Số ra ngày 01/04/2006: Đông Xuan 2006 |
sổ tay | |
Văn Nghệ Sĩ Với Cộng Đồng | |
VĂN NGHỆ SĨ VỚI CỘNG ÐỒNG Triều Đông Trong các sinh hoạt văn nghệ, thơ là bộ môn khó thưởng thức nhất, không như ca vũ nhạc..dễ dàng lôi kéo được đám đông, có lẽ ở đâu cũng vậy, dù Ðông hay Tây-, thời nào cũng thế. Về phần những người làm thơ, khi đã sáng tác được một bài, dủ dở hoặc hay, cũng muốn đọc lên hay nếu có năng khiếu, ngâm lên để tự thưởng thức..có khi chia sẻ cùng mấy bạn đồng điệu. Thủa xa xưa, ở Trung quốc, các thi nhân thường lai vãng đến các trà đình, tửu quán..để nhờ các nghệ nhân chuyên nghiệp ngâm hộ (hay hát) thơ của mình; ở Việt Nam, tiền nhân không ít vị la cà mấy nơi.. (không phải hồng lâu !) mượn tiếng hát của các cô đào để thưởng thức thơ của mình. Trước 1975, phần lớn trong giới văn nghệ ai cũng biết tiếng Quách Ðàm, Hồ Ðiệp, Hoàng Oanh..qua giọng ngâm thơ hấp dẫn trên đài phát thanh trong nước; sau biến cố 30/4, hình như thỉnh thoảng chúng ta chỉ còn được nghe tiếng chim oanh một thủa nào, Quách Ðàm và Hồ Ðiệp dừơng như chung một phần số không may. Dù vậy, trong các sinh hoạt văn nghệ tị nạn lẻ tẻ ở các điạ phương, trong các buổi hội họp thân hữu, làm nghĩa.. người ta vẫn được thưởng thức một vài giọng ngâm cây nhà, lá vườnõõ đã giúp cho chương trình thêm náo nhiệt, đậm đà..tình dân tộc. Riêng ở vùng Nam Vịnh, đặc biệt là Thung Lũng Ðiện Tử (được mệnh danh là Hoa Vàng?), chúng ta may mắn được có một số giọng ngâm rất vững vàng và truyền cảm, trong đó phải kể tới Hồng Hạnh, Kiều Loan (con gái thi sĩ Hoàng Cầm), Khánh Hà, Thanh Hương..và gần đây, Huyền Trân mới di từ quốc nội qua; về nam phái, không thể quên Ðình Trung, Ngẫu Hồ, Hữu Huân, Ðan Hùng.. Năm 1992, khi Thi Ðàn Lạc Việt tổ chức hội thơ Tân Xuân lần đầu ở San Jose, chúng tôi được gặp nghệ sĩ Thanh Hương, trong bộ trang phục trắng thanh lịch- và rất xúc cảm với giọng ngâm cao vút và mạnh của cô qua bài thơ Cảm Xuân của thi sĩ Chu Toàn Chung; từ đó lần họp nào thiếu bóng cô, các thi hữu đều nhắc nhở tới (thực sự thì Thanh Hương rất bận với công việc hàng ngày, không tiện thạm dự thường xuyên các sinh hoạt văn nghệ.) Chúng tôi vẫn nghĩ với giọng ngâm thiên phú, nếu có hoàn cảnh khổ luyện thêm, Thanh Hương sẽ tiến rất xa..Ðiều cần nói thêm là bên cạnh giọng ngâm truyền cảm, cô có một tâm hồn văn nghệ đáng ca ngợi; cô luôn hưởng ứng những sinh hoạt thuần túy văn nghệ (trong đó có thơ) và hỗ trợ tận tình bằng nhiều mặt. Thanh Hương, như một số những khuôn mặt văn nghệ khác, bản tính khiêm tốn, ít muốn lộ diện trước đám đông, nhưng chúng ta không thể bỏ lỡ dịp giới thiệu những nghệ sĩ có tài và tinh thần vị tha luôn nghĩ đến công tác bất vụ lợi của cộng đồng , nhất là về diện văn nghệ. Tuy nhiên khi nói về Thanh Hương, chúng tôi không quên nghĩ đến Khánh Hà (San Jose), bởi vì cùng thời gian quen biết Thanh Hương, chúng tôi đã có dịp gặp người-nghệ- sĩ đa năng này. Với giọng ngâm trầm ấm, đầy hứa hẹn trong thời kỳ sung sức nhất, Khánh Hà đã làm nhiều người cảm phục; cô lại là người duy nhất -dưới tên Thu Quyên-được phần thưởng về thơ, dành riêng cho phụ nữ, kỳ 2 do Thi Ðàn Lạc Việt tổ chức năm 1994-1996 ở hải ngoại. Thanh Hương-Khánh Hà gần như là cặp bài trùng trong các buổi sinh hoạt văn nghệ đầu và giữa thập niên 1990, có lẽ đã làm một số người ngạc nhiên vì hai người tính tình dễ hoà hợp (ít nhất cho đến thời điểm viết bài này), không rơi vào tình trạng ỏõbằng mặt, chẳng bằng lòngõõthường thấytrong giới văn nghệ sĩ. Dù hiện thời, vì lý do riêng hai cô ít xuất hiện trước công chúng, nhưng trong thâm tâm, chúng tôi biết lúc nào Thanh Hương và Khánh Hà cũng sẵn sàng hỗ trợ những họat động bất vụ lợi của giới văn nghệ và cộng đồng. Triều Ðông | |