là lãng mạn, và ông phải là người đa tình (xin không dùng chữ rất của nhà văn Diệu Tần-), mới có cái thi phong tự do và phóng khoáng ..bàng bạc trong thơ của ông. Nhưng ngoài những nhận xét trên, thơ Việt Bằng còn có những đặc điểm khác. Điểm dễ thấy là lời thơ của ông dung dị, nhưng nhuần nhuyễn, không quá làm dáng, dễ hiểu, và có pha trộn chút triết lý, cái đó hẳn không lạ, vì ông vốn là một giáo sư Triết, Ban Tú Tài khi còn ở trong nước. Lại nữa, thơ ông chuyên chở một số tư tưởng của nhiều tác giả phương Tây, chứng tỏ tác giả là người biết hòa hợp với những cái mới. Nếu Ronsard cho Hélène bất tử qua những vần thơ chau chuốt từng câu Nếu là anh, cho em tình tự đến bạc đầu. (Nếu Là Anh) Về phần hình thức, có lẽ Việt Bằng đã quen với các kỹ thuật điệp ngữ, ẩn dụ và nhân cách hóa v.v..., mà người ta thấy ông sử dụng một cách khéo léo trong nhiều trường hợp Ðiệp ngữ: Sương nơi ấy như triền mây trắng đặc anh vẫn chờ em trắng một bến sương. (Nơi Một Thủa Mùa Xuân Còn Ở Ðó) Ẩn dụ: Anh vẫn đợi một buổi em về thay áo, đợi một niềm vui sắc nhọn như mũi kim. (Tình Em Ðẹp Mãi Một Bài Thơ) Nhân cách hóa: Nói anh nghe cuộc tình nào đã lỡ. con đường nào nức nở tiếng mưa rơi! (Nét Buồn Mang Dấu Vết Thời Gian) Có lẽ ông thích làm thơ theo thể tự do,- mà phần lớn khá thành công, mặc dầu trong nhiều bài, chúng tôi thấy có những câu làm theo luật thơ cổ điển thật nhuần nhuyễn: Quân tử một đời không đố kỵ Tiểu nhân vạn kiếp vẫn bon chen (Tạo Duyên) Khởi duyên mới gặp chân tri kỷ Dứt nghiệp lòng ta trắng nỗi sầu (Khởi Duyên) Chúng tôi sẽ không trích dẫn thơ của ông nhiều như những cây bút khác đã làm, vì muốn để các bạn bỏ thì giờ đọc kỹ 3 tác phẩm có giá trị mà nhà thơ Việt Bằng đã đóng góp cho Văn Học Hải Ngoại, trong một thời gian tương đối ngắn. Chúng tôi có thể kết luận - Việt Bằng đích thực là một nhà thơ của Tình Yêu và độc giả sẽ hứng thú khi nắm bắt trọn thơ ông. SB, ngày 24/10/2005 Dương Huệ Anh Liên cơ sở XuânThu-LạcViệt | |