Số ra ngày 01/04/2006: Đông Xuan 2006 |
tản mạn | |
Thế giới Thánh ca Phạm Đức Huyến | |
THẾ GIỚI THÁNH CA CỦA NHẠC SƯ PHẠM ÐỨC HUYẾN TRƯỜNG KỲ Người coi âm nhạc như hơi thở của chính mình năm nay 60 tuổi, nhưng đã có một gia tài đồ sộ về âm nhạc với khoảng 600 bài, đại đa số là những bài Thánh Ca, được rất nhiều ca đoàn Công Giáo trình bày trong các thánh lễ cử hành tại các giáo xứ của người Việt hải ngoại khắp nơi. Ngoài thánh ca, Phạm Ðức Huyến đã viết được trên 100 bài Thánh ca Thiếu Nhi để hát trong nhà thờ, trong các buổi học giáo lý... Thêm vào đó, ông cũng đã viết trên 100 bài sinh hoạt ca cho Thiếu Nhi trong lãnh vực âm nhạc giáo dục, từ lớp Vườn Trẻ Mẫu Giáo đến các lớp bậc Tiểu học. Các em vừa hát vừa học với các tiêu chuẩn dễ hát, dễ nhớ, dễ thuộc. Sáu tập sách ''Âm Nhạc Thiếu Nhi'' cho sáu lớp: Vườn Trẻ Mẫu Giáo và 5 lớp tiểu học đã in xong do nhà sách Khai Trí phát hành vào đầu năm 1975, nên đã cùng chung số phận của mệnh nước và tác giả của nó, như ông đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn. Phạm Ðức Huyến sinh tại Văn Hải, Phát Diệm ( Ninh Bình), một địa danh xuất phát nhiều tên tuổi trong hàng giáo phẩm Việt Nam và cũng là nơi qui tụ những tín đồ Công Giáo rất nhiệt thành, trong số có gia đình Phạm Ðức Huyến. Từ nhỏ Phạm Ðức Huyến đã say mê âm nhạc và may mắn nhận được sự hướng dẫn của cố nhạc sư Hải Linh, một danh tài của nền thánh nhạc Việt Nam. Phạm Ðức Huyến đã tự nhận xét về mình như sau: Trước hết phải cám tạ Thượng Ðế đã ban cho tôi một năng khiếu khá phong phú về âm nhạc, một thính giác với thẩm âm cao và một tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và tha nhân. Nhờ ở những ưu điểm này ông đã tốt nghiệp thủ khoa Khóa Ca Trưởng Sài Gòn năm 1973,khóa Ca Trưởng cao cấp duy nhất trong cuộc đời của Cố Nhạc Sư Hải Linh. Sau khi tốt nghiệp, ông đảm trách phụ giảng cho nhạc sư Hải Linh trong các lớp ca trưởng, nhờ đó đã tích lũy thêm được vốn liếng về nghiên cứu âm nhạc và giảng dạy. Vào năm 1968, theo lệnh tổng động viên, ông thụ huấn khóa Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, ra trường làm giảng viên tại Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Chiến Tranh Chính Trị. Từ năm 1970 đến 1975, ông được biệt phái về Bộ Giáo Dục và phụ trách giảng môn âm nhạc tại Viện Khoa Học Giáo Dục, Ðại Học Thành Nhân Sài Gòn... Từ tháng 4 năm 75, Phạm Ðức Huyến bị giam cầm trong gần 5 năm và được trở về với gia đình năm 1980. Vào năm 1982, khi nhạc sư Hải Linh ngưng đào tạo các lớp ca trưởng để chú tâm vào việc soạn các bản trường ca, Phạm Ðức Huyến đã tiếp nối công việc đó bằng việc mở các khóa huấn luyện ca trưởng tại Sài Gòn và những vùng phụ cận. Trong tám năm âm thầm hoạt động, ông đã hoàn tất 37 khóa đào tạo ca trưởng trước khi lên đường định cư ở Hoa Kỳ theo diện H.O. vào tháng 9, 1990. Trước đó, vào năm 82, khi biết tin hai người em của mình bị bỏ mình trên biển cả, Phạm Ðức Huyến với nguồn cảm xúc mãnh liệt, đã hoàn thành một tác phẩm hợp ca nhiều bè với tựa đề Hiến Lễ Tinh Tuyền, được trình bầy trong đại lễ Tôn Phong Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam tại Vatican năm 1988. Một thời gian ngắn sau khi tạm ổn định cuộc sống tại thành phố San Jose , Phạm Ðức Huyến được một chủ nhân trung tâm băng nhạc khẩn khoản mời về nam California với nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên ông không nhận lời sau khi được thuyết phục bởi linh mục Lưu Ðình Dương, cha sở Giáo Xứ Việt Nam tại San Jose. Phạm Ðức Huyến đã khai giảng khoá đào tạo ca trưởng đầu tiên dành cho cấp 1 tại đây vào ngày 16-6-1991, với nội dung trang bị cho người ca trưởng một kiến thức về Hoa Aøâm,kỹ thuật Tập Hát,kỹ thuật Huấn Luyện Ca Ðoàn, kỹ thuật Ðánh Nhịp và Nghệ Thuật Ðiều Khiển hợp ca. Tiếp theo đó Phạm Ðức Huyến đi đây đó dạy các lớp ca trưởng Chicago,New Jersey,Philadelphia,Missouri,Dallas Fort Worth,Houston... Và vào tháng 11 năm 2001, một khóa Ca Trưởng Cấp 3 được tổ chức tại San Jose. Ðây là khóa cao nhất của chương trình đào tạo ca trưởng với sự tuyển chọn rất kỹ lưỡng các khóa sinh. Khóa Cấp 3 chủ yếu nhắm vào việc đào sâu phân tích hoà âm, sử dụng nhạc cụ, phối khí, nghiên cứu nhạc sử và điều khiển dàn đại Hòa Tấu và Hợp Xướng. Ðể được tốt nghiệp, các khóa sinh vào cuối khóa phải trình bày một tiểu luận về âm nhạc do mình biên soạn dưới sự góp ý của Phạm Ðức Huyến. 13 nhạc sĩ sáng tác và dày kinh nghiệm điều khiển các ca đoàn từ khắp các nơi ở Hoa Kỳ đã về thụ huấn khóa học nầy. Nhạc sĩ Lê Hà, một trong những phối trí viên của khóa hoc cấp 3 này cho biết là khóa học được sắp xếp rất công phu và là khóa duy nhất được tổ chức ở Hoa Kỳ từ trước tới nay. Cùng cộng tác với Phạm Ðức Huyến còn có nhạc trưởng Thiên Quang - cư ngụ ở San Diego - là người đã từng điều khiển dàn nhạc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Theo Phạm Ðức Huyến cho biết, thời gian dành cho một khoá của mỗi cấp khi ở Việt Nam kéo dài một năm. Nhưng tại hải ngoại do hoàn cảnh và thì giờ eo hẹp nên ông đã gửi tài liệu cho các học viên trước để nghiên cứu với nhau, sau đó mới sang địa điểm chỉ định để hướng dẫn cho mỗi cấp lớp, thường được chia làm 2 đợt, mỗi đợt dạy nửa chương trình dài khoảng 1 tuần lễ,mỗi ngày học từ 7:30 sáng đến 8:00 tối. Từ khi đến Mỹù đến nay là 13 năm, Phạm Ðức Huyến đã thu phục được sự cảm mến của nhiều người ở San Jose và rất nhiều thành phố khác tại Hoa Kỳ- qua những hoạt động của ông trong việc đào tạo những ca trưởng và nhạc sĩ sáng tác thánh ca để phục vụ Giáo Hội và Cộng Ðoàn Công Giáo trong những thánh lễ dành cho người Việt khắp nơi. Sự có mặt của Phạm Ðức Huyến tại San Jose đã được linh mục Vũ Liễu, linh hướng Ủy Ban Thánh Ca của Giáo Xứ Việt Nam St. Patrick, ghi nhận là "Thật may mắn cho San Jose có thầy Huyến, một nhạc sư tài năng, giúp huấn luyện các ca trưởng. Ngoại trừ một số đã thạo tay nghề từ bên Việt Nam trước khi đến đây, đa số các ca trưởng đang phục vụ tại San Jose là môn sinh của thầy." Về việc phổ biến thánh ca đến quần chúng, Phạm Ðức Huyến đã thực hiện được 4 CD Thánh Ca: Hang Bê Lem, Mẹ La Vang Mẹ Việt Nam, Lời Kinh Nguyện Cầu ( phổ nhạc theo lời thơ của cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận ) và gần đây nhất là CD Chuỗi Ngọc Vàng Kinh, phát hành vào tháng 4 năm 2003, biểu tượng cho chuỗi Mân Côi, được Giáo Hội biệt kính trong năm nay. Nhiều bài Thánh Ca của ông đã được đưa vào những CD này như Trinh Vương Maria, Thập Tự Vinh Quang, Maria Suối Hồng Ân, Hang Bêlem, vv... Phạm Ðức Huyến còn sáng tác dưới hình thức phổ nhạc từ những bài thơ tếng Anh và đã được các hãng đĩa HillTop Records và Hollywood Stars Music Production cùng với Amerecords ở Hollywood tuyển chọn một số nhạc phẩm thu vào đĩa, trong số có "Liberty", "When Can I Be Reunited With My Mother?", "When Can I Return To My Native Country?", "Diana, Princess of Wales", "A Former Photograph", ø "Homeland Love, ''The River'', ''Sounds of a lonely Bird'', Your Eyes, You and I,The Thorny Rose,Winter Night Song,The Christmas Prayers vv.... Ðây là các bài thơ bằng Anh ngữ của những nhà thơ Minh Viên, Ngọc An, Ngô Ða Thiện,Hoàng Ngọc Văn,Song Linh... hoặc những bài thơ Việt Nam được chuyển dịch qua tiếng Anh. Tuy không nắm trong tay một hệ thống phát hành như những trung tâm nhạc hoặc những nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhưng Phạm Ðức Huyến luôn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các ca trưởng trong việc phổ biến những sản phẩm này. Riêng CD Mẹ La Vang Mẹ Việt Nam gồm 11 bài thánh ca tôn vinh Ðức Mẹ La Vang nhân dịp kỷ niệm 200 năm Ðức Mẹ hiện ra ở VN ( trong số có 9 bài hợp soạn với Vũ Ðình Aân, ngoài 3 bài khác của Lê Hà và Hải Linh ), đã nhận được một sự đón nhận mạnh mẽ không ngờ với con số tiệu thụ rất cao,một con số ngay đối với những trung tâm nhạc cũng không dễ dàng gì đạt được trong tình trạng hiện nay. Nhận thấy sự cần thiết trong vấn đề đào tạo ca trưởng cho các giáo xứ Việt Nam tại hải ngoại, Phạm Ðức Huyến đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo những ca trưởng tại nhiều nơi, với quan niệm muốn ca đoàn hát hay phải có ca trưởng giỏi. Tổng cộng cho đến nay ông đã hướng dẫn được 56 khoá ca trưởng, trong số có 37 khoá tổ chức ở Việt Nam trước khi ông xa rời quê hương. Tại hải ngoại, có những khoá số người ghi tên theo học lên đến quá 60, như trường hợp xẩy ra ở thành phố New Orleans vào tháng 04 năm 2003. Nhưng sau khi tuyển chọn kỹ lưỡng, chỉ còn lại khoảng 43 ngươì được nhập khoá,những người này đến từ các tiểãu bang xa như Nebrasca,Washington DC,Pennsylvania..và các vùng phụ cận. Trong số những người được Phạm Ðức Huyến hướng dẫn, có những người đã tốt nghiệp cử nhân hoặc cao học âm nhạc ở Hoa Kỳ. Do đó, Phạm Ðức Huyến đặt kỳ vọng rất nhiều nơi những anh em này để mong họ sẽ thay thế mình dần dần trong việc đào tạo những ca trưởng thuộc lớp sau. Như ở New Orleans gần đây, Phạm Ðức Huyến đã được sự phụ tá của 5 người đã tốt nghiệp ca trưởng cấp 3. Vào đầu tháng 9 vừa qua, Phạm Ðức Huyền đã lên đường sang Houston để hướng dẫn lớp ca trưởng cấp 1 và cấp 2. Vào tháng 11, ông sẽ có mặt ở Portland Oregon để hướng dẫn một khoá ca trưởng khác . Cũng trong khuôn khổ mục đích theo đuổi, Phạm Ðức Huyến đang trong vòng hoàn tất những DVD '' Kỹ Thuật Ðiều Khiển Hợp Ca'', ghi những chương trình dạy cho từng cấp, từ 1 đến 3, là cấp cao nhất. Ngoài ra ông vẫn luôn chú trọng đến việc sáng tác thánh ca vì nhận thấy tại hải ngoại hiếm người thực hiện việc này nên những năm gần đây đã đứng ra hướng dẫn những lớp sáng tác Thánh Ca, mà khoá đầu tiên đã diễn ra tại San Jose năm 1995 và Dallas Fort Worth, Texas vào nắm 2002. Cũng trong năm này, ông được mời phụ trách thánh nhạc cho thánh lễ đại trào do 9 ca đoàn trình bầy tổng hợp tại Ðại Hội Thánh Mẫu ở Carthage, Missouri vào tháng 8/02ø. Thatä xứng đáng với danh xưng Nhạc Sư, song song với việc giảng dạy các lớp Ca Trưởng, ông còn mở những lớp dạy sáng tác nhạc, qua đó ông đã đào tạo thêm được một số nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng như: Vũ Ðình Ân, Lê Hà, Ân Ðức... đểõ đóng góp cho nền Thánh ca Việt Nam nói riêng và nền Âm nhạc Việt Nam nói chung những tác phẩm rất có giá trị. Ðối với một tâm hồn nghệ sĩ như Phạm Ðức Huyến, đề tài về tình yêu không thể thiếu được trong những sáng tác của mình. Cho nên ngoài những tác phẩm thánh ca hoặc những bài hát dành cho thiếu nhi, Phạm Ðức Huyến đã cho ra đời không ít những ca khúc tình cảm vì đối với ông .Tình yêu vẫn luôn là đề tài muôn thuở cho mọi thời đại, cho các giới Văn, Thi, Nhạc sĩ. Tình yêu lứa đôi thật thơ mộng đậm đà, nhưng cũng đầy nước mắt, đau buồn và ngang trái. Tình yêu quê hương thật cao đẹp và tuyệt vời, đầy oai hùng và bi tráng. Do đó, từ năm 65, ông đã viết ''Buồn Trong Cơn Mê'', ''Hát Trong Ðêm Ðen'', rồi ''Tình Ðắng'', Quanh Ðây Là Anh Em''... Ðến năm 1971, ông viết ''Lắng Tiếng Ru Ðêm'' dưới dạng hợp ca, rồi ''Hát Dưới Bóng Trường Sơn'', ''Hát Bên Bờ Thái Bình'', ''Bến Sông Trăng''...Tại hải ngoại, từ năm 95 ông lại tiếp tục sáng tác tình ca. Riêng về nhạc phổ thơ ông cũng đã phổ nhạc từ gần 100 bài của các nhà thơ ông quen biết như Sương Mai, Hoàng Ngọc Văn, Ngọc An, Hạo Nhiên, Nguyên Phương, Hà Ngọc Lân, Hoàng Xuyên Anh, Thiện Tâm, Thảo Chi, Băng Tâm, Minh Viên, Việt Bằng, Song Linh, vv Vì thế bạn bè đã dí dỏm tặng cho ông danh hiệu ''Nhạc Sĩ của các Nhà Thơ''. Dù có được mệnh danh là Nhạc Sĩ Của Các Nhà Thơ, nhưng Phạm Ðức Huyến vẫn luôn được bao trùm bởi thế giới Thánh Ca của ông. Trong cái thế giới mà âm nhạc mang vẻ thiêng liêng và nhiệm mầu đó, Phạm Ðức Huyến thật sự đã tìm thấy được chính mình với một nhiệm vụ cao cả mà đối với ông đã được Thiên Chúa giao phó như một việc tông đồ. Từ căn bản đó ông đã chỉ hướng dòng nhạc của mình vào những đề tài khác như một thú giải trí thanh tao, cùng một lúc tạo được niềm vui cho người thưởng thức. TRƯỜNG KỲ ( truongky@sympatico.ca) | |